Tài liệu "Phẫu thuật che phủ chân răng bằng vạt trượt đẩy sang bên có ghép niêm mạc" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật che phủ chân răng. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Phẫu thuật che phủ chân răng bằng vạt trượt đẩy sang bên có ghép niêm mạc
- PHẪU THUẬT CHE PHỦ CHÂN RĂNG
BẰNG VẠT TRƢỢT ĐẨY SANG BÊN CÓ GHÉP NIÊM MẠC
I. ĐẠI CƢƠNG
Là kỹ thuật điều trị hở chân răng bằng vạt lợi trượt có ghép niêm mạc.
II. CHỈ ĐỊNH
- Co lợi từ hai răng liên tiếp trở lên.
- Co lợi loại I,II, III theo phân loại của Miller.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Co lợi loại IV theo phân loại của Miller.
- Thiếu lợi sừng hóa vùng kế cận .
- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật
- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.
- Trợ thủ.
2. Phƣơng tiện
2.1. Dụng cụ
- Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu….
2.2. Thuốc và vật liệu
- Thuốc tê.
- Dung dịch sát khuẩn.
- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.
- Kháng sinh.
- Kim, chỉ khâu.
- Xi măng phẫu thuật….
3. Ngƣời bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
lxxv
- - Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim X quang xác định tình trạng xương ổ răng và chân răng vùng phẫu
thuật.
- Các xét nghiệm cơ bản.
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra ngƣời bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1 Sát khuẩn
3.2 Vô cảm
Gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng
3.3 Sửa soạn bề mặt chân răng bị hở:
- Dùng đầu siêu âm nha khoa hoặc mũi khoan tròn nhỏ tốc độ chậm làm sạch
bề mặt chân răng bị hở.
- Dùng cây nạo làm nhẵn bề mặt chân răng.
3.4 Sửa soạn bờ lợi:
Dùng dao mổ số 15 cắt bỏ lớp biểu mô ở bờ lợi theo đường vát ngoài, để lộ
mô liên kết.
3.5 Tạo vạt lợi
Tạo vạt lợi với ba đường rạch:
+ Đường rạch thứ nhất: Dùng dao số 15 rạch đường rạch đi trong rãnh lợi ở
vùng cho và đi ngang ở đáy các nhú lợi. Đường rạch phải đủ rộng, gấp 1,5
lần vùng co lợi.
+ Đường rạch thứ hai: Rạch đường rạch giảm căng chạy dọc, bắt đầu từ
điểm cuối của đường rạch trong rãnh lợi chạy về phía cuống răng, đường
rạch chạy thẳng cho đến đường nối lợi – niêm.
+ Đường rạch thứ ba: từ điểm cuối của đường rạch thứ hai chạy chếch về
phía cuống răng vùng tổn thương.
- Tách vạt:
lxxvi
- Dùng dao tách vạt bán phần, để lại màng xương.
- Di chuyển vạt sang bên và đặt thử lên vị trí mong muốn. Chú ý không để
vạt bị căng.
3.6 Lấy mảnh ghép:
Mảnh ghép mô liên kết dưới biểu mô được lấy từ niêm mạc vòm miệng
cứng, tương ứng chân răng 4,5. Kích thước mảnh ghép tương ứng với vùng
cần ghép, nếu không đủ có thể lấy cả hai bên vòm miệng. Mảnh ghép được
lấy bằng các đường rạch:
+ Đường rạch thứ nhất: Dùng dao số 15 rạch đường rạch song song và cách
đường viền lợi 3 – 5mm, bắt đầu từ phía gần răng 4 và kéo dài tương ứng
với kích thước miếng ghép cần lấy. Đường rạch có độ sâu bán phần.
+ Đường rạch thứ hai: Song song với đường rạch thứ nhất, cách đường rạch
đầu tiên 1-2 mm về phía thân răng. Đường rạch này vuông góc với bề mặt
lợi và sâu sát xương.
+ Hai đường rạch dọc: bắt đầu từ 2 đầu của đường rạch thứ 2 chạy về phía
cuống răng, dài bằng kích thước miếng ghép cần lấy, sâu sát xương, dài
tối đa 7mm.
- Lật vạt bán phần:
Dùng dao số 15 tạo vạt bán phần có độ dày 1,5 mm từ đường rạch đầu
tiên, đi song song với bề mặt niêm mạc vòm miệng, để lộ mô liên kết bên
dưới.
- Lấy mảnh ghép:
+ Dùng cây bóc tách hoặc dao Kirland bóc tách phần mô liên kết từ đường
rạch thứ hai đến đáy vạt.
+ Dùng dao sô 12 rạch đường ngang ở đáy vạt, sâu sát xương để tách rời
miếng tổ chức liên kết vừa tách.
+ Dùng gạc tẩm dung dịch nước muối sinh lý để bảo quản mảnh ghép.
- Khâu đóng vạt vòm miệng:
Khâu đóng vạt vòm miệng bằng mũi khâu rời hoặc khâu treo kết hợp
khâu đệm ngang.
lxxvii
- 3.7 Ghép mô liên kết
- Đặt mảnh ghép mô liên kết vào vùng nhận, chỉnh sửa cho phù hợp.
- Cố định mảnh ghép:
+ Mảnh ghép được khâu dọc vào các nhú lợi và khâu ngang vào các mép
của vùng tiếp nhận.
+ Khâu treo mảnh ghép vào các răng, móc vào màng xương của đáy vùng
nhận.
3.8 Khâu đóng vạt biểu mô:
- Trượt vạt sang bên, phủ lên mảnh ghép.
- Khâu vạt bằng mũi khâu rời ở mép vạt.
- Khâu treo vạt vào nhú lợi và răng.
3.9 Phủ xi măng phẫu thuật.
- Phủ xi măng phẫu thuật vùng cho ở vòm miệng.
- Phủ xi măng phẫu thuật ở vùng nhận.
V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong phẫu thuật
- Chảy máu: Cầm máu.
2. Sau phẫu thuật
- Chảy máu: Cầm máu.
- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.
lxxviii