intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp giải Hóa 10

Chia sẻ: La La | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:56

105
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Phương pháp giải Hóa 10 sau đây sẽ giúp cho các bạn biết được một số cách để giải bài toán môn Hóa học lớp 10. Với các bạn yêu thích môn Hóa học thì đây là tài liệu hữu ích. Mời các bạn tham khảo tài liệu để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp giải Hóa 10

  1. 1/ Các phương pháp dùng trong giải toán : o Bảo toàn khối lượng o Bảo toàn nguyên tố o Bảo toàn electron o Phương pháp quy đổi o Phương pháp ion – electron ( electron biến đổi ) o Dùng công thức tính nhanh 2/Phương pháp tìm CTPT của oxit sắt : tìm tỉ lệ số mol của Fe ( nguyên tử ) và O  ( nguyên tử ) từ dữ kiện bài cho 3/Một vài cách giải nhanh : o Khi đề bài cho hỗn hợp 2 oxit của sắt , nhưng không nêu rõ là oxit sắt gì  , thì ta có thể quy đổi hỗn hợp trên về FeO và Fe2O3 – cách này không  làm số mol Fe và O trong hỗn hợp thay đổi… o Nếu gặp bài toán oxi hóa 2 lần :  Fe ( m gam ) bị oxi hóa thành hỗn hợp (  Fe , oxit sắt ) ( m1 gam ) rồi cho tiếp vào dung dịch acid có tính oxi hóa  tạo sản phẩm khử thì ta nên dùng công thức : ( ne là số mol electron cho  hoặc nhận ) mFe = 0,7 m1 + 5,6 ne Câu 1 : Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam  hỗn hợp X ( Fe , FeO , Fe2O3,Fe3O4 ). Để hòa tan hết X , cần vừa đủ 300 ml dung  dịch HCl 1M , đồng thời giải phóng 0,672 lít khí ( đktc ). Tính m ? A.10,08 B.8,96C.9,84D.10,64 Giải  nkhí = nH2 = 0,672/22,4= 0,03 mol . Ta có : nH+(HCl)= nH+(hoà tan oxit ) + nH+(khí )  => 0,3 = nH+(hoà tan oxit ) +  2.0,03 => nH+(hoà tan oxit ) = 0,24 mol nO(oxit) = ½ nH+(hoà tan oxit ) = 0,12 mol  => m = mX – mO(oxit) = 12 – 0,12.16 =  10,08 gam Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp FeO , Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ V ml  dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung  dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu  được 3 gam chất rắn. Tính V ? Giải    Quy đổi hỗn hợp thành 2,8 gam ( FeO : x mol và Fe2O3 : y mol ) ——­> 3 gam  Fe2O3 Thiết lập hệ : 72x + 160y = 2,8 v à x + 2y = 3.2/160 ( BTNT Fe trong Fe2O3 ) = > x = 0,025 mol v à y = 6,25.10­3 mol FeO + 2HCl à FeCl2 + H2O                Fe2O3 + 6HCl à 2FeCl3 + 3 H2O 0,025    0,05                                             6,25.10­3   0,0375 => Tổng số mol HCl p/ứ = 0,0875 mol => V = 0,0875 l = 87,5 ml Câu 3 : Trộn bột Al với bột Fe2O3 ( tỉ lệ mol 1 : 1 ) thu được m gam hỗn hợp X. Thực  hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí sau một  thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y bằng acid nitric loãng dư , thấy giải  phóng 0,448 lít khí NO ( đktc – sản phẩm khử duy nhất ). m =?
  2. Giải     Phản ứng nhiệt nhôm không hoàn toàn nên ta không thể xác định được rõ sản  phẩm Y gồm những chất      nào. Ta quy đổi hỗn hợp Y thành X ( theo nguyên BTKL ) Ta có :   Al à Al3+ +3e             N+5 +3e à NO                      => m = 0,02( 27 + 160) =  3,74 gam 0,02  ß   0,06                    0,06 ß 0,02 Câu 4: Hòa tan hết 7,68 gam hỗn hợp FeO , Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ 260 ml dung  dịch HCl 1M. Dung dịch thu được cho tác dụng với dd NaOH dư rồi lọc kết tủa nung  trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn.. tính m ? Giải    Ta có : nCl­ = 0,26 mol => nO2­ (oxit ) = ½ nCl­ = 0,13 mol ( BT ĐT ) => mFe = 7,68 – 0,13.16 = 5,6 gam Sơ đồ hợp thức : 2Fe à Fe2O3        => mFe2O3 = 160.5,6/112 = 8 gam. Câu 5: X là hỗn hợp gồm Fe và 2 oxit của sắt. Hòa tan hết 15,12 gam X trong dung  dịch HCl dư , sau phản ứng thu được 16,51 gam muối Fe (II) và m gam muối Fe (III ) .  Mặt khác , khi cho 15,12 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch acid nitric loãng dư  thì giải phóng 1,568 lít NO ( sản phẩm khử duy nhất – ở đktc ). Thành phần % về khối  lượng của Fe trong X là ? Giải  Quy đổi 15,12 gam X thành :     Fe      ;      FeO    v à  Fe2O3 ( x mol )   ( y mol ) Hoà tan vào dd HCl ta có pt : x + y = 16,51/127 = 0,13 mol. Cho X vào HNO3 dư : Fe à Fe3+  +  3e                               N+5  + 3e à NO x                3x                                  0,21 ß  0,07 FeO à Fe3+ + 1e y                   y => Bảo toàn electron:  3x + y = 0,21 Giải hệ = > x = 0,04 mol v à y = 0,09 mol   = > % mFe = 0,04.56/15,12 . 100% = 14,81% Câu 6 :Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Cu và 2 oxit sắt cần vừa đủ 500ml dung  dịch  HCl 1,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 38,74 gam hỗn hợp hai muối  khan . m nhận giá trị ? Giải    2 muối khan ở đây là CuCl2  và FeCl2 . Ta có : nO2­ (oxit ) = ½ nCl­ = ½.0,6 =  0,3 mol ( BT ĐT ) BTKL : mCu & Fe  = mmuoi – mCl­ = 38,74 – 0,6.35,5 = 17,44 gam o mX = mCu & Fe  + mO2­ (oxit )  = 17,44 +0,3.16 = 22,24 gam Câu 7: Hòa tan hết a gam hỗn hợp 2 oxit sắt bằng dung dịch  HCl dư sau phản ứng thu  được dung dịch chứa 9,75 gam FeCl3 và 8,89 gam FeCl2 . a nhận giá trị nào ? Giải   Quy đổi thành a gam FeO v à Fe2O3 Sơ đồ hợp thức :  Fe2O3  à 2FeCl3 ( 0,06 mol ) và FeO à FeCl2 ( 0,07 mol ) => a = 0,03.160 + 0,07.72 = 9,84 gam Câu 8 : Hòa tan hết 4 gam hỗn hợp A gồm Fe và 1 oxit sắt trong dung dịch acid HCl  dư thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 cho đến dư vào X thu được dung dịch  Y chứa  9,75 gam muối tan. Nếu cho 4 gam A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu  được V lít NO ( sản phẩm  khử duy nhất – đktc)/ V= ?
  3. Giải  nFe = nFeCl3 = 0,06 mol => nO (oxit ) = ( 4 – 0,06.56)/16 = 0,04 mol Quy đổi 4 gam A thành Fe và O. Cho tác dụng với HNO3 : Fe à Fe3+   +  3e                           O +  2e à O2­ 0,06        à  0,18                                0,08 ß 0,04 N+5  + 3e à NO             => V = 0,1/3.22,4 = 0,747 lit 0,1 à 0,1/3 Câu 9: Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch  H2SO4 9,8% ( lượng vừa đủ), sau phản ứng  thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn  hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc  nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Xác định b ? Giải   51,76 gam gồm 2 muối F eSO4 : x mol và Fe2(SO4)3 : y mol. Lập hệ : 152x + 400y = 51,76 và x + 2y = 58.2/400 (BTNT Fe trong Fe2(SO4)3  ) => x = 0,13 mol và y = 0,08 mol => Số mol H2SO4 p/ ứ = x +3y = 0,37 mol => mdung dich = ( 0,37.98.100) / 9,8 gam = 370 gam = b Câu 10 : Hòa tan hết m gam hỗn hợp A gồm Cu và 1 oxit sắt bằng 320 ml dung dịch  HCl 1M ( vừa đủ ). Dung dịch thu được sau phản ứng chỉ chứa hai muối là FeCl2 ( có  khối lượng 15,24 gam ) và CuCl2. Xác định công thức của oxit sắt và giá trị m ? Giải    nFe = nFeCl2 = 0,12 mol và nO (oxit ) = ½ nH+ = 0,16 mol => nFe : nO = 0,12 :  0,16 = 3:4  => Fe3O4 BTNT Cl: nHCl = 2nFeCl2 + 2nCuCl2  => 0,32 = 2.0,12 + 2nCuCl2  => nCuCl2 = 0,04  mol = nCu o m = mCu + mFe + mO = 0,04.64 + 0,12.56 + 0,16.16 = 11,84 gam Câu 11: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Y( gồm Cu và 2 oxit của sắt ) bằng 260 ml dung  dịch HCl 1M – lượng vừa đủ , thu được dung dịch Z chứa 2 muối với tổng khối lượng  là 16,67 gam. Xác định m ? Giải   nCl­ = 0,26 mol  => mCu&Fe = mmuoi  – mCl­ = 16,67 – 0,26.35,5 = 7,44 gam nO2­ (oxit ) = ½ nCl­ = 0,13 mol => mY = mCu&Fe + mO2­ (oxit ) = 7,44 +0,13.16 =  9,52 gam Câu 12 :Y là một hỗn hợp gồm sắt và 2 oxit của nó. Chia Y làm hai phần bằng nhau : Phần 1 : Đem hòa tan hết trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch Z chứa a gam  FeCl2 và 13 gam FeCl3 Phần 2 : Cho tác dụng hết với 875 ml dung dịch HNO3 0,8M ( vừa đủ ) thu được 1,568  lít khí NO ( đktc – sản phẩm khử duy nhất ). Tính a. ? Giải  Phần II : BTNT N : nNO3­ ( muoi ) = nHNO3 p/u – nNO = 0,875.0,8 –  1,568/22,4 = 0,63 mol Fe  à  Fe(NO3)3  à  3NO3­         Phần I : BTNT Fe : nFe = nFeCl2 + nFeCl3 0,21  ß                        0,63        =>  nFeCl2 = 0,21 – 13/162,5 = 0,13 mol => a = 0,13.127 = 16,51 gam Câu 13 : Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và Fe2O3 phải dùng  vừa hết 520 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác , khi lấy 0,27 mol hỗn hợp X đốt nóng  trong ống sứ không có không khí rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra  hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 4,86 gam nước. Xác định m?
  4. Giải     13,92 gam X ( MgO x mol ; FeO y mol và Fe2O3 z mol ). Ta có : nO (oxit ) = ½ nH+ = ½ .0,52 = 0,26 mol => x + y +3z = 0,26 ( 1 ) và 40x + 72y + 160z = 13,92 ( 2 ) Trong 0,27 mol X số mol MgO , FeO và Fe2O3 lần lượt là kx , ky và kz mol => kx + ky + kz = 0,27 ( 3 ) Và : nH2O = nH2 = nO(FeO) + nO(Fe2O3) = ky +3kz = 0,27 ( 4 ). Bi ến đ ổi ( 3 ) &  ( 4 ) => x = 2z ( 5 ) Giải ( 1) , (2) và ( 5) => x = 0,08 mol ; y = 0,06 mol và z = 0,04 mol => k = 0,27/0,18 =  1,5 BTKL : m = 1,5.13,92 – 0,27.16 = 16,56 gam Câu 14: Hỗn hợp A gồm CuSO4 , FeSO4 và Fe2(SO4)3 , trong đó % khối lượng của S  là 22% . Lấy 50 gam hỗn hợp A hoà tan vào trong nước. Thêm dung dịch NaOH dư ,  lấy kết tủa thu được đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi . Lượng  oxit sinh ra đem khử hoàn toàn bằng CO thì lượng Fe và Cu thu được bằng : Giải   mS = 50.22/100 = 11 gam => nSO4 (2­) = nS = 11/32 = 0,34375 mol  (BTNT S ) o mCu&Fe = mmuoi –  mSO4(2­) = 50 – 96.0,34375 = 17 gam Câu 15 : A là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2 , Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. Trong đó N  chiếm 16,03% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 65,5 gam  muối A . Lọc kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi  thu được bao nhiêu gam oxit ? Giải    mN = 65,5.16,03/100 = 10,5 gam => nNO3­ = nN = 10,5/14 = 0,75 mol ( BTNT N  ) Sơ đồ : 2NO3 –  ( muối )   O2­ (oxit ) 2 mol NO3 –  tạo 1 mol O2­  khối lượng giảm 2.62 – 16 = 108 gam 0,75 mol NO3 –  tạo 0,375 mol O2­  khối lượng giảm 108.0,375 = 40,5 gam => moxit = mmuoi  ­ mgiam = 65,5 – 40,5 = 25 gam Câu 16: Hòa tan hết một hỗn hợp X gồm 0,02 mol Fe : 0,04 mol Fe3O4 và 0,03 mol  CuO bằng dung dịch HCl dư.Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch sau phản  ứng, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam  chất rắn. a nhận giá trị ? Giải   Cu2+ tạo phức trong dd amoniac dư => chất rắn sau cùng là Fe2O3 . BTNT Fe : ∑nFe = nFe + 3nFe3O4 = 0,02 + 0,04.3 = 0,14 mol => nFe2O3 = ½ ∑nFe  = 0,07 mol => a = 0,07.160 = 11,2 gam Câu 17.Hòa tan hỗn hợp gồm sắt và 1 oxit của sắt cần vừa đủ 0,1 mol H2SO4 đặc ;  thoát ra 0,224 lít SO2 ( đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam  muối khan ? Giải     BTNT S : nH2SO4 p/u  = nSO4 (2­) muoi  + nSO2  => nSO4 (2­) muoi  = 0,1  – 0,01 = 0,09 mol Fe2(SO4)3  à 3SO42­  => mmuoi = 0,03.400 = 12 gam 0,03   ß        0,09 Câu 18: Cho m gam Fe tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp HCl và FeCl3 thu được  dung dịch X chỉ chứa một muối duy nhất và 5,6 lít H2 ( đktc ). Cô cạn dung dịch X thu  được 85,09 gam muối khan. m nhận giá trị nào ?
  5. Giải        Bảo toàn electron Fe à Fe2+ + 2e                    2H+ + 2e  à  H2 x         x     à 2x                            0,5 ß  0,25 Fe3+ + 1e à Fe2+ 0,67 – x ß  0,67 – x => Bảo toàn electron: 2x = 0,5 + 0,67 – x => x = 0,39 mol => m = 21,84 gam Câu 19: Cho dung dịch acid nitric loãng vào một cốc thủy tinh có đựng 5,6 gam Fe và  9,6 gam Cu. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn ; có 3,136 lít NO thoát ra ( đktc )  và còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m bằng : Giải     Sau phản ứng , Cu còn dư ( Fe à Fe2+ ) Fe à Fe2+ + 2e                    N+5  + 3e à NO 0,1           → 0,2                         0,42 ←  0,14 Cu à Cu2+ + 2e 0,11←           0,22 => m = 9,6 – 0,11.64 = 2,56 gam Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam một oxit sắt vào dung dịch HNO3 dư thu được  1,456 lít hỗn hợp NO và NO2 ( đktc – ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác ).  Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng lên 2,49 gam so với ban đầu. Công thức của  oxit sắt và số mol HNO3 phản ứng là : Giải    mkhí = 5,4 – 2,49 = 2,91 gam ( NO x mol và NO2 y mol ). Lập hệ : x + y = 1,456/22,4 = 0,065 mol và 30x + 46y = 2,91 => x = 5.10­3 mol và y =  0,06 mol Quy đổi oxit sắt thành Fe ( a mol ) và O ( b mol ) .Ta có : 56a + 16b = 5,4 Fe à Fe3+   +  3e          O +  2e à O2­           N+5  + 3e à NO                  N+5  + 1e à NO2 a                → 3a          b  →2b                            0,015 ← 5.10­3                     0,06  ← 0,06 Bảo toàn e: 3a – 2b = 0,06 + 0,015. Giải hệ 2 pt trên : a = b = 0,075 mol = > FeO BTNT N : nHNO3 p/u = nNO3­ muoi  + nNO + nNO2 = 3nFeO + nNO + nNO2 =  0,29 mol Câu 21: Hòa tan 10 gam hỗn hợp gồm Fe và FexOy bằng HCl thu được 1,12 lít  H2 ( đktc ). Cũng lượng hỗn hợp này nếu hòa tan hết bằng dung dịch HNO3 đặc nóng  thu được 5,6 lít NO2 ( đktc ). Xác định FexOy ? Giải  nFe = nH2 = 0,05 mol ( Fe đơn chất – không phải Fe trong oxit ). Cho vào HNO3 , quy đổi 10 gam ( Fe a mol v à O b mol ). => 56a + 16b = 10.  Bảo toàn  electron : Fe à Fe3+   +  3e           O +  2e à O2­            N+5  + 1e à NO2            => 3a – 2b = 0,25 a                → 3a            b  →2b                               0,25 ←  0,25 Giải hệ => a = 0,15 mol = ∑nFe và b = 0,1 mol = nO(oxit) => nFe(oxit) = ∑nFe  – nFe =  0,15 – 0,05 = 0,1 mol  => FeO Câu 22: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al ,Fe3O4 , FeO, Fe2O3 tác dụng với dung dịch  HCl dư thu được dung dịch Y, trong đó khối lượng của FeCl2 là 31,75 gam và 8,064 lít  H2 ( đktc ).Cô cạn dung dịch Y thu được 151,54 gam chất rắn khan. Nếu cho m gam  hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Z và khí NO  ( sản phẩm khử duy nhất ). Cô cạn dung dịch Z thu được bao nhiêu gam muối khan ?
  6. Giải nAl = 2/3 nH2 = 0,24 mol = nAl(NO3)3  = > mAlCl3 = 0,24.133,5 = 32,04 gam => mFeCl3 = mrắn han – mFeCl2  – mAlCl3 = 151,54 – 31,75 – 32,04 = 87,75 gam =>  nFeCl3 = 0,54 mol Cho hỗn hợp vào HNO3 loãng dư tạo 2 muối Fe(NO3)3 và Al(NO3)3 . BTNT Al và Fe  ta có : nAl(NO3)3 = nAl = 0,24 mol và nFe(NO3)3 = nFeCl2 + nFeCl3 = 31,75/127 + 0,54 =  0,79 mol => mmuối = 0,24.213 + 0,79.242 = 242,3 gam Câu 23: Nung 23,2 gam hỗn hợp X ( FeCO3 và FexOy ) tới phản ứng hoàn toàn thu  được khí A và 22,4 gam Fe2O3duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch  Ba(OH)2 dư thu được 7,88 gam kết tủa. Mặt khác , để hòa tan hết 23,2 gam X cần vừa  đủ V ml dung dịch HCl 2M. CT FexOy và giá trị của V là : Giải  nFeCO3  = nCO2 = nBaCO3 = 7,88/197 = 0,04 mol. BTNT Fe : ∑nFe =  2nFe2O3 = 0,28 mol => nFe(oxit) = 0,28 – 0,04 = 0,24 mol => moxit = mX – mFeCO3 = 23,2 – 0,04.16 =  18,56 gam => nO (oxit ) = ( 18,56 – 0,24.56 ) / 16 = 0,32 mol  => Fe3O4 . BTĐT : nHCl = nH+  = 2nCO3(2­)  + 2 nO (oxit ) = 2.0,04 + 2.0,32 = 0,72 mol => V =  0,72/2 = 0,36 lit = 36O ml Câu 24: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 ( trong đó tỉ lệ  khối lượng của FeO và Fe2O3bằng 9:20 ) bằng dung dịch HCl , thu được 16,25 gam  FeCl3. Khối lượng muối FeCl2 thu được sau phản ứng bằng : Giải mFeO / mFe2O3 = 9/20 => nFeO  = nFe2O3 => nFeCl2 = ½ nFeCl3 = 0,05 mol =>  mFeCl2 = 0,05.127 = 6,35 gam Câu 25: Cho lần lượt 23,2 gam Fe3O4 và 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl 1M. Thể tích  dung dịch HCl tối thiểu để hòa tan các chất rắn trên là : Giải  PTHH: Fe3O4 + 8HCl à FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O      Fe + 2FeCl3 à 3FeCl2   Fe +  2HCl à FeCl2 + H2 0,1  →  0,8                   →  0,2                             0,1   ← 0,2                      0,05 → 0,1 => nHCl = 0,8 + 0,1 = 0,9 mol => V = 0,9 lit Câu 26: Cho luồng khí CO đi qua một lượng quặng hematit ( chứa Fe2O3 ) thì thu  được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn X và thoát ra hỗn hợp khí Y. Cho hấp thụ toàn  bộ khí Y bằng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình NaOH tăng thêm 52,8 gam.  Đem chất rắn X hòa tan trong dung dịch HNO3 dư thu được 387,2 gam muối. Thành  phần % khối lượng của Fe2O3 trong quặng là : Giải   mtăng = mCO2 = 52,8 gam => nO ( bị khử ) = nCO2 = 1,2 mol => Khối lượng của quặng = mX + mO = 300,8 +1,2.16 = 320 gam .BTNT Fe :  nFe2O3 = ½ nFe(NO3)3 = 0,8 mol => % mFe2O3 = 0,8.160/320.100% = 40% Câu 27: Cho 0,24 mol FeO và 0,03 mol Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng , kết thúc  phản ứng thu được dung dịch X và 3,36 gam kim loại dư. Khối lượng muối có trong  dung dịch X là :
  7. Giải  BTNT Fe : nFeO + 3nFe3O4 = nFe(NO3)2 + nFe dư  => nFe(NO3)2 = 0,27.180 =  48,6 gam Câu 28: Đem nhhiệt phân hoàn toàn a mol Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối  so với H2 bằng T1. Nhiệt phân hoàn toàn a mol Fe(NO3)3 thu được hỗn hợp khí Y có tỉ  khối so với H2 bằng T2. Biểu thức nào dưới đây là đúng : Giải Fe(NO3)2 à Fe2O3 + 4NO2 + ½ O2            2Fe(NO3)3 à Fe2O3 + 6NO2 + 3/2 O2 a                            2a        0,25a                a                                3a           0,75a T1 = ( 46.2a + 32.0,25a ) / ( 2a + 0,25a ) = 400/9 T2 = ( 46.3a + 32.0,75a ) / ( 3a + 0,75a ) = 43,2       => T2 / T1 = 0,972  = > T2 = 0,972T1 Câu 29: Hỗn hợp A gồm sắt và 2 oxit của nó. Cho m gam A tác dụng với dung dịch  H2SO4 đặc nóng dư đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và thoát ra 2,24 lít  SO2 ( đktc ). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z tới khối  lượng không đổi thì thấy khối lượng giảm 7,02 gam. Giá trị của m gam là : Giải Fe(OH)3  à ½ Fe2O3        => nFe2O3 = 7,02/ ( 107 – 80 ) = 0,26 mol = nFe 107                 80            => mFe = 0,7mA  + 5,6ne =  0,7mA  + 5,6.2nSO2  => mA = 19,2  gam Câu 30: Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe , FeS , FeS2 và S vào dung dịch  HNO3 loãng dư , giải phóng 8,064 lít NO ( là sản phẩm khử duy nhất ở đtkc ) và dung  dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Hòa tan hết  lượng kết tủa Z bằng dung dịch HCl dư , sau phản ứng còn lại 30,29 gam chất rắn  không tan . Giá trị của a gam là : Giải mrắn = mBaSO4 = 30,29 gam => nS(X) = nBaSO4 = 0,13 mol. Quy đổi hỗn hợp  thành Fe và S Fe à Fe3+ + 3e           S à S+6  + 6e           N+5  + 3e à NO 0,1          ←  0,3        0,13        →  0,78                 1,08 ←  0,36 => a = mFe + mS = 9,76 gam Câu 31:Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm x mol FeO , x mol Fe2O3 và y mol  Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 6,72 lít NO2 ( đktc ). Giá trị của m  gam là : Giải FeO và Fe2O3  có cùng số mol => quy đổi thành FeO4 .Nhẩm : nFe3O4 = nNO2 =  0,3 mol => m = 0,3.232 = 69,6 gam Câu 32: Hòa tan hết 7,52 gam hỗn hợp A gồm Cu và 1 oxit của sắt bằng dung dịch  HNO3 loãng dư , sau phản ứng giải phóng 0,1493 lít NO ( đktc – là sản phẩm khử duy  nhất ) và còn lại 0,96 gam kim loại không tan. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu  được 16,44 gam chất rắn khan. Công thức của oxit sắt là : Giải Còn lại kim loại Cu không tan => ion Fe tồn tại trong dung dịch sau phản ứng là  Fe2+. Quy đổi hỗn hợp A thành Cu, Fe v à O Cu à Cu2+ + 2e                     Fe à Fe2+ + 2e                O +  2e à O2­                        N+5  +  3e à NO x                   2x                      y                  2y                 z      2z                                             0,02
  8. Bảo toàn e : 2x + 2y – 2z = 0,02 .Ta có : 64x + 56y +16z = 7,52 – 0,96 và 188x + 180y =  16,44 (chất rắn khan ) Giải hệ ta được : x = 0,03 ; y = 0,06 v à z = 0,08  => nFe : nO = y : z = ¾ => Fe3O4 Câu 33: Thổi hỗn hợp khí CO và H2 đi qua a gam hỗn hợp gồm CuO và Fe3O4 có tỉ lệ  mol 1:2 , sau phản ứng thu được b gam chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn b gam A bằng  dung dịch HNO3 loãng dư , thu được dung dịch X ( không chứa ion Fe2+ ). Cô cạn  dung dịch X thu được 41 gam muối khan.  a gam nhận giá trị nào ? Giải CuO à Cu(NO3)2                      Fe3O4 à 3Fe(NO3)3 x                  2x                             2x              6x Ta có : mmuoi = 188x + 6x.242 = 41 = > x = 0,025 mol => a = 80.0,025 + 23.0,05 = 13,6  gam o   o  1 YEAR AGO  BÀI TẬP: Câu 1: Đun nóng 16,8 gam bột sắt và 6,4 gam bột lưu huỳnh (không có không khí) thu  được chất rắn A. Hoà tan A bằng HCl dư thoát ra khí B. Cho khí B đi chậm qua dung  dịch Pb(NO3)2 tách ra kết tủa D màu đen. Các phản ứng đều xảy ra 100%. a)      Viết phương trình phản ứng để cho biết A, B, D là gì? b)      Tính thể tích khí B (đktc) và khối lượng kết tủa D. c)      Cần bao nhiêu thể tích O2 (đktc) để đốt hoàn toàn khí B. Câu 2: Đun nóng hỗn hợp Fe, S (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A  bằng axit HCl dư thoát ra 6,72 dm3 khí D (đktc) và còn nhận được dung dịch B cùng  chất rắn E. Cho khí D đi chậm qua dung dịch CuSO4 tách ra 19,2 gam kết tủa đen. a)      Viết phương trình phản ứng. b)      Tính lượng riêng phần Fe, S ban đầu biết lượng E bằng 3,2 gam. Câu 3: Dẫn 4,48 dm3 CO (ở đktc) đi qua m gam CuO nung nóng nhận được chất rắn X  và khí Y. Sục khí Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 20 gam kết tủa trắng. Hoà tan  chất rắn X bằng 200ml dung dịch HCl 2M thì sau phản ứng phải trung hoà dung dịch  thu được bằng 50 gam Ca(OH)2 7,4%. Viết PTPƯ và tính m. Câu 4: 6,8 gam hỗn hợp Fe và CuO tan trong 100 ml axit HCl  dung dịch A + thoát ra  224 ml khí B (đktc) và lọc được chất rắn D nặng 2,4 gam. Thêm tiếp HCl dư vào hỗn  hợp A + D thì D tan 1 phần, sau đó thêm tiếp NaOH đến dư và lọc kết tủa tách ra nung  nống trong không khí đến lượng không đổi cân nặng 6,4 gam. Tính thành phần khối  lượng Fe và CuO trong hỗn hợp đầu. Câu 5: Trộn 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 1,5M với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu  được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến lượng không đổi  thu được chất rắn D. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch B thì tách ra kết tủa E. a)      Viết phưong trình phản ứng. Tính D và E. b)      Tính nồng độ mol chất tan trong dung dịch B (coi thể tích thay đổi không đáng kể  khi xảy ra phản ứng). Câu 6: Cho13,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe được hoà tan trong 100 ml dung dịch  CuSO4. Sau phản ứng nhận được dung dịch A và 18,4 gam chất rắn B gồm 2 kim loại. 
  9. Thêm NaOH dư vào A rồi lọc kết tủa tách ra nung nóng trong không khí đến khối  lượng không đổi  nhận được chất rắn D gồm MgO và Fe2O3 nặng 1,2 gam. Tính  lượng Fe, Mg ban đầu.   o   o  1 YEAR AGO  Thông thường khi làm bài toán dạng này chúng ta đặt ẩn là số mol các chất sau  đó lập hệ phương trình để tìm ra số mol các chất trong hỗn hợp ban đầu. Lưu ý  khi đặt số mol nên gọi rõ trong bao nhiêu gam hay thể tích ban đầu để tránh  nhầm trong bài toán sử dụng nhiều lần dữ kiện và không đồng nhất với nhau.  Sau đây là một số ví dụ thuộc dạng này: o Cho 8 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe  tác dụng với dung dịch HCl dư  tạo  thành 1,68 lít khí    H2 thoát ra ở đktc  . Tính % về khối lượng của từng  kim loại có trong hỗn hợp ?  Cho hỗn hợp gồm Ag và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 dư   tạo thành 6,72 lít khí H2 thoát ra ở đktc và 4,6 g chất rắn không  tan  . Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn  hợp ? 3.  Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe  tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M tạo  thành 8,96 lít khí H2 thoát ra ở đktc  . o Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp ? o Tính thể tích dung dịch HCl đã tham gia phản ứng ? 4.  Cho 8,8 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl   14,6% .Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28,5 gam muối khan o Tính % về khối lượng của từng chất  có trong hỗn hợp ? o Tính khối lượng dung dịch HCl đã tham gia phản ứng ? o Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành sau phản ứng ? 5.  Cho 19,46 gam hỗn hợp gồm Mg , Al và Zn trong đó khối lượng của Magie bằng  khối lượng của nhôm  tác dụng với dung dịch HCl 2M  tạo thành 16, 352 lít khí  H2 thoát ra ở đktc  . o Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp ? o Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng biets người ta dùng dư 10% so với  lý thuyết ? 6.  Hòa tan 13,3 gam hỗn hợp NaCl và KCl vào nước thu được 500 gam dung dịch A  Lấy 1/10 dung dịch A cho phản ứng với AgNO3 tạo thành 2,87 gam kết tủa o Tính % về khối lượng của mỗi muối  có trong hỗn hợp ? o Tính C% các muối có trong dung dịch A 7.  Dẫn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CH4 , C2H4 qua bình Brom dư thấy khối  lượng bình đựng dung dịch Brom tăng 5,6 gam . Tính % về khối lượng của mỗi hiddro  cacbon có trong hỗn hợp ? 8.  Dẫn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CH4 , C2H4 và C2H2 qua bình Brom dư thấy  khối lượng bình đựng dung dịch Brom tăng 5,4 gam . Khí thoát ra khỏi bình được đốt 
  10. cháy hoàn toàn thu được 2,2 gam CO2 . Tính % về khối lượng của mỗi hiddro cacbon  có trong hỗn hợp ? 9.  Chia  26 gam hỗn hợp khí gồm CH4 , C2H6 và C2H4 làm 2 phần bằng nhau –   Phần 1 : Đốt cháy hoàn toàn thu được 39,6 gam CO2 –   Phần 2 : Cho lội qua bình đựng d/dịch brom dư thấy có 48 gam brom tham gia phản  ứng Tính % về khối lượng của mỗi hiddro cacbon có trong hỗn hợp ? 10.  Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp của Mg và MgO bằng dung dịch HCl . Dung  dịch  thu được cho tác dụng với với dung dịch NaOH dư . Lọc lấy kết tủa rửa sạch rồi  nung ở nhiệt độ cao cho đến khi khối lượng không đổi thu được 14 gam chất rắn o Tính % về khối lượng của mỗi chất  có trong hỗn hợp ban đầu ?  Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu  đã dùng ? 11.  Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp của Al và Mg bằng dung dịch HCl vừa đủ .  Thêm một lượng  NaOH dư vào dung dịch . Sau phản ứng xuất hiện một lượng kết  tủa  Lọc lấy kết tủa rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao cho đến khi khối lượng không  đổi thu được 4 g chất rắn o Tính % về khối lượng của mỗi kim loại  có trong hỗn hợp ban đầu ?  Tính thể tích dung dịch HCl 2M đã dùng ? 12.  Chia một lượng hỗn hợp gồm MgCO3 và CaCO3 làm 2 phần bằng nhau . –    Phần 1 : nhiệt phân hoàn toàn thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) –    Phần 2 : hòa tan hết trong dung dịch HCl rồi cô cạn dung dịch thu được 15,85 gam  hỗn hợp muối khan Tính % về khối lượng của mỗi muối cacbonat có trong hỗn hợp ban đầu ? o Khử 15,2 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao thu  được sắt kim loại . Để hòa tan hết lượng sắt này cần 0,4 mol HCl  Tính % về khối lượng của mỗi oxit  có trong hỗn hợp ban đầu ? b.  Tính thể tích H2 thu được ở đktc ? o Cho một luồng CO dư đi qua ống sứ chứa 15,3 gam hỗn hợp gồm FeO  và ZnO nung nóng , thu được một hỗn hợp chất rắn có khối lượng 12,  74 gam . Biết trong điều kiện thí nghiệm hiệu suất các phản ứng đều  đạt 80%  Tính % về khối lượng của mỗi oxit  có trong hỗn hợp ban đầu ? b.  Để hòa tan hoàn toàn lượng chất rắn thu được sau phản ứng trên phải dùng bao  nhiêu lít dung dịch HCl 2M ? o Chia hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 làm 2 phần bằng nhau –      Phần 1 : cho một luồng CO đi qua và nung nóng thu được 11,2 gam Fe –      Phần 2 : ngâm trong dung dịch HCl . Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc Tính % về khối lượng của mỗi chất  có trong hỗn hợp ban đầu ? o   o  1 YEAR AGO  Khối lượng muối = Khối lượng kim loại + khối lượng gốc axit
  11. Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe bằng dd HCl dư, sau phản  ứng thu được 11,2 lit khí ( đktc) và dd X. Cô cạn dd X thu được bao nhiêu gam muối  khan? A. 71,0g B. 91,0 g C. 90,0 g D. 55,5 g Giải: số mol H2 = 11,5/22,4 = 0,5 (mol) 2HCl → H2 số mol HCl = số mol H2 *2 = 0,5*2 = 1 (mol) => số mol Cl = số mol HCl = 1 (mol) Khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng Cl = 20 + 1*35,5 = 55,5 (gam) Bài 2: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl dư . Sau phản ứng  thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam so với ban đầu. Tính khối lượng muối  trong dung dịch thu được? giải Khối lượng dd tăng = khối lượng kim loại – khối lượng H2 => khối lượng H2 = khối lượng kim loại – khối lượng dd tăng = 7,8 – 7 = 0,8 (gam) Số mol H2 = 0,8/2 = 0,4(mol) 2HCl → H2 Từ phương trình => số mol Cl = số mol HCl = số mol H2 *2 = 0,4*2 = 0,8 (mol) Khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng Cl = 7,8 + 0,8*35,5 = 36,2 (gam) Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit  H2SO4 0,1M ( vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn  dung dịch có khối lượng là: A. 6,81g B. 4,81 gam C. 3,81 gam D. 5,81 gam Giải Số mol H2SO4 = 0,5*0,1 = 0,05 (mol) Fe2O3 → Fe2(SO4)3 MgO → MgSO4 ZnO → ZnSO4 Ta thấy: số mol Oxi trong oxit = số mol SO4 = 0,05 (mol) Khối lượng muối = kl oxit – kl O trong oxit + kl SO4 = 2,81 – 0,05*16 + 0,05*96 = 6,81 (gam)
  12. Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa  đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lit hiđro (đkc) và dung dịch chứa m gam  muối khan. Giá trị của m? A. 9,25 gam B. 10,27 gam C. 8,98 gam D. 7,25 gam Bài 5: hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe3O4, CuO, Al2O3 vào 300 ml axit  H2SO4 0,1M (vừa đủ) thu được 7,34 gam muối. Giá trị của m là: A. 4,94 gam B. 3,94 gam C. 5,94 gam D. 4,95 gam o   o  1 YEAR AGO  OXI­ LƯU HUỲNH LÍ THUYẾT VỀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC PHÂN NHÓM CHÍNH NHÓM VI, OXI – LƯU HUỲNH 1. VỊ TRÍ CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM VIA TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN Các nguyên tố thuộc PNC nhóm VI gồm 8O  16S  34Se  52Te  84Po có 6 electron ngoài  cùng do đó dễ dàng nhận 2e để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm. Vậy tính ôxihóa  là tính chất chủ yếu. 2. ÔXI trong tự nhiên có 3 đồng vị      , Oxi là một phi kim hoạt động và là một chất  ôxihóa mạnh vì thế trong tất cả các dạng hợp chất , oxi thể hiện số oxi hoá –2 (trừ :  các peoxit ) TÁC DỤNG HẦU HẾT MỌI KIM LOẠI (trừ Au và Pt), cần có t0 tạo ôxit 2Mg + O2 →2MgO          Magiê oxit 4Al + 3O2 →2Al2O3 Nhôm oxit 3Fe + 2O2 →Fe3O4 Oxit sắt từ (FeO, Fe2O3) TÁC DỤNG TRỰC TIẾP CÁC PHI KIM(trừ halogen), cần có t0 tạo ra oxit S  +  O2 →SO2 C  +  O2 →CO2 N2 + O2 →2NO t0 khoảng 30000C hay hồ quang điện TÁC DỤNG H2 (nổ mạnh theo tỉ lệ 2 :1 về số mol), t0 2H2 + O2 →2H2O TÁC DỤNG VỚI CÁC HỢP CHẤT CÓ TÍNH KHỬ 2SO2 +     O2 →V2O5 3000C 2SO3 CH4 +     2O2 →CO2 + 2H2O 3. ÔZÔN là dạng thù hình của oxi và có tính ôxhóa mạnh hơn O2 rất nhiều O3 + 2KI + H2O  →I2 + 2KOH + O2 (oxi không có)
  13. Do tạo ra KOH nên O3 làm xanh quì tẩm dd KI (dùng trong nhận biết ozon) 2Ag + O3 →Ag2O + O2 (oxi không có phản ứng) 4. LƯU HUỲNH là chất ôxihóa nhưng yếu hơn O2, ngoài ra S còn đóng vai trò là chất  khử khi tác dụng với oxi S là chất oxihóa khi tác dụng với kim loại và H2 tạo sunfua chứa S2­ TÁC DỤNG VỚI NHIỀU KIM LOẠI ( có t0, tạo sản phẩm ứng soh thấp của kim  loại) Fe + S0 →FeS­2 sắt II sunfua Zn + S0 →ZnS­2 kẽm sunfua Hg + S         →      HgS­2 thủy ngân sunfua, phản ứng xảy ra ở t0thường TÁC DỤNG HIDRO tạo hidro sunfua mùi trứng ung H2 + S      →  H2S­2 hidrosunfua S là chất khử khi tác dụng với chất ôxihóa tạo hợp chất với soh dương (+4, +6) TÁC DỤNG PHI KIM (trừ Nitơ và Iod) S + O2 →SO2 khí sunfurơ, lưu huỳnh điôxit, lưu huỳnh (IV) ôxit. Ngoài ra khi gặp chât ôxihóa khác như HNO3 tạo H2SO4 4. HIDRÔSUNFUA (H2S) là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá  thấp nhất (­2), tác dụng hầu hết các chất ôxihóa tạo sản phẩm ứng với soh cao hơn. TÁC DỤNG OXI cóthể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng. 2H2S + 3O2→2H2O  +  2SO2 (dư ôxi, đốt cháy) 2H2S + O2→2H2O  +  2S(Dung dịch H2S trong không khí hoặc làm lạnh ngọn lửa H2S  đang cháy) TÁC DỤNG VỚI CLOcó thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng H2S + 4Cl2 + 4H2O→8HCl  +  H2SO4 H2S  +  Cl2 →2 HCl  +   S (khí clo gặp khí H2S) DUNG DỊCH H2S CÓ TÍNH AXIT YẾU : Khi tác dụng dung dịch kiềm có thể tạo  muối axit hoặc muối trung hoà H2S  +  NaOH →NaHS  + H2O H2S  +  2NaOH→ Na2S  + 2H2O Sản phẩm của phản ứng tùy thộc vào tỉ lệ mol của OH­/H2S 5. LƯU HUỲNH (IV) OXITcông thức hóa học SO2, ngoài ra có các tên gọi khác là lưu  huỳnh dioxit hay khí sunfurơ, hoặc anhidrit sunfurơ. Với số oxi hoá trung gian +4 (O2). Khí SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá và  là một oxit axit. SO2 LÀ CHẤT KHỬ ( – 2e  ) Khi gặp chất oxi hoá mạnh như O2, Cl2, Br2 :  khí  SO2 đóng vai trò là chất khử. 2O2 +     O2 V2O5 4500 →2SO3 (phản ứng thuận nghịch) 2 +  Cl2 +  2H2O   → 2HCl  +  H24 SO2 LÀ CHẤT OXI HOÁ (  + 4e  ) Khi tác dụng chất khử mạnh 2 + 2H2S → 2H2O +  3 2 +     Mg       →    MgO    +     S Ngoài ra  SO2 là một oxit axit SO2 + NaOH  →NaHSO3 (  2 )
  14. SO2 + 2 NaOH → Na2SO3 +  H2O   ( 1) Nếu 1
  15. Có hai loại muối là muối trung hòa (sunfat) và muối axit (hidrôsunfat). Phần lớn muối sunfat tan, chỉ có BaSO4, PbSO4 không tan có màu trắng, CaSO4 ít tan  có màu trắng. Nhận biết gốc sunfat dùng dung dịch chứa Ba2+ 10. ĐIỀU CHẾ ÔXI 2KClO3 →2KCl + 3O2 (xúc tác MnO2), điều chế trong PTN Trong CN chưng cất phân đoạn không khí lỏng. 11. ĐIỀU CHẾ HIDRÔSUNFUA (H2S) CHO FES HOẶC ZNS TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH  HCl FeS + 2HCl→  FeCl2 + H2S ĐỐT S TRONG KHÍ HIDRO H2 + S   →    H2S 12. ĐIỀU CHẾ SO2 có rất nhiều phản ứng điều chế S      +      O2 →SO2 Na2SO3 + H2SO4(đ) →Na2SO4 + H2O + SO2 Cu +2H2SO4(đ)→ CuSO4 + 2H2O +SO2 4FeS2 + 11O2 →2Fe2O3 + 8SO2 Đốt ZnS, FeS, H2S, S trong oxi ta cũng thu được SO2. 13. ĐIỀU CHẾ  SO3 2SO2 +    O2 →2 SO3 (xúc tác V2O5, t0) SO3 là sản phẩm trung gian điều chế axit sunfuric. 14. SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC ( trong CN) TỪ QUẶNG PYRIT SẮT FES2 Đốt FeS2 4FeS2 + 11O2→ 2Fe2O3 + 8SO2 Oxi hoá SO2 2SO2 + O2 →2SO3 Hợp nước:          SO3 + H2O    →   H2SO4 TỪ LƯU HUỲNH Đốt S tạo SO2:       S + O2 → SO2 Oxi hoá SO2 2SO2 + O2→ 2SO3 SO3 hợp nước SO3 + H2O     →     H2SO4 o   o  1 YEAR AGO  Phương pháp giá trị trung bình (xác định CTPT của hai hay nhiều chất  hữu cơ trong hỗn hợp): Là phương pháp chuyển hỗn hợp nhiều giá trị về một giá trị tương đương, nhiều chất  về một chất tương đương. v     Đặc điểm: Phương pháp giá trị trung bình được dùng nhiều trong hóa hữu cơ khi giải bài toán về  các chất cùng dãy đồng đẳng. Một phần bản chất của giá trị trung bình được đề cập  đến ở việc tính phần trăm đơn vị và khối lượng hỗn hợp khí trong bài toán tỉ khối hơi 
  16. ở chương đầu lớp 10. Do đó, học sinh dễ dàng lĩnh hội phương pháp này để xác định  CTPT của hai hay nhiều chất hữu cơ trong hỗn hợp. Phương pháp khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp ( ) Chất tương đương có khối lượng mol phân tử   là khối lượng mol phân tử trung bình của hỗn hợp. Các bước giải : Bước cơ bản : Xác định CTTQ của hai chất hữu cơ A, B Bước 1 : Xác định CTTB của hai chất hữu cơ A, B trong hỗn hợp Bước 2 : Tìm  qua các công thức sau : Bước 3 : Biện luận tìm MA, MB hợp lý => CTPT đúng của A và B Phạm vi ứng dụng: sử dụng có lợi nhiều đối với hỗn hợp các chất cùng dãy đồng  đẳng Phương pháp CTPT trung bình của hỗn hợp: v                 Phạm vi ứng dụng : Khi có hỗn hợp gồm nhiều chất, cùng tác dụng với  một chất khác mà phương trình phản ứng tương tự nhau (sản phẩm, tỉ lệ mol giữa  nguyên liệu và sản phẩm, hiệu suất, phản ứng tương tự nhau), có thể thay thế hỗn  hợp bằng một chất tương đương, có số mol bằng tổng số mol của hỗn hợp. Công  thức của chất tương đương gọi là CTPT trung bình. v     Phương pháp giải : v     Một số lưu ý: 1)Nếu bài cho 2 chất hữu cơ A, B là đồng đẳng liên tiếp thì : m = n + 1 (ở đây n, m là  số C trong phân tử A, B).2)Nếu bài cho 2 chất hữu cơ A, B hơn kém nhau k nguyên tử  C thì m = n + k. 3)Nếu bài cho 2 chất hữu cơ A, B cách nhau k nguyên tử C thì : m = n + (k+1). 4)Nếu bài cho anken, ankin thì n, m ≥ 2. 5)Nếu bài toán cho A, B là hydrocacbon ở thể khí trong điều kiện thường (hay điều  kiện tiêu chuẩn) thì n, m ≤ 4. v     Bài toán ví dụ : Đốt cháy hoàn toàn 19,2gam hỗn hợp 2 ankan liên tiếp thu được 14,56 lit CO2 (ở O0C,  2 atm). Tìm CTPT 2 ankan. GIẢI : nCO2 = an + bm = 1,3                                   (1) mhh = (14n + 2)a + (14m + 2)b = 19,2 14(bm + an) + 2(a+b) = 19,2                  (2) Từ (1), (2) suy ra : a + b = 0,5 = nhh = mhh/nhh = 19,2/0,5 = 38,4 MA 
  17. o   o  1 YEAR AGO  BÀI TẬP ÔN CHƯƠNG: OXI – LƯU HUỲNH. Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a.S  –> SO2 –> S –> H2S–> H2SO4–> SO2–> Na2SO3–> SO2–> SO3–> H2SO4– >FeSO4–>Fe(OH)2 –>FeSO4–>BaSO4. b.Na2S–>H2S–>K2S–>H2S–>FeS–>H2S–>S–>H2S–>SO2–>H2SO4–>SO2– >Na2SO3–>SO2–>S–>ZnS. c. H2SO4–>SO2–>H2SO4–>Fe2(SO4)3–>Fe(OH)3–>Fe2(SO4)3–> K2SO4–> BaSO4 Câu 2: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ: o Hidrosunfua  –>lưu huỳnh–>khí sunfurơ–>axir sunfuric–>lưu huỳnh  đioxi–>tcanxi sunfit–> khí sunfurơ–>lưu huỳnh –>hidrosunfuaa–>xit  sunfuric. o Kali permanganat–>oxi–>khí sunfurơ–>lưu huỳnh trioxit–>axit sunfuric– >sắt (II) sunfat–>sắt (II) hydroxyt–>sắt (II) oxit–>sắt (III) sunfat  –>sắt  (III)  hydroxyt–>sắt (III) clorrua. Câu 3: Nhận biết các dung dịch mất nhãn: o H2SO4, HCl, NaOH, Na2SO4, HNO3. o K2SO3, K2SO4, K2S, KNO3. o NaI, NaCl, Na2SO4, Na2S, NaNO3. o H2S, H2SO4, HNO3, HCl. Câu 4: Từ FeS2, NaCl, O2 và H2O. Viết các phương trình phản ứng điều chế:  Fe2(SO4)3, Na2SO4, nước iaven, Na2SO3, Fe(OH)3. Câu 5: Từ KCl, Cu, S và H2O. Viết các phương trình điều chế FeCl2, CuCl2, H2S,  CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3. Câu 6:Cho 19,8g hỗn hợp Al,Cu, CuO tác dụng vừa đủ với 147g dung dịch H2SO4 đặc  60% đun nóng thu được 8,96 lít khí (đktc). o Tính khối lượng mỗi kim loại. o Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Câu 7: Cho 3,36 lít O2(đktc) phản ứng hoàn toàn với một kim loại hóa trị (III) thu được  10,2g oxit. Xác định tên kim loại. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,84g một loại hóa trị (II) hết với 0,168 lít khí O2 (đktc).  Xác định tên kim loại. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 2,88g một loại  hết với oxi thu được 4,8g oxit. Xác định tên  kim loại. Câu 10: Cho 2,8g một kim loại hóa trị (III) tác dụng hết với dung dịch axit sunfuric đặc  nóng thu được 1,68 lít khí SO2 đktc. Xác định tên kim loại. Câu 11: Cho 12,15g một kim loại  tác dụng hết với 1000ml dung dịch axit sunfuric  1,35M. Xác định tên kim loại. Câu 12: Tỉ khối hơi của hỗn hợp gồm ozon và oxi đối với hidro là 18. Xác định % về  thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp.
  18. Câu 13: Nung hỗn hợp gồm 3,2g S và 4,2g Fe trong ống dây kín. Sau phản ứng thu  được những chất nào? Khối lượng là bao nhiêu? Câu 14: Nung hỗn hợp gồm 3,2g S và 1,3g Zn trong ống dây kín. Sau phản ứng thu  được những chất nào? Khối lượng là bao nhiêu? Câu 15: Đun nóng hỗn hợp gồm 11,2g bột sắt và 3,2g bột lưu huỳnh, cho sản phẩm  tạo thành vào 500ml dung dịch HCl thì thu được hỗn khí và dung dịch A. o Tính thành phần % về thể tích mỗi chất khí trong hỗn hợp. o Để trung hòa HCl còn dư trong dung dịch A phải dùng 250ml dung dịch  NaOH 0,1M. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng. Câu 16: Nung 5,6 g bột sắt và 13g kẽm với một lượng dư lưu huỳnh. Sản phẩm cảu  phản ứng cho tan hoàn toàn trong dung dịch axit clohidric. Khí sinh ra dẫn vào dung  dịch Pb(NO3)2 . o Viết các phương trình phản ứng xảy ra? o Tính thể tích dung dịch Pb(NO3)2 (D = 1,1g/ml) cần để hấp thụ hoàn  toàn lượng khí sinh ra. Câu 17: Cho 8,96 lít khí (đktc) H2S vào một bình đựng 85,2g Cl2 rồi đổ vào bình đựng  một lít nước để phản ứng xảy ra hoàn toàn. o Trong bình còn khí gì? Bao nhiêu mol? o Tính khối lượng H2SO4 sinh ra. Câu 18: Một hỗn hợp khí gồm H2S và H2 có số mol theo tỉ lệ 2:1. Chia 6,72 lít hỗn hợp  khí trên thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn. Phần 2: sục vào dung dịch Pb(NO3)2 20%. o Tính thể tích oxi cần dùng để đốt cháy phần 1. o Tính khối lượng dung dịch Pb(NO3)2 đủ dùng phản ứng vói phần 2. Câu 19: Cho 150 g dung dịch H2S 3,4% tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Tính  khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. Câu 20:  Một bình  kín có thể tích 5,6 lít chứa hốn hợp khí gồmH2S và O2dư. Đốt cháy  hoàn toàn hỗn hợp khí, sản phẩm phản ứng cho vào một lượng nước vừa đủ để được   250g dung dịch axit có nồng độ 1,61%. Tính thể tích các khí H2S và O2trong hỗn  hợp(các thể tích đo đktc). Câu 21: Dẫn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng  muối tạo thành sau phản ứng? Câu 22: Dẫn khí sunfurơ có khối lượng 6,4g vào 250g dung dịch KOH 12%. Tính khối  lượng muối tạo thành sau phản ứng? Câu 23:Hoà tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 bằng dung dịch  H2SO4 đặc nóng thu được 672 ml khí SO2 (ở đktc) ( sản phẩm khử duy nhất). Hấp  thụ toàn bộ lượng khí SO2 đó vào bình đựng 200 ml dung dịch NaOH 0.5M thu được  dung dịch B. a) Viết các phương trình phản ứng. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A? c) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch B?
  19. Câu 24:Cho 11 gam hỗn hợp A gồm sắt và nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch  H2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lit khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) (ở đktc). Hấp  thụ toàn bộ khí sinh ra vào 288 gam dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch B. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A? c) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch B? Câu 25: Dẫn 6,720ml khí SO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu  được muối trung hòa. Tính nồng độ mol của NaOH và nồng độ mol muối? Câu 26:Cho 25g hỗn hợp gồm Al, Cu tác dụng hết với 500ml dung dịch H2SO4 loãng  thu được 11,2l khí (đktc). o Tính khối lượng mỗi kim loại. o Tính nồng độ mol H2SO4. o Tính nồng độ mol muối. Câu 27:Cho 31,5 g hỗn hợp gồm Mg, Zn tác dụng hết với 300g dung dịch H2SO4 loãng  thu được 17,92l khí (đkc). o Tính khối lượng mỗi kim loại. o Tính nồng độ % H2SO4. o Tính nồng độ mol H2SO4 (D= 0,5g/ml). Câu 28: Cho 25,95g hỗn hợp gồm Zn, ZnO tác dụng hết với 250g dung dịch  H2SO4 loãng thu được 7840ml khí (đktc). o Tính % mỗi chất trong hỗn hợp. o Tính nồng độ % H2SO4. o Tính nồng độ % muối. Câu 29: Cho 27 g hỗn hợp gồm Fe, Cu tác dụng hết với 800ml dung dịch H2SO4 đặc  nguội thu được 11760ml khí (đktc). o Tính thành phần % theo  khối lượng mỗi kim loại. o Tính nồng độ mol H2SO4. o Lấy hết lượng muối trên cho tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1,25  M. Tính nồng độ mol các chất thu được sau phản ứng. Câu 30: Cho 15,15 g hỗn hợp gồm Fe, Al tác dụng hết với 500g dung dịch H2SO4 đặc  nóng thu được 13440ml khí (đktc). o Tính thành phần % theo  khối lượng mỗi kim loại. o Tính nồng độ % H2SO4. o Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua 300g dung dịch NaOH 11,4%  .Tínhkhối lượng muối tạo thành sau phản ứng. Câu 31: Cho 6,48g hỗn hợp gồm FeO, Ag tác dụng hết với 800ml dung dịch  H2SO4 đặc nóng thu được 1,344lít khí (đktc). o Tính thành phần % theo  khối lượng mỗi kim loại. o Tính nồng độ mol H2SO4. o Lấy hết lượng muối trên cho tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1,25  M. Tính nồng độ mol các chất thu được sau phản ứng. Câu 32: Cho mg hỗn hợp gồm Fe, Zn, Cu tác dụng hết với  dung dịch H2SO4 loãng thu  được 13,44 lít  khí (đktc)và 9,6g chất rắn. Mặt khác cũng lấy mg hỗn hợp nói trên cho  tác dụng hết với  dung dịch H2SO4đặc nguội thu được 7,84 lít khí (đktc).
  20. o Tính m? o Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại. Câu 33: Cho 35,2g hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 8960ml  khí (đktc). o Tính khối lượng mỗi kim loại. o Cho cùng lượng hỗn hợp trên vào dung dịch H2SO4 đặc nóng. Tính khối  lượng dung dịch H2SO4 đặc 78% đã dung. Câu 34: Chia 15,57g hỗn hợp gồm Al, Fe, Ag làm 2 phần bằng nhau: –          Phần 1: Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì được 3,528 lít H2và 3,24g  một chất rắn. –          Phần 2: Tác dụng với dung dịch H2SO4đặc nóng dư. o Tính khối lượng mỗi kim loại. o Tính thể tích SO2 thu được ở phần 2. (các thể tích đo đktc). Câu 35:  Hòa tan hoàn toàn 1,44g kim loại hóa trị (II) bằng 250ml dung dịch  H2SO4 0,3M. Sau phản ứng phải dùng hết 60ml dung dịch NaOH 0,5M để trung hòa  lượng axit còn dư. Xác định tên kim loại. Câu 36: Cho H2SO4loãng dư vào 18,4g hỗn hợp MgCO3 và CaCO3. Sau phản ứng thu  được 25,6g muối khan. Tính khối lượng CaCO3 và MgCO3. Câu 37:Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2­ của các  nguyên tố nhóm VIA? A. 1s2 2s2 2p4.           B. 1s2 2s2 2p6.                       C. [Ne] 3s2 3p6.         D. [Ar]  4s2 4p6. Câu 38:Chọn hợp chất của lưu huỳnh có tính tẩy màu. A. H2SO4.                   B. H2S.                                    C. SO2. D. SO3. Câu 39:H2S tác dụng với chất nào mà sản phẩm không thể có lưu huỳnh? A. O2.              B. SO2.                                    C. FeCl3.                     D. CuCl2. Câu 40:Hoà tan 0,01 mol oleum H2SO4.3SO3 vào nước được dung dịch X. Số ml dung  dịch NaOH 0,4M để trung hoà dung dịch X bằng A. 100 ml.                   B. 120 ml.                               C. 160 ml.                   D. 200 ml. Câu 41:Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí H2S? A. P2O5.                      B. H2SO4 đặc.                         C. CaO.                       D. Cả 3  chất. Câu 42:Từ 120 kg FeS2 có thể điều chế được tối đa bao nhiêu lit dung dịch  H2SO498% (d = 1,84 gam/ml)? A. 120 lit.                    B. 114,5 lit.                             C. 108,7 lit.                 D. 184 lit. Câu 43:Số oxi hoá của S trong các chất: SO2, SO3, S, H2S, H2SO4, Na2SO4 lần lượt  là: A. +4, +4, 0, ­2, +6, +6.                                              B. +4, +6, 0, ­2, +6, +4. C. +4, +6, 0, ­2, +6, +6.                                              D. +4, +6, 0, ­2, +4, +6. Câu 44:Phản ứng nào sau đây là sai? A. 2FeO + 4H2SO4 đặc ­> Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O. B. Fe2O3 + 4H2SO4 đặc ­> Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O. C. FeO + H2SO4 loãng ­> FeSO4 + H2O. D. Fe2O3 + 3H2SO4 loãng ­> Fe2(SO4)3 + 3H2O.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2