intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân hữu cơ sinh học Wokozim

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

387
lượt xem
98
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong trồng trọt phân bón là vật tư không thể thiếu với cây trồng, việc lam dụng quá nhiều phân hoá học đã làm hư hại đất, ảnh hường đến môi trường và làm mất cân đối dinh dưỡng trong cây, giảm sức đề kháng và dẫn đến giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân hữu cơ sinh học Wokozim

  1. Phân hữu cơ sinh học Wokozim Sử dụng phân hữu cơ Wokozim trên cây thanh long Trong trồng trọt phân bón là vật tư không thể thiếu với cây trồng, việc lam dụng quá nhiều phân hoá học đã làm hư hại đất, ảnh hường đến môi trường và làm mất cân đối dinh dưỡng trong cây, giảm sức đề kháng và dẫn đến giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Sử dụng phân hữu cơ sinh học là một trong những giải pháp cho thực trạng trên nhưng phân bón hữu cơ sinh học Wokozim còn mang đến sự khác biệt từ nguyên liệu, công nghệ chế biến và hiệu quả sử dụng với nhiều loại cây trồng trong nhiều điều kiện hoàn cảnh bất lợi khác nhau. Thành phần dưỡng chất độc đáo của phân hữu cơ sinh học Wokozim bao gồm Cytokinins, Auxins, Enzymes, Phức hợp Protein thủy phân và Betaines. Ngoài ra phân Wokozim còn chứa các nguyên tố trung lượng, vi lượng, siêu vi lượng: Ca, Mg, Zn, Fe, B, Mo, Mn, Cu, I ốt, vitamin E và 12 vitamin khác, 21 lọai acid amin, hơn 60 khóang chất và N, P, K. Phân hữu cơ sinh học Wokozim đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam, cho kết quả rất tốt trên nhiều lọai cây trồng khác nhau. Ngày 10 tháng 10 năm 2005 Bộ NN-PTNT đã có quyết định số 2702/QĐ-BNN- KHCN công nhận cho áp dụng phân bón hữu cơ sinh học Wokozim vào sản xuất, ngày
  2. 7 tháng 7 năm 2006 có quyết định số 55/2006/QĐ-BNN bổ sung phân hữu cơ sinh học Wokozim vào danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Với những đặc tính nổi trội thấy được qua sử dụng Wokozim trong sản xuất, Bộ NN-PTNT đã công nhận Wokozim là phân bón mới theo quyết định số 3446/QĐ-BNN-TT ngày 5/11/2007. Phân hữu cơ sinh học Wokozim có 2 dạng: hạt và lỏng. Để sử dụng có hiệu quả mỗi dạng phân bón Wokozim cần chú ý hàm lượng như sau: Wokozim hạt: - Lúa, bắp, rau, đậu,hoa: 20-30kg/ha/lần bón - Cây ăn quả, cây công nghiệp:100-250g/gốc/lần bón Wokozim lỏng: -Lúa, bắp,rau,đậu,hoa: 500 ml/ha/lần phun -Cây ăn trái, cây công nghiệp: 1-1,5 lít/ha/lần phun Tùy theo giai đọan sinh trưởng của từng lọai cây trồng mà người sản xuất sử dụng Wokozim dạng hạt hay lỏng để có năng suất và chất lượng cao nhất. Khi sử dụng Wokozim vào thời vụ đầu hoặc năm đầu không nên giảm ngay các loại phân khác. Sang vụ tiếp theo hoặc năm tiếp theo có thể giảm từ 20-30% các loại phân khác. Phân Wokozim có thể phối trộn với hầu hết các loại phân bón và thuốc trừ sâu khác để bón mà không gây tác hại và không gây ngộ độc với con người. Tính chậm tan của phân Wokozim hạt là một trong những tính độc đáo của sản phẩm, đặc tính này nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết từ từ cho cây trồng, tránh thất thóat dinh dưỡng do hiện tượng rửa trôi hay bốc hơi. Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu ĐBSCL-ĐH Cần Thơ cho thấy: khi bón phân NPK vào đất thì có đến 40- 60 % dinh dưỡng trong phân bị thất thoát do thấm sâu, rửa trôi, bốc hơi và chảy tràn, cây trồng chỉ sử dụng 40-60% dinh dưỡng từ các lọai phân này.
  3. Phân hữu cơ sinh học Wokozim- sản phẩm của tập đòan nổi tiếng Biostadt, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến với nguyên liệu từ tự nhiên, chứa đầy đủ dưỡng chất dưới dạng dễ hấp thu rất cần thiết cho hầu hết các loại cây công nghiệp như mía, cà phê, ca cao, hồ tiêu, rất phù hợp với các loại rau ăn lá, rau ăn trái và các loại cây ăn trái, đặc biệt đối với thanh long, xoài....làm tăng năng suất và chất lượng lúa. Wokozim giúp cho có nông sản có phẩm chất ngon, hơn nữa rất an toàn cây trồng vì không gây ngộ độc và không gây ô nhiễm môi trường. Phân hữu cơ sinh học Wokozim rất phù hợp cho các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, Global GAP... Đây cũng là sản phẩm góp phần đưa sản xuất nông dần dần thực sự là nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Phân NPK Hoàng Liên giúp lúa mùa đạt năng suất cao Tham quan mô hình trình diễn tại Phong Niên.
  4. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Công ty Apatit Việt Nam đánh giá kết quả mô hình trình diễn phân bón NPK Hoàng Liên trên cây lúa mùa tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng. Tại đây, mô hình được thực hiện trên 3 ha lúa của 35 hộ tham gia. Sau quá trình bón NPK Hoàng Liên công thức 12 - 2 - 8, kết quả cho thấy: Cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh tập trung, bộ lá xanh, cứng và dày hơn đối chứng, là điều kiện tốt để lúa chống chịu sâu bệnh hại. Số hạt, bông lúa chắc đều cao hơn đối chứng, do đó năng suất cao hơn từ 5 đến 7 tạ/ha. Bón phân NPK cũng làm giảm chi phí và công sản xuất. Kết quả cho thấy: Ruộng mô hình cho lãi cao hơn ruộng đối chứng là 3 triệu 770 nghìn đồng/ha. Từ kết quả này, ngành Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng phân bón NPK trong sản xuất. Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Xí nghiệp phân bón và Hóa chất (thuộc Công ty Apatit Việt Nam) sẽ tiếp tục phối hợp trình diễn trên cây lúa Xuân năm 2009, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Phân "sạch" Humate: Bạn của nhà nông! Với loại phân này, nông dân giảm được một phần không nhỏ chi phí đầu tư; cây trồng phát triển nhanh, kháng được nhiều loài sâu bệnh, năng suất và chất lượng sản
  5. phẩm tăng đáng kể. Quan trọng hơn là môi trường không bị ô nhiễm, người tiêu dùng được sử dụng nông sản an toàn. Vụ hè thu 2008, Trạm Bảo vệ thực vật Thăng Bình phối hợp với Công ty cổ phần Thương mại Đại Nông và Công ty TNHH Duyên Hoa tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nhiều hộ dân ở các xã Bình Giang, Bình Tú, Bình Chánh, thị trấn Hà Lam để tiến hành xây dựng 5 mô hình canh tác lúa và đậu phụng, sử dụng phân hữu cơ khoáng Ca.Humate và phân bón lá Tin-K-Humate Super. Đây là hai loại phân hữu cơ cao cấp, thân thiện với môi trường, có khả năng cải tạo đất; đồng thời giúp cây trồng chống được nhiều loại sâu bệnh. Ông Võ Đăng Bổ (thôn Tú Phương, xã Bình Tú) - một trong những hộ tham gia chương trình này cho biết, những vụ hè thu trước, bình quân 1 sào đất sản xuất lúa, ông sử dụng 13kg phân Urê, 30kg phân Lân, 8kg Kali, 8kg NPK và nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh. Vụ này, khi đưa 30kg phân hữu cơ khoáng Ca.Humate (3.000đồng/kg) và 4 chai phân bón lá Tin-K-Humate Super (9.000đồng/chai) vào bón và phun bổ sung, mỗi sào ông giảm được 26kg phân Lân, hơn 4kg Urê, 6kg NPK, 2kg Kali… Tính ra, chi phí đầu tư cho 1 sào lúa không sử dụng phân hữu cơ khoáng Ca.Humate và phân bón lá Tin-K-Humate Super cao hơn 50 nghìn đồng so với ruộng lúa bón và phun bổ sung hai loại phân này. Tại các mô hình sản xuất lúa có dùng hai sản phẩm phân hữu cơ cao cấp nêu trên ở Bình Giang, Bình Chánh và thị trấn Hà Lam, bà con nông dân cũng cho biết, so với những năm trước, vụ này mỗi sào bà con tiết kiệm được 48-55 nghìn đồng tiền phân bón so với vụ trước. Đặc biệt, bà con nông dân hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu trong suốt quá trình canh tác. Theo ông Nguyễn Thanh Khương - Phó trạm Khuyến nông - Khuyến lâm Thăng Bình, những ruộng lúa sử dụng phân Ca. Humate và phân bón lá Tin-K-Humate Super đều có chung đặc điểm: Hạt giống nẩy mầm rất nhanh, bộ rễ phát triển mạnh, giai đoạn sau sạ đến trước khi trổ, lúa xanh tốt (xanh tươi chứ không xanh đậm), đẻ nhánh rất khỏe, chiều cao của cây tăng mạnh. Đáng nói hơn, từ đầu đến cuối vụ nông dân không một lần phun thuốc trừ sâu. Các loại sâu bệnh nguy hiểm và thường gặp ở vụ hè thu như bọ trĩ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, sâu đục thân, bệnh khô vằn… chỉ xuất hiện rải rác và gây hại với mật độ rất thấp. Đáng chú ý, nếu
  6. những ruộng đối chứng bị bệnh lem lép thối hạt tàn phá khá nặng thì trên các chân ruộng trình diễn không xảy ra hiện tượng này. Không chỉ vậy, những ruộng lúa bón và phun bổ sung hai sản phẩm phân Humate có chiều dài bông và tổng số hạt chắc/bông cao hơn nhiều so với ruộng đối chứng cùng gieo sạ một trà và chung một loại giống. Những năm trước đây, không vụ hè thu nào năng suất lúa trên cánh đồng Cây Cao của xã Bình Giang đạt 250kg khô/sào, thế nhưng bây giờ thì đã khác. Được tập huấn bài bản kỹ năng canh tác, hè thu này, 2 sào lúa của bà Đặng Thị Nhung (ở thôn 4) sản xuất bằng giống Xi23, sử dụng bổ sung phân hữu cơ khoáng Ca.Humate và Tin-K-Humate Super mỗi sào cho năng suất hơn 300kg lúa khô. Tại những ruộng lúa ở Hà Lam, Bình Chánh, Bình Tú có dùng hai loại phân này, năng suất lúa cũng tăng 45-50 kg/sào… Không chỉ cây lúa, 2 sào đậu phụng L14 sản xuất khảo nghiệm ở xã Bình Giang có bón và phun bổ sung phân Humate cũng đã cho thấy một tín hiệu hết sức lạc quan. Ông Võ Duy Anh - Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Thăng Bình cho biết, bình quân mỗi sào nông dân giảm được 10 kg vôi và 35 nghìn đồng tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, so với những diện tích đối kháng, 2 sào đậu này cũng bị bệnh vàng lá, lở cổ rễ, chết cây con… gây hại. Mặc dù chưa đến kỳ thu hoạch, nhưng theo ông Anh thì năng suất ở ruộng đậu phụng trình diễn sẽ tăng ít nhất 30% so với vụ hè thu 2007. Lãnh đạo Công ty cổ phần Thương mại Đại Nông thông tin: 4 năm trở lại đây, đơn vị cũng đã phối hợp với ngành nông nghiệp các huyện phía bắc của tỉnh, như Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc tổ chức tập huấn kỹ thuật, cung ứng phân hữu cơ khoáng Ca.Humate và phân bón lá Tin-K-Humate Super để nông dân sử dụng trên những chân đất sản xuất lúa và các loại rau màu. Kết quả cho thấy, đã giúp nông dân giảm 30-50% chi phí đầu tư, năng suất lúa tăng khoảng 20%, giá trị 1 héc ta rau đậu cũng tăng 10-12 triệu đồng. Điều đáng nói là, nhờ sử dụng phân bón sạch, nên rau màu dễ dàng “có cửa” vào các siêu thị ở Đà Nẵng, Quảng Nam và một số tỉnh, thành lân cận…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2