intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

122
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khi nhiều nơi tỷ lệ trẻ em mắc bệnh suy dinh dưỡng còn rất cao thì đồng thời tỷ lệ trẻ em béo phì cũng ngày càng gia tăng. Đây là căn bệnh nguy hiểm phát sinh ra nhiều loại bệnh nan y, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, ung thư khi trưởng thành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em

  1. Phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em Theo Tổ chứ Y tế thế giới (WHO), trong khi nhiều nơi tỷ lệ trẻ em mắc bệnh suy dinh dưỡng còn rất cao thì đồng thời tỷ lệ trẻ em béo phì cũng ngày càng gia tăng. Đây là căn bệnh nguy hiểm phát sinh ra nhiều loại bệnh nan y, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, ung thư khi trưởng thành. Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em mà các bậc cha mẹ cần quan tâm để giúp trẻ nhanh chóng trở lại trọng lượng ban đầu. Tỷ lệ trẻ em béo phì ngày càng gia tăng
  2. Động viên yêu thương trẻ Theo các nghiên cứu về tâm lý, những trẻ mắc bệnh béo phì thường mắc tật tự ti, cho rằng mọi người hay chế nhạo, ghét chúng nên tủi thân, ngại tiếp xúc, ít vận động. Bởi vậy, cha mẹ và người thân cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn, yêu thương bằng tình cảm chân thành. Chấp nhận sự dư thừa, tăng cân ở trẻ với thái độ bình tĩnh và một phương án khắc phục khoa học, hợp lý. Thường xuyên gần gũi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của trẻ, tìm cách giúp trẻ, động viên chúng giảm ăn, tăng cường luyện tập và tiếp xúc xã hội sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Sửa đổi thói quen ăn uống bất lợi Một trong những nguyên nhân gây béo phì ở trẻ nhỏ là ăn nhiều, đặc biệt là thực phẩm ăn nhanh, giàu đường mỡ, ít ăn rau xanh, hoa quả và lười luyện tập vì vậy nên tập cho trẻ những thói quen: Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, nhất là rau quả tươi, nếu không có thể dùng loại đóng hộp hay đông lạnh thay thế. Hạn chế mua thực phẩm có hàm lượng calo, mỡ và đường cao, như đồ uống có gas, thực phẩm ăn nhanh, kẹo bánh,… Đây là nhóm thực phẩm trẻ rất ưa thích, chỉ mua vừa phải và hạn chế không cho trẻ ăn quá nhiều.
  3. Khuyến khích cho trẻ ăn nhiều rau xanh Không nên bỏ bữa sáng. Bỏ bữa sáng làm trẻ đói mệt và làm cho trẻ thèm ăn nhóm thực phẩm bất lợi. Nên tổ chức các bữa ăn chính cân bằng, khoa học, có lợi cho sức khoẻ. Mọi người nên cùng nhau ăn để làm cho trẻ vui và có điều kiện ăn nhiều thực phẩm có lợi hơn, hạn chế đồ ngọt, đồ ăn vặt. Ưu tiên những đồ uống có lợi như nước, sữa có hàm lượng mớ thấp, nước ép hoa quả. Riêng nước ép hoa quả là đồ uống tốt nhưng lại có hàm lượng calo cao nên cho trẻ dùng vừa đủ. Tập cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn mới để cho trẻ quen. Mỗi lần ăn một ít, không nên ăn quá nhiều làm cho trẻ chán và sợ. Không nên dùng thực phẩm, đồ uống làm phần thưởng cho trẻ. Ví dụ, nếu trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả sẽ thưởng tiền, bánh kẹo… Nên cho trẻ ăn từ từ, ít một, ăn chậm, nhai kỹ ngay cả khi trẻ đói. Mọi đồ ăn thức uống có lợi hay hại đều do sự quyết định của người mẹ nhưng ăn nhiều ăn ít lại còn
  4. phụ thuộc vào khả năng của trẻ. Nếu phàm ăn thì chỉ cho trẻ ăn ở giới hạn cho phép hoặc nếu không hợp khẩu vị cũng cố gắng dỗ trẻ ăn hết để đảm bảo sức khoẻ. Những chú ý khi sử dụng đồ ăn vặt Cũng phải nói ngay rằng, cấm trẻ ăn vặt là điều bất khả thi nhưng chọn thực phẩm tốt cho trẻ sẽ hạn chế nguy cơ tăng cân, béo phì, vì vậy cần chú ý:  Tăng cường hoa quả tươi  Nước ép hoa quả đóng hộp  Nếu hoa quả khô đóng hộp chỉ nên ăn lượng nhỏ  Tăng cường các loại rau quả hợp khẩu vị trẻ như dưa chuột, cà rốt, cà chua…  Giảm ăn pho mát, bơ chứa nhiều mỡ hoặc ăn bơ lạc kèm với các loại bánh làm từ ngũ cốc.  Nên dùng sữa chua chứa ít mỡ kèm hoa quả  Nếu là hoa quả tươi cần cắt nhỏ thành miếng vừa miệng để dễ ăn và phòng ngừa nghẹn, mắc cổ. Động viên trẻ vận động hằng ngày Những đứa trẻ béo phì do cơ thể nặng nề nên ngại vận động và càng lớn thân hình càng nặng nề, tự ti nên không thích đi ra ngoài. Để giúp trẻ tăng cường vận động, các bậc cha mẹ cần quan tâm:
  5. Động viên trẻ tích cực tham gia các trò vận động Hãy làm gương cho con trẻ bằng cách cha mẹ tăng cường luyện tập thể thao hoặc hoạt động xã hội và kéo trẻ đi theo. Khi vui, chúng sẽ quên mặc cảm, tự vận động và sẽ có tác động giảm béo. Động viên trẻ tham gia các hoạt động xã hội, thể thao tại trường lớp. Ví dụ như: Chơi bóng bàn, bóng đá, chạy nhảy, bơi hoặc các hoạt động phù hợp với độ tuổi của trẻ. Cả gia đình cùng luyện tập: Đây chính là cách làm tốt giúp trẻ tham gia một cách vui vẻ. Có thể là chơi thể thao, vệ sinh nhà cửa, rửa xe ô tô, xe máy, đi dã ngoại, cắm trại, thăm công viên, vườn thú… Phòng tránh Bệnh béo phì ở trẻ em Không nên quá kỳ vọng ở trẻ: Do lần đầu tham gia các hoạt động thể chất nên trẻ không thể hoạt bát dược, hoặc chơi lâu được vì vậy không nên quá thất vọng, hãy kiên trì, dần dần trẻ sẽ đi vào nề nếp.
  6. Thời lượng tập thể thao hợp lý: Theo nghiên cứu thì mỗi ngày trẻ hoạt động thể chất, chơi thể thao trên 60 phút, nhưng không phải một lần mà nhiều lần trong ngày. Có nghĩ là khi nào rỗi, có điều kiện là có thể tham gia được. Ngoài thời gian hoạt động nói trên các bậc cha mẹ cũng cần hạn chế thời gian trẻ chơi vi tính, xem tivi vì đây là những hình thức giải trí dễ nghiện và làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2