Vũ Trọng Sinh và đtg<br />
<br />
132<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
80(04): 127 - 131<br />
<br />
Chu Việt Hà và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
80(04): 133 - 138<br />
<br />
PHÁT XẠ HUỲNH QUANG CỦA CÁC CHẤM LƯỢNG TỬ CdSe VÀ CdSe/CdS<br />
CHO ỨNG DỤNG ĐÁNH DẤU SINH HỌC<br />
Chu Việt Hà*1, Vũ Thị Kim Liên1,Trần Hồng Nhung2, Lê Tiến Hà1<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
Viện Vật lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các chấm lượng tử CdSe và CdSe/CdS cấu trúc lõi /vỏ được chế tạo phân tán trong nước cho mục<br />
đích đánh dấu sinh học. Phát xạ huỳnh quang của các chấm lượng tử CdSe và CdSe/CdS tăng<br />
mạnh sau khi chế tạo và đạt ổn định sau 3 tháng, chất lượng của các chấm lượng tử này rất tốt, có<br />
độ ổn định quang cao, cường độ phát quang không giảm nhiều sau một đến hai năm chế tạo. Hiệu<br />
suất lượng tử của các chấm lượng tử CdSe/CdS đạt tới 20-50% và hiệu suất lượng tử của các chấm<br />
lượng tử CdSe đạt cỡ 10%. Cường độ phát quang của các chấm lượng tử không giảm khi cho vào<br />
các môi trường pH sinh học.<br />
Từ khóa: phát xạ huỳnh quang, chấm lượng tử, đánh dấu sinh học, CdSe, CdSe/CdS<br />
<br />
GIỚI THIỆU*<br />
Ngày nay, các chấm lượng tử (là các hạt nano<br />
bán dẫn) đã là các vật liệu quen thuộc ứng<br />
dụng trong dán nhãn màu và đánh dấu sinh<br />
học, đang được quan tâm nghiên cứu sâu rộng<br />
trên thế giới. Các chấm lượng tử có các tính<br />
chất lượng tử đặc biệt là hệ quả của sự phụ<br />
thuộc của độ rộng vùng cấm vào kích thước<br />
hạt do hiệu ứng giam giữ lượng tử. Hiệu ứng<br />
giam giữ lượng tử xảy ra khi kích thước tinh<br />
thể có thể so sánh với bước sóng de Broglie<br />
của điện tử và lỗ trống. Khi đó cả điện tử và<br />
lỗ trống đều bị giam giữ và các mức năng<br />
lượng của chúng bị lượng tử hóa. Sự giam giữ<br />
lượng tử làm gián đoạn các mức năng lượng<br />
theo chiều giam giữ và làm thay đổi mật độ<br />
trạng thái theo năng lượng. Kết quả là hấp thụ<br />
hay phát xạ của các chấm lượng tử phụ thuộc<br />
vào kích thước hạt, nghĩa là chúng ta có thể<br />
điều khiển được tính chất quang (hay màu<br />
phát xạ huỳnh quang) theo kích thước của các<br />
chấm lượng tử.<br />
Bằng cách sử dụng các chấm lượng tử khác<br />
nhau người ta có thể đánh dấu huỳnh quang<br />
trong khoảng rộng từ vùng khả kiến gần đến<br />
vùng hồng ngoại gần, trong khoảng từ 400nm<br />
đến 2000nm. Các chấm lượng tử thường được<br />
sử dụng trong đánh dấu sinh học là các chấm<br />
lượng tử trên cơ sở CdSe và CdTe vì phổ phát<br />
xạ của chúng trải toàn bộ vùng phổ nhìn thấy<br />
tùy thuộc vào kích thước [1].<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912132036<br />
<br />
Trong bài báo này, chúng tôi chế tạo các<br />
chấm lượng tử CdSe và CdSe/CdS phân tán<br />
trong nước cho ứng dụng đánh dấu sinh học.<br />
Các chấm lượng tử này có cường độ phát<br />
quang mạnh với hiệu suất cao, phát xạ ở các<br />
bước sóng khác nhau phụ thuộc vào kích<br />
thước hứa hẹn là các chất đánh dấu sử dụng<br />
cho các ứng dụng sinh học. Nhằm tăng hiệu<br />
suất phát xạ huỳnh quang và tăng tính ổn định<br />
cho các ứng dụng trong sinh học, các chấm<br />
lượng tử này được bọc thêm một lớp protein<br />
BSA hoặc một lớp PEG (polyethyglycol) bên<br />
ngoài. Các kết quả cho thấy cường độ phát xạ<br />
huỳnh quang của các chấm lượng tử có lớp vỏ<br />
bọc tăng đáng kể so với các chấm lượng tử<br />
không được thụ động hóa bề mặt. Các quá<br />
trình thực nghiệm chế tạo mẫu đều được thực<br />
hiện tại phòng thí nghiệm Vật lý Chất rắn<br />
Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại<br />
học Thái Nguyên.<br />
THỰC NGHIỆM<br />
Các chấm lượng tử CdSe và CdSe/CdS được<br />
chế tạo bằng phương pháp hóa ướt sử dụng<br />
các hóa chất CdCl2.2,5H2O, sodium boro<br />
hydride (NaBH4 – là một chất có tính khử<br />
mạnh);<br />
trirodium<br />
citrate<br />
dihydrate<br />
(C6H5Na3O7.2H2O, là muối natri của axit<br />
chanh – được dùng trong thực phẩm) đóng vai<br />
trò là chất bẫy bề mặt, cồn tuyệt đối<br />
(C2H5OH), trihydroxy methyl aminomethane<br />
(tris) (chất này sử dụng trong các môi trường<br />
sinh học), nước cất, axit sunfuric (H2SO4),<br />
axit clohydric (HCl), bột selenium (Se).<br />
133<br />
<br />
Phạm Thị Hà Thanh và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Các bước chế tạo chấm lượng tử CdSe trong<br />
nước được tiến hành như sau:<br />
Bước 1: Trong ethanol nguyên chất, với điều<br />
kiện sục khí N2 ở 450C, nguyên tố selenium<br />
phản ứng với sodium boro hydiride tạo thành<br />
dung dịch NaHSe/ethanol. Trisodium citrate<br />
dihydrate được cho vào dung dịch đệm tris HCl với pH = 8,9 (là giá trị pH cho thấy sản<br />
phẩm các chấm lượng tử thu được là ổn định<br />
nhất) đựng trong bình ba cổ. Sau đó nhỏ giọt<br />
dung dịch nước cadmium cloride có chứa các<br />
ion Cd2+ vào dung dịch trên trong điều kiện<br />
khuấy trộn mạnh để thu được dung dịch chứa<br />
các ion Cd2+ được bao quanh bởi các phân tử<br />
trisodium citrate.<br />
Bước 2: Khí H2Se bốc lên khi nhỏ chậm dung<br />
dịch H2SO4 loãng vào dung dịch<br />
NaHSe/ethanol trong dung dịch ban đầu trong<br />
điều kiện sục từ từ N2 để tổng hợp các chấm<br />
lượng tử CdSe ở nhiệt độ ổn định. Khí H2Se<br />
được đưa theo dòng chảy của khí N2 dẫn vào<br />
bình ba cổ phản ứng với các ion Cd2+. Trong<br />
điều kiện khuấy trộn mạnh liên tục, các mầm<br />
tinh thể của các nano tinh thể CdSe sẽ được<br />
hình thành và phát triển thành các nano tinh<br />
thể CdSe. Lượng muối Cd2+ ban đầu được sử<br />
dụng dư để thụ động hóa bề mặt các chấm<br />
lượng tử CdSe bằng việc bọc lớp vỏ CdS.<br />
Sau khi chế tạo được dung dịch có chứa các<br />
nano tinh thể CdSe với một lượng dư Cd,<br />
dung dịch chứa các nano tinh thể CdSe/CdS<br />
được tổng hợp bằng cách thổi khí H2S vào<br />
dung dịch chứa các hạt CdSe lõi theo dòng<br />
<br />
Hình 1. Ảnh TEM các chấm lượng tử CdSe/CdS<br />
với đỉnh phát xạ huỳnh quang ở 605 nm<br />
<br />
134<br />
<br />
80(04): 139 - 142<br />
<br />
chảy của khí N2 trong điều kiện nhiệt độ từ<br />
45-75 oC. Khí H2S cũng được tổng hợp như<br />
khí H2Se theo cách trên.<br />
Kích thước của các chấm lượng tử được xác<br />
định qua hệ kính hiển vi điện tử truyền qua<br />
(TEM) JEOL JEM 1011 (Nhật Bản) có ở<br />
Viện Vệ sinh dich tễ Hà Nội. Phổ hấp thụ<br />
được xác định bằng máy quang phổ Jasco V600 (Nhật Bản) và phổ huỳnh quang đo bằng<br />
hệ máy FS 920 Edinburgh (Anh) có ở phòng<br />
thí nghiệm Vật lý Chất rắn, khoa Vật lý<br />
trường Dại học Sư phạm Thái Nguyên.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Các mẫu chấm lượng tử CdSe và CdSe/CdS<br />
chế tạo được ở dạng dung dịch trong suốt (là<br />
hỗn hợp nước và dung dịch đệm tris – HCl)<br />
có chứa các hạt CdSe hoặc CdSe/CdS, phát xạ<br />
huỳnh quang các màu khác nhau tùy thuộc kích<br />
thước của các nano tinh thể CdSe. Bán kính của<br />
các hạt nano CdSe đã chế tạo được ước tính<br />
theo phổ hấp thụ và ảnh hiển vi điện tử truyền<br />
qua từ 3 đến 6 nm, và của các hạt nano<br />
CdSe/CdS được ước tính là từ 3,5 đến 10 nm.<br />
Hình 1 trình bày ảnh hiển vi điện tử truyền<br />
qua của một mẫu nano tinh thể CdSe/CdS. Có<br />
thể thấy các hạt nano tinh thể chúng tôi chế<br />
tạo được khá là đơn phân tán trong nước với<br />
kích thước đồng đều. Hình 2 là ảnh chụp một<br />
số mẫu nano tinh thể CdSe/CdS trong nước<br />
dưới ánh sáng của đèn tử ngoại, phát xạ với<br />
các màu khác nhau, với cường độ mạnh. Các<br />
chấm lượng tử này hứa hẹn là những chất đánh<br />
dấu huỳnh quang tốt cho ứng dụng sinh học.<br />
<br />
Hình 2. Ảnh chụp các mẫu chấm lượng tử CdSe/CdS<br />
trong nước dưới ánh sáng đèn tử ngoại (từ trái sang phải<br />
là phát xạ màu xanh lá cây, mà vàng và màu đỏ cam)<br />
<br />
Chu Việt Hà và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đến sự hấp thụ. Kích thước của các nano tinh<br />
thể CdSe lõi đối với mẫu này được ước tính<br />
cỡ 4 nm qua công thức Brus [2]. Kích thước<br />
của các mẫu chấm lượng tử CdSe khác được<br />
ước tính khoảng từ 3 đến 5,5 nm.<br />
<br />
Kích thước của các nano tinh thể CdSe và<br />
CdSe/CdS được ước tính qua phổ hấp thụ.<br />
Phép đo phổ hấp thụ trong vùng UV-VIS<br />
được tiến hành ở nhiệt độ phòng. Phổ hấp thụ<br />
quang học là một trong các phương pháp<br />
quan trọng và nhanh nhất, để xác định sự hình<br />
thành và kích thước của các nano tinh thể. Do<br />
hiệu ứng giam giữ lượng tử, vùng cấm của<br />
các nano tinh thể tăng khi kích thước của hạt<br />
giảm, về mặt thực nghiệm, điều này có thể<br />
quan sát được qua sự dịch đỉnh (hay bờ hấp<br />
thụ) về phía năng lượng cao hơn (hay bước<br />
sóng ngắn hơn) so với vị trí độ rộng vùng<br />
cấm của bán dẫn khối. Phổ hấp thụ của một<br />
mẫu dung dịch chấm lượng tử lõi/vỏ<br />
CdSe/CdS được so sánh với phổ hấp thụ của<br />
dung dịch các chấm lượng tử lõi CdSe (cùng<br />
một điều kiện chế tạo) được trình bày trên<br />
hình 3. Có một sự dịch của bờ hấp thụ về phía<br />
sóng ngắn so với bờ hấp thụ của bán dẫn<br />
CdSe khối (λCdSe khối ~ 690 nm tương ứng với<br />
năng lượng vùng cấm Eg ≈ 1,8 eV ở nhiệt độ<br />
phòng). Ở đây có thể thấy bờ hấp thụ của các<br />
chấm lượng tử là như nhau chứng tỏ sự thụ<br />
động hóa bề mặt các hạt CdSe bằng việc bọc<br />
một lớp CdS bên ngoài không làm ảnh hưởng<br />
<br />
Các chấm lượng tử CdSe được chế tạo với<br />
mục đích tạo thành các chất đánh dấu trong<br />
sinh học nên môi trường pH bao quanh các<br />
chấm lượng tử là rất quan trọng, hơn nữa vẫn<br />
phải đảm bảo hiệu suất phát xạ cao của các<br />
chấm lượng tử này. Chúng tôi đã khảo sát<br />
điều kiện pH ban đầu khi chế tạo các chấm<br />
lượng tử CdSe và CdSe/CdS. Kết quả cho<br />
thấy ở điều kiện pH của dung dịch ban đầu là<br />
8,9, hiệu suất phát xạ của các chấm lượng tử<br />
CdSe là lớn nhất. Hình 4 là phổ huỳnh quang<br />
của các chấm lượng tử CdSe với giá trị pH<br />
của dung dịch ban đầu là 7, 7,5, 8, 8,9 và 10<br />
với cùng một độ hấp thụ ở bước sóng 480 nm.<br />
Bên cạnh đó, ở môi trường pH là 8, cường độ<br />
huỳnh quang cũng khá là mạnh. Đây là các<br />
giá trị pH thích hợp với môi trường sinh học.<br />
Chúng tôi lựa chọn môi trường pH = 8,9 ban<br />
đầu để chế tạo các chấm lượng tử CdSe và<br />
CdSe/CdS. Các giá trị pH thấp hơn của dung<br />
dịch ban đầu không cho kết quả tạo hạt CdSe.<br />
<br />
3<br />
<br />
1.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.0<br />
400<br />
<br />
500<br />
<br />
600<br />
<br />
B−íc sãng (nm)<br />
<br />
700<br />
<br />
10 X 10<br />
<br />
4<br />
1. pH = 7<br />
2. pH = 7,5<br />
3. pH = 8<br />
4. pH = 8.9<br />
5. pH = 10<br />
<br />
20<br />
16<br />
<br />
3<br />
<br />
12<br />
8<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
4<br />
0<br />
500<br />
<br />
2<br />
<br />
550<br />
<br />
600<br />
<br />
650<br />
<br />
B−íc sãng (nm)<br />
<br />
700<br />
<br />
C−êng ®é huúnh quang (®.v.t.y)<br />
<br />
C−êng ®é huúnh quang (®.v.t.y)<br />
<br />
CdSe<br />
CdSe/CdS<br />
<br />
2.0<br />
<br />
Bulk CdSe<br />
<br />
§é hÊp thô (®.v.t.y.)<br />
<br />
4<br />
<br />
10 X 24<br />
<br />
2.5<br />
<br />
80(04): 133 - 138<br />
<br />
CdSe<br />
CdSe/CdS<br />
<br />
8<br />
<br />
6<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
500<br />
<br />
550<br />
<br />
600<br />
<br />
650<br />
<br />
700<br />
<br />
B−íc sãng (nm)<br />
<br />
Hình 3. Phổ hấp thụ của các nano Hình 4. Phổ huỳnh quang của các Hình 5. Phổ HQ của các chấm<br />
tinh thể CdSe và CdSe/CdS<br />
chấm lượng tử CdSe chế tạo với lượng tử CdSe và CdSe/CdS tương<br />
các giá trị pH của dung dịch ban<br />
ứng trong cùng một điều kiện<br />
đầu khác nhau dưới bước sóng kích<br />
thích 480 nm ở nhiệt độ phòng<br />
<br />
135<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Các chấm lượng tử CdSe sau khi được thụ<br />
động hóa bề mặt bằng lớp vỏ bọc CdS thì<br />
cường độ phát xạ huỳnh quang tăng lên đáng<br />
kể. Hình 5 trình bày phổ huỳnh quang của các<br />
chấm lượng tử CdSe và CdSe/CdS có kích<br />
thước lõi CdSe tương ứng là ~ 6nm với cùng<br />
một độ hấp thụ dưới bước sóng kích thích 480<br />
nm ở nhiệt độ phòng. Cường độ phát xạ<br />
tương đối của các chấm lượng tử lõi/vỏ<br />
CdSe/CdS cao hơn gần mười lần so với<br />
cường độ phát xạ của các hạt CdSe lõi cho<br />
thấy vai trò của lớp vỏ bọc CdS trong việc thụ<br />
động hóa bề mặt các hạt nano CdSe, làm giảm<br />
các chuyển dời không phát xạ xảy ra trong<br />
các hạt nano, từ đó làm cường độ phát xạ<br />
huỳnh quang tăng lên. Phát xạ của các trạng<br />
thái bề mặt ở phía sóng dài của các chấm<br />
lượng tử CdSe hầu như không còn khi được<br />
bọc thêm lớp vỏ CdS. Hơn nữa việc bọc lớp<br />
vỏ CdS còn dẫn tới hiệu suất lượng tử của các<br />
hạt nano được tăng lên. Cụ thể, khi so sánh<br />
hiệu suất phát xạ của các hạt nano CdSe và<br />
CdSe/CdS với chất màu Rhodamine 6G, hiệu<br />
suất phát xạ của các hạt nano CdSe chưa đạt<br />
đến10% trong khi đó các chấm lượng tử<br />
lõi/vỏ CdSe/CdS có hiệu suất phát xạ cỡ 2050%. Hình 6 là phổ hấp thụ của các chấm<br />
lượng tử CdSe và CdSe/CdS phát xạ ở bước<br />
<br />
(1) CdSe<br />
(2) CdSe/CdS<br />
(3) Rh6G<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
10 X 40<br />
<br />
C−êng ®é huúnh quang (d.v.t.y)<br />
<br />
§é hÊp thô<br />
<br />
0.6<br />
<br />
0.4<br />
<br />
2<br />
0.2<br />
<br />
480<br />
1<br />
<br />
0.0<br />
400<br />
<br />
500<br />
<br />
B−íc sãng (nm)<br />
<br />
600<br />
<br />
còn hình 7 trình bày phổ huỳnh quang của các<br />
chấm lượng tử CdSe và CdSe/CdS tương ứng<br />
với phổ hấp thụ trên hình 6 so sánh với sự<br />
phát xạ của Rhodamine 6G dưới bước sóng<br />
kích thích 480 nm ở nhiệt độ phòng. Hiệu<br />
suất phát xạ huỳnh quang của Rhodamine 6G<br />
là 0,95 [3], từ đó tính được hiệu suất phát xạ<br />
của các chấm lượng tử CdSe và CdSe/CdS<br />
tương ứng. Hiệu suất phát xạ của các chấm<br />
lượng tử CdSe chưa có lớp vỏ bọc chỉ ~7%<br />
trong khi đó hiệu suất phát xạ của các chấm<br />
lượng tử CdSe/CdS ở đây đạt đến 60% (là<br />
mẫu có hiệu suất phát xạ cao nhất trong loạt<br />
mẫu mà chúng tôi chế tạo). Như vậy các<br />
chấm lượng tử CdSe/CdS có hiệu suất phát xạ<br />
khá cao, hứa hẹn là chất đánh dấu tốt cho các<br />
ứng dụng sinh học. Độ bán rộng của phổ phát<br />
xạ của các chấm lượng tử này cũng khá hẹp,<br />
từ 30 đến 45 nm. Hình 8 là phổ huỳnh quang<br />
đã chuẩn hóa của các chấm lượng tử<br />
CdSe/CdS với các kích thước khác nhau, phát<br />
xạ lần lượt ở 572, 588, 609, 612, 617 và 650<br />
nm tương ứng với các độ bán rộng ở nửa các<br />
đại lần lượt là 44, 41, 39, 34, 40 và 30 nm.<br />
<br />
(1) CdSe<br />
(2) CdSe/CdS<br />
(3) Rh6G<br />
<br />
3<br />
<br />
λexc = 480 nm<br />
<br />
30<br />
2<br />
20<br />
<br />
10<br />
1<br />
0<br />
500<br />
<br />
550<br />
<br />
600<br />
<br />
650<br />
<br />
700<br />
<br />
B−íc sãng (nm)<br />
<br />
Hình 6. Phổ hấp thụ của các Hình 7. Phổ huỳnh quang của các<br />
chấm lượng tử CdSe và<br />
chấm lượng tử CdSe và CdSe/CdS<br />
CdSe/CdS với cùng độ hấp thụvới cùng độ hấp thụ ở 480 nm so sánh<br />
ở 480 nm so sánh với<br />
với Rhodamine 6G<br />
Rhodamine 6G<br />
<br />
136<br />
<br />
80(04): 139 - 142<br />
<br />
sóng ~ 600 nm (kích thước lõi CdSe ~6,5 nm)<br />
được so sánh với chất màu Rhodamine 6G<br />
với cùng độ hấp thụ ở bước sóng 480 nm;<br />
<br />
C−êng ®é huúnh quang chuÈn hãa<br />
<br />
Phạm Thị Hà Thanh và đtg<br />
<br />
1 2 34 5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
6<br />
<br />
0.6<br />
<br />
1. 44 nm<br />
2. 41 nm<br />
3. 39 nm<br />
4. 34 nm<br />
5. 40 nm<br />
6. 30 nm<br />
<br />
0.4<br />
<br />
λexc = 480 nm<br />
<br />
0.8<br />
<br />
0.2<br />
0.0<br />
500<br />
<br />
550<br />
<br />
600<br />
<br />
650<br />
<br />
700<br />
<br />
750<br />
<br />
B−íc sãng (nm)<br />
<br />
Hình 8. Độ bán rộng của phổ<br />
huỳnh quang của một số mẫu<br />
chấm lượng tử CdSe/CdS<br />
<br />