NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ThS. Phạm Thị Thanh Hà1
Tóm tắt: Tiền lương luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động cũng như toàn xã hội. Chính sách
tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng, quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác trong hệ thống chính
sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối kinh tế vĩ mô, thị trường lao động và đời sống người
hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng,
chống tham nhũng. Hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 đang diễn ra mạnh
mẽ và tác động ngày càng sâu rộng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, mở ra cho nước ta
nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Trong phạm vi bài viết, tác giả phản
ánh thực trạng những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện nay
và những định hướng cải cách chính sách tiền lương để phù hợp với bối cảnh mới.
Từ khóa: Chính sách tiền lương, Hội nhập, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Abstract: Salary are always a matter of primary concern for workers as well as the whole society. Salary
policy is a particularly important part, closely related to other policies in the socio-economic policy system,
directly related to macroeconomic balances and labor markets and the life of employees, contributing to
building a strong and effective political system. International integration and the 4th industrial revolution
impact strongly on the process of socio-economic development of Vietnam, opening up many opportunities
for our country, but also poses many difficulties and challenges. Within the article, the author reflects the
achieved results as well as the limitations and shortcomings of the current salary policy and the orientation
of salary policy reform to suit the new context.
Keywords: Salary policy, International integration, Industrial Revolution 4.0
1. ĐẶT VẤN Đ
Chính sách tiền lương nước ta đã trải qua bốn lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993
năm 2003), nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đời sống
của đa số người hưởng lương còn khó khăn; tiền lương trong khu vực doanh nghiệp vẫn chưa theo
kịp sự phát triển của thị trường lao động; tiền lương trong khu vực công vẫn còn thấp so với khu
vực doanh nghiệp và yêu cầu phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; việc điều chỉnh
tiền lương của người đang làm việc vẫn chưa độc lập với việc điều chỉnh lương hưu trợ cấp
ưu đãi người có công; việc thể hóa chủ trương của Đảng về tiền tệ hóa các chế độ ngoài lương
1 Email: phamha85dhtm@gmail.com, Khoa Quản trị nhân lực,Trường Đại học Thương mại.
579
PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
tô, nhà ở, khám chữa bệnh,...) còn chậm. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng, khoa học công nghệ biến đổi rất nhanh và Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải tiếp tục
đổi mới, cải cách toàn diện, tổng thể chính sách tiền lương để không là trở ngại mà trở thành một
công cụ quan trọng khuyến khích thu hút các nguồn lực lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao
động phục vụ mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong bài viết này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với việc kết hợp
sử dụng các phương pháp luận như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời kế thừa các kết
quả nghiên cứu có liên quan đến bài viết (các bài báo, tạp chí, hội thảo khoa hoc về chính sách tiền
lương). Về phương pháp thu thập dữ liệu, trong bài viết tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ sách,
báo, tạp chí, webside của Bộ Lao động Thương binh hội các website khác về chính sách
tiền lương. Về phương pháp xử lý dữ liệu, từ những dữ liệu đã thu thập được, bằng phương pháp
thống kê tác giả đã tiến hành tổng hợp số liệu, sau đó tiến hành so sánh, phân tích để xử lý số liệu
phục vụ cho bài viết.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khung lý thuyết về chính sách tiền lương
Chính sách là hệ thống các thể chế, các định hướng, các quy định tạo nên những thực hành của
nhà nước vào một đối tượng quản nào đó. Nhà nước thời gian qua đã nhiều chính sách tiền
lương đã thể hiện sự ưu đãi đối với người lao động như quy định về điều kiện lao động, lĩnh vực và
ngành nghề làm việc kèm theo đó các loại phụ cấp như phụ cấp thu hút, phụ cấp theo điều kiện làm
việc, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại nặng nhọc, phụ cấp thâm niên, phụ cấp theo lĩnh vực công
tác tách riêng thêm vào trong chế tiền lương để tăng thêm thu nhập cho người lao động; góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan nhà nước và chất lượng lao động của người lao động.
Chính sách tiền lương là một công cụ quan trọng của quản lý kinh tế - xã hội, chính sách tiền
lương phải đảm bảo thực hiện được các chức năng của tiền lương thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - hội trong từng thời kỳ. Chính sách tiền lương về tổng thể được hiểu các quy
định được thể chế hóa dưới dạng luật hay các quy định dưới luật về tiền lương, được áp dụng cho
các đối tượng người lao động các khu vực hành chính, sự nghiệp, lực lượng trang, các tổ chức
kinh tế - xã hội, doanh nghiệp,… thuộc mọi thành phần kinh tế. Chính sách tiền lương có thể thay
đổi theo giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội và tuân thủ các quy luật kinh tế - xã hội.
Chính sách tiền lương là hệ thống các nguyên tắc, các thực hành của Nhà nước trong lĩnh vực
tiền lương nhằm phát triển chính sách do Nhà nước ban hành; giải quyết các vấn đề tiền lương
nhằm điều tiết những quan hệ tiền lương, tiền thưởng thu nhập bảo đảm lợi ích của người lao
động, thường xuyên cải thiện mức sống cho người lao động và phát huy vai trò kích thích của tiền
lương đối với việc thúc đẩy các động lực phát triển [4].
Trong chính sách tiền lương nói chung bao giờ cũng gồm ba nội dung: Thứ nhất, chính sách
về tiền lương tối thiểu, nhằm xác định mức lương thấp nhất; Thứ hai, xây dựng các thang lương,
bảng lương, quy định cụ thể các mức lương theo công việc hay chức danh (còn gọi xác định thước
580 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
đo giá trị của việc này hay chức danh này cao hay thấp hơn công việc kia hay chức danh kia) của
các thang lương, bảng lương và các loại phụ cấp, trợ cấp làm cơ sở để thỏa thuận tiền lương; Thứ
ba, xác định chế tiền lương (xác định quản tiền lương thông qua các hình thức, quy chế trả
lương, tiền thưởng) [5].
Khi nghiên cứu và ban hành chính sách tiền lương thường dựa trên các nguyên tắc sau:
- Trả lương đúng mức cho người lao động với mức hưởng mỗi cấp bậc ngang bằng, nhằm
đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng trong trả lương.
- Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân, tạo khả năng nâng cao
đời sống của người lao động và phát triển nền kinh tế.
- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau
trong nền kinh tế quốc dân.
Quan hệ tiền lương ngày càng trở nên phức tạp trong xu thế phát triển chung của đất nước, bởi
nó chứa đựng nhiều nghịch lý luôn tồn tại ở cả khu vực sản xuất và khu vực hành chính sự nghiệp
tồn tại cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô.
Chính sách tiền lương một chính sách quan trọng, thông qua chính sách này sẽ tác động
mạnh mẽ đến các chủ thể như tổ chức, doanh nghiệp, người lao động và cư dân toàn xã hội. Đồng
thời, chính sách tiền lương một bộ phận đặc biệt quan trọng, quan hệ chặt chẽ với các chính
sách khác trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Trong đó, phát triển kinh tế - xã hội thể hiện
ở nhiều lĩnh vực, trong đó đổi mới chính sách tiền lương là một phần trong chính sách tiền lương
ở nước ta.
3.2. Thực trạng và những kết quả đạt được của chính sách tiền lương hiện nay
3.2.1. Trong khu vực công
Việt Nam đã nhiều lần cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức
trong tổng thể cải cách chính sách tiền lương quốc gia từng bước thể chế hóa chủ trương, quan
điểm của Đảng về quan hệ phân phối theo định hướng thị trường và hội nhập quốc tế, nhất là tách
tiền lương trả cho cán bộ, công chức, viên chức tiền lương của người lao động khu vực thị
trường doanh nghiệp, có cơ chế vận hành và tạo nguồn khác nhau.
Về mức lương cơ sở: Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2018, mức lương cơ sở
là 1,39 triệu đồng/tháng, thay cho mức 1,3 triệu đồng/tháng. Tổng hợp sự thay đổi của mức lương
cơ sở từ năm 2004 đến nay được thể hiện qua Bảng 1.
Bảng 1. Mức lương cơ sở từ năm 2004 đến năm 2019
STT Thời điểm áp dụng Mức lương cơ sở
(đồng/tháng) Căn cứ pháp lý
1 Từ 01/10/2004 đến hết tháng 9/2005 290.000 Nghị định 203/2004/NĐ-CP
2 Từ 01/10/2005 đến hết tháng 9/2006 350.000 Nghị định 118/2005/NĐ-CP
3Từ 01/10/2006 đến hết tháng 12/2007 450.000 Nghị định 94/2006/NĐ-CP
4 Từ 01/01/2008 đến hết tháng 4/2008 540.000 Nghị định 166/2007/NĐ-CP
581
PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
STT Thời điểm áp dụng Mức lương cơ sở
(đồng/tháng) Căn cứ pháp lý
5 Từ 01/05/2009 đến hết tháng 4/2009 650.000 Nghị định 33/2009/NĐ-CP
6 Từ 01/05/2010 đến hết tháng 4/2011 730.000 Nghị định 28/2010/NĐ-CP
7 Từ 01/05/2011 đến hết tháng 4/2012 830.000 Nghị định 22/2011/NĐ-CP
8 Từ 01/05/2012 đến hết tháng 6/2013 1.050.000 Nghị định 31/2012/NĐ-CP
9 Từ 01/07/2013 đến hết tháng 4/2016 1.150.000 Nghị định 66/2013/NĐ-CP
10 Từ 01/05/2016 đến hết tháng 6/2017 1.210.000 Nghị định 47/2016/NĐ-CP
11 Từ 01/07/2017 đến hết tháng 6/2018 1.300.000 Nghị định 47/2017/NĐ-CP
12 Từ 01/07/2018 đến hết tháng 6/2019 1.390.000 Nghị định 72/2018/NĐ-CP
13 Từ 01/07/2019 1.490.000 Nghị quyết 70/2018/QH14
(Nguồn: luatvietnam.vn)
Tiền lương tối thiểu chung (tiền lương cơ sở) áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức được
xác định theo hướng tiếp cận dần mức sống tối thiểu, luôn điều chỉnh bù đắp được tiền lương theo
chỉ số giá sinh hoạt mức tăng trưởng kinh tế. Tiền lương trong khu vực công từng bước được
cải thiện, góp phần nâng cao đời sống của người hưởng lương. Từ năm 2004 đến nay đã 12 lần
điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung từ 290.000 đồng lên 1.390.000 đồng/tháng (tăng thêm
379%, cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ là 208,58%).
Về thang, bảng lương: Hệ thống thang, bảng lương cán bộ, công chức, viên chức được thiết
kế dựa trên sở quan hệ tiền lương thấp nhất - trung bình - tối đa, bao gồm 9 bảng lương (1
bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước, 1 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ
ngành tòa án, kiểm soát theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11; 1 bảng lương chuyên gia
cao cấp, 4 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, bảng lương
nhân viên thừa hành, bảng lương cán bộ chuyên trách cấp xã, 2 bảng lương cấp bậc, quân nhân
chuyên nghiệp của lực lượng trang theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP). Hệ thống thang,
bảng lương này được đánh giá theo độ phức tạp công việc của cán bộ, công chức, viên chức
(hiện nay là 1 - 2,34 – 13) phù hợp với thực tế hơn và bước đầu chống bình quân hơn. Hệ thống
bảng lương đã được thu gọn, rút bớt số bậc mở rộng khoảng cách giữa các bậc lương. Quy
định bảng lương chuyên môn theo ngạch, bậc đối với công chức, viên chức; quy định các chức
danh lãnh đạo từ thứ trưởng và tương đương trở xuống thực hiện xếp lương ngạch, bậc và hưởng
phụ cấp chức vụ lãnh đạo, tạo thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển cán bộ trong hệ thống
chính trị. Bảng lương của lực lượng vũ trang được quy định riêng thể hiện rõ sự ưu đãi của Nhà
nước. Thực hiện nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức; xét thăng quân hàm đối
với quan; nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh. Xây dựng được một hệ thống phụ
cấp lương tương đối hoàn chỉnh với trên 20 loại phụ cấp khác nhau theo yếu tố về điều kiện lao
động, tính chất phức tạp đặc biệt của công việc, điều kiện sinh hoạt khó khăn và mức độ thu hút
lao động vào các ngành, nghề, vùng, miền,... góp phần bù đắp đáng kể (khoảng 25% - 35%) tiền
lương cho cán bộ, công chức, viên chức. Quy định phụ cấp theo 5 nhóm gồm: Phụ cấp chức vụ
lãnh đạo; phụ cấp theo vùng; phụ cấp theo điều kiện lao động, ưu đãi nghề, công việc; phụ cấp
theo thời gian công tác; phụ cấp theo cơ [5].
582 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Về cơ chế tiền lương: Từng bước đổi mới và tách riêng cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập
của quan Nhà nước với đơn vị sự nghiệp công lập để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức
viên chức; trao quyền làm hơn trách nhiệm của người đứng đầu quan hành chính, quyền
tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập về tuyển dụng, sử dụng, xếp lương, trả lương cho cán bộ,
công chức, viên chức gắn với năng suất lao động, chất lượng hiệu quả, bảo đảm công bằng trong
quan hệ phân phối; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước và chất
lượng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Đổi mới giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương, gồm 4
nguồn thay cho việc bảo đảm toàn bộ từ ngân sách Trung ương như trước năm 2003. Từ đó, nguồn
ngân sách Nhà nước được cân đối bảo đảm trả lương kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức [6].
3.2.2. Trong khu vực doanh nghiệp
Về mức lương tối thiểu: Mức lương tối thiểu vùng cũng có sự thay đổi theo từng năm và hiện
nay đang áp dụng mức. Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng từ năm 2009 đến năm 2019 được trình
bày trong Bảng 2.
Bảng 2: Mức lương tối thiểu vùng từ năm 2009 đến năm 2019
Thời điểm
Mức lương
(đồng/tháng) Căn cứ pháp lý
Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
Năm 2009 800.000 740.000 690.000 650.000 Nghị định 110/2008/NĐ-CP
Năm 2010 980.000 880.000 810.000 730.000 Nghị định
97/2009/NĐ-CP
Năm 2011 1.350.000 1.200.000 1.050.000 830.000 Nghị định
108/2010/NĐ-CP
Năm 2012 2.000.000 1.780.000 1.550.000 1.400.000 Nghị định
70/2011/NĐ-CP
Năm 2013 2.350.000 2.100.000 1.800.000 1.650.000 Nghị định
103/2012/NĐ-CP
Năm 2014 2.700.000 2.400.000 2.100.000 1.900.000 Nghị định
182/2013/NĐ-CP
Năm 2015 3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000 Nghị định
103/2014/NĐ-CP
Năm 2016 3.500.000 3.100.000 2.700.000 2.400.000 Nghị định
122/2015/NĐ-CP
Năm 2017 3.750.000 3.320.000 2.900.000 2.580.000 Nghị định
153/2016/NĐ-CP
Năm 2018 3.980.000 3.530.000 3.090.000 2.760.000 Nghị định 141/2017/NĐ-CP
Năm 2019
(dự kiến) 4.180.000 3.710.000 3.250.000 2.920.000 Dự thảo Nghị định
(Nguồn: luatvietnam.vn)
Căn cứ quy định của pháp luật lao động, hằng năm Chính phủ xem xét điều chỉnh mức lương
tối thiểu vùng phù hợp với mức tiền lương, quan hệ cung cầu, giá cả sinh hoạt của từng vùng. Theo
đó, mức lương tối thiểu hiện nay được chia thành 4 vùng, mỗi vùng chênh lệch khoảng 13%, vùng