PHÓNG SỰ BÁO CHÍ VÀ PHÓNG SỰ VĂN HỌC ĐƯỜNG BIÊN THỂ TÀI
lượt xem 46
download
Mối quan hệ giữa phóng sự văn học và phóng sự báo chí có thể ví “như hai vòng tròn cùng giao thoa ở một vòng cung”. Ngoài những điểm gặp gỡ nhau về đối tượng phản ánh, về tính xác thực và thời sự, giữa chúng có một khoảng cách nhất định bởi sự khác nhau về phương th ức biểu hiện. Phóng sự báo chí chỉ dừng lại ở chức năng thông tin sự kiện, “tường thuật sự việc một cách trần trụi, không văn hoa” . Còn phóng sự văn học luôn hướng đến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHÓNG SỰ BÁO CHÍ VÀ PHÓNG SỰ VĂN HỌC ĐƯỜNG BIÊN THỂ TÀI
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 PHÓNG SỰ BÁO CHÍ VÀ PHÓNG SỰ VĂN HỌC - ĐƯỜNG BIÊN THỂ TÀI LITERATURE REPORT AND NEWSPAPER REPORT- SIDELINES OF GENRES Cao Thị Xuân Phượng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Mối quan hệ giữa phóng sự văn học và phóng sự báo chí có thể ví “như hai vòng tròn cùng giao thoa ở một vòng cung”. Ngoài những điểm gặp gỡ nhau về đối tượng phản ánh, về tính xác th và thời sự, giữa chúng có một khoảng cách nhất định bởi sự khác nhau về ực phương thức biểu hiện. Phóng sự báo chí chỉ dừng lại ở chức năng t hông tin sự kiện, “tường thuật sự việc một cách trần trụi, không văn hoa”. Còn phóng s văn học luôn hướng đến sử ự dụng một số hình thức biểu đạt của văn chương nhằm tạo sức năng động cho tác phẩm và hấp dẫn người đọc. Ngoài chức năng thông tin sự kiện, phóng sự văn học còn đảm nhiệm chức năng thông tin thẩm mỹ. ABSTRACT The relationship between a literature report and a newspaper report can be compared with “the interference of the two circles at an arc”. Apart from the similarities in terms of reflection, reality and topicality, there are certain gaps between literature and newspaper reports in respect with their modes of expression. The function of newspaper reports is mainly concerned with event information-- “facts are reported nakedly, not in a flowery style”. Contrarily, literature reports always aim at using some modes of literary expression in view of creating dynamic contents for writings and fascination for readers. A literary report has not only an event information function but an aesthetic information function as well. 1. Mở đầu Vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh việc có nên phân chia phóng sự thành phóng sự văn học và phóng sự báo chí hay không? Phóng sự là dạng thức phản ánh hiện thực cuộc sống có tính chất lưỡng hợp, nằm ở miền giao thoa giữa văn chương và báo chí. Vì thế, giữa chúng không cần thiết phải “thiết lập một giải phân cách” cố định. Một số nhà nghiên cứu đã quan niệm như vậy. Ngược lại, có ý kiến cho rằng: Mối quan hệ giữa văn chương và báo chí là không th phủ nhận. Tuy nhiên, khác với mối quan hệ “văn - báo ể bất phân” trước 1945, báo chí đương đại đang chuyển động theo xu hướng tách dần khỏi “sự phong toả của văn học”. Hai ngành đã thực sự tách ra độc lập . Từ quan điểm này, một số nhà lý luận, phê bình như Bùi Huy Phồn, N ôen Đuytơre, Đứ c Dũng, Hoài Thanh,... khẳng định việc xác lập đường biên giữa phóng sự báo chí và phóng sự văn học là cần thiết đối với việc phân định chức năng phản ánh, cũng như việc xác định kênh giao tiếp phù hợp với mỗi thể phóng sự. 107
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 Thế nhưng, lâu nay vấn đề này vẫn chưa được lý luận văn học và lý luận báo chí quan tâm đến. Trong một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và báo chí, sự khác biệt giữa phóng sự báo chí và phóng sự văn học cũng được điểm qua, song chỉ là những nhận xét sơ lược, thiếu tính hệ thống. Xuất phát từ tính chất cấp thiết của vấn đề, trên cơ sở khảo sát tác phẩm, bài viết sẽ đi đến xác lập ranh giới giữa phóng sự báo chí và phóng sự văn học thông qua một số đặc điểm nhận diện cụ thể sau. 2. Phóng sự báo chí Phóng sự là thời đại. Nhiều nhà báo đã quan niệm như vậy. Leonard Ray Teel và Ron Taylor trong cu Bước vào nghề báo cho rằng: Nếu được nói một câu thật khái ốn quát về báo chí, câu nói đó sẽ là “Cái gì mới?”. Thông tin thời sự là yêu cầu của phóng sự, song đối với phóng sự báo chí, yêu cầu đó càng được đặt ra nghiêm ngặt hơn. Phóng sự báo chí phải thông tin hiện thực ở tư thế trực tiếp nhất, cận kề nhất. Khác với phóng sự văn học, đường biên hiện thực có thể được nới rộng theo chiều quá khứ, thì vấn đề mà phóng sự báo chí quan tâm p hải là vấn đề hôm nay, là những vấn đề, sự kiện nóng hổi, mới nảy sinh, “là những ghi chép còn tươi rói những chất liệu của đời sống hiện thực” [1, 24]. Thời gian là sinh mệnh của phóng sự. Áp lực của yêu cầu thời sự đã qui định phong cách người viết phóng sự báo chí: năng động, nhanh nhạy - nhanh nhạy trong nghe ngóng, dò tìm thông tin và nhanh nhạy, kịp thời chiếm lĩnh và công bố thông tin vào thời điểm lý tưởng nhất, đem lại hiệu ứng cao nhất. Là thể loại “nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi” , phóng sự báo chí được xem như một tư liệu sống có giá trị. Hiện thực được dịch chuyển vào phóng sự phải là một hiện thực “nguyên vẹn, một hiện thực còn chưa bị “chưng cất” , chính xác ở từng chi tiết, từng con số, từng địa chỉ . Bàn về đặc trưng của phóng sự, Trọng Lang cho rằng: “Phóng sự phải đúng và thật. Đúng như một tờ biên bản của một nhân viên có tuyên thệ để người đọc có thể tự động đi tìm để kiểm soát được ngày, giờ, địa điểm sự việc đã xảy ra, tên tuổi nhân vật đã tả, cả cái không khí lú c đó. Thật như một sự việc ghi trong hồ sơ toà án” . Tính xác thực là nguyên tắc, là thước đo giá trị tác phẩm báo chí. Vì vậy, một điều tối kỵ đối với người v iết p h ó n sự báo ch í là an h ta g không được “sản xuất” thông tin, bịa đặt sự kiện, không được di chuyển không gian, thời gian, không được thay hình, đổi dạng nhân chứng. Phóng sự báo chí không chấp nhận hư cấu dưới bất cứ hình thức nào, kể cả hư cấu ở những miền không xác định. Phóng sự báo chí thuyết phục người đọc bằng lôgic của sự thật, “mô tả được h iện thực điển hình đúng với những phẩm chất tinh thần và bộ mặt của nó, nghĩa là tác phẩm đã tiếp cận đến với những phạm trù thẩm mỹ” [2, 51]. Xuất phát từ mục đích thông tin sự kiện nên ngôn ngữ phóng sự báo chí có tính chất thông báo, hướng đến mô tả con người, sự việc. Tường minh, chính xác, cụ thể,…là đặc trưng của ngôn ngữ phóng sự báo chí. Nếu như phóng sự văn học cho phép sử dụng “ngôn ngữ của độ không xác định”, thì đối với phóng sự báo chí, mọi sự mơ hồ về ngôn ngữ, về hình ảnh đều không được chấp nhận. Phóng sự báo chí lôi cuốn người đọc bởi sự tinh tế trong lựa chọn và sắp xếp sự việc, chi tiết, bởi “cái tầm” trong nhìn 108
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 nhận và đánh giá vấn đề của chủ thể sáng tạo, chớ không phải nhờ vào công nghệ luyện chữ. Ngôn ngữ phóng sự báo chí “đến thẳng trực tiếp với người đọc, không thông qua một trung gian nào. Không cần đến những hình thức diễn đạt quanh co gián tiếp, những ẩn dụ, phóng dụ, những thách đố về chữ nghĩa, những trò chơi về ngôn từ” [3, 91]. Phóng sự báo chí nhằm tạo ra văn bản đơn nghĩa. Ngoài tầng nghĩa hiển thị trực tiếp qua hệ thống ký hiệu ngôn ngữ, phóng sự báo chí không gợi mở một trường tư duy nào khác. Phóng sự báo chí phản ánh và thẩm định hiện thực bằng cái tôi tỉnh táo và lý trí. Trong phóng sự báo chí, cái tôi tác giả có khi x uất hiện với tư cách là một nhân chứng làm nhiệm vụ nối kết các dữ liệu thông tin đến bạn đọc, khi khác trong vai trò một bình luận viên thẳng thắn bình bàn, luận xét vấn đề, không ít trường hợp làm công việc của một chuyên gia xã hội học nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện thực trạng. Dù đứng ở vị trí nào thì cái tôi tác giả luôn tỏ ra khách quan và sáng suốt. Khác với phóng sự văn học, có thể thẩm định hiện thực thông qua cái tôi cảm xúc thẩm mỹ, phóng sự báo chí xuất phát từ cái tôi khách quan, lý giải hiện thực bằng một tư duy biện chứng khoa học. Mọi kiến giải, mọi lập luận mà phóng sự báo chí đưa ra đều dựa trên những cứ liệu có thực. Phóng sự báo chí tác động trực tiếp đến lý trí, nhận thức người đọc. 3. Phóng sự văn học Cũng lấy sự chân xác và th ời sự làm th đo chu ẩn mực, song không yêu cầu phải ở ước mức độ tuyệt đối, phóng sự văn học cho phép tồn tại những miền “không xác định”. Những địa danh, những tên người có tính chất phiếm chỉ vẫn có thể xuất hiện trong phóng sự văn học. Với phóng sự văn học, thời sự không có nghĩa là hôm nay. Những vấn đề hôm qua - những vấn đề có tính chất vĩnh hằng vẫn có thể là đối tượng của phóng sự văn học. Thiên phóng s ự Buried Secrets, Brutal Truth (Bí mật chôn vùi, Sự thật tàn bạo) của Michael D. Sallah và cộng sự được đăng trên tờ The Blade (Mỹ) vào giữa tháng 10 năm 2003 là một minh ch ứng.Buried Secrets, Brutal Truth đã làm rúng động dư lu ận thế giới bởi nó đã l ật lại, đã xới tung một sự thật mà chính phủ Mỹ đã cố tình chôn vùi hơn 36 năm qua. Đó là s ự kiện trung đội thám báo tinh nhuệ Tiger Force - Mãnh H ổ (Mỹ) trong suốt 7 tháng của năm 1967, bằng nhiều hình thức giết người man rợ đã thảm sát hàng trăm thường dân khu vực thung lũng sông Vệ, thuộc tỉnh Quảng Ngãi (Việt Nam). Khi nói về ý tưởng thực hiện phóng sự này, Michael D. Sallah cho bi ết: khai quậtquá kh ứ chiến tranh ở Việt Nam, đưa ra ánh sáng vụ việc bị chìm vào quên lãng là “để những vụ việc như th ế sẽ không bao giờ diễn ra nữa. Chúng ta h ẳn không ai muốn nhiều năm sau l ại phải đọc những bài viết về một vụ thảm sát như thế tại Iraq chẳng hạn. Lịch sử luôn có cách lặp lại nếu chúng ta không biết cách xử lý ngay t ừ hôm nay” [4, 189]. Vì l ẽđó mà câu chuy ện xảy ra h n 36 năm v ề trước, đến nay vẫn ơ còn ý ngh ĩa thời sự. Sau khi đăng trên t ờ The Blade và đoạt giải Pulizer - giải thưởng cao quí nhất của báo chí Hoa kỳ vào năm 2004, Buried Secrets, Brutal Truth ti ếp tục được đăng l ại trên nhi ều tờ báo danh tiếng của Mỹ. Hiện tượng Buried Secrets, Brutal Truth cho th ấy khái ni ệm thời sự trong phóng sự văn học có thể được hiểu rộng hơn. Th ời sự không hẳn là thực tại. Phóng sự văn học có thể lùi về với những vấn đề của quá khứ, song đó là những vấn đề đang làm “nh ức nhối trí tuệ” cộng đồng. 109
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 Khác với phóng sự báo chí, thời sự và xác thực là yêu cầu tối th ượng, phóng sự văn học “có thể thoát ra khỏi áp lực của người thật, việc thật” để mở rộng biên độ phản ánh bằng những liên tưởng, tưởng tượng giàu tính thẩm mỹ. So với phóng sự báo chí, không gian sáng t o trong phóng sự v ăn học rộng rãi hơn. Ngoài hư cấu kỹ thuật - kỹ ạ thuật lựa chọn, loại bỏ những gì được xem là thừa thãi, không cần thiết, giống như “rodin cắt bỏ phần thừa của tảng đá để tạo ra pho tượng”, phóng sự văn học còn được phép sử dụng hư cấu nghệ thuật ở những thành phần không xác định (thế giới nội tâm nhân vật, cảnh sắc thiên nhiên). Tuy nhiên, khác với tiểu thuyết và truyện ngắn, hư cấu trong phóng s v ăn học không phải là sự t ưởng tượng, thêm thắt vô căn cứ. Trong ự phóng sự văn học, trường tư duy, liên tưởng của nhà báo như “cánh diều luôn bị sợi dây giữ chặt với mặt đất”. Phóng sự v ăn học có thể c ăn cứ vào “cái lõi c sự thật” để ủa tưởng tượng, để sáng tạo thêm những chi tiết mới miễn là không làm thay đổi bản chất của sự kiện. Phóng sự văn học và phóng sự báo chí còn có thể phân biệt ở cách thức sử dụng ngôn từ. Để chuyển tải thông tin đến người đọc, phóng sự báo chí chủ yếu sử dụng ngôn ngữ sự kiện, trong khi đó phóng s v ăn học có thể chuyên chở hiện thực bằng kênh ự ngôn ngữ giàu hình tượng thẩm mỹ, là lớp ngôn ngữ sống động, giàu sắc thái biểu cảm, hàm ẩn nhiều tầng nghĩa thông qua nghệ thuật sử dụng ẩn dụ, hoán dụ, ch ơi chữ khá phổ biến. Được tôi luyện, nung cháy, gọt giũa qua bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ, ngôn ngữ trong phóng sự v ăn học trở nên mềm mại, giàu sức biểu c ảm hơn. Nếu ở phóng sự báo chí, mọi sự mơ hồ về mặt ngôn ngữ sẽ không được chấp nhận thì phóng sự văn học cho phép vận dụng “ngôn ngữ của độ không xác định”, là cách diễn đạt khơi gợi, kích thích khả năng tư duy, tạo cơ hội để người đọc đồng sáng tạo. Vì vậy, phóng sự văn học không tồn tại một cách hiểu duy nhất. Ý nghĩa của v ăn bản sẽ được phái sinh, chuyển hoá tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức cuả người đọc. Phóng sự văn học “như con ong, chỉ chích một mũi rất nhẹ nhàng nhưng hiệu quả thì không phải là một ” [5, 252], nói m điểm nhưng ý nghĩa bao trùm nhiều chân trời của cuộc sống. Những ột ưu thế trên đã tạo nên đặc điểm của phóng sự văn học là tính đa nghĩa của văn bản. Phóng sự văn học là một thể tài có cấu trúc mở, có thể kết hợp nhiều phương thức phản ánh như tự sự, trữ tình, nghị luận. Sự đan xen, phối kết của nhiều cách thức chuyển tải thông tin đem lại cho phóng sự văn học khả năng “phủ sóng” đến nhiều vùng hiện thực của cuộc sống, kể cả những vùng hiện thực được xem là nhạy cảm. Mặt khác, sự cộ ng h ưởng, sự kết hợp uyển chuyển của các ph ương thức phản ánh đã qui định tính chất của cái tôi trong phóng sự. Cái tôi trong phóng sự văn học là cái tôi năng động, linh hoạt. Ở đó, cái tôi cảm xúc thẩm mỹ như một thứ gia vị không thể thiếu trong quá trình phản ánh và thẩm định hiện thực, qui định sắc diện của phóng sự văn học: sâu sắc, mềm mại, nhân văn hơn. Bản sắc của phóng sự văn học còn được nhận diện ở nghệ thuật di chuyển điểm nhìn trần thuật. Nếu như phóng sự báo chí thường khởi động tại thời điểm hiện tại. Theo đó, sự kiện lần lượt được mở ra theo dòng chảy tuyến tính, dòng trần thuật dường như 110
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 không còn chỗ dành cho những suy t ư, hoài niệm thì ở phóng sự v ăn học trình tự trần thuật nhiều khi không tuân thủ theo diễn biến của sự kiện. Thời gian, không gian có thể dịch chuyển, hoạt biến theo ý đồ nghệ thuật của chủ thể sáng tạo. Từ hiện tại, phóng sự văn học có thể ngược dòng hồi ức trở về với quá khứ, đôi khi lại theo dòng tưởng tượng để hướng đến tương lai. Bên cạnh đó, đường biên trần thuật còn được nới rộng bởi nhiều nhánh phụ với những đoạn, tiểu đoạn miêu tả nội tâm nhân vật, cảnh sắc thiên nhiên khá ấn t ượng. Vì vậy, bức tranh con người và cuộc sống trong phóng sự văn học hiện lên khá sinh động và sắc nét. 4. Kết luận Từ những tìm hiểu trên, có thể nhận thấy phóng sự báo chí và phóng sự văn học, ngoài những điểm giống nhau về đối tượng phản ánh, tính xác thực và thời sự, giữa chúng vẫn có một khoảng cách nhất định bởi sự khác nhau về phương thức biểu hiện. Phóng sự báo chí chỉ dừng lại ở chức năng thông tin sự kiện, “tường thuật sự việc một cách trần trụi, không văn hoa”. Còn phóng sự v ăn học luôn hướng đến sử dụng một số hình thức biểu đạt của văn chương nhằm tạo sức n ăng động cho tác phẩm, hấp dẫn người đọc. Ngoài chức năng thông tin sự kiện, phóng sự v ăn học còn đảm nhiệm chức năng thông tin thẩm mỹ. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử báo chí từ khi xuất hiện đến nay, một điều dễ dàng nhận thấy là văn học và báo chí quan hệ, gắn bó như hai người bạn đồng hành. Vì thế, sự phân biệt phóng sự văn học và phóng sự báo chí cũng chỉ ở mức độ tương đối. Thực tế, phóng sự văn học và phóng sự báo chí thường xuyên có sự chuyển hoá lẫn nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đức Dũng, Ký văn học và ký báo chí , Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà N , ội 2003. [2] Đức Dũng, Ký báo chí, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 1992. [3] Hà Minh Đức, Cơ sở lý luận báo chí đặc tính chung và phong cách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000. [4] Michael D. Sallah, Mitch Weiss, Joe Mahr, Bí mật chôn vùi, sự thật tàn bạo , Nhà xuất bản Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2005. [5] Nhiều tác giả, Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2000. 111
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cách viết báo cáo
244 p | 929 | 322
-
Vài chỉ dẫn để viết tin phát thanh-truyền hình
6 p | 801 | 252
-
Lịch sử báo chí thế giới - Phần 2
27 p | 391 | 176
-
Trong thể loại Ký có Ký báo chí và Ký văn học
7 p | 636 | 172
-
Sổ tay phóng viên – Phần 9 - Viết lời dẫn
8 p | 349 | 145
-
Lịch sử báo chí Pháp
7 p | 351 | 23
-
Nam Phong Tạp Chí
17 p | 210 | 17
-
Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử ra đời (1920-1930): Phần 1
115 p | 114 | 9
-
Sổ tay phóng viên điều tra: Phần 2
50 p | 12 | 7
-
Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945: Phần 1
91 p | 18 | 6
-
Ebook Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh: Phần 2
294 p | 18 | 6
-
Phóng viên phải biết tự bảo vệ mình
3 p | 78 | 5
-
Đặc điểm hội thoại của phỏng vấn báo chí
8 p | 17 | 5
-
Rào đón với việc thể hiện phép lịch sự trong phỏng vấn báo chí
7 p | 74 | 4
-
Cuộc đấu tranh chống lại cái cũ trong xã hội nông thôn Việt Nam trên báo Phong Hóa (1932- 1936)
14 p | 34 | 3
-
Những vấn đề xã hội Việt Nam và dư luận qua báo chí và các bộ sưu tập sự kiện năm 2016
8 p | 83 | 3
-
Phong trào Thông Thiên học ở Việt Nam thế kỷ XX
11 p | 4 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn