Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
PHẪU THUẬT MILES NỘI SOI Ổ BỤNG <br />
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP <br />
Đỗ Bá Hùng*, Đinh Hoài Thanh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Phẫu thuật Miles nội soi hiện nay được áp dụng rộng rãi cho bệnh lý ung thư trực tràng thấp. <br />
Kỹ thuật mổ đơn giản không mất nhiều thời gian vẫn tuân thủ đúng quy tắc phẫu thuật ung thư, có vài nghiên <br />
cứu cho thấy ưu điểm của kỹ thuật này nếu thực hiện đúng chỉ định và kỹ thuật sẽ giảm các biến chứng trong <br />
lúc mổ và hậu phẫu trong đó có thể tránh được một số biến chứng của hậu môn nhân tạo (HMNT) nếu áp dụng <br />
kỹ thuật làm HMNT ngoài phúc mạc. <br />
Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi của phẫu thuật Miles nội soi và kết quả làm HMNT ngoài phúc mạc sau <br />
mổ ung thư trực tràng thấp. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang từ tháng 1/ 2009 đến 12/2010. Xử lý số <br />
liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 15.0. <br />
Kết quả: Có 48/115 bệnh nhân (BN) được làm phẫu thuật Miles nội soi. Trong đó có 2 nhóm, Nhóm I có 32 <br />
bệnh nhân làm HMNT trong phúc mạc, nhóm II có 16 bệnh nhân làm HMNT ngoài phúc mạc. Không có sự <br />
khác biệt thống kê về tuổi, giới, giải phẫu bệnh và các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng trước mổ. Biến chứng: có 3 <br />
BN bị nhiễm trùng lỗ nội soi sau mổ xảy ra cả hai nhóm được điều trị kháng sinh khỏi, có 1 BN bị tắc ruột do <br />
thoát vị nội ở nhóm I phải mổ lại giải phóng ruột và đính lại HMNT. 2 BN bị bán tắc ruột do dính (cả 2 nhóm) <br />
sau vài tháng hậu phẫu được điều trị nội không cần phải can thiệp phẫu thuật. Có 1 BN bị thoát vị cạnh HMNT <br />
(nhóm II) ở tháng thứ 6, được mổ khâu hẹp lại lỗ HMNT. 2 BN bị sa niêm mạc HMNT (nhóm I) phải can thiệp <br />
mổ sửa lại HMNT trong đó có một BN phải mổ lại đến 3 lần. <br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi ổ bụng có tính khả thi và nên áp dụng cho thì ổ bụng trong phẫu thuật Miles <br />
của bệnh nhân bị ung thư trực tràng thấp và nên kết hợp làm HMNT ngoài phúc mạc để tránh biến chứng sa <br />
niêm mạc hậu môn nhân tạo. <br />
Từ khóa: phẫu thuật Miles, ung thư trực tràng. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
LAPAROSCOPIC ABDOMINOPERINEAL RESECTION (MILES’ OPERATION) <br />
IN THE TREATMENT OF LOW RECTAL CANCER <br />
Do Ba Hung, Dinh Hoai Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 86 ‐ 90 <br />
Background: Laparoscopic abdomino‐perineal resection (laparoscopic Miles procedure) is currently applied <br />
extensively in management of low rectal carcinoma. With its simplicity, non‐consuming time but still <br />
consistency with oncological surgery principles, this technique were proven effective clinically. Some studies has <br />
shown other advantages of the technique as reducing the perioperative complication rate, including complication <br />
of stoma which can avoid some of complications of artificial anul if making with extra peritoneal colostomy <br />
technique . <br />
Objective: Assess the feasibility of Laparoscopic Miles procedure with extra peritoneal colostomy technique <br />
and postoperative results. <br />
Method: Cross‐sectional observational retrospective study from January 2009 to December 2010. Data <br />
* Bệnh viện Bình Dân <br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Đỗ Bá Hùng <br />
<br />
86<br />
<br />
Email: dobahungdr@gmail.com <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
analysis by SPSS version 15.0. <br />
Result: Forty‐eight patients of 115 patients underwent laparoscopic Miles procedure. They are divided into <br />
two groups: thirty‐two patients intraperitoneal colostomy technique (group 1), and sixteen patients extra <br />
peritoneal colostomy technique (group There is no statistical difference in epidemiology aspects as age, sex, <br />
patient’s condition, preoperative clinical and laboratory index between two groups. Complications: In both <br />
groups, there are three cases of infection of insertion site, that are curable by antibiotics. One case of intestine <br />
volvulus in group one required reoperation to free obstruction and re‐create stoma. A few months later, in both <br />
groups, there are two cases of partial bowel obstruction which were medicinally managed and recovered. One <br />
patient in group II got internal hernia beside his stoma after six months postoperatively, that was treated by <br />
narrowing the stoma. Two cases of prolapsed stoma (group I) needed re‐creating stoma, one of them required up <br />
to three operations. <br />
Conclusion: Laparoscopic surgery is technically feasible and should be used in the abdominal portion of the <br />
Miles operation in low rectal cancer management. The technique may include extra peritoneal colostomy to <br />
minimize the complication of prolapsed stoma mucosa. <br />
Keywords: Miles’ operation, rectal cancer. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
Ung thư trực tràng thấp (UTTT) là một trong <br />
những bệnh thường gặp tỉ lệ mắc bệnh này ngày <br />
càng có xu hướng tăng, đứng hàng đầu trong <br />
ung thư đường tiêu hóa và có tỷ lệ tử vong cao. <br />
Điều trị UTTT thấp chủ yếu là phẫu thuật Miles <br />
(phẫu thuật cắt bỏ trực tràng và khoét tầng sinh <br />
môn lấy hết cơ vòng và mô mỡ xung quanh ống <br />
hậu môn). Hiện nay thường áp dụng phẫu thuật <br />
cắt nội soi ngã bụng – tầng sinh môn <br />
(laparoscopic abdominoperineal resection) kết <br />
hợp với kỹ thuật làm hậu môn nhân tạo ngoài <br />
phúc mạc với mục đích làm giảm biến chứng <br />
trong và sau mổ và biến chứng của hậu môn <br />
nhân tạo về lâu dài cho bệnh nhân mà vẫn tôn <br />
trọng các nguyên tắc phẫu thuật ung thư. Tuy <br />
nhiên những báo cáo chuyên đề về kết quả phẫu <br />
thuật này còn rất ít cho nên chúng tôi thực hiện <br />
nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tính <br />
khả thi của phẫu thuật Miles nội soi và hiệu quả <br />
của kỹ thuật làm hậu môn nhân tạo ngoài phúc <br />
mạc. <br />
<br />
Hồi cứu, mô tả cắt ngang, không so sánh. <br />
Thu thập số liệu và thống kê bằng phần mềm <br />
SPSS 15.0. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng <br />
Gồm những BN UTTT Bệnh viện Bình Dân, <br />
được điều trị phẫu thuật, từ tháng 01/2009 đến <br />
tháng 12/2010. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Kết quả phẫu thuật <br />
Trong 2 năm có 48 bệnh nhân trên tổng số <br />
115 bệnh nhân (42%) được làm phẫu thuật Miles <br />
nội soi. Chúng tôi chia làm 2 nhóm, nhóm 1 có <br />
32 BN (làm HMNT trong phúc mạc), nhóm 2 có <br />
16 BN (làm HMNT ngoài phúc mạc). <br />
<br />
Giới <br />
Giới<br />
trong PM<br />
Ngoài PM<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Nam<br />
18<br />
9<br />
27<br />
<br />
HMNT<br />
<br />
Nữ<br />
14<br />
7<br />
21<br />
<br />
Tuổi trung bình <br />
Số trường Tuổi trung<br />
hợp<br />
bình<br />
HMNT trong PM<br />
HMNT ngoài PM<br />
Tổng cộng<br />
<br />
32<br />
16<br />
48<br />
<br />
56.84<br />
59.44<br />
57.71<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
12.741<br />
11.448<br />
12.265<br />
<br />
Triệu chứng trước mổ: <br />
Triệu<br />
Đau Tiêu Tiêu đàm Phân Sụt Đau hậu<br />
chứng<br />
bụng máu nhớt<br />
dẹt cân môn<br />
HMNT trong<br />
7<br />
21<br />
5<br />
4<br />
4<br />
15<br />
PM<br />
HMNT<br />
2<br />
14<br />
1<br />
1<br />
6<br />
5<br />
ngoàiPM<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
87<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Giai đoạn ung thư: <br />
Giai đoạn (DUKES)<br />
trong PM<br />
ngoài PM<br />
<br />
Biến chứng <br />
B<br />
6 BN<br />
4 BN<br />
<br />
C<br />
22 BN<br />
10 BN<br />
<br />
D<br />
4 BN<br />
2 BN<br />
<br />
Cận lâm sàng: <br />
Hồng Bạch<br />
Hct<br />
cầu cầu<br />
<br />
Tiểu<br />
Creat<br />
Ure<br />
cầu<br />
inin<br />
Trung<br />
289.4<br />
4.40 8.72 37.68 12.41<br />
4.78 79.33<br />
7<br />
HMNT bình<br />
trong Độ<br />
114.7<br />
PM<br />
lệch 0.51 3.38 6.28 2.29<br />
2.05 15.73<br />
1<br />
chuẩn<br />
Trung<br />
264.3<br />
4.45 7.73 38.01 12.71<br />
4.54 67.75<br />
1<br />
HMNT bình<br />
Ngoài Độ<br />
PM<br />
lệch 0.42 1.92 2.87 1.16 55.20 1.07 20.37<br />
chuẩn<br />
Trung<br />
280.9<br />
4.42 8.38 37.79 12.51<br />
4.70 75.30<br />
bình<br />
1<br />
Tổng<br />
cộng Độ<br />
lệch 0.47 2.99 5.35 1.98 98.60 1.76 18.13<br />
chuẩn<br />
Hb<br />
<br />
Biến chứng<br />
Sa niêm mạc ruột<br />
Nhiễm trùng vết mổ<br />
trocar<br />
Chảy máu miệng HM<br />
Hẹp miệng HM<br />
Bán tắc ruột<br />
Thoát vị cạnh HMNT<br />
Tổng số<br />
<br />
Nhóm<br />
Nhóm<br />
ngoài PM trong PM<br />
0<br />
2<br />
<br />
Tổng<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
0<br />
1<br />
1<br />
4 (25%)<br />
<br />
0<br />
0<br />
2<br />
0<br />
5 (15,6%)<br />
<br />
0<br />
0<br />
3<br />
1<br />
9(18%)<br />
<br />
Cận lâm sàng(tt): <br />
Trung<br />
HMNT<br />
bình<br />
trong<br />
Độ lệch<br />
PM<br />
chuẩn<br />
Trung<br />
HMNT<br />
bình<br />
Ngoài<br />
Độ lệch<br />
PM<br />
chuẩn<br />
Trung<br />
bình<br />
Tổng<br />
cộng Độ lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
AST<br />
<br />
ALT<br />
<br />
Protein CA19.9 CEA<br />
<br />
23.34<br />
<br />
21.32<br />
<br />
70.68 330.01 58.31<br />
<br />
10.70<br />
<br />
13.25<br />
<br />
8.30 1162.28 197.29<br />
<br />
20.64<br />
<br />
18.64<br />
<br />
70.80<br />
<br />
10.90<br />
<br />
8.66<br />
<br />
7.97<br />
<br />
13.01<br />
<br />
6.35<br />
<br />
10.47<br />
<br />
6.69<br />
<br />
22.47<br />
<br />
20.45<br />
<br />
70.72 221.04 40.99<br />
<br />
9.88<br />
<br />
13.079<br />
<br />
7.60<br />
<br />
<br />
<br />
949.52 160.03<br />
<br />
Thời gian mổ và thời gian điều trị <br />
Thời gian mổ Thời gian điều<br />
(phút)<br />
trị (ngày)<br />
Số ca<br />
HMNT<br />
Trung bình<br />
trong phúc<br />
Độ lệch<br />
mạc<br />
chuẩn<br />
Số ca<br />
HMNT<br />
Trung bình<br />
ngoài phúc<br />
Độ lệch<br />
mạc<br />
chuẩn<br />
Số ca<br />
Tổng cộng<br />
<br />
88<br />
<br />
32<br />
<br />
32<br />
<br />
208.12<br />
<br />
15.66<br />
<br />
62.097<br />
<br />
4.749<br />
<br />
16<br />
<br />
16<br />
<br />
221.25<br />
<br />
16.94<br />
<br />
53.245<br />
<br />
2.792<br />
<br />
48<br />
<br />
48<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
212.50<br />
<br />
16.08<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
59.053<br />
<br />
4.212<br />
<br />
<br />
Hình minh họa: Phẫu thuật Miles nội soi/BN ung <br />
thư trực tràng thấp. Nguồn: Chụp tại khoa Ngoại <br />
tổng quát I/BV Bình Dân tp HCM <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Kỹ thuật mổ nội soi phẫu thuật Miles tiến <br />
hành đúng theo quy tắc mổ ung thư ống tiêu <br />
hóa, dễ thao tác bóc tách và thời gian mổ không <br />
kéo dài, không ghi nhận có biến chứng xảy ra <br />
trong phẫu thuật (1,2,4) Phương pháp làm HMNT <br />
ngoài phúc mạc đã được nhiều tác giả nước <br />
ngoài áp dụng (7,8,10). Trong nước cũng có các <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
công trình nghiên cứu báo cáo (3,5) cho thấy ưu <br />
điểm của phương pháp này có thể tránh được <br />
các biến chứng của một HMNT làm theo <br />
phương pháp cổ điển trong phúc mạc (đính cố <br />
định quai ruột HMNT bằng chỉ trong ổ <br />
bụng).Chỉ định phẫu thuật Miles nội soi khi <br />
bướu còn khu trú chưa xâm lấn cơ quan lân cận <br />
vùng chậu, chúng tôi thường quyết định ngay <br />
sau khi thám sát đánh giá lại giai đoạn của bướu <br />
để quyết định mổ mở hay mổ nội soi. <br />
<br />
Kết quả phẫu thuật <br />
Có 48/115 Bệnh nhân bị ung thư trực tràng <br />
được làm phẫu thuật Miles nội soi: Nam nhiều <br />
hơn nữ, tuổi trung bình trên 55 tuổi, triệu chứng <br />
thường gặp là đi tiêu phân máu, giải phẫu bệnh <br />
tất cả đều là Adenocarcinoma, giai đoạn 2 trở <br />
lên và các chỉ số cận lâm sàng trước mổ không <br />
khác biệt đáng kể. Chúng tôi không gặp trường <br />
hợp nào bị biến chứng trong lúc mổ như chảy <br />
máu trước xương thiêng hoặc gây tổn thương <br />
cho cơ quan khác. Không có trường hợp nào <br />
phải chuyển mổ mở (theo nghiên cứu của <br />
Abraham.N.S (6) tập hợp trên 6438 bệnh nhân <br />
phẫu thuật nội soi đại trực tràng có tỉ lệ chuyển <br />
mổ mở là 7,7%). Thời gian mổ trung bình 215 <br />
phút, máu mất không đáng kể và thời gian hậu <br />
phẫu trung bình là 16 ngày. <br />
<br />
Biến chứng sau mổ <br />
Biến chứng chung có 9/48 BN (18%), chúng <br />
tôi không gặp những biến chứng nặng trong lúc <br />
mổ cũng như trong thời gian hậu phẫu. Thời <br />
gian theo dõi trung bình là 12 tháng, cũng không <br />
ghi nhận trường hợp nào bị ung thư tái phát tại <br />
chỗ. Sau đây là những biến chứng thường gặp: <br />
Nhiễm trùng vết mổ: có 3 bệnh nhân tại lỗ <br />
trocat, dễ lành không để lại di chứng, tuy nhiên <br />
đây là biến chứng có thể tránh được nếu tuân <br />
thủ quy tắc vô trùng và cẩn thận hơn trong thao <br />
tác phẫu thuật. <br />
Tắc và bán tắc ruột: có 3 trường hợp trong <br />
đó phải can thiệp lại một trường hợp HMNT <br />
trong phúc mạc do thoát vị nội, đây là biến <br />
chứng nguy hiểm có thể gây hoại tử ruột nếu <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
mổ trễ, là biến chứng hay gặp nếu đính quai <br />
ruột không sát vào thành bụng trong phúc mạc <br />
tạo ra lỗ hổng các quai ruột dễ chui qua gây tắc <br />
ruột. 2 bệnh nhân bán tắc ruột do dính sau vài <br />
tháng hậu phẫu, được điều trị nội không cần <br />
phải can thiệp phẫu thuật. <br />
Một trường hợp bị thoát vị cạnh lỗ HMNT <br />
ngoài phúc mạc sau 7 tháng hậu phẫu, được mổ <br />
lại khâu hẹp bớt miệng HMNT. Đây là biến <br />
chứng do lỗi kỹ thuật cắt rộng cân cơ chỗ làm <br />
miệng HMNT tạo thuận lợi cho mạc nối và quai <br />
ruột chui vào lâu ngày gây chèn ép làm nghẹt <br />
miệng HMNT làm phân khó thoát ra ngoài, cần <br />
phải mổ sửa lại miệng HMNT. <br />
Sa niêm mạc HMNT: có 2 trường hợp xảy <br />
ra ở nhóm làm HMNT trong phúc mạc, được <br />
xử trí mổ sửa HMNT (trong đó 1 trường hợp <br />
mổ 3 lần để sửa HMNT) đây là biến chứng <br />
thường gặp ở bệnh nhân được làm HMNT <br />
trong phúc mạc. Niêm mạc hậu môn nhân tạo <br />
sa ra ngoài luôn tiết dịch làm lở loét da bụng <br />
và nghẹt phân... gây khó chịu và khổ sở cho <br />
bệnh nhân. Chúng tôi không gặp biến chứng <br />
này ở nhóm 2. Đây là ưu điểm của phương <br />
pháp làm HMNT ngoài phúc mạc, tuy nhiên <br />
hiện nay một số bác sỹ phẫu thuật chưa công <br />
nhận kỹ thuật này vì lý do chưa có nhiều đề tài <br />
chứng minh ưu điểm của kỹ thuật cũng như <br />
ngại làm kéo dài thêm thời gian mổ... <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Phẫu thuật Miles nội soi có tính an toàn và <br />
dễ thực hiện cho kết quả tốt, không ghi nhận có <br />
biến chứng nặng trong lúc mổ và đảm bảo đúng <br />
quy tắc của phẫu thuật ung thư như lấy trọn <br />
mạc treo trực tràng và hạch vùng... Tuy nhiên <br />
còn vài biến chứng hậu phẫu cần nên tránh như <br />
nhiễm trùng lỗ nội soi, dính ruột sau mổ và đặc <br />
biệt là biến chứng của HMNT như thoát vị nội, <br />
sa niêm mạc hậu môn tạm... <br />
Vì vậy phẫu thuật nội soi ổ bụng có tính khả <br />
thi và nên áp dụng cho thì ổ bụng trong phẫu <br />
thuật Miles của bệnh nhân bị ung thư trực tràng <br />
thấp và nên kết hợp làm HMNT ngoài phúc mạc <br />
để tránh biến chứng sa niêm mạc hậu môn nhân <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
89<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
tạo, là một biến chứng thường gặp và gây phiền <br />
toái cho bệnh nhân sau này. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1. Abraham NS, Byrne CM, Young JM (2007), “Meta‐analysis of <br />
non‐randomized comparative studies of the hort‐term <br />
outcomes of laparoscopic resection for colorectal cancer”, <br />
ANZ.J.S. 77, pp. 508‐ 516. <br />
2. Igarashi T, Tomizawa N (2010), “A new colostomy method <br />
using a laparoscopy‐assisted Miles operation”, Elsa Vietnam, <br />
2010, P. 117‐118. <br />
3. Lâm Việt Trung, Nguyễn Minh Hải, Võ Tấn Long et al (2005), <br />
“Kết quả sớm của phẫu thuật cắt toàn bộ trực tràng qua ngả <br />
bụng và tăng sinh môn bằng nội soi ổ bụng trong ung thư trực <br />
tràng hậu môn”, Y học Việt Nam, (319) tr. 34 ‐ 44. <br />
4. Nguyễn Đình Hối (1994), “Hậu môn nhân tạo ngoài phúc mạc: <br />
Các loại hậu môn nhân tạo”, Bệnh học ngoại khoa đường tiêu hoá. <br />
Nhà xuất bản Y Học, tr. 77 ‐ 83 <br />
5. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Trung Tín, Đỗ Minh Đại et al <br />
(2006), “Cắt toàn bộ mạc treo trực tràng bằng phẫu thuật nội soi <br />
trong điều trị ung thư trực tràng thấp”, Y học Việt Nam (319) tr. <br />
131 – 138. <br />
<br />
<br />
90<br />
<br />
6. Philip H. G. (1997) “Combined abdominoperineal resection <br />
(Miles Operation)”, Mastery of Surgery. 3 th Edt, vol 2, pp. 1507‐ <br />
1515. <br />
7. Shellito P.C. (1998), “Complication of Abdominal Stomas”, <br />
Diseases of colon and rectum, 41:12, pp. 1562‐72. <br />
8. Triệu Triều Dương, Đặng Vĩnh Dũng, Đỗ Ngọc Thể (2006), <br />
“Kết quả của việc điều trị ung thư trực tràng thấp bằng phương <br />
pháp TME và bảo tồn thần kinh chủ động vùng chậu”, Y học <br />
Việt Nam (319), tr. 93 ‐ 99. <br />
9. Văn Tần (2002), “Hậu môn nhân tạo sau phúc mạc, kỹ thuật và <br />
kết quả”. Y Học TP Hồ Chí Minh, tập 6, số 2, tr 105‐119 <br />
10. Writtaker M., Goligher J.C. (1976), “A comparison of the results <br />
of extraperitoneal and intraperitoneal techniques for <br />
construction of terminal iliac colostomies”, Dis. Colon Rectum, <br />
May‐Jun ; 19 (4), pp. 342‐344. <br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo <br />
<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
27‐02‐2013 <br />
12‐04‐2013 <br />
25–09‐2013 <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />