YOMEDIA
ADSENSE
Ôn tập môn: Luật lao động
506
lượt xem 112
download
lượt xem 112
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi môn Luật lao động, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu ôn tập môn Luật lao động dưới đây. Nội dung tài liệu cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập có lời giải. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ôn tập môn: Luật lao động
- ÔN TẬP MÔN LUẬT LAO ĐỘNG Chương I: Những vấn đề cơ bản I. Đối tượng điều chỉnh - Luật Lao Động điều chỉnh các quan hệ lao động giữa NLĐ làm công ăn lương với NSDLĐ là DN, TỔ CHỨC, CN và các QUAN HỆ XH khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động: + QUAN HỆ về tạo việc làm và học nghề là QUAN HỆ hình thành giữa cá nhân có nhu cầu việc làm hoặc hoạc nghề với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có khả năng và điều kiện do pháp luật quy định để tạo việc làm và tổ chức dạy nghề. QUAN HỆ XH nhằm tạo điều kiện cho sự ra đời của QUAN HỆ LĐ nên được LLĐ điều chỉnh + QUAN HỆ về BHXH là QUAN HỆ về bảo đảm vật chất cho NLĐ làm công ăn lương trong những TH bị tạm thời hoặc hoàn toàn mất khả năng lao động hoặc gặp những rủi ro, hiểm nghèo làm gảm hoặc mất thu nhập bình thường. QUAN HỆ về BHXH bao gồm 2 nhóm quan hệ về thành lập quỹ BHXH và QUAN HỆ thực hiện BHXH. Là loại hình QUAN HỆ XH phái sinh tự QUAN HỆ LĐ QUAN HỆ BHXH được LLĐ điều chỉnh + QUAN HỆ về BHTH là loại quan hệ xã hội phát sinh trong trường hợp một bên chủ thể của QUAN HỆ LĐ gây thiệt hại về tài sản hoặc sức khỏe, tính mạng cho chủ thể bên kia thì phải BTTH đã gây ra. Thiệt hại do 1 bên gây ra trong quá trình thực hiện QUAN HỆ LĐ liên quan trực tiếp với QUAN HỆ LĐ cho nên được LLĐ điều chỉnh + QUAN HỆ về QL NHÀ NƯỚC về lao động là quan hệ xã hội giữa các CQ NHÀ NƯỚC có thẩm quyền với người sử dụng lao động trong quá trình các CQ NHÀ NƯỚC thực hiện việc quản lý lao động xa hội và tổ chức tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động cũng như việc xử lý các vi phạm pháp luật lao động. QL NHÀ NƯỚC về LĐ và thah tra NHÀ NƯỚC về lao động nhằm đảm bảo cho QUAN HỆ LĐ thực hiện đúng QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT, do đó phải được điều chỉnh bởi luật lao động + QUAN HỆ về giải quyết tranh chấp lao động là QUAN HỆ XH giữa 1 bên là cơ quan, tổ chức, cá nhân được pháp luật giao quyền giải quyết các tranh chấp trong quá trình thực hiện quan hệ lao động với bên kia là các chủ thể của QUAN HỆ LĐ có tranh chấp bao gồm
- NLĐ, TTLĐ, và NSDLĐ trong TH các bên tranh chấp có yêu cầu. Giải quyết tranh chấp lao động nhằm tạo điều kiện ổn định quan hệ lao động, do đó quan hệ giải quyết tranh chấp lao động được LLĐ điều chỉnh + QUAN HỆ giữa tổ chức CĐ và NSDLĐ là QUAN HỆ XH nhằm giải quyết một các hài hòa mối quan hệ giữa tổ chức công đoàn với tư cách là người đại diện của TTLĐ với chủ doanh nghiệp với những vđ liên quan đến lao động, sẳn xuất và đời sống của NLĐ, bảo đảm cho tổ chức CĐ thực hiện các quyền của mình do PHÁP LUẬT quy định, MỐI QUAN HỆ này trực tiếp liên quan đến QUAN HỆ LĐ và được luật lao động điều chỉnh - Lưu ý: + Quan hệ lao động giữa cán bộ, công chức với CQ NHÀ NƯỚC, NLĐ là cán bộ, công chức, được NHÀ NƯỚC trao cho 1 phần quyền lực nhà nước và hộ được thừa hành 1 phần quyền lực đó QUAN HỆ LĐ của họ với NHÀ NƯỚC là 1 loại QUAN HỆ QL, do ngành luật hành chính điều chỉnh. + Trong QUAN HỆ HTX viên với HTX, xã viên vừa là thành viên của chủ sở hữu HTX, vừa là thành viên của CQQL HTX QUAN HỆ LĐ giữa HTX viên và HTX do Điều lệ của từng HTX điều chỉnh. II.Phương pháp điều chỉnh - LLĐ sử dụng cả 2 phương pháp điều chỉnh là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp thỏa thuận. Tùy thuộc vào từng loại quan hệ hoặc từng mặt của quan hệ XH mà PHÁP LUẬTLĐ điều chỉnh - Phương pháp thỏa thuận: được dùng trong việc xác lập QUAN HỆ LĐ cá nhân (thông qua HĐLĐ) và QUAN HỆ LĐ tập thể (thông qua TƯLĐTT) - Phương pháp mệnh lệnh: trong quá trình lao động, NLĐ phải chấp hành sự điều hành, quản lý, tổ chức của NSDLĐ trong khuôn khổ của PHÁP LUẬT. PP mệnh lệnh được sử dụng có mức độ trong các QUAN HỆ về thời gian lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động... III. Các nguyên tắc của luật lao động. - Các nguyên tắc chung
- Bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động - Nguyên tắc cụ thể + Bảo đảm quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc của người lao động và quyền tự do thuê mướn lao động của người sử dụng lao động + Nguyên tắc trả lương (trả công) căn cứ vào năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả của công việc nhưng không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định + Nguyên tắc bảo hộ lao động đối với người lao động + Nguyên tắc bảo đảm quyền nghỉ ngơi theo chế độ đối với người lao động. + Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động + Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do lập hội của người lao động theo quy định của pháp luật + Nguyên tắc bảo đảm quyền đình công của người lao động theo quy định của pháp luật IV. Quan hệ pháp luật về lao động 1. Quan hệ pháp luật lao động - Khái niệm: là QUAN HỆ XH phát sinh trong quá trình NSDLĐ tuyển chọn và sử dụng SLĐ của NLĐ được các QUY PHẠM PHÁP LUẬT LĐ điều chỉnh - Đặc điểm: + Được xác lập trên cơ sở sự giao kết HĐLĐ + Trong QUAN HỆ LĐ, NLĐ phải chịu sự quản lý điều hành của NSDLĐ. + Quá trình phát sinh, thay đổi, chấm dứt QUAN HỆ LĐ thường có sự tham gia của tổ chức công đoàn. - QUAN HỆ LĐ bao gồm: + QUY PHẠM PHÁP LUẬT về tuyển chọn lao động. + QUY PHẠM PHÁP LUẬT về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của NLĐ + QUY PHẠM PHÁP LUẬT về kỷ luật lao động + QUY PHẠM PHÁP LUẬT về trả lương, trả công cho NLĐ + QUY PHẠM PHÁP LUẬT về bảo hộ lao động cho NLĐ. - Chủ thể của QUY PHẠM PHÁP LUẬTLĐ
- + NLĐ: có NLPHÁP LUẬT LĐ và NLHVLĐ + NSDLĐ: là DN, cơ quan, TỔ CHỨC hoặc CN (ít nhất phải đủ 18t), có khả năng thuê mướn, sử dụng và trả công lao động - Nội dung: bao gồm các quyền và nghĩa vụ của người lao động và NSDLĐ 2. Quan hệ pháp luật về việc làm và học nghề - Nhóm quan hệ PHÁP LUẬT về việc làm - Bao gồm 3 nhóm quan hệ pháp luật cụ thể: + QUY PHẠM PHÁP LUẬT giữa NHÀ NƯỚC và NLĐ + QUY PHẠM PHÁP LUẬT giữa NLĐ và NSDLĐ + QUY PHẠM PHÁP LUẬT giữa các tổ chức gt việc làm và NLĐ có nhu cầu. - QUY PHẠM PHÁP LUẬT về học nghề: là QUY PHẠM PHÁP LUẬT giữa cơ sở dạy nghề và NLĐ học nghề - Cơ sở dạy nghề có thể là CN, DN hoặc tổ chức có đủ điều kiện do PHÁP LUẬT quy định - Cơ sở dạy nghề có nghĩa vụ đăng ký, hoạt động và nộp thuê cho nhà nước, và có quyền thu học phí theo quy định của PHÁP LUẬT - Được thực hiện thông qua hợp đồng 3. QUY PHẠM PHÁP LUẬT giữa tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động (thực chất là QUAN HỆ LĐ tập thể) - Chủ thể: TỔ CHỨC CĐ và NSDLĐ - Nội dung: các quyền của TỔ CHỨC CĐ và nghĩa vụ của NSDLĐ phải đáp ứng do LLĐ quy định. 4. Quan hệ pháp luật về BHXH - Là QUY PHẠM PHÁP LUẬT về việc bảo đảm những lợi ích vật chất cho NLĐ trong trường hợp NLĐ đang có QUAN HỆ LĐ với NSDLĐ mà bị tạm thời hoặc hoàn toàn mất khả năng lao động. - QUY PHẠM PHÁP LUẬT về tạo lập quỹ BHXH - Là QUY PHẠM PHÁP LUẬT giữa các bên tham gia BHXH (NLĐ và NSDLĐ) và cơ quan BHXH ( Bảo hiểm Xã hội VN).
- - QUY PHẠM PHÁP LUẬT về thực hiện BHXH - Là QUY PHẠM PHÁP LUẬT giữa CQ BHXH và người được bảo hiểm: là người lao động (đôi khi là thành viên gia đình của NLĐ) đã hoặc đang tham gia quan hệ pháp luật lao động. - Nội dung: quyền được hưởng BHXH của NLĐ và nv của cơ quan BHXH phải chi trả các loại trợ cấp BHXH một cách đầy đủ, thuận tiện cho người được BH. 5. QUY PHẠM PHÁP LUẬT về giải quyết tranh chấp lao động. - Là QUY PHẠM PHÁP LUẬT giữa các chủ thể của QUY PHẠM PHÁP LUẬTLĐ có tranh chấp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. - Chủ thể: + NLĐ và NSDLĐ + cơ quan, tổ chức, các nhân có thẩm quyền giải quyết - Nội dung: quyền và nghĩa vụ của các bên giải quyết tranh chấp; quyền và nghĩa vụ của bên giải quyết tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp. 6. QUY PHẠM PHÁP LUẬT về quản lý nhà nước về lao động và thanh tra nhà nước về lao động Chương II: Hợp đồng lao động I. Khái niệm, đặc điểm, phân loại HĐLĐ - Khái niệm (Điều 15 BLLĐ) - Đặc điểm - Chủ thể: NLĐ làm công ăn lương và NSDLĐ - Đối tượng của HĐLĐ: + Việc làm: Công việc mà NLĐ sẽ phải thực hiện theo yêu cầu của NSDLĐ + Sự trả công: giá trị của SLĐ - Mục đích phải hợp pháp – chính là mục đích công việc cũng như sự trả công - Thể hiện sự điều hành nhất định nhưng ko làm mất đi tính tự chủ
- - Phải do NLĐ trực tiếp ký hết và thực hiện trừ những trường hợp theo quy định của pháp luật - Phải được thực hiện liên tục trong 1 thời gian nhất định hoặc trong 1 thời gian vô hạn định - Phân loại - Căn cứ vào hình thức: HĐLĐ giao kết bằng văn bản và bằng lời nói - Căn cứ vào thời hạn (Điều 22) II. Chế độ giao kết hợp đồng 1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng - HĐLĐ pải tuân thủ các nguyen tắc chung của giao dịch hợp đồng dân sự (Điều 389 BLDS) Cụ thể như sau: - Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực - Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, TƯLĐTT và đạo đức xã hội - NLĐ có thể giao kết nhiều HĐLĐ với nhiều NSDLĐ khác nhau với điều kiện phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các HĐ đó - Khuyến khích những thỏa thuận trong hợp đồng có lợi hơn cho NLĐ 2. Chủ thể của HĐ. - Chủ thể của quan hệ hợp đồng lao động là các cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào quan hệ hợp đồng lao động để được hưởng những quyền và thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định. - Các chủ thể phải có đầy đủ những điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi. - Người lao động (K1, điều 3) + Ít nhất phải đủ 15 tuổi, có khả năng lao động + Trường hợp dưới 15 tuổi: (Điều 164) + Trường hợp NLĐ làm việc cho TỔ CHỨC, CN nước ngoài thì pải đủ 18 tuổi và đáp ứng các điều kiện khác do PHÁP LUẬT quy định.
- - Người sử dụng lao động (K2, điều 3) + NSDLĐ là tổ chức thì phải có đầy đủ tư cách pháp lý và đủ điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc sử dụng lao động + Tổ chức khi ký kết hợp đồng lao động phải thông qua người đại diện. Nếu tổ chức không có tư cách pháp nhân thì bắt buộc người đại diện hợp pháp phải trực tiếp ký kết không được ủy quyền. + NSDLĐ là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi trở lên, có trí tuệ phát triển bình thường, có đủ năng lực và tài sản để tổ chức quá trình lao động và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. 3. Nội dung của HĐ - Nội dung của hợp đồng là toàn bộ các vấn đề mà hai bên thỏa thuận và đưa vào hợp đồng, trong đó có chứa đựng quyền và nghĩa vụ của các bên. - Hợp đồng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu (K1 Đ23). Ngoài các nội dung chủ yếu các bên còn có thể đề xuất thêm những điều khoản khác căn cứ vào những yêu cầu đặc thù (nhưng không được trái PHÁP LUẬT) - Hợp đồng lao động có các loại điều khoản sau: + Điều khoản thường lệ + Điều khoản chủ yếu + Điều khoản tuỳ nghi 4. Hình thức của HĐ (Đ 16) 5. Hiệu lực của HĐ - Thời điểm có hiệu lực (Đ 25) - HĐLĐ vô hiệu: Điều 50 - 52 III. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Điều 35 – Điều 49)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn