intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Ngữ văn lớp 7, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM ============= NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2024- 2025 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: PHẦN I. VĂN BẢN: 1. Yêu cầu chung: Học sinh ôn tập các văn bản: TT Thể loại 1. Truyện ngắn 2. Thơ 4 chữ, 5 chữ. 2. Cụ thể: Học sinh cần nắm vững: - Các khái niệm về thể loại và yếu tố liên quan đến thể loại: Truyện (đề tài, chủ đề, cốt truyện, chi tiết, nhân vật, ngôi kể, lời người kể truyện, lời nhân vật…); thơ (thể thơ, số chữ, số dòng, nhịp thơ, cách gieo vần, hình ảnh trong thơ, tình cảm, cảm xúc trong thơ, cảm hứng chủ đạo…) - Vận dụng những kiến thức đã học ở từng thể loại để làm bài. PHẦN II. TIẾNG VIỆT: Ôn tập các kiến thức tiếng Việt và các dạng bài tập liên quan: Nội dung TT Tên bài Mở rộng 1 Mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm cấu trúc câu . từ 2 Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ . 3 So sánh Biện pháp tu từ . 4 Nhân hóa . 5 Điệp từ . 6 Ẩn dụ .
  2. 7 Hoán dụ . 8 Nói giảm nói tránh . Cấu tạo từ 9 Từ láy . Ngữ nghĩa 1 Nghĩa của từ 0 . PHẦN III. TẬP LÀM VĂN Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ 4 hoặc 5 chữ. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: Đề số 1 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6 điểm) MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO Mấy ngày mẹ về quê Nhưng chị vẫn hái lá Là mấy ngày bão nổi Cho thỏ mẹ, thỏ con Con đường mẹ đi về Em thì chăm đàn ngan Cơn mưa dài chặn lối. Sớm lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Hai chiếc giường ướt một Mua cá về nấu chua… Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Thế rồi cơn bão qua Nằm ấm mà thao thức. Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Nghĩ giờ này ở quê Sáng ấm cả gian nhà. Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt. (Đặng Hiển – Trích Hồ trong mây) Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúng ra giấy kiểm tra:
  3. Câu 1. Thể thơ nào được sử dụng trong bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Lục bát D. Tự do Câu 2. Bài thơ gieo vần nào? A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần liền D. Vần hỗn hợp Câu 3. Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? A. Người mẹ B. Người cha C. Người con D. Người bà Câu 4. Nghĩa của từ “thao thức” là gì? A. Trằn trọc không ngủ được vì có điều suy nghĩ, không yên B. Bồn chồn, chờ đợi, không ngủ được vì có điều suy nghĩ, không yên C. Hồi hộp đến không ngủ được vì có điều suy nghĩ, không yên D. Lo lắng đến không ngủ được vì có điều suy nghĩ, không yên Câu 5. Tình cảm, cảm xúc của con dành cho mẹ trong bài thơ là gì? A. Tình cảm yêu thương và nhớ mong mẹ. B. Tình cảm yêu thương và biết ơn mẹ. C. Niềm vui sướng khi có mẹ bên cạnh. D. Cô đơn, trống vắng khi mẹ vắng nhà. Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 7. Câu thơ nào nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về? A. Mấy ngày mẹ về quê B. Thế rồi cơn bão qua C. Bầu trời xanh trở lại D. Mẹ về như nắng mới Câu 8. Dòng nào sau đây chỉ bao gồm các từ láy? A. thao thức, đàn ngan B. vụng về, đàn ngan C. thao thức, vụng về D. đàn ngan, gian nhà * Trả lời câu 9,10,11 ra giấy kiểm tra Câu 9: (1 điểm) Em có nhận xét gì về hình ảnh người mẹ trong bài thơ trên? Câu 10: (2 điểm) Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ cuối bài thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 11: (1 điểm) Qua bài thơ, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với mẹ? PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết đoạn văn 10 – 12 câu ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ em yêu thích. Trong đó có sử dụng một từ láy (gạch chân, chú thích từ láy đó). Đề số 2 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6 điểm)
  4. ĐƯA CON ĐI HỌC Tế Hanh Sáng nay mùa thu sang Cha đưa con đi học Sương đọng cỏ bên đường Nắng lên ngời hạt ngọc Lúa đang thì ngậm sữa Xanh mướt cao ngập đầu Con nhìn quanh bỡ ngỡ Sao chẳng thấy trường đâu? Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước Thu 1964 (In trong Khúc ca mới, Tr.32, NXB Văn học,1966) Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúng ra giấy kiểm tra: Câu 1. Thể thơ nào được sử dụng trong bài thơ “Đưa con đi học”? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Lục bát D. Tự do Câu 2. Cách gieo vần của bài thơ: A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần liền D. Vần hỗn hợp Câu 3. Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? A. Người mẹ B. Người cha C. Người con D. Người bà Câu 4. Nghĩa của từ “bỡ ngỡ” trong câu thơ “Con nhìn quanh bỡ ngỡ” là gì? A. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen B. Có cảm giác vui thích trước những điều mới lạ C. Có cảm giác bồi hồi trước mọi việc D. Cảm thấy bất an về một vấn đề đang xảy ra Câu 8. Chủ đề bài thơ là gì? A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con. B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha. D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha
  5. Câu 6. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Đưa con đi học”? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 7. Theo em, hình ảnh “hạt ngọc” được hiểu là gì? A. Nắng mùa thu C. Hương lúa mùa thu B. Gió mùa thu D. Sương trên cỏ bên đường Câu 8. Trong câu thơ: “Lúa đang thì ngậm sữa”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. So sánh * Trả lời câu 9,10,11 ra giấy kiểm tra Câu 9: (1 điểm) Em có cảm nhận gì về tình cảm của người cha dành cho con trong bài thơ? Câu 10: (2 điểm) Em hãy chỉ ra nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước” Câu 11: (1 điểm). Qua đoạn thơ trên, em sẽ làm gì để thể hiện thể hiện tình yêu thương đối với cha của mình. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết đoạn văn 10 – 12 câu ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ em yêu thích. Trong đó có sử dụng một từ láy (gạch chân, chú thích từ láy đó). Đề số 3 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6 điểm) ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (trích) Minh Huệ “Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm
  6. Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúng ra giấy kiểm tra: Câu 1. Thể thơ nào được sử dụng trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Lục bát D. Tự do Câu 2. Cách gieo vần của bài thơ: A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần liền D. Vần hỗn hợp Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 4. Nghĩa của từ “trầm ngâm” là gì? A. Gợi ra dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm một điều gì đó B. Gợi ra dáng vẻ đang phân vân một điều gì đó C. Gợi ra dáng vẻ đang tính toán một điều gì đó cần thực hiện D. Gợi ra dáng vẻ đang mong muốn một điều gì đó trong tương lai Câu 5. Dòng nào sau đây chỉ những hành động, cử chỉ ân cần của Bác dành cho các anh đội viên: A. đốt lửa, dém chăn, nhón chân B. lặng yên, đốt lửa, nhón chân C. trầm ngâm, dém chăn, nhón chân D. dém chăn, lặng yên, trầm ngâm Câu 6. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? A. Tâm trạng của anh đội viên trong lần đầu thức giấc. B. Tình cảm của Bác dành cho đất nước, dân tộc. C. Hình ảnh của Bác và tâm trạng của anh đội viên trong lần đầu thức giấc. D. Tình cảm của anh đội viên dành cho Bác. Câu 7. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi viết trong câu thơ câu thơ: “Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. So sánh Câu 8. Khổ thơ thứ 2 của đoạn thơ trên có mấy từ láy? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 * Trả lời câu 9,10,11 ra giấy kiểm tra Câu 9: (1 điểm) Em có cảm nhận gì về hình tượng của Bác trong những khổ thơ trên? Câu 10: (2 điểm) Em hãy chỉ ra nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Người Cha mái tóc bạc
  7. Đốt lửa cho anh nằm” Câu 11: (1 điểm) Qua đoạn thơ trên, em sẽ làm gì để thể hiện lòng kính yêu đối với Bác? PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết đoạn văn 10 – 12 câu ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ em yêu thích. Trong đó có sử dụng một từ láy (gạch chân, chú thích từ láy đó). C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: 80% tự luận + 20% trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 90 phút BGH duyệt Tổ trưởng CM Giáo viên Kiều Thị Hải Nguyễn Thị Thắm Nguyễn Thanh Mai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2