intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề ôn tập môn Triết học Mác-Lênin

Chia sẻ: Ngo Minh Ha | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

247
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những vấn đề ôn tập môn Triết học Mác-Lênin gồm các câu hỏi ôn tập và hướng dẫn trả lời giúp sinh viên củng cố kiến thức được học, ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề ôn tập môn Triết học Mác-Lênin

  1. NHỮNGVẤN ĐỀ ÔN TẬP MÔN: Triết học Mác ­ Lênin 1. Tính tất yếu và thực chất của cuộc cách mạng trong  triết học do Mác và  Ảngghen  thực hiện. a. Tính tất yếu và ý nghĩa của việc ra đời chủ nghĩa Mác­Lênin? “Sự ra đời và phát triển của triết học Mác không phải từ mãnh đất trống không hoang dã   mà là sự  kế  thừa có chọn lọc, có phê phán thành tựu lý luận mà nhân loại đã đạt được   trước đó, trên cơ sở những thành tựu khoa học tự  nhiên đương thời cùng với những yếu tố   chủ quan của Mác­Angghen trong một giai đoạn lịch sử nhất định”. Trong giai đoạn lịch sử này đã hội tụ được 3 tiền đề và yếu tố chủ quan của mác­Anghhen   để ra đời triết học Mác: Những tiền đề: i. Điều kiện kinh tế­xã hội:  Vào những năm 40 triết học thế  kỷ  XIX, xã hội tây âu có  những biến động to lớn & điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển  của triết học Mác, bởi vì tư  duy lý luận của mỗi thời đại là sản phẩm của lịch sử và điều   kiện kinh tế xã hội của lịch sử lúc bấy giờ. Đây là quan điểm nhất nguyên luận duy vật về  lịch sử. Vào thời kỳ này ở tây âu phương thức sản xuất (PTSX) tư bản chủ nghĩa (TBCN) đã  đạt được những bước tiến hết sức quan trọng nó ảnh hưởng đến tư  duy lý luận của thời   đại. Điều đáng chú ý nhất về  kinh tế  của thời kỳ  này là sự  phát triển của lực lượng sản   xuất điều đó được đánh dấu bởi sự  xuất hiện của công nghiệp chế  tạo máy và việc áp  dụng nó vào trong quá trình SX. Trong các nước tây âu lúc bấy giờ Pháp là một trong những  nước có nền kinh tế  tương đối phát triển số  lượng máy hơi nước tương đối nhiều. Năm  1830 nước Pháp có 625 máy hơi nước nhưng đến năm 1847 đã có 4853 máy hơi nước trong  đó có các nước Đức, Anh thì số lượng máy hơi nước ít hơn nhiều (số lượng máy hơi nước   đánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của dân tộc, của thời đại. Sự phát triển về mặt kinh tế dẫn đến những biến đổi trong đời sống XH. Lực lượng  sản xuất phát triển làm cho mâu thuẩn giữa giai cấp vô sản (GCVS) và giai cấp tư  sản   (GCTS) ngày càng trở  nên gay gắt, các cuộc bãi công biểu tình xuất hiện ngày càng nhiều   và hầu khắp các nước tư bản. Trong đó đáng chú ý nhất là cuộc bãi công của công nhân dệt   của thành phố Lion, Pháp, tháng 11/1831 tiếp đến là phong trào hiến chương nhân dân ở Anh  tháng 6/1836 và sau đó là cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt  ở  Đức tháng 6/1844… các  phong trào này đòi hỏi phải có lý luận dẫn đường. Sự ra đời của triết học Mác nói riêng và   chủ nghĩa Mác nói chung là nhằm đáp ứng đòi hỏi của lịch sử đặt ra. ii) Tiền đề khoa học tự nhiên. Vào thời đại của Mác và Ăngghen, khoa học tự  nhiên đạt được những thành tựu đáng kể,   chính những thành tựu này đã  ảnh hưởng trực tiếp đến sự  hình thành quan điểm duy vật  cũng như phương pháp biện chứng của Mác và Ăngghen. Trong số đó có 3 phát minh mang  tính chất vạch thời đại đó là: (1) Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (1842­1845);   (2) Học thuyết tế bào; (3) Học thuyết tiến hóa của Đác Uyn.  a) Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lương đã dẫn đến kết luận triết học là sự  phát   triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự  chuyển hoá những hình thức vận động  của chúng. b) Thuyết tế bào xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động vật và   thực vật;  c) Thuyết tiến hoá của Đác uyn đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và   động vật không có sự liên hệ; là bất biến; do Thượng Đế tạo ra và đem lại cho sinh học cơ  1
  2. sở khoa học, xác định tính biến dị và di truyền giữa các loài.  Ba phát minh này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của triết học Mác  và Ăngghen, có viết rằng “Nhờ 3 phát hiện vĩ đại đó và nhờ  những thành tựu lớn lao khác  của KH tự  nhiên mà ngày nay chúng ta có thể  chứng minh những nét lớn của mối liên hệ  giữa các quá trình của tự  nhiên, không những trong các lĩnh vực riêng biệt mà cả  mối liên  hệ giữa các lĩnh vực riêng biệt ấy nói chung và có thể trình bày một bức tranh bao quát về  mối liên hệ trong tự nhiên dưới hình thức gần như có hệ thống bằng các sự  kiện do chính   KH tự nhiên thực nghiệm cung cấp. iii) Tiền đề lý luận Sự xuất hiện của triết học Mác là kết quả của sự kế thừa có chọn lọc, có phê phán có phát   triển những thành tựu lý luận của nhân loại đã đạt được lúc đó. Trong đó trực tiếp là triết  học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và CNXH học Pháp. Trong đó triết học   cổ điển Đức giữ một vai trò hết sức quan trọng (có 3 nhân vật: Người mở đầu là Ông  Can­ tơ, Hêghen, Phoi ơ Bắc). a) + Hêghen là nhà triết học duy tâm Đức (1770­1831): Công lao lớn nhất của ông về  mặt  triết học đó cũng là đóng góp quan trọng nhất của Hêghen là phép biện chứng (BC)  đầy đủ  và có hệ thống là các qui luật của phép BC, nhưng rất tiếc phép BC của Hêghen lại là phép   BC duy tâm không dùng được là đi ngược đầu xuống đất. Trong phép BC của Heghen thì   “Nguyên lý về  sự  phát triển” được coi là hạt nhân trong phép BC của Heghen. Ông coi sự  vật và hiện tượng ở trong quá trình biến đổi, phát triển không ngừng. Sự vận động biến đổi  này là do “ý niệm tuyệt đối” chi phối.  Từ  Ý  niệm tuyệt đối Tha hóa biến thành giới tự  nhiên (có XH loài người), giới tự  nhiên tha hóa quay về ý niệm tuyệt đối 3 giãi dquá trình  diễn ra phức tạp. ­ Phoi ơ Bắc (1804­1872). Ông được coi là nhà duy vật kiệt xuất. Về cơ bản Phoi Ơ Bắc là   một nhà duy vật khi ông luận giải những vấn đề liên quan đến giới tự nhiên, nhưng khi ông   giải thích một số  vấn đề  trong đời sống XH nhất là về  đạo đức, tôn giáo, bản chất con   người … thì ông rơi vào quan điểm duy tâm, chính vì vậy Mác gọi ông là nhà duy vật nửa   vời, nửa dưới thì duy vật (tự  nhiên), nửa trên thì duy tâm (đời sống XH loài người như  là   đạo đức, tình yêu, cuộc sống  duy tâm) C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa có phê phán triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phép biện  chứng duy tâm của Heghen và tư tưởng duy vật của Phoi  ơ Bắc về những vấn đề  cơ  bản   của triết học để xây dựng nên phép biện chứng duy vật và mở rộng nhận thức sang cả xã   hội loài người (Chủ  nghĩa duy vật lịch sử), làm cho chủ  nghĩa duy vật trở  nên hoàn bị  và   triệt để. b) Kinh tế chính trị học Anh mà đặc biệt là lý luận về kinh tế hàng hóa :Việc cải tạo có phê  phán những gì có giá trị  trong kinh tế  chính trị  cổ  điển Anh có vai trò hết sức to lớn trong   việc sáng lập triết học Mác, nếu không có sự  cải tạo này thì không thể  phát hiện  ra Học  thuyết giá trị  thặng dư, không thể sáng lập ra quan điểm duy vật của lịch sử do đó không  thể khắc phục được tính chất không triệt để của chủ nghĩa duy vật (CNDV) trước đây. c) Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những dự đoán thiên tài mà trước hết là lịch sử  loài người là một quá trình tiến hóa không ngừng, chế  độ  sau tiến bộ  hơn chế  độ  trước;   rằng sự xuất hiện các giai cấp đối kháng trong xã hội là kết quả của sự chiếm đoạt; đồng  thời phê phán chủ  nghĩa tư  bản là  ở  đó con người bị  bóc lột và lừa bịp, chính phủ  không   quan tâm tới dân nghèo. Khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội công nghiệp mà trong   đó, công nông nghiệp đều được khuyến khích, đa số người lao động được bảo đảm những   điều kiện vật chất cho cuộc sống v.v là cơ sở để chủ nghĩa Mác phát triển thành lý luận cải  2
  3. tạo xã hội. Mác và Ăngghen đã nghiên cứu có phê phán những tư tưởng XHCN và cộng sản  chủ nghĩa của các nhà XH không tưởng Pháp (như  Xanh xê mông và Phurie và của Cô en).   Sự nghiên cứu này đã giúp cho Mác và Ăngghen phê phán một cách khoa học xã hội TBCN  và dự báo một cách khoa học con đường phát triển và những đặc điểm quan trọng của XH  tương lai, đó là XH cộng sản chủ nghĩa Vai trò chủ quan: Các tiền đề nêu trên là điều kiện cần và vai trò chủ quan của Mác­Angghen xuất hiện đúng  lúc, phù hợp thực tiễn là mãnh ghép còn lại tạo nên điều kiện đủ  của bước ngoặc cách   mạng lịch sử triết học lúc bấy giờ. Các tiền đề và nhân tố chủ quan thống nhất và tác động,   ảnh hưởng lẫn nhau để cho ra đời triết học Mác.  Yếu tố chủ quan thể hiện ở các điểm các điểm cơ bản như sau: ­ Điểm xuất phát của Mác và Ăng ghen đều là nhà triết học duy tâm, sau đó các ông mới  chuyển từ  lập trường duy tâm sang lập trường nhà dân chủ  cách mạng ,  rồi mới chuyển  thành một nhà triết học duy vật biện chứng đứng trên quan điểm một người cộng sản.  ­ Phẩm chất trí tuệ  thiên bẩm của cả Mác và Angghen trong nhận thức và tiếp thu tri thức   nhân loại trong đó có niềm say mê triết học (Mác bảo vệ luận án tiến sĩ năm 23 tuổi; Ăng  ghen tự học và rất giỏi về triết học và các môn khoa học tự nhiên). ­ Cả 2 ông đều có lòng yêu thương con người, yêu tự  do, thấu hiểu được đời sống vất vã   của công nhân, nhân dân lao động. Từ đó Mác và Ăng ghen chuyển từ thế giới quan duy tâm  sang thế giới quan duy vật và từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản  chủ nghĩa. ­ Cả  2 ông đã hy sinh không mệt mõi vì sự nghiệp giải phóng con người với một niềm tin  mãnh liệt, qua hoạt động thực tiễn, liên tục tổng kết thực tiễn Mác và Angghen đã hình  thành hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác mà trung tâm là Triết học duy vật biện chứng.   Tóm lại:  Tất cả  những điều kiện khách quan và nhân tố  chủ  quan trên thống nhất với   nhau, liên hệ, tác động,  ảnh hưởng lẫn nhau, cùng nhau làm cho sự  ra đời của chủ  nghĩa   Mác nói chung, triết học Mác nói riêng là một tất yếu khách quan mang tính lịch. Sự ra đời  của triết học Mác là sự  kế thừa những thành tựu trong lý luận và được kiểm chứng bằng  các thành tựu của khoa học và thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, là sự  phát triển họp quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại. Đứng trên quan điểm duy vật lịch  sử, việc ra đời chủ nghĩa Mác là tất nhiên khách quan bởi vì nếu Mác không xuất hiện sẽ có   người khác thay thế  ông, nhưng trong số  đó Mác và Ăng ghen là những người   thích hợp  nhất, là yếu tố ngẫu nhiên của lịch sử triết học. b. Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ảngghen thực hiện Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực hiện là ở chỗ, khắc   phục sự  tách rời giữa thế  giới quan duy vật và phương pháp   biện chứng để  tạo nên sự  thống nhất hữu cơ  giữa chủ  nghĩa duy vật v à phương pháp biện chứng; sáng tạo ra chủ   nghĩa duy vật lịch sử; đưa triết học trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới; thiết   lập mối liên minh  giữa triết học và các khoa học cụ  thể. Trong thời đại ngày nay, cuộc   cách mạng đó vẫn giữ nguyên ý nghĩa to lớn của nó trong việc phát triển triết học Mác ­ Lênin, bởi nó là một hệ thống mở, gắn bó hữu cơ với thực tiễn cách mạng của   quần chúng nhân dân, với các khoa học cụ thể. 1. ­ Sự ra đời và phát triển của triết học Mác thực sự tạo nên một bước ngoặt cách mạng   trong lịch sử phát triển tư tưởng triết học của nhân loại, tính chất cách mạng đó được thể   hiện cả trong quan điểm lẫn phương pháp triết học, đó là chủ nghĩa duy vật triệt để  (duy   vật trong tự nhiên lẫn trong xả hội) và phương pháp biện chứng khoa học. Trong triết học   3
  4. Mác có sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ nhĩa duy vật với phương pháp biện chứng, nghĩa   là duy vật là duy vật biện chứng, biện chứng là biện chứng duy vật. (Khẳng định tính chất   cách mạng trong triết học Mác) Trước khi triết học Mác ra đời, trong suốt chiều dài lịch sử  triết học, chủ  nghĩa duy vật  thường tách khỏi phương pháp biện chứng. Trong triết học Hy Lạp cổ  đại, có thể  nói, đã  có sự  thống nhất nhất định giữa chủ  nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng  ở  một số  nhà triết học duy vật. Sự thống nhất này được thể hiện rõ nhất trong triết học của Hêraclít.  Tuy  nhiên, sự  thống nhất giữa chủ  nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng  trong triết  học của Hêraclít còn ở trình độ thấp. Hơn nữa, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện  chứng của Hêraclít đều còn ở trình độ thô sơ, chất phác, đúng như Ph.Ăngghen đã đánh giá:  "Cái thế  giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về  thực chất thì đúng đó là thế giới quan  của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ  ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật  đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong"(1). Ở thời kỳ  Phục hưng và Cận đại, chủ  nghĩa duy vật đã có bước phát triển về chất so với  chủ  nghĩa duy vật thời Hy Lạp cổ  đại. Tuy nhiên, chủ  nghĩa  duy vật thời kỳ  này, về  cơ  bản, vẫn là chủ  nghĩa duy vật siêu hình. Nghĩa là chủ  nghĩa duy vật vẫn tách rời phương  pháp biện chứng. Các nhà triết học cổ điển Đức, nhất là Hêghen, đã đối lập phương pháp  biện chứng  với  phương  pháp  siêu  hình,  tạo ra   một  giai  đoạn  phát  triển  về   chất  trong  phương pháp nhận thức. Tuy nhiên, phương pháp biện chứng của Hêghen lại dựa trên nền  thế  giới quan duy tâm. Nói khác đi, phương pháp biện  chứng của Hêghen không gắn kết  hữu cơ với chủ nghĩa duy vật, mà gắn kết hữu cơ với chủ nghĩa duy tâm. Cho nên, phương   pháp biện chứng đó không thực sự trở thành khoa học, mặc dù nó có đóng góp nhất định cho  sự  phát triển tư duy nhân loại. Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ  nghĩa duy  vật nhân bản của L.Phoiơbắc. Nhưng, chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc lại là  chủ nghĩa duy vật siêu hình, nghĩa là nó vẫn tách khỏi phương pháp biện chứng. Trong triết học của C.Mác, chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu cơ  với phương pháp  biện chứng. Chủ  nghĩa duy vật được C.Mác làm giàu bằng phương pháp biện chứng, còn  phương pháp biện chứng được ông đặt  trên nền chủ  nghĩa duy vật. Đồng thời, cả  chủ   nghĩa duy vật lẫn phương  pháp biện chứng đều được C.Mác phát triển lên một trình độ   mới về chất. Do vậy, sự  thống nhất hữu cơ  giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện  chứng trong   triết học Mác hơn hẳn về  chất so với sự  thống nhất giữa chủ   nghĩa duy vật và phương   pháp biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Vì vậy, đây chính là bước phát triển cách   mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. Thứ  hai, ­ Sáng tạo ra duy vật lịch sử là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học, là   một trong những điểm quan trọng nhất đánh dấu thực chất cách mạng và khoa học của   triết học Mác. Chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội,  của khoa học và triết học. Tuy nhiên, đó là chủ nghĩa duy  vật không triệt để. Nghĩa là nó chỉ  duy vật trong giải thích thế giới tự nhiên, nhưng còn duy tâm trong giải thích xã hội, lịch sử,  tinh thần. Do vậy, chủ  nghĩa duy vật trước C.Mác đã không đánh đổ  được chủ  nghĩa duy  tâm một cách hoàn toàn. Chủ  nghĩa duy tâm vẫn còn nơi  ẩn trú của nó là lĩnh vực xã hội,  lịch sử, tinh thần. Chủ  nghĩa duy vật của C.Mác đ ã giải thích một cách duy vật, khoa học  không chỉ thế giới tự nhiên, mà cả lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy   vật của C.Mác là chủ nghĩa duy vật triệt để nhất, hoàn bị nhất. Không phải ngẫu nhiên mà  V.I.Lênin đã khẳng định: “Triết học của Mác là một chủ  nghĩa duy vật triết  học hoàn  4
  5. bị”(2). Rằng, “chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa  học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy  tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị”(3). Như vậy,  với quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác đã kết thúc thời kỳ nghiên cứu xã hội, lịch sử một  cách tùy tiện, lộn xộn, mở ra một thời kỳ mới trong nghiên cứu xã hội, lịch sử  bằng việc  chỉ ra quy luật hình thành, vận động và phát triển của xã hội, của lịch sử. Ph.Ăngghen đã so  sánh phát minh này của C.Mác như  phát minh của Đácuyn trong khoa học tự nhiên: “Giống  như  Đácuyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát  triển  của lịch sử  loài người”(4).  Chủ  nghĩa duy vật lịch sử  của C.Mác “chỉ  cho ta   thấy   rằng, do chỗ lực lượng sản xuất lớn l ên, thì từ một hình thức tổ chức xã hội này, nảy ra và  phát triển lên như thế nào một hình thức tổ chức đời sống xã hội khác, cao hơn; chẳng hạn,  chủ  nghĩa tư  bản đã nảy sinh ra như  thế  nào từ chế độ phong kiến”(5). Về  bản chất, chủ   nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác ­ quan niệm duy vật về lịch sử ­ cũng là chủ nghĩa duy vật   biện chứng, nhưng thể  hiện được tính đặc thù của lĩnh vực lịch sử  – lĩnh vực hoạt động   của con người. Chính chủ  nghĩa duy vật lịch sử  v à chủ  nghĩa duy vật biện chứng đã trở  thành cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho  C.Mác nghiên cứu kinh tế, phát hiện ra  học thuyết giá trị  thặng dư, hiểu được sự  phát sinh, phát triển, diệt vong tất yếu của h ình  thái kinh tế ­ xã hội tư bản chủ nghĩa. Do vậy, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu   hiện vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. Thứ ba  Sự xuất hiện của triết học Mác đã làm thay đổi của triết học cũng như vị trí của   nó trong hệ  thống tri thức khoa học . Triết học Mác không còn là khoa học của các khoa   học nữa mà nó cũng chỉ  là 1 khoa học mà thôi. Khoa học này đóng vai trò T.G.Quan,   phương pháp luận Ăng ghen có nói rằng CNDV hiện đại không cần phải được chứng thực   và biểu hiện thành một khoa học đặc biệt nào đó của các khoa học mà được chứng thực và   biểu hiện trong các khoa học hiện thực. Trước khi triết học Mác ra đời, triết học hoặc l à hòa tan, ẩn giấu đằng sau các khoa học  khác, hoặc đối lập với chúng. Chẳng hạn, ở phương Đông cổ đại, triết học thường ẩn giấu   đằng sau các học thuyết về  chính trị, tôn giáo, đạo đức,v.v..  Ở  Hy Lạp cổ  đại, triết học   được coi là “khoa học của các khoa học”. Trong thời kỳ  Trung cổ, triết học được coi là  “bộ  môn” của thần học, có nhiệm vụ  chứng minh sự  tồn tại của Thượng đế.  Ở  thời kỳ  Cận đại,  triết học được coi là mêthaphisica với nghĩa là nền tảng thế  giới quan của con  người, như quan niệm của R.Đêcáctơ; hoặc triết học được coi là tổng thể tri thức của con  người trong quan niệm của Ph.Bêcơn, v.v.. Trong triết học cổ điển Đức, triết học lại được  coi là “khoa học của các khoa học”. Quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng, tác động qua   lại lẫn nhau. Các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Mác các tư  liệu, dữ  kiện, thông   số khoa học để triết học Mác khái quát. Ngay sự ra đời của triết học Mác cũng không thể   thiếu những tiền đề khoa học tự  nhiên. Chính những thành tựu của khoa học tự nhiên nửa  đầu thế kỷ XIX đã làm bộc lộ những hạn chế, sự bất lực của phương pháp siêu hình trong  nhận thức thế giới; đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho sự ra đời của phương pháp biện  chứng. Trong quan hệ  với các khoa học cụ  thể, triết học Mác đóng vai tr ò thế  giới quan,   phương pháp luận chung nhất. Thực tiễn phát triển mạnh mẽ của các khoa học cụ thể càng  làm tăng vai trò thế  giới quan, phương pháp luận của triết học Mác. Đúng như  một nhà  khoa học tự nhiên ở thế  kỷ  XX đã nhận xét: “Các khái quát hóa triết học cần dựa trên các  kết quả  khoa học. Tuy nhiên, một khi đã xuất hiện và được truyền bá  rộng rãi, chúng  5
  6. thường rất  ảnh hưởng đến sự  phát triển tiếp tục của tư  tưởng khoa học, khi chúng chỉ  ra   một trong rất nhiều phương hướng phát triển có thể có”(10). Như vậy, sự ra đời của triết   học Mác đã chấm dứt mâu thuẫn giữa triết học với các khoa học cụ thể. Thứ  tư, với sự  sáng tạo ra chủ  nghĩa duy vật biện chứng và chủ  nghĩa duy  vật lịch sử,   C.Mác đã khắc phục được sự  đối lập giữa triết học với h oạt động thực tiễn của con   người. Trên cơ sở đó, triết học của ông đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới   của nhân loại tiến bộ. Trước khi triết học Mác ra đời, các nhà triết học thường tập trung chủ  yếu vào giải thích  thế giới, mà ít chú ý tới cải tạo thế giới. Đúng như C.Mác đã từng nhận định: “Các nhà triết  học đã chỉ  giải thích  thế  giới bằng nhiều  cách khác nhau, song vấn đề  là  cải tạo  thế  giới”(6). Cũng đã có một số nhà triết học muốn cải tạo thế giới nhưng lại bằng con đường   không tưởng ­ dựa vào các lực lượng siêu nhiên, bằng “khai sáng”, mở mang dân trí, bằng  con đường giáo dục đạo đức,v.v.. Có thể  nói, không một nhà triết học nào  trước C.Mác  hiểu được thực tiễn và vai trò của nó đối với cải tạo thế giới. Các nhà triết học Khai sáng Pháp muốn thay thế các quan hệ xã hội phong kiến lạc hậu, lỗi  thời bằng các quan hệ xã hội tiến bộ hơn cũng không hiểu được rằng, phải thông qua hoạt  động   thực   tiễn   của   đông   đảo   quần   chúng  mới   thực   hiện   được   điều   này.   Ngay   cả  L.Phoiơbắc  ­  đại biểu lớn nhất của  chủ  nghĩa duy vật trước C.Mác  ­ “cũng chỉ  coi hoạt  động lý luận là hoạt động đích thực của con người, c òn thực tiễn thì chỉ được ông xem xét  và xác định trong hình thức biểu hiện Do Thái bẩn thỉu của nó mà thôi”(7). Không phải ngẫu nhiên mà sau này, C.Mác đã nhận định: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn  bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc – là sự vật,  hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể  hay hình thức  trực  quan,  chứ  không  được   nhận thức  là  hoạt động cảm   giác  của  con người,  là  thực   tiễn”(8). Trung tâm chú ý của triết học Mác không chỉ  là giải thích thế giới, mà quan trọng hơn là   cải tạo thế giới. Khác với các nhà triết học trước đó, C.Mác đã chỉ ra rằng, chỉ có thể cải  tạo được thế  giới thông qua  hoạt động thực tiễn của con người. Với việc đưa phạm trù  thực tiễn vào lý luận nhận thức nói riêng, vào triết học nói chung, C.Mác đã làm cho triết  học của ông hơn hẳn về chất so với toàn bộ triết học trước đó. Trong triết học Mác, không  có sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là hoạt động  thực tiễn của giai cấp vô sản. Hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản được soi đường,  dẫn dắt, chỉ đạo, định hướng bởi chủ  nghĩa duy vật biện chứng và chủ  nghĩa duy vật lịch  sử. Ngược lại, hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản lại là cơ  sở, động lực cho sự phát  triển của chủ  nghĩa duy vật biện chứng và chủ  nghĩa duy vật lịch sử. Giữa triết học Mác  với hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản có sự thống nhất hữu cơ với nhau. Đúng như  C.Mác đã khẳng định: “Giống như  triết học thấy giai cấp vô sản  là vũ khí vật   chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”(9). Do vậy,  triết học Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của giai cấp vô sản và của  toàn thể nhân loại tiến bộ. Thứ 5 Triết học Mác là thế giới quan của khoa học của GCCN và chính Đảng CM của nó,   Mác từng viết rằng “ Giống như triết học tìm thấy giai cấp vô sản là vũ khí V.Chất của   mình, GCVS cũng tìm thấy triết họclà vũ khí tinh thần của mình. Cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng  6
  7. to lớn đối với thời đại. Chính cuộc cách mạng này đ ã làm cho chủ  nghĩa xã hội không  tưởng có cơ sở để trở thành khoa học. Cuộc cách mạng này cũng làm cho triết học thay đổi  cả về vai trò, chức năng và nhiệm vụ. Triết học Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải  tạo thế giới của nhân loại tiến bộ. sự ra đời của triết học Mác gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phong tr ào công nhân những năm  30  ­ 40 của thế  kỷ  XIX. Bản thân triết học Mác  cũng  gắn bó hữu cơ  với thực tiễn cách  mạng của quần chúng nhân dân. Chính C.Mác, trong quá trình sáng tạo triết học, đã khắc  phục sự  đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vậy, bổ sung,  hoàn thiện, phát triển triết học Mác ­ Lênin phải theo hướng gắn bó với thực tiễn, bảo đảm  sự thống nhất giữa triết học với thực tiễn. Thực tiễn luôn vận động, biến đổi và phát triển,  do vậy, nhận thức của con người cũng luôn cần được bổ sung, hoàn thiện và phát triển cho  phù hợp với thực tiễn đó. Triết học Mác ­ Lênin cũng không nằm ngoài quy luật này. V.I.  Lênin và Hồ Chí Minh là những tấm gương sáng về việc bổ sung, hoàn thiện và phát triển  triết học Mác ­ Lênin trong những điều kiện mới của thực tiễn. Sự  thống  nhất giữa triết  học Mác ­ Lênin với thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải tìm lời giải đáp cho những vấn đề của  ngày hôm nay từ  chính thực tiễn ngày hôm nay chứ  không thể  chỉ  tìm trong lịch sử. Tuy  nhiên, trong quá trình bổ  sung, hoàn thiện và phát triển triết học Mác ­ Lênin cần tránh hai  thái cực  sai lầm: hoặc là không thấy được những đổi thay của thực tiễn, bảo thủ   không  muốn bổ sung, hoàn thiện và phát triển những nguyên lý của triết học Mác ­ Lênin; hoặc là  quá nhấn mạnh, tuyệt đối hóa sự đổi thay của thực tiễn dẫn đến đòi xét lại triết học Mác ­  Lênin. Thứ  6. Triết học Mác thống nhất giữa tính CM với tính KH. Tính CM trong triết học Mác   được qui định trước hết bởi phép BCDV vì đối với triết học biện chứng không có cái gì là   tối hậu, tuyệt đối, thiêng liêng. Nghĩa là xem xét các sự vật, hiện tượng trong quá trình sự   vật hiện tượng biến đổi không ngừng. Với tinh thần của chủ  nghĩa duy vật biện chứng, triết học Mác là một hệ  thống mở  chứ   không phải là hệ thống khép kín; nó đòi hỏi luôn phải được bổ sung, hoàn thiện, phát triển.   Đối   với  phương  pháp  biện  chứng   duy   vật,   không  có  gì  là   bất  biến.   Bản   thân   C.Mác,   Ph.Ăngghen và V.I.Lênin không bao giờ tự coi lý luận của các ông là “bất khả xâm phạm”,   là khép kín, là chân lý tuyệt đích cuối cùng. Trái lại, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác   luôn đòi hỏi những người cộng sản phải biết vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ  bản   của triết  học Mác  sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và phải biết bổ  sung, hoàn  thiện, phát triển chúng. Trên tinh thần ấy mà lúc sinh thời, Chủ  tịch Hồ Chí Minh luôn căn  dặn cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm học tập chủ nghĩa Mác ­ Lênin là “phải  học tinh thần của chủ nghĩa Mác ­ Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp  của chủ nghĩa Mác ­ Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải  quyết cho tốt những vấn đề  thực tế trong công tác cách mạng của chúng  ta”(11); “học tập  cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những  chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác ­ Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh  thực tế của nước ta. Đồng thời, Người cũng yêu cầu lý luận phải thường xuyên được “bổ  sung bằng những kết luận mới rút ra từ  trong thực tiễn sinh động” (13). Do vậy, chúng ta   phải xuất phát từ điều kiện thực tiễn mới, tr ên cơ sở lập trường, quan điểm của chủ nghĩa   Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta để thường xuyên bổ sung, hoàn thiện,   phát triển triết học Mác ­ Lênin. Tinh thần duy vật biện chứng đòi hỏi chúng ta phải xuất  phát từ điều kiện thực tiễn khách quan để bổ  sung, hoàn thiện, phát triển triết học Mác ­  7
  8. Lênin, nhưng phải biết tổng kết thực tiễn một cách khách quan, biện chứng, có chắt lọc, có   lý luận. Đồng thời, phải tránh siêu hình, rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, thô thiển,   chỉ  biết căn cứ  từ  thực tiễn vụn vặt, cục bộ  để  bổ  sung, hoàn thiện, phát triển triết học   Mác ­ Lênin. Không chỉ  thế, còn phải luôn bảo đảm sự  thống  nhất hữu cơ  giữa chủ  nghĩa  duy vật và   phương pháp biện chứng, tránh mắc phải sai lầm của các nh à triết học trước Mác. Trên  tinh thần duy vật biện chứng, để  bổ  sung, hoàn thiện, phát triển triết học Mác ­ Lênin có  hiệu quả, cần tiếp tục tinh thần  duy vật triệt để. Nghĩa là phải giải quyết tốt những vấn   đề của xã hội, của lịch sử trên tinh thần duy vật và biện chứng. Thứ 7. Tính KH của Triết học Mác được qui định trước hết ở chỗ Triết học Mác dựa trên   những thành tựu đặc biệt KHTN là một trong những tiền đề xuất hiện Triết học Mác. Triết   học Mác không phải là kết quả  của thứ tư duy riêng biệt, không phải sản phẩm thuần túy   của tư duy đó là kết quả phát triển lâu dài của triết học, của KHTN. Ngay từ khi mới ra đời, triết học Mác đã gắn bó hữu cơ với các khoa học cụ thể. Do vậy,   ngày nay, với sự  phát triển mạnh mẽ  của khoa học và công nghệ, triết học Mác  ­ Lênin  không thể  không được bổ  sung, hoàn thiện, phát triển lý luận của  mình. Ph.Ăngghen đã  từng nhấn mạnh: “Mỗi lần có một phát minh mang ý nghĩa thời đại ngay cả trong lĩnh vực   khoa học lịch sử  ­ tự  nhiên thì chủ  nghĩa duy vật lại không tránh khỏi thay đổi hình thức   của nó; và từ khi bản thân lịch sử cũng được giải thích theo quan điểm duy vật chủ nghĩa   thì ở  đây, cũng mở  ra một con đường phát triển  mới”(14). Rõ ràng, mỗi khi khoa học tự   nhiên có những phát minh vạch thời đại thì chủ nghĩa duy vật không thể không thay đổi h ình   thức để phát triển. Đương nhiên, nếu không đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa duy   vật biện  chứng và phương pháp biện chứng duy vật thì trước những phát minh mới  của   khoa học, người ta dễ mất phương hướng, dễ mắc phải sai lầm trong  nhận thức và trong   hoạt động thực tiễn. Ph.Ăngghen đã từng phê phán một số  nhà khoa học tự  nhiên khi cho   rằng, họ không cần tới tư duy lý luận.  Theo Ph.Ăngghen, những nhà khoa học tự nhiên ấy, trên thực tế, lệ thuộc rất nhiều vào tư  duy lý luận, nhưng thường lại là tư  duy sai lầm được rút ra từ  những học thuyết triết học   “tồi tệ  nhất”. Trong Biện chứng của tự  nhiên, Ph.Ăngghen viết: “Những nhà khoa học tự  nhiên tưởng rằng họ  thoát khỏi triết học bằng cách không để  ý đến nó hoặc phỉ  báng nó.   Nhưng vì không có tư duy thì họ không thể tiến lên được một bước nào và muốn tư duy thì   họ  cần có những phạm trù lôgíc, mà những phạm trù  ấy thì họ  lấy một cách không phê   phán, hoặc lấy trong cái ý thức chung, thông thường của những người gọi là có học thức,   cái ý thức bị thống trị bởi những tàn tích của những hệ thống triết học đã lỗi thời, hoặc lấy   trong những mảnh vụn của các giáo trình triết học bắt buộc trong các trường đại học (đó  không chỉ là những quan điểm rời rạc, mà còn là một mớ hổ  lốn những ý kiến của những   người thuộc các trường phái hết sức khác nhau và thường là những trường phái tồi tệ nhất),  hoặc lấy trong những tác phẩm triết học đủ  các loại mà họ  đọc một cách không có hệ  thống và không phê phán ­ cho nên dù sao, rút cục lại, họ vẫn bị  lệ thuộc vào triết học…   Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông  tục hoá, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất”(15). Do vậy, Ph.Ăngghen   cho rằng, “dù các nhà khoa học tự  nhiên có làm gì đi nữa thì họ  vẫn bị  triết học chi phối.   Vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay h ọ mu ốn   được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng   và những thành tựu của nó”(16). Và, không phải ngẫu nhiên mà trong Lời tựa viết cho ba   8
  9. lần xuất bản tác phẩm Chống Đuyrinh,  Ph.Ăngghen đã viết: “Chỉ  có khi nào khoa học tự  nhiên tiếp thu được những kết quả của hai nghìn năm trăm năm phát triển của triết học thì  nó mới có thể, một mặt, thoát khỏi mọi thứ triết học tự nhiên đứng tách riêng, đứng ngoài  và đứng trên nó, và mặt khác, thoát khỏi cái phương pháp tư  duy hạn chế của chính nó, do   chủ nghĩa kinh nghiệm Anh để lại”(17). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ cần nắm   được triết học Mác ­ Lênin thì con người sẽ  giải quyết được mọi vấn đề  cụ  thể  do thực   tiễn đặt ra. Triết học Mác ­ Lênin không phải bảo bối chứa sẵn mọi cách giải quyết những   vấn đề do cuộc sống cũng như nhận thức đặt ra. Để  tìm được lời giải đáp cho những vấn  đề  nảy sinh, bên  cạnh những tri thức triết học Mác ­ Lênin, còn phải cần đến những tri   thức của các khoa học cụ  thể, kinh nghiệm sống và hoạt động thực tiễn của mỗi người.   Thiếu những điều đó, chúng ta không thể hiểu và vận dụng đúng những nguyên lý của triết   học Mác ­ Lênin. Do vậy, trong việc bổ sung, hoàn thiện và phát triển triết học Mác ­ Lênin,   cần phải chống cả  hai thái cực sai lầm: hoặc coi thường triết học Mác ­ Lênin, tuyệt đối  hóa các khoa học cụ thể; hoặc chỉ thấy có triết học Mác ­ Lênin, không thấy vai trò của các  khoa học cụ thể. Đồng thời, cũng cần phải nhận thức đúng rằng, bản thân triết học Mác ­  Lênin cũng cần được đổi mới, bổ sung, hoàn thiện và phát triển. Như vậy, có thể khẳng định lại rằng, hơn một thế kỷ rưỡi đã trôi qua, kể từ khi cuộc cách  mạng trong triết học được C.Mác thực hiện, ý nghĩa của cuộc cách mạng này vẫn giữ  nguyên tính thời sự và tính thực tiễn cho việc phát triển triết học Mác ­ Lênin trong thời đại  hiện nay.__ 9
  10. 2. Cơ  sở  lý luận, yêu cầu của quan điểm khách quan. Ý nghĩa của nó đối với việc  khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí. Liên hệ công tác bản thân? a. Cơ sở lý luận, yêu cầu của quan điểm khách quan Định nghĩa khách quan: Theo triết học, khách quan là tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc  vào ý thức con người. Cơ sở lý luận:  ̉ Theo quan điêm cua triêt hoc Mac­Lênin môi quan hê gi ̉ ́ ̣ ́ ́ ̣ ưa vât chât va y th ̃ ̣ ́ ̀ ́ ức, giữa  khách quan và chủ  quan trong chủ  nghĩa duy vật biện chứng; trong mối quan hệ này, vật   chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song   ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt   động thực tiễn của con người. + Theo Lênin đã định nghĩa: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ  thực  tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta   chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. + Ý thức là sự phản ánh của TG khách quan  một cách năng động, sáng tạo vào trong  bộ óc của con người, thể hiện ra là tri thức tình cảm niềm tin và lý trí của con người.   * Khi ban đên vân đê nay, chu nghia duy vât biên ch ̀ ́ ́ ̀ ̀ ̉ ̃ ̣ ̣ ứng khăng đinh: ̉ ̣  Vât chât co tr ̣ ́ ́ ươc y th ́ ́ ưc, sinh ra y th ́ ́ ưc va quyêt đinh y th ́ ̀ ́ ̣ ́ ức: ̣ ́ ̀ ̣ ­ Vât chât tôn tai khach quan va không phu thuôc vao y th ́ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ưc, con y th ́ ̀ ́ ưc la thuôc tinh ́ ̀ ̣ ́   ̉ ́ ̉ phan anh cua môt dang vât chât co tô ch ̣ ̣ ̣ ́ ́ ̉ ức cao (bô oc ng ̣ ́ ười). ̣ ­ Vât chât la nguôn gôc, đông l ́ ̀ ̀ ́ ̣ ực va muc đich cua y th ̀ ̣ ́ ̉ ́ ức. ­ Trong đời sông xa hôi thi tôn tai xa hôi quyêt đinh y th ́ ̃ ̣ ̀ ̀ ̣ ̃ ̣ ́ ̣ ́ ức xa hôi.  ̃ ̣ ̉ ̣ Khi khăng đinh vai tro quyêt đinh cua vât chât đôi v ̀ ́ ̣ ̉ ̣ ́ ́ ới y th ́ ưc, chu nghia duy vât biên ́ ̉ ̃ ̣ ̣   chưng đông th ́ ̀ ời cung vach ro s ̃ ̣ ̃ ự tac đông tr ́ ̣ ở lai cua y th ̣ ̉ ́ ưc đôi v ́ ́ ới vât chât. ̣ ́  Y th ́ ưc co tinh đôc lâp t ́ ́ ́ ̣ ̣ ương đôi, tac đông tr ́ ́ ̣ ở lai đôi v ̣ ́ ới vât chât. ̣ ́ ­ Sự phan anh cua y th ̉ ́ ̉ ́ ưc la s ́ ̀ ự phan anh tich c ̉ ́ ́ ực, chu đông va sang tao. ̉ ̣ ̀ ́ ̣ ­ Sự tac đông cua y th ́ ̣ ̉ ́ ưc đôi v ́ ́ ới vât chât phai thông qua hoat đông th ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ực tiên. ̃ ­ Sự tac đông cua y th ́ ̣ ̉ ́ ưc đôi v ́ ́ ới vât chât diên ra theo hai khuynh h ̣ ́ ̃ ương: ́ + Khi y th ́ ưc phan anh đung quy luât khach quan thi no đong vai tro thuc đây s ́ ̉ ́ ́ ̣ ́ ̀ ́ ́ ̀ ́ ̉ ự  vân ̣   ̣ đông va phat triên cua thê gi ̀ ́ ̉ ̉ ́ ới hiên th ̣ ực khach quan. Trong tr ́ ương h ̀ ợp nay y th ̀ ́ ưc giup cho ́ ́   con ngươi xac đinh đung đăn muc tiêu, ph ̀ ́ ̣ ́ ́ ̣ ương hương, biên phap tô ch ́ ̣ ́ ̉ ức hoat đông th ̣ ̣ ực tiên ̃  ̣ ́ môt cach co hiêu qua. ́ ̣ ̉ + Khi y th ́ ưc phan anh không đung quy luât khach quan thi luc nay no se lam kim ham ́ ̉ ́ ́ ̣ ́ ̀ ́ ̀ ́ ̃ ̀ ̀ ̃   sự vân đông va phat triên cua nh ̣ ̣ ̀ ́ ̉ ̉ ưng điêu kiên vât chât nhât đinh. ̃ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ̣ ̣ Hiêu qua cua s ̉ ̉ ự  tac đông tr ́ ̣ ở  lai cua y th ̣ ̉ ́ ưc đôi v ́ ́ ới vât chât thuôc vao cac điêu kiên ̣ ́ ̣ ̀ ́ ̀ ̣   sau: + Nhưng điêu kiên vât chât cân thiêt cho y th ̃ ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ́ ́ ức đo th ́ ực hiên. ̣ + Trinh đô phan anh cua y th ̀ ̣ ̉ ́ ̉ ́ ưc đo đôi v ́ ́ ́ ới vât chât, nêu y th ̣ ́ ́ ́ ưc phan anh cang đây đu, ́ ̉ ́ ̀ ̀ ̉  cang chinh xac bao nhiêu thi hiêu qua tac đông cua no cang cao bây nhiêu. ̀ ́ ́ ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̉ ́ ̀ ́ + Mưc đô xâm nhâp cua y th ́ ̣ ̣ ̉ ́ ưc đo vao trong quân chung nhân dân, m ́ ́ ̀ ̀ ́ ức đô xâm nhâp ̣ ̣   ̉ ́ ưc cang l cua y th ́ ̀ ơn thi hiêu qua tac đông cua no cang cao. ́ ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̉ ́ ̀  Y nghia ph ́ ̃ ương phap luân: ́ ̣ ́ ̣ ­ Nêu vât chât la nguôn gôc khach quan, la c ́ ̀ ̀ ́ ́ ̀ ơ sở san sinh ra y th ̉ ́ ưc; con y th ́ ̀ ́ ưc la san ́ ̀ ̉   ̉ phâm, la s ̀ ự phan anh thê gi ̉ ́ ́ ới khach quan thi trong nhân th ́ ̀ ̣ ức va hanh đông, con ng ̀ ̀ ̣ ười phaỉ   xuât phat t ́ ́ ư hiên th ̀ ̣ ực khach quan, tôn trong va hanh đông theo quy luât khach quan, chông lai ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ̣  ̉ chu nghia chu quan duy y chi. ̃ ̉ ́ ́ 10
  11. ́ ưc co tinh đôc lâp t ­ Y th ́ ́ ́ ̣ ̣ ương đôi, tac đông tr ́ ́ ̣ ở  lai vât chât thông qua hoat đông th ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ực   ̃ ́ ̀ ̉ tiên. Do đo, cân phai phat huy tinh tich c ́ ́ ́ ực cua y th ̉ ́ ưc đôi v ́ ́ ới vât chât băng cach nâng cao ̣ ́ ̀ ́   năng lực nhân th ̣ ưc cac quy luât khach quan va vân đông chung vao trong hoat đông th ́ ́ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ực tiên ̃  ̉ cua con ng ươi. S ̀ ưc manh y th ́ ̣ ́ ưc cua con ng ́ ̉ ươi không phai  ̀ ̉ ở chô tach r ̃ ́ ơi điêu kiên vât chât ̀ ̀ ̣ ̣ ́  ̀ ̀ ́ ựa vao đo, phan anh đung quy luât khach quan đê cai tao thê gi ma la biêt d ̀ ́ ̉ ́ ́ ̣ ́ ̉ ̉ ̣ ́ ới khach quan. ́ Yêu cầu của quan điểm khách quan:  Quan điểm khách quan trong nghiên cứu, xem xét sự  vật hiện tượng đòi hỏi phải  tuân thủ các yêu cầu: ­ Thứ  nhất, trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi, mọi chủ  trương,  kế  hoạch, đường lối, kế  hoạch, mục tiêu, chúng ta đều phải xuất phát từ  thực tế  khách   quan, từ những điều kiện, tiền đế vật chất hiện có. ­ Thứ hai, chúng ta phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nếu không   làm như vậy sẽ bị gánh hậu quả tai hại khôn lường. ­ Thứ ba, nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, tránh tô hồng hoặc   bôi đen đối tượng. ­ Thứ tư, nhận thức, cải tạo hiện tượng nhìn chung phải xuất phát từ chính bản thân  sư vật hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có của nó. ­ Thứ năm, chúng ta cần tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh duy ý chí; chủ nghĩa duy vật   tầm thường, chủ nghĩa thực dụng. ­ Thứ 6, quan điểm khách quan đòi hỏi phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý  thức, phát huy vai trò nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, bảo thủ trì trệ,  thiếu tính sáng tạo. b. Ý nghĩa đối với việc khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí: Thông thường trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người có thể mắc hai  khuynh hướng sai lầm cực đoan: Bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh bảo thủ trì trệ Theo đó, bệnh Chủ quan duy ý chí đó là khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của nhân  tố chủ  quan, cường điệu tính sáng tạo của ý thức, của chí ý, xa rời hiện thực khách quan,  bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình thay thế cho sự yếu kém tri thức khoa học. Sai lầm của bệnh chủ quan duy ý chí là lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội   chạy theo nguyện vọng chủ  quan. Sai lầm đó thể  hiện rõ trong khi định ra chủ  trương,  chính sách và lựa chọn phương pháp tổ  chức hoạt động thực tiễn theo hướng áp đặt ý chí   vào thực tế, lấy ảo tưởng chủ quan thay cho hiện thực. VD: Mục tiêu đặt ra quá cao, biện pháp không có tính khả thi Bệnh chủ quan duy ý chí, bảo thủ còn do nguồn gốc lịch sử, xã hội, giai cấp, tâm lý   của con người chi phối. Những nguyên nhân khách quan  ấy có thể  kể  như: do xuất phát   điểm của nước ta quá thấp,nền SX nhỏ  với trình độ  SX lạc hậu, do hậu quả  của chiến  tranh kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ đến tốc độ phát triển kinh tế ­ xã hội mà còn  làm cho đội ngũ cán bộ  ­ đảng viên không có điều kiện để  học tập nên trình độ  KH công   nghệ, tri thức không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, cơ chế quan   liêu bao cấp, bệnh quan liêu, xa rời thực tế… cũng tạo điều kiện cho sự  ra đời của căn   bệnh chủ quan duy ý chí. Vật chất là cơ sở, cội nguồn sản sinh ra ý thức. Vật chất là cái có trước, nó sinh ra ý   thức, quyết định nội dung và xu hướng phát triển của ý thức. Không có vật chất thì không  thể có ý thức bởi vì nguồn gốc của ý thức chính là vật chất. Tuy nhiên, mặc dù do vật chất  sinh ra và quy định nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối. Sự phản ánh của ý thức đối   với vật chất là sự phản ánh sáng tạo chủ động chứ  không thụ động máy móc nguyên xi, vì   vậy nó có tác động trở  lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.  11
  12. Tuy vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với mức độ nhất định, nó không  thể sinh ra hay tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất. Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chúng ta rút ra được nguyên tắc  khách quan. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta trong nhận thức và hành động phải xuất phát   từ  chính bản thân sự  vật với những thuộc tính, những mối liên hệ  vốn có của nó, những  quy luật khách quan, phải có thái độ  tôn trọng sự  thật, không được lấy ý muốn chủ  quan  của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách   lược cách mạng. Việc thực hiện nguyên tắc khách quan không có nghĩa là quan điểm khách   quan xem nhẹ, tính năng động, sáng tạo của ý thức mà nó còn đòi hỏi phải phát huy tính  năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố  chủ  quan. Bởi vì quá trình đạt tới tính khách  quan đòi hỏi chủ  thể phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tìm ra những biện   pháp, những con đường để từng bước thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật, trên cơ sở đó   thực hiện việc biến đổi từ  cái “vật tự  nó” thành cái phục vụ  cho nhu cầu lợi ích của con  người  Vì vậy trong thực tế nhận thức và hoạt động của con người, việc tuyệt đối hóa một   trong hai mặt của vật chất và ý thức đã dẫn tới bệnh chủ quan duy ý chí và bệnh bảo thủ trì   trệ.  C. LIÊN HỆ CÔNG TÁC BẢN THÂN (Nội dung chung đối với CBCC) Xây dựng thế giới quan khoa học cho đội ngũ CBCC,VC của nước ta hiện nay: 1. Nâng cao trình độ nhận thức lý luận về chính trị. Chú trọng làm rõ cơ sở lý luận và   thực tiễn các quan điểm, đường lối của Đảng, thảo luận dân chủ, trao đổi cởi mở, giúp cán   bộ, đảng viên nâng cao nhận thức để  tự  mình có thể  giải đáp những vướng mắc mà thực  tiễn cuộc sống đặt ra đúng với quan điểm, đường lối của Đảng. Bởi lẽ, thực tiễn tiến trình   đổi mới của đất nước, tình hình phát triển của thế giới, của khu vực đang đặt ra nhiều vấn  đề mới mẻ, nếu không có trình độ lý luận, không có phương pháp luận đúng đắn, khoa học  thì khó có thể  hiểu và lý giải được những vấn đề  thực tiễn đang đặt ra. Và do đó, cũng  không thể  có đủ  bản lĩnh chính trị  vững vàng để  bảo vệ  chân lý, phát hiện và đấu tranh   chống các quan điểm thù địch, sai trái. 2. Phải tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, khoa học xã hội; tiếp  thu tinh hoa văn hóa nhân loại để trang bị tư duy lý luận. 3. Tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC, VC. Xây   dựng đội ngũ CBCC, VC có “tâm” và có “tầm” nhằm đáp  ứng nhu cầu CNH­HĐH và hội  nhập. 4. Quán triệt quan điểm khách quan, quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan   điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử cụ thể trong hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn. 5. Chống chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí 6. Tự  trau dồi, tự  rèn luyện đạo đức phẩm chất cách mạng; tích cực rèn luyện tác  phong công tác phù hợp.  7. Tiếp tục thực hiện nghiêm tự  phê bình và phê bình theo tinh thần của Nghị quyết   TW 4­ Khoá XI để nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng./. 12
  13. Câu 3: Cơ sở lý luận, yêu cầu và ý nghĩa của quan điểm toàn toàn diện  3.1 cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện: Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng mọi sự vật hiện tượng và các quá trình cấu  thành thế giới có sự liên hệ qua lại tác động lẫn nhau và chuyển hoá lẫn nhau. Theo đó các   sự vật, các hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào đi chăng nữa   thì chúng cũng chỉ  là những dạng tồn tại khác nhau của một thế  giới duy nhất là thế  giới   vật chất. Các mối liên hệ trong mỗi sự vật, giữa các sự vật với nhau, trong toàn bộ vũ trụ,  trong mọi không gian và thời gian tồn tại khách quan. Quan điểm duy vật biện chứng không   chỉ  khẳng định tính khách quan, tính phổ  biến của sự  liên hệ  giữa các sự  vật, các hiện   tượng, các quá trình mà nó còn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó.  Tính đa dạng của sự  liên hệ  do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự  vận động và phát triển  của chính các sự vật và hiện tượng quy định. Có mối liên hệ bên trong sự vật, thường giữ  vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Có mối liên hệ bên   ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhau, không mang tính quyết định,   cũng có vai trò quan trọng, đôi khi là điều kiện cần cho sự tồn tại và phát triển của sự vật,   hiện tượng. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn khác  nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện   thực của các sự  vật và các quá trình tương  ứng. Các loại liên hệ  khác nhau có thể  chuyển  hoá cho nhau. Sự chuyển hoá đó có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem  xét hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật hiện tượng ấy. Các mối liên hệ  phổ biến chi phối tổng quát sự vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xãy ra trong   thế giới và được nhận thức trong các phạm trù: mặt đối lập­ mặt đối lập; chất – lượng, cái  cũ – cái mới; cái riêng­ cái chung; nguyên nhân­ kết quả; nội dung – hình thức; bản chất­   hiện tượng; tất nhiên­ ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực. Phạm trù cái chung và phạm trù cái riêng có mối liên hệ  với nhau, mối liên hệ   ấy  được thể hiện qua các luận điểm: cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng;  cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa tới các chung; cái chung là một bộ phận của cái   riêng, cái riêng không gia nhập hết vào cái chung; trong những điều kiện nào đó, các đơn  nhất có thể chuyển thành cái chung, các chung có thể chuyển thành cái đơn nhất. Phạm trù nguyên nhân và kết quả  có mối quan hệ  biện chứng. Mối quan hệ này thể  hiện qua các luận điểm: nguyên nhân là các sinh ra kết quả; kết quả do nguyên nhân sinh ra,   nhưng khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân; nguyên nhân và   kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau. Có thể phân loại nguyên nhân ra thành nguyên nhân   chủ yếu và không chủ yếu, nguyên nhân bên trong và bên ngoài, nguyên nhân khách quan và   chủ quan. Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên có quan hệ biện chứng thể hiện qua các luận điểm:   tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại khách quan trong sự thống nhất hữu cơ với nhau và có vị trí   nhất định đối với sự phát triển của sự vật. Tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của   mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện của cái   tất nhiên. Quan hệ biện chứng giữa phạm trù nội dung và hình thức thể hiện qua các luận điểm:   nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất; trong quá   trình tồn tại và phát triển của sự  vật thì nội dung quyết định hình thức; tuy bị  nội dung   quyết định, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối, nó tác động trở lại nội dung. Phạm trù bản chất gắn bó chặt chẽ  với phạm trù hiện tượng thể  hiện qua các luận  điểm: mỗi sự vật là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng; bản chất khác nhau sẽ bộc   lộ ra thành những loại hiện tượng khác nhau; bản chất tương đối ổn định còn hiện tượng  13
  14. không ổn định. Quan hệ biện chứng giữa phạm trù khả năng và phạm trù hiện thực thể hiện qua các luận  điểm: khả  năng và hiện thực tồn tại không tách rời nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau, hiện   thực luôn được chuẩn bị  bằng khả  năng, còn khả  năng luôn hướng tới biến thành hiện   thực; để cho khả  năng biến thành hiện thực, thường cần không chỉ  một điều kiện, mà tập  hợp nhiều điều kiện Từ quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến, chủ nghĩa mác xít đã rút  ra phương pháp luận khoa học để  nhận thức và cải tạo hiện thực đó chính là quan điểm  toàn diện. Do đó, nguyên lý về  mối liên hệ  phổ  biến chính là cơ  sở  của quan điểm toàn   diện. Nội dung nguyên lý:  Mọi sự  vật, hiện tượng trong thế  giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ  ràng buộc lẫn nhau. Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ  phổ biến. Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng   quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự  vật hiện tượng xãy ra trong thế  giới. 3.2 Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện:  Với tư  cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực  tiễn quan điểm toàn diện có các yêu cầu cơ bản sau:  một là, phải xem xét sự vật trong mối   liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của nó;  hai là, phải  xem xét sự  vật, hiện tượng này trong mối liên hệ  với vự  vật hiện tượng khác kể  cả  khâu   trung gian của nó; ba là, để nhận thức đúng bản chất sự vật đài hỏi phải xem xét nó trong   mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn; bốn là, chống tư  tưởng bình quan dàn trải, không thấy  được vị trí, vai trò của các mối liên hệ giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa   các sự vật hiện tượng với nhau. Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, với chủ nghĩa triết trung, với   thuật ngụy biện. Nói cách khác: Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải: - Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất,   yếu tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt. - Mặt khác, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải đi từ  tri thức về  nhiều mặt,  nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra bản chất chi phối sự tồn tại  và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó. Nhưng quan điểm toàn diện không đồng   nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những quy định khác nhau của sự vật hay hiện  tượng đó, nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ  bản nhất, cái quan trọng nhất của sự  vật hay hiện tượng đó. Vì vậy phải phân loại để  xác định những mối liên hệ, quan  hệ  (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên trong, cơ  bản, tất  nhiên,  ổn định...; còn những mối liên hệ, quan hệ  (hay những đặc điểm, tính chất,   yếu tố, mặt,…) nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn định….  - Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ  (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt, …) bên trong cơ bản, tất nhiên, ổn định…. Để lý giải được những mối liên hệ, quan  hệ  ((hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) còn lại. Qua đó xây dựng một  hình  ảnh về  sự  vật như  sự  thống nhất các mối liên hệ, quan hệ  (hay những đặc   điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…); phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó. 14
  15. -Quan điểm toàn diện không chỉ  đòi hỏi chúng ta nắm bắt những cái hiện đạng tồn   tại ở sự vật, mà còn phải xem xét các mối liên hệ cơ bản của sự vật hiện tượng đó   trong quá khứ, quá trình vận động, biến đổi trước đây để  nhận diện được những  khuynh hướng, khả năng phát triển tương lai của chúng. - Tôn trọng Nguyên tắc toàn diện cũng đòi hỏi chủ thể phải quan tâm vận dụng đồng   bộ  các nguyên tắc, yêu cầu khác của phép biện chứng duy vật khi xem xét sự  vật   hiện tượng. Nói cách khác ta phải nắm vững các yêu cầu cơ bản về PPL rút ra từ các   cặp phạm trù và vận dụng những nguyên tắc khác của PBCDV   như  nguyên tắc  khách quan, nguyên tắc mâu thuẫn, nguyên tắc phân tích lượng­chất, nguyên tắc phủ  định biện chứng, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn…nhằm giúp ta  thấy được ở từng giai đoạn cụ thể sự vật đã tồn tại: dưới hình thức nào và ẩn chứa   nội dung gì? trong quan hệ với những sự vật khác thì cái gì là cái chung, cái riêng hay   cái đơn nhất…; hiện tượng biểu hiện bên ngoài cái nào là điển hình cái nào là giả  tượng và bản chất thật sự của sự vật là gì; sự  vật đang bị  tác động bởi những mâu   thuẫn nào, mâu thuẫn nào là cơ  bản; sự  vật đã, đang tồn tại thông qua những chất,   lượng nào, thể hiện qua những độ nào, điểm nút và bước nhảy ra sao, những chất và  lượng mới nào hình thành; và thông qua hiện thực để  khám phá khả  năng có mức  hiện thực hoá cao để xác định được xu hướng vận động và phát triển trong tương lai   theo nguyên tắc phủ định biện chứng. Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải: - Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất,   yếu tố, mặt,…) chi phối sự vật. - Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện  pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để  biến đổi những mối liên hệ, quan hệ  (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt, …) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố,  mặt,…) của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ, quan hệ (…) bên trong,   cơ bản, tất nhiên, quan trọng…. của nó. - Không được  áp dụng những khuôn mẫu chung chung cho bất cứ  sự  vật nào, trong   bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ nào mà phải nắm vững sự chuyển hóa các mối  liên hệ, quan hệ  (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…)của bản thân sự  vật. Xây dựng được những biện pháp, đối sách cụ thể, áp dụng cho những sự vật cụ  thể, đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể, kịp thời sử dụng  các công cụ, phương tiện, biện pháp bổ  sung để phát huy hay hạn chế hay hạn chế  sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự  vật vận động, phát triển theo đúng quy luật  và hợp lợi ích của chúng ta.  - Trong xã hội, nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với   nhận thức mà còn liên hệ  nhận thức với cuộc sống; phải chú ý đến lợi ích của các   chủ  thể (các cá nhân  hay giai tầng) khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là  lợi ích cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản;  phải biết phát huy (hay hạn chế) mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp các lĩnh vực  hoạt động xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa,..) từ các thành phần kinh tế khác, từ các   tổ chức, chính trị xã hội… để có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hợp mà  không sa vào chủ nghĩa bình quân, không thấy được trọng tâm cốt lõi trong cuộc sống   vô cùng phức tạp. 3 Ý nghĩa nguyên tắc toàn diện:  - (1) Trong hoạt động thực tiễn, để  cải biến sự  vật, tạo nên sự  thay đổi về  chất, đòi  15
  16. hỏi chúng ta phải quán triệt sâu sắc quan điểm toàn diện, đồng bộ, quan điểm phát  triển; lựa chọn những biện pháp, phương tiện phù hợp để  tác động vào đối tượng  sao cho có hiệu quả nhất nhưng lại ít chi phí nhất. - (2) Trong quá trình tác động vào đối tượng, một mặt chúng ta phải chú ý đến sự  đồng bộ, hệ  thống về  phương pháp, về  phương tiện, về  tính toàn vẹn trong sự  tác   động, lựa chon phương pháp tối ưu… mặt khác, phải xác định đâu là trọng tâm, trọng  điểm; đâu là phương pháp có tính chất trung gian. Không được sử  dụng các phương  pháp một cách ngang bằng nhau. - (3) Phương pháp, phương tiện sử  dụng để  tác động phải linh hoạt, mềm dẻo tùy  theo tình hình cụ  thể. Không được rập khuôn, máy móc trong quá trình sử  dụng   phương pháp. Mỗi khi tình hình thực tế có sự thay đổi, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi  phương pháp tác động phù hợp để có hiệu quả cao nhất. - Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chủ  thể có điều kiện   nhận thức được chân lý từ  đó chỉ  đạo hoạt động thực tiễn phù hợp với qui luật   khách quan; khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa  ngụy biện,… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình. +  Chủ  nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ  thấy một mặt, một mối quan hệ, tính  chất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của  sự vật. + Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ  của sự  vật chứ  không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ  cơ  bản của sự vật, mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy  tiện. + Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ  bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu,… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi   ích của mình một cách tinh vi. 16
  17. 7. Qui luật QHSX phù hợp với trình độ  phát triển của LLSX và sự vận dụng qui   luật này ở nước ta. a/ Khái niệm phương thức SX ­ Định nghĩa: Phương thức SX là cách thức mà con người dùng để tạo ra của cải vật chất  trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, mà theo cách ấy thì con người có mối quan hệ nhất  định với tự nhiên và quan hệ với nhau. Trong sản xuất vật chất gồm: ­ Kết cấu: Phương thức SX được cấu thành từ 2 yếu tố cơ bản là lực lượng SX và quan  hệ SX b/ Khái niệm lực lượng SX ­ Định nghĩa: Lực lượng SX là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu SX  mà trước hết là với công cụ lao động ­ Kết cấu + Người lao động: cần có những đặc trưng cơ bản sau đây * Tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo lao động... (trí lực) * Có sức lao động (thể lực) + Tư liệu SX: gồm các yếu tố sau * Công cụ lao động * Đối tượng lao động * Phương tiện sản xuất (lao động) (vd: đường xá cầu cống...) ­ Ngày nay ngoài các yếu tố trên, còn xuất hiện yếu tốc thứ 3 là khoa học. Khoa học: Ngày  nay không chỉ KHTN mà KHXH đã trở thành lực lượng SX trực tiếp vì + KH đã trở  thành quan điểm xuất phát trực tiếp của những biến đổi to lớn về  kỹ  thuật, tạo ra những ngành SX mới ngày càng hiện đại (KH ngày nay không tách rời kỹ  thuật) + Thời gian để áp dụng những phát vào SX ngày càng được rút ngắn. + KH đã kết tinh, thẩm thấu vào các yếu tố cấu thành lực lượng SX, và làm biến đổi  về chất của tất cả những yếu tố ấy (vô cùng quan trọng)  + vd: máy tính computer: công cụ lao động  Trong các yếu tố cấu thành LLSX, người lao động giữ  vị  trí đứng đầu trong LLSX vì   họ là người sáng tạo ra hầu hết TLSX và đồng thời cũng là người sử dụng chúng để SX ra   mọi của cải cho XH. Còn công cụ lao động giữ  vị trí quyết định trong TLSX vì nó là yếu   tố  động nhất, cách mạng nhất trong TLSX, sự biến đổi của nó dẫn đến những biến đổi  trong toàn bộ TLSX  Các yếu tố cấu thành LLSX tác động lẫn nhau làm cho LLSX phát triển không ngừng.  Sự phát triễn của LLSX mang tính khách quan vì “LLSX tuy là kết quả năng lực thực tiễn  của con người nhưng bản thân năng thực tiễn  ấy lại bị  quy định bởi những điều kiện   khách quan trong đó con người ta sống, bởi những hình thái và những LLSX đã có trước họ  không phải do họ tạo ra mà do thế hệ trước tạo ra” (Mác nói) c/ Khái niệm QHSX ­ Định nghĩa: QHSX là quan hệ giữa người với người trong SX vật chất, thể hiện  ở QH   sở hữu đối với TLSX, quan hệ trong tổ chức quản lý SX và trao đổi hoạt động cho nhau,   quan hệ trong phân phối sản phẩm do XH tạo ra ­ Kết cấu: QHSX được cấu thành từ  3 yếu tố cơ bản (QH sở hữu, QU quản lý, QH phân   phối) + QH sở hữu: QH giữa người với người trong việc chiếm hữu TLSX 17
  18. + QH quản lý: QH giữa người với người + QH phân phối: Phân phối của cải do con người làm ra  Trong các yếu tố cấu thành QHSX, QH sở hữu là QH cơ bản, QH trung tâm của QHSX,   nó quy định tính chất của QHSX, và nó giữ vai trò quyết định đối với QH quản lý và QH  phân phối. Ngược lại, QH quản lý cũng tác động trở lại to lớn đến QH sở hữu, nó có thể  thúc đẩy QH sở hữu phát triển nhưng cũng có thể kìm hãm thậm chí làm biến dạng QH sở  hữu Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX  *  Vai trò quy   ết định của LLSX đối với QHSX  ­ LLSX là nội dung của QHSX, là hình thức của quá trình SX vật chất (cũng tức là phương   thức SX), mà nội dung thì quyết định hình thức, điều đó có nghĩa là LLSX giữ vai trò quyết   định đối với QHSX. ­ Xu hướng của SX vật chất không ngừng biến đổi phát triển, sự phát triển ấy bao giờ cũng   bắt đầu từ  sự phát triển của LLSX mà trước hết là công cụ  lao động, LLSX phát triển sẽ  buộc QHSX biến đổi theo để phù hợp với nó  Tính qui luật thể hiện: ­ Sự phù hợp của QHSX với trình độ LLSX là sự phù hợp của những mặt đối lập, thể hiện  ở chỗ LLSX biến đổi phát triển không ngừng còn QHSX thì có tính ổn định tương đối, khi  LLSX phát triển đến 1 trình độ nhất định thì QHSX trở nên không còn phù hợp với nó nữa     Mâu thuẫn giữa chúng ngày càng trở  nên gay gắt, tất yếu LLSX sẽ  đòi hỏi thay thế  QHSX cũ bằng QHSX mới cho phù hợp với nó, QHSX mới lại tiếp tục thúc đẩy LLSX phát  triển rồi đến 1 lúc nào đó mâu thuẫn giữa chúng lại trở nên gay gắt  LLSX lại đòi hỏi phá  vỡ QHSX cũ thay bằng QHSX mới cho phù hợp với nó.. Cứ như vậy, tình trạng phù hợp  rồi không phù hợp rồi phù hợp... đan xen lẫn nhau, thay thế lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau   diễn ra trong suốt quá trình tác động qua lại biện chứng giữa LLSX với QHSX thúc đẩy  nền SX vật chất cũng như  XH phát triển không ngừng, từ  PTSX này lẫn PTSX khác, từ  hình thái KT­XH này lên hình thái KT­XH khác ngày càng cao ­ Sự biến đổi phát triển của LLSX, QHSX, PTSX được thực hiện thông qua hoạt động của   con người trong XH có giai cấp, sự biến đổi ấy được thực hiện thông qua cuộc đấu tranh  giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng XH Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX ­ QHSX tuy bị quyết định bởi trình độ của LLSX nhưng nó cũng có tính độc lập tương đối  vì nó quy định mục đích XH của SX, quy định khuynh hướng phát triển của các nhu cầu về  lợi ích vật chất,lợi ích tinh thần’ qui định hình thức tổ chức quản lý SX, quản lý XH nên nó  có thể hình thành một hệ thống những nhân tố có thể tác động trở lại đối với sự phát triển  của LLSX. QHSX là hình thức XH của quá trình SX vật chất, vì thế nó  có thể tác động trở  lại LLSX (tức nội dung) theo những xu hướng sau (vd: hình thức bố trí không phù hợp  2  cháu bé sinh ra tim ở bên ngoài, não bên ngoài...)   Nếu QHSX phù hợp với trình độ  LLSX thì sẽ  thúc đẩy LLSX phát triển vì nó đưa ra   được phương thức phối hợp tối  ưu giữa người lao động với TLSX, nó đưa ra được hình  thức tổ chức quản lý cao hơn, cách thức phân phối hợp lý hơn, thông qua yếu tố lợi ích, nó   thúc đẩy người lao động hăng hái làm việc, qua đó nó thức đẩy nền SX cũng như  LLSX  phát triển  Nếu QHSX không phù hợp với trình độ  LLSX thì sẽ  kìm hãm sự  phát triển của LLSX,   QHSX sẽ trở nên không phù hợp và kìm hãm LLSX khi 18
  19. + Nó quá lạc hậu + Nó vượt trước quá xa, giả tạo do sai lầm duy ý chí + Khi các yếu tố cấu thành QHSX (sở hữu, quản lý, PP) không đồng bộ với nhau  Vận dụng qui luật này ở nước ta. a/ Xem xét LLSX: LLSX  ở nước ta hiện nay nhìn chung là trình độ  thấp, hơn nữa lại phát  triển không đều (đa dạng trình độ) giữa các vùng, các miền, các ngành, các lĩnh vực của   nền kinh tế. Để  thúc đẩy sực phát triển của LLSX  ở  nước ta cần áp dụng 1 số  giải pháp  lớn sau đây: ­ Một: Đẩy mạnh sự nghiệp công nghệ  hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển TLSX (công cụ  lao động) ­ Hai: Phát huy nguồn lực con người  yếu tố cơ bản và đặc biệt ­ Ba: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế (VN mở cửa hội nhập với thế giới   nguyên lý MLH hội nhập có cơ hội phát triển nhưng cũng kèm theo nguy cơ và hội nhập không hòa tan) ­ Bốn: Đẩy mạnh phát triển KH kỹ thuật ­ Năm: Đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở đa dạng QHSX nhằm   tạo nên sự phù hợp của QHSX với trình độ LLSX, thúc đẩy LLSX phát triển (vô cùng quan   trọng)  QHSX thời kỳ trước đổi mới:  ­ Do tư  tưởng nóng vội, chủ  quan duy ý chí muốn có ngay CNXH trong thời gian ngắn,   chúng ta đã đồng nhất việc cải tạo các thành phần kinh tế, các QHSX không XHCN, với   xóa bỏ chúng , thiết lập ngay nền kinh tế 1 thành phần dựa trên 1 loạt QHSX gần nhất đẩy   QHSX vượt lên quá xa so với trình độ  của LLSX, xác định nền kinh tế hiện vật, nền kinh   tế  kế hoạch hóa tập trung cao độ  mô hình phần nào đó tỏ  ra phù hợp với điều kiện chiến  tranh nhưng sau khi hòa bình lập lại, chúng ta đã kéo quá lâu mô hình ấy làm cho nền kinh   tế rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng  QHSX  sau     đ  ổi mới:   ­ Trước tình hình  ấy, Đảng Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, công cuộc đổi mới   bắt đầu từ  đổi mới tư  duy và trước hết là tư  duy kinh tế, từ  đó dẫn đến đổi mới cơ  cấu   kinh tế, chuyển từ kinh tế 1 thành phần sang nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở  đa dạng QHSX phù hợp với trình độ  vừa tháp vừa không đều của LLSX, chuyển từ  nền  kinh tế hiện vật sang nền kinh tế hàng hóa, chuyển từ nền kinh tế KT KH hóa tập trung cao   độ sang nền kinh tế thị trường nhưng trong nền kinh tế nhiều thành phần, do chủ  thể của   các thành phần kinh tế chạy theo những lợi ích khác nhau nên dẫn đến cuộc đấu tranh định  hướng gay gắt, để  đưa nền kinh tế   ấy phát triển theo đúng con đường XHCN thì đòi hỏi  phải không ngừng nâng cao vao trò lãnh đạo của Đảng, hiệu quả  quản lý nhà nước từng   bước làm cho kinh tế  nhà nước giữa được vai trò chủ  đạo cùng với kinh tế  tập thể  ngày   càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân 19
  20. 10. Quan điểm mác xít về quan hệ giữa giai cấp và dân tộc. Phân tích những  biểu hiện đậc thù của vấn đề này ở Việt Nam. ­ Định nghĩa về giai cấp của Lênin như sau: “Giai cấp là những tập đoàn người to lớn gồm  những người khác nhau về  địa vị  của họ, trong một hệ thống SX XH nhất định trong lịch   sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định   và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động XH,  và như vậy là  khác nhau về cách hưởng thụ & về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được   hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn người này thì có thể chiếm đoạt lao   động của tập đoàn người khác, do chỗ  các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ   KT­XH nhất định”. Định nghĩa trên cho thấy: (1) những tập đoàn người  đông đảo trong xã hợi và có thể ở  tầm phạm vi quốc tế, đây là chuẩn mức quan trọng để xác định trong một xã hội nhất định   có những g/c nào; (2) địa vị được xác định bằng sự phân định cơ bản trên 3 phương diện có  quan hệ thống nhất với nhau là: sở hữu về tư liệu sản xuất, tổ chức lao động XH, phương   thức và quy mô thu nhập của cải; (3) Đây là sự  hợp pháp hóa địa vị  và sự  chiếm đoạt lao   động giữa tập đòan này với tập đoàn khác bằng một thể chế  nhà nước và đó là thực chất  đối kháng g/c. Từ  đây có thể  rút ra những kết luận sau: (1) Sự tồn tại g/c là 1 tất yếu của lịch sử  do   trình độ phát triển còn hạn chế của LLSX và do đó sự tồn tại tất yếu của chế độ sở hữu tư  nhân về tư liệu sản xuất; (2) Sự tồn tại của g/c là khách quan chứ không là hiện tượng vĩnh   viễn, XH loài người đã từng trải qua giai đoạn lịch sử không có g/c và cũng sẽ tất yết phát   triển đến XH không có g/c đó là XH cộng sản tương lai; (3) Sự đối kháng trong chế độ kinh  tế  là nguyên nhân dẫn đến đối kháng giữa các g/c trong XH nhất định, nói cách khác là   nguyên nhân phát sinh g/c là từ chế độ kinh tế từ cơ sở kinh tế của XH. * Địa vị của giai cấp là tổng hợp những điều kiện tồn tại vật chất cơ bản qui định sự  tồn   tại của cả  giai cấp  ấy.. Cụ thể địa vị  của giai cấp được qui định bởi quan hệ  giữa người  với người trong sở hữu TLSX, trong tổ chức quản lý SX & trong phân phối sản phẩm. * Thực chất của quan hệ giai cấp đó là giữa bóc lột và bị bóc lột, điều hành và bị điều hành,   thống trị và bị trị. ­ Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa những giai cấp được xác lập trong quan hệ KT   của một hệ thống SX XH nhất định mà lợi ích cơ  bản là đối lập nhau không thể  điều hòa   được. Định nghĩa dân tộc theo triết học : Dân tộc là cộng đồng XH tộc người ổn định bền vững,  cộng đồng người về ngôn ngữ, cộng đoàng về lãnh thổ, cộng đồng về KT, VH, tâm lý tính   cách, cộng đồng về NN, pháp luật. Định nghĩa trên cho thấy: Dân tộc có những đặc trưng sau đây :  (1) Cộng đồng về lãnh thổ, biểu tượng về 1 chủ quyền của dân tộc trong quan hệ với các  quốc gia đến dân tộc khác, mỗi dân tộc có lãnh thổ  riêng, thống nhất không bị  chia cắt.  Lãnh thổ  bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển (kể  cả  đảo và hải đảo) thuộc về  chủ  quyền quốc gia; (2) Cộng đồng về  kinh tế, mỗi dân tộc đều có nền kinh tế cơ bản thống   nhất quốc gia; (3) Cộng đồng về  ngôn ngữ, mỗi dân tộc gồm nhiều tộc người với những   ngôn ngữ  khác nhau nhưng phải có 1 ngôn ngữ  chung thống nhất dùng để  giao tiếp; (4)  Cộng đồng về văn hóa, tâm lý, tính cách, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa độc đáo của riêng  mình hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử; (5)  Cộng đồng về nhà nước và   pháp luật, mỗi dân tộc quốc gia là sự  thống nhất của nhà nước và pháp luật thống nhất.  Tóm lại : Một dân tộc phải có đầy đủ 5 đặc trưng trên. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2