intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thuốc thông thường (không cần toaOTC) có thể dùng nếu mất ngủ

Chia sẻ: Xu Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

153
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người ta khuyên chỉ tự điều trị mất ngủ bằng thuốc thông thường (OTC ( over-the-counter): những thuốc OTC là những thuốc thông thường mang tính gia đình nghĩa là không cần phải cần toa hay chỉ định của bác sĩ.) khi đó là mất ngủ thoáng qua hay ngắn hạn. Những OTC hỗ trợ giấc ngủ chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và kết hợp với thay đổi thói quen ngủ. Sử dụng những thuốc này lâu ngày có thể gây nghiện, nghĩa là nếu không có nó thì không ngủ được. Đối với mất ngủ mạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thuốc thông thường (không cần toaOTC) có thể dùng nếu mất ngủ

  1. Những thuốc thông thường (không cần toa- OTC) có thể dùng nếu mất ngủ Người ta khuyên chỉ tự điều trị mất ngủ bằng thuốc thông thường (OTC ( over-the-counter): những thuốc OTC là những thuốc thông thường mang tính gia đình nghĩa là không cần phải cần toa hay chỉ định của bác sĩ.) khi đó là mất ngủ thoáng qua hay ngắn hạn.
  2. Những OTC hỗ trợ giấc ngủ chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và kết hợp với thay đổi thói quen ngủ. Sử dụng những thuốc này lâu ngày có thể gây nghiện, nghĩa là nếu không có nó thì không ngủ được. Đối với mất ngủ mạn tính thì nên đi bác sĩ. a) Thuốc kháng histamine. Hai thuốc kháng histamine gần đây trên thị trường được xem như là những OTC hỗ trợ giấc ngủ bao gồm diphenhydramine (như Sominex, Nytol) và doxylamine (Unisom). Diphenhydramine là thuốc duy nhất được FDA chứng nhận là an toàn và hiệu quả, trong khi độ an toàn và hiệu quả của doxylamine thì vẫn chưa được FDA chứng minh đầy đủ. Những tác dụng điều trị khác của diphenhydramine là trong dị ứng, say tàu xe và ho. Những nhà khoa học tin rằng hai thuốc này có tác dụng an thần qua cơ chế bất hoạt tác dụng của histamine trong não nhưng cơ chế chính xác thì chưa rõ. Nếu mất ngủ đi kèm với đau thì hiện tại có nhiều dược phẩm kết hợp giữa kháng histamine và giảm đau. Không nên dùng những loại thuốc này khi chỉ bị mất ngủ đơn thuần vì việc giảm đau là không cần thiết. Thai kỳ và cho con bú :
  3. Tác động của diphenhydramine và doxylamine lên thai nhi vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Mặc dù khả năng gây hại lên thai nhi thấp nhưng có lẽ nên tránh dùng những thuốc này trong lúc mang thai. Cả hai thuốc trên có thể làm giảm khả năng tạo sữa. Thêm vào đó, chúng có khả năng được tiết vào sữa mẹ và tác động lên trẻ sơ sinh. Do đó, người mẹ trong thời kì cho con bú cũng nên tránh hai loại thuốc này. Trẻ em dưới 12 tuổi không được dùng doxylamine vì người ta vẫn chưa đánh giá được tác dụng của thuốc ở nhóm tuổi này. Tương tác thuốc: Diphenhydramine và doxylamine làm tăng tác dụng ức chế của rượu và những thuốc khác gây ngủ gà. Tác dụng phụ: Ngủ gà là tác dụng phụ hay gặp nhất của cả diphenhydramine và doxylamine. Do đó, không dùng những thuốc này trong những trường hợp cần tỉnh táo(như khi lái xe). Diphenhydramine và doxylamine cũng gây táo bón, khô miệng, và tiểu khó. Chúng làm trầm trọng thêm bệnh đục thủy tinh thể, hen, các bệnh tim mạch, và phì đại tiền liệt tuyến. Người mắc có những vấn đề trên không nên sử dụng những OTC hỗ trợ giấc ngủ mà không hỏi ý kiến trước bác sĩ.
  4. Cả hai loại thuốc này có thể gây kích động nghịch thường do lo lắng và mất ngủ. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em và người già. b) Melatonin. Melatonin (như Melatonex) là loại hormôn duy nhất dưới dạng OTC dùng khi mất ngủ. Melatonin là một hormôn được tạo ra ở tuyến tùng. Melatonin giúp điều hoà đồng hồ sinh học của cơ thể hay chu kì ngủ-thức. Melatonin được tăng tiết khi trời tối hay khi ánh sáng giảm. Cơ chế gây ngủ chính xác của melatonin vẫn chưa được biết. Melatonin cũng làm giảm sự tỉnh táo và thân nhiệt. Melatonin được bán dưới dạng thành phần bổ sung vào khẩu phần ăn nên không được kiểm soát bởi FDA. Thuốc hay được dùng trên máy bay,lúc mất ngủ và khi rối loạn giấc ngủ do những lúc làm việc khuya. Một số bằng chứng chưa đầy đủ cho rằng melatonin có ích trong điều trị rối loạn giấc ngủ. Liều lượng: Không có liều hay thời gian sử dụng cố định. Có thể tham khảo liều từ 5- 10mg. Người sử dụng nên theo phần hướng dẫn sử dụng về liều lượng và cách dùng đi kèm. Thai kì và cho con bú:
  5. Việc sử dụng melatonin trong lúc mang thai và khi cho con bú vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ở liều cao(trên 300mg), melatonin có thể có tác dụng tránh thai và làm tăng nồng độ của prolactin trong cơ thể. Theo kinh nghiệm đi trước của những loại thuốc khác và khả năng về những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi, nên tránh dùng melatonin trong lúc mang thai hay khi cho con bú cho đến khi có thêm các thông tin mới. Trẻ em: Tránh dùng melatonin ở trẻ em cho đến khi có thêm thông tin về độ an toàn. Tương tác thuốc: Mặc dù melatonin được bán dưới dạng thành phần bổ sung vào khẩu phần ăn thì nó vẫn là một loại thuốc. Nó có những tác dụng phụ và những tương tác thuốc chưa được xác định. Nồng độ melatonin do cơ thể tạo ra có thể tăng bởi một số thuốc nhất định như thuốc chống trầm cảm loại ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc(Prozac, Zoloft, Paxil)và loại ức chế oxi hoá monoamine-MAO (Parnate, Nardil). Tương tác giữa những thuốc chống trầm cảm này với dược phẩm melatonin dùng trong hỗ trợ giấc ngủ vẫn chưa được xem xét.
  6. Tác dụng phụ: Tác dụng phụ hay gặp nhất của melatonin là ngủ gà. Do đó, không được làm những công việc đòi hỏi phải tỉnh táo (như lái xe) trong vòng 4-5 tiếng sau khi uống thuốc. Melatonin cũng có thể gây ngứa, nhịp tim bất thường và đau đầu. Tác dụng phụ lâu dài của thuốc thì chưa được nghiên cứu. Melatonin có thể lấy từ động vật hay tổng hợp trong phòng thí nghiệm. So với sản phẩm tổng hợp thì Melanin từ động vật dường như có độ lây bệnh cao hơn khiến dị ứng và lây nhiễm siêu vi. Melatonin có thể kích thích hệ miễn dịch. Do đó, những người bị dị ứng nặng hoặc có các rối loạn do hệ miễn dịch hoạt động mạnh (như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp) thì nên tránh sử dụng melatonin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2