YOMEDIA
ADSENSE
Phương pháp xác định tên cây
302
lượt xem 72
download
lượt xem 72
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Định loại là một phần trong toàn bộ các công tác nghiên cứu phân loại. Đây là quá trình xác định tên của một mẫu cây. Để định loại cần thiết phải có một số bước: Tìm hiểu phương pháp phân loại, những đặc trưng của taxôn và thuật ngữ. Tìm hiểu những tư liệu như cẩm nang và phòng mẫu cây khô. Kỹ năng khi xác định tên cây.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp xác định tên cây
- Chương 10. Phương pháp xác định tên cây Nguyễn Nghĩa Thìn Thực vật có hoa NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. Tr 137 – 151. Từ khoá: Xác định tên cây, mô tả cây, lập khóa xác định. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả. Mục lục Chương 10 Phương pháp xác định tên cây.......................................................................3 10.1 Các thuật ngữ hình thái học .............................................................................3 10.2 Phân loại các mẫu cây .....................................................................................3 10.3 Phân tích trước khi xác định ..........................................................................12 10.4 Sử dụng khóa để phân loại.............................................................................13 10.5 Mô tả.............................................................................................................14 10.6 Lập khóa xác định .........................................................................................15
- 3 Chương 10 Phương pháp xác định tên cây Định loại là một phần trong toàn bộ các công tác nghiên cứu phân loại. Đây là quá trình xác định tên của một mẫu cây. Để định loại cần thiết phải có một số bước: Tìm hiểu phương pháp phân loại, những đặc trưng của taxôn và thuật ngữ. Tìm hiểu những tư liệu như cẩm nang và phòng mẫu cây khô. Kỹ năng khi xác định tên cây. 10.1 Các thuật ngữ hình thái học Công tác xác định mẫu vật đòi hỏi kiến thức sâu rộng về hình thái học thực vật, tuy nhiên do mức độ đa dạng của thực vật nên có rất nhiều những thuật ngữ khác nhau, mô tả về hình thái của các cơ quan, bộ phận của các tiêu bản. Do đó một bản mô tả, hướng dẫn cụ thể về các thuật ngữ này được thể hiện bằng hình vẽ sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác giám định mẫu vật. Nó tránh cho việc sử dụng nhầm khi xác định nhầm đặc điểm hình thái. Với việc hình hóa các thuật ngữ thì người giám định mẫu có thể hình dung ra một cách dễ dàng đặc điểm của mẫu vật khi đọc bản mô tả, khóa mặc dù chưa cần đến sự hỗ trợ của các dụng cụ phân tích (kính lúp, hiển vi quang học…). Một số hình vẽ để minh họa các thuật ngữ và những khái niệm về hình thái học sẽ được trình bày trong các hình vẽ 10.1 – 10.23. 10.2 Phân loại các mẫu cây Khi có một tập hợp nhiều mẫu cây khác nhau được thu trong một vùng nào đó thì bước đầu tiên phải phân loại chúng thành từng nhóm căn cứ trên những đặc điểm giống nhau lần lượt từ các bậc taxôn lớn như họ đến chi và loài. Để làm nhanh cần có những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Các chuyên gia có thể nhận dạng và phân loại một cách nhanh chóng thành từng họ, chi và loài khác nhau. Sau đó chỉ có những mẫu nào không thể phân loại được chúng ta mới phân tích và xác định căn cứ trên những khóa xác định đã có sẵn. Các mẫu đã được các chuyên gia cho tên, cần kiểm tra lại qua các bản mô tả trong các bộ Thực vật chí (flora). Khi đã phân loại thành các họ hoặc chi thậm chí cả hai loài riêng biệt chúng ta mới bắt tay công tác phân loại sâu hơn. Đầu tiên chúng ta có thể dựa vào các mẫu đã có tên trong phòng mẫu cây khô để đối chiếu. Nếu chúng giống các mẫu trong phòng mẫu cây khô thì tạm ghi tên vào nhãn và xếp riêng ra để kiểm tra sau. 3
- 4 Th©n rÔ RÔ giß RÔ chïm Th©n cñ RÔ cäc G. Bäng hµnh Th©n hµnh RÔ giß Hình 10.1. Các thuật ngữ chỉ thân và rễ C håi ngän PhiÕn l¸ C uèng l¸ L¸ kÌm Lãng VÕt l¸ kÌm Chåi n¸ch §èt VÕt l¸ Cuèng l¸ B× khæng L¸ kÌm VÕt l¸ bÑ chåi bóp Hình 10.2. Thuật ngữ chỉ các dấu hiệu hình thái cành Tua cuèn Gai cµnh Gai l¸ Gai l¸ kÌm Gai biÓu b× Hình 10.3. Các thuật ngữ chỉ sự biến đổi của các bộ phận của cây 4
- 5 L¸ chÐt Sãng 2 Sãng Cuèng l¸ chÐt Sãng 1 PhiÕn L¸ cÊp 2 Cuèng PhiÕn Cuèng L¸ ®¬n Cuèng L¸ cÊp 1 L¸ kÐp ch©n vÞt L¸ kÐp l«ng L¸ kÐp l«ng chim mét lÇn chim hai lÇn Hình 10.4. Các thuật ngữ chỉ các dạng phiến lá Tõ gèc Mäc c¸ch Mäc ®èi Mäc vßng Hình 10.5. Các thuật ngữ chỉ các cách mọc của lá Ch©n vÞt L«ng chim Song song Hình 10.6. Các thuật ngữ chỉ các dạng gân lá phổ biến 5
- 6 D¹ng kim D¹ng d¶i Ch÷ nhËt H×nh m¸c BÇu dôc M¸c ng−îc D¹ng v¶y H. H×nh trøng BÇu dôc Trøng ng−îc Trßn H×nh thËn réng Hình 10.7. Các thuật ngữ chỉ hình thái của phiến lá A. Nhän B. RÊt nhän C. Tµ D. Trßn E. Trßn cã mòi F.Trßn G. C¾t ngang ®Ønhlâm Hình 10.8. Các thuật ngữ chỉ hình thái của chót lá Cã cuèng Kh«ng Gèc l¸ cuèng bao kÝn th©n Gèc l¸ BÑ «m th©n 6
- 7 Tµ Trßn C¾t ngang Nhän Cùc nhän H×nh tim G. H×nh xiªn H×nh m¸c H×nh tªn (gèc lÖch) H×nh khiªn Hình 10.9. Các thuật ngữ chỉ các dạng gốc lá A. Nguyªn B. R¨ng tµ C. R¨ng D. R¨ng E. R¨ng F. R¨ng G. R¨ng G. R¨ng mÞn c−a to c−a nhá hai lÇn ®Òu to ®Òu nhá MÐp uèn xuèng MÐp uèn lªn MÐp th¼ng MÐp l−în sãng XÎ thïy l«ng chim XÎ thïy D¹ng ch©n vÞt mÐp l¸ Hình 10.10. Các thuật ngữ chỉ các dạng mép lá Nh½n L«ng mÒm L«ng qu¨n L«ng r¹p L«ng cøng L«ng rËm mÒm L«ng v¶y L«ng phón L«ng nhung L«ng h×nh sao L«ng tuyÕn cã cuèng L«ng tuyÕn kh«ng cuèng Hình 10.11. Các thuật ngữ chỉ các dạng lông bề mặt 7
- 8 A b c d e f G H I J K L M N O P Hình 10.12. Các thuật ngữ chỉ các dạng Cụm hoa: A. Chùm; B. Hoa đơn độc; C. Chùm kép; D. Bông; E. Tán bằng; F. Tán bán cầu; G. Tán kép; H. Ngù; I. Ngù kép; J. Xim hai ngả; K. Xim hai ngả; L. Tháp; M. Xim dích dắc; N. Xim cuộn; O. Đầu hình đĩa; P. Đầu hình bán cầu § Çu V ß in h ô y A Bao Ê No∙n ChØ B Çu C¸nh ¤ b Çu T u yÕ n L¸ ®µi §Õ Cuèng Vµnh (hai m«i b»ng nhau) Vµnh (5 thïy) PhiÕn M«i trªn (2 thïy) PhÔu PhÔu M«i d−íi (3 Ch©n B èng thïy) èng Thµnh phÇn Thµnh phÇn bao Thµnh phÇn c¸nh trµng hoa h×nh phÔu bao hoa m«i Hình 10.13. Thuật ngữ và sơ đồ cấu trúc hoa (A) và bao hoa (B) 8
- 9 èng PhÔu Chu«ng B×nh KÌn Con quay Hoa ®èi xøng táa trßn (hoa ®Òu) Hoa ®èi xøng hai bªn Hình 10.14. Các dạng bao hoa và các cách đối xứng Hoa trÇn (kh«ng Hoa trµng rêi Hoa trµng hîp cã c¸nh trµng) Hình 10.15. Các thuật ngữ chỉ các dạng hoa Trung ®íi Bao phÊn ChØ nhÞ NhÞ b×nh th−êng ChØ nhÞ hîp thµnh m¶nh hay khèi NhÞ dÝnh trªn èng trµng NhÞ so le víi víi c¸c thïy bao hoa NhÞ ®èi xøng víi c¸c thïy bao hoa hay c¸nh trµng hay c¸nh trµng Hình 10.16. Các thuật ngữ chỉ cấu trúc bộ nhị 9
- 10 Hoa d−íi bÇu Hoa quanh bÇu Hoa ®Ønh bÇu Hoa trªn bÇu BÇu trªn BÇu d−íi Hình 10.17. Các thuật ngữ chỉ vị trí của bầu và cách đính của các bộ phận khác của hoa Hình 10.18. Các cách đính noãn A-B. Noãn đính mép; C-E. Noãn đính góc giữa; F-H. Noãn đính góc bên; I-J. Noãn đính trung tâm; K. Noãn ở đáy; L. Noãn treo ở đỉnh Hình 10.19. Xu hướng đóng kín của lá noãn từ noãn trần (A-B) đến noãn kín (C-D), từ bộ nhụy rời (E) bộ nhụy đến hợp (F-I) 10
- 11 Hình 10.20. Các dạng quả nang A-D. Quả bế; F-G. Quả lúa; H-J. Quả có cánh; K-L. Quả dạng cau dừa. M-P. Quả nứt; O. Quả mở năm mảnh có mỏ; Q. mở năm mảnh không có mỏ Hình 10.21. Các dạng quả nang tự mở A,E. Quả xẻ ở đỉnh; B. Quả xẻ ngăn; C. Quả mở lỗ; D. Quả chẻ ngăn và cắt vách; F. Quả mở đai; G,H. Quả cải; I, J. Quả đại; K,L. Quả đậu; M. Quả đậu có ngấn 11
- 12 Qu¶ cam chanh Qu¶ lª Qu¶ bÝ Qu¶ dõa Qu¶ h¹ch Qu¶ cµ chua Hình 10.22. Các dạng quả nạc A. Quả nạc dạng cà chua; B. Quả nạc dạng lê; C. Quả nạc dạng bầu bí; D. Quả nạc dạng cam chanh; E. Quả hạch dạng dừa; F. Quả hạch dạng mận Hình 10.23. Các dạng quả đặc biệt A - E. Quả tụ do bộ nhụy có lá noãn rời tạo nên; F - G. Quả kép (là quả của các quả hợp lại = quả của quả) (N.N.Thìn, Đ.T.Sy 2004 gọi là quả kép và quả phức nay xin sửa lại để phù hợp với quan niệm mới) 10.3 Phân tích trước khi xác định Đối với người mới bắt đầu, chúng ta nên lấy các mẫu tươi phân tích để làm quen phương pháp và hình dạng các dấu hiệu. Đối với những chuyên gia phân tích thường dựa trên các mẫu khô. Khi phân tích các mẫu khô, các hoa là bộ phận quan trọng nhất phải phân tích, vì vậy các hoa khi tách từ mẫu ra phải đun sôi với nước lã để các bộ phận trở về trạng thái ban đầu trước khi phân tích. 12
- 13 Khi phân tích cần có lúp với độ phóng đại 10 lần, 1 đôi kim (một kim mũi nhọn và một kim mũi mác), một mảnh giấy kẻ li (mm), một bản kính, một tờ giấy trắng có kẻ ô vuông bằng chì, một bút chì mềm nhọn (đối với nghiên cứu phân loại của các nhà phân loại). Các bước được tiến hành như sau: Đặt bản kính lên tờ giấy kẻ li hoặc có thể cắt một mảnh giấy kẻ li bằng bản kính rồi dán chặt vào bản kính và tất cả để lên bàn lúp, giấy trắng kẻ ô vuông để ở bàn về bên tay phải. Quan sát mẫu vật xem thuộc loại cây gỗ hay cây cỏ, nếu là cỏ thì một năm hay nhiều năm. Nếu hai năm trở lên thì trên thân bao giờ cũng có hai dạng thân khác nhau và ngăn cách bởi vết tích của cành. Quan sát dạng lá, đo kích thước, sự phân gân và trơn hay có lông. Quan sát cụm hoa xem thuộc dạng gì. Quan sát xem hoa đều hay hoa đối xứng hai bên. Để hoa tươi hay khô đã đun sôi lên bản kính nếu là hoa bé và dùng hai kim, một cái bên tay trái giữ, một cái bên tay phải tách từ từ từng bộ phận từ ngoài vào trong xem có mấy lá đài, mấy cánh tràng, số nhị hay số lá noãn hay với cách sắp xếp, rời hay dính, kích thước dài rộng căn cứ vào các ô li. Mỗi bộ phận vẽ sơ bộ lên tờ giấy trắng, cứ một ô li tương ứng với một ô trên giấy trắng. Căn cứ vào đó để chúng ta vẽ toàn bộ hình dạng mỗi bộ phận và căn cứ vào các ô li hay ô trên giấy vẽ chúng ta biết được kích thước từng bộ phận. Cắt ngang bầu để xem số ô và số noãn trong mỗi ô hoặc cắt dọc hoa để vẽ cấu trúc chung của hoa. Ghi số hiệu mẫu, nơi lấy, ngày lấy, người lấy. 10.4 Sử dụng khóa để phân loại Sau khi đã phân tích chúng ta dùng các khóa đã có sẵn để sắp xếp mẫu nghiên cứu vào taxôn nào. Khóa dùng phổ biến bao giờ cũng có từng cặp đặc điểm đối ngược nhau, nếu đúng đặc điểm này thì không đúng đặc điểm kia. Quá trình phân chia từ nhóm to đến nhóm nhỏ. Ví dụ: Mục 1: cặp đặc điểm cây gỗ, đối lại là cây thảo nếu đúng nó thuộc nhóm cây gỗ thì nhóm cây thảo bị loại bỏ; Mục 2: cặp đặc điểm tiếp theo: hoa đều, đặc điểm đối lại là đối xứng hai bên. Nếu nó thuộc hoa đối xứng hai bên thì nhóm hoa đều bị loại bỏ. Mỗi lần lựa chọn đặc điểm như vậy thì số các taxôn giảm xuống, quá trình lựa chọn như vậy dẫn đến tên taxôn chúng ta cần chọn tức là đặc điểm mẫu nghiên cứu trùng với đặc điểm của taxôn cuối cùng trong khóa mà ta sẽ đến. Người ta ví việc sử dụng khóa lưỡng phân khi xác định tên như một người đi trên đường cao tốc đến một ngã ba người đó phải chọn một trong hai hướng đó, theo hướng mới lại phải gặp ngã ba tiếp, lại tiếp tục chọn một trong hai đường rẽ và cuối cùng sẽ đến nơi cần đến. Nhưng nếu người đó không đủ thông tin hoặc các chỉ dẫn tại ngã ba không rõ làm cho người đi đường chọn sai và không đi được đến nơi muốn đến. Lúc đó nếu chịu khó người đi đường lại quay lại ngã ba cũ và chọn tiếp lối kia để tìm nơi cần đến. Tất nhiên sẽ tốn nhiều công sức và thời gian mới có thể đạt được ý muốn. Cần chú ý khi tra khóa: Mẫu vật phải thu nhiều để tránh các trường hợp ngẫu nhiên và phải có đủ các bộ phận để đảm bảo độ chính xác. Luôn luôn đọc cả hai nhóm dấu hiệu đối lập nhau một lúc trước khi lựa chọn. 13
- 14 Nếu cả hai nhóm dấu hiệu đều không phù hợp với mẫu thì: Chúng ta phải kiểm tra quá trình phân tích xem lại đã chính xác chưa, có thể sai do quan sát hoặc tự ngộ nhận. Nếu quá trình phân tích không sai sót thì dùng các khóa của vùng lân cận để tra tiếp. Nếu vẫn không dẫn đến tên thì có thể đó là loài mới cho khoa học. Nếu cả hai nhóm dấu hiệu đều phù hợp thì kiểm tra cả hai hướng. Nếu không đủ các dấu hiệu để tra tiếp thì phải giả thiết và tra cả hai hướng để đi đến tên taxôn cần tra; có thể dẫn đến một tên và cũng có thể cả hai tên, khi đó chúng ta phải kiểm tra qua hình vẽ hoặc bản mô tả chi tiết hoặc mẫu cây trong phòng mẫu cây khô. Kết quả cuối cùng phải được kiểm tra lại qua các mẫu có sẵn trong phòng mẫu cây khô hay các hình vẽ và các bản mô tả gốc. 10.5 Mô tả Mô tả một taxôn là căn cứ trên mẫu vật có sẵn để tiến hành mô tả mà không phải sao chép lại từ các bản mô tả có sẵn trước đây bởi vì mỗi vùng do điều kiện sinh thái cơ thể thực vật có những thay đổi nhưng ít nhiều nó cũng sẽ phù hợp với bản mô tả gốc. Mô tả: Khi mô tả một taxôn (hình 1-21) theo tuần tự: Dạng cây, Kiểu lá, đơn hay kép, mọc cách hay mọc đối, dạng lá, gốc, đỉnh, mép, kích thước, sự phân gân, màu sắc, trơn hay có lông, cuống lá, lá kèm. Cụm hoa: cụm hoa gì, kích thước, số hoa trên cụm hoa, màu sắc. Cấu trúc của hoa: hoa đều hay đối xứng hai bên; lá đài: số lượng, hình dạng, màu sắc, các dấu hiệu đặc biệt; cánh tràng cũng tương tự; bộ nhị: số lượng, hình dáng; bộ nhụy: lá noãn hợp hay rời, bầu trên hay bầu dưới, vòi và đầu nhụy, số ô, số noãn trong mỗi ô, cách dính. Quả: kiểu quả gì, hình dạng, kích thước màu sắc. Hạt: số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước. Sau khi mô tả đặc điểm hình thái xong, ghi các đặc điểm về sinh thái và phân bố, công dụng và các thông tin khác. Sinh thái: cây ưa khô hay ưa ẩm, ưa sáng hay ưa râm, thường mọc ở đâu, mùa ra hoa và kết quả. Phân bố: các vùng phân bố. Trong nước: ghi theo tỉnh từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông. Mỗi tỉnh ghi tên tỉnh trước, sau đó ghi tên huyện, xã hay một địa danh nổi tiếng nào đấy, tọa độ, mục đích để dễ tìm lại mẫu trong tương lai. Ngoài nước: ghi từ gần đến xa. Công dụng: nhân dân địa phương đã dùng làm gì, cách dùng ra sao. Mẫu nghiên cứu: Ghi lý lịch các mẫu đã phân tích lần lượt từ tỉnh, huyện, xã thậm chí một điểm nổi tiếng nào đấy ví dụ như chùa Thầy, chùa Trầm chẳng hạn; ngày lấy; người lấy, số hiệu mẫu, lưu trữ ở đâu ví dụ: Bảo tàng thực vật ĐHQG Hà Nội thì ghi (HNU), Phòng mẫu 14
- 15 cây khô, Viện Sinh thái và TNSV (HN), Bách thảo ở Trung tâm Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh (HM). Ghi chú: nếu có gì đặc biệt ví dụ khác với bản mô tả gốc chẳng hạn hoặc các tác giả trước đây thường nhầm lẫn ra sao, thì phải ghi lại. 10.6 Lập khóa xác định Khoá xác định là một công cụ để xác định tên cây nhanh nhất. Khoá xác định phổ biến và dễ sử dụng là khóa lưỡng phân tức là người ta chọn hai nhóm đặc điểm đối lập nhau để tách sưu tập mẫu của chúng ta thuộc nhóm nào. Tiếp theo lại dùng một cặp các đặc điểm khác để loại trừ, tiếp tục như vậy chúng ta xây dựng được sưu tập mẫu của chúng ta thuộc chi nào hoặc loài nào. Có hai loại khóa: khóa tự nhiên và khóa nhân tạo. Khoá tự nhiên là căn cứ vào xu hướng phân ly của các dấu hiệu để chọn các nhóm đặc điểm. Nhóm đặc điểm quan trọng nhất để ở vị trí đầu để tách thành các nhóm lớn và giá trị phân ly trong tiến hoá giảm dần thì số chỉ vị trí số nhóm tăng lên và giá trị các dấu hiệu cũng giảm xuống. Trong mỗi cặp các dấu hiệu thì các nhóm dấu hiệu nguyên thủy để trước còn các dấu hiệu tiến bộ để sau ví dụ (1) cây thân gỗ, hoa đều để trước (1*) cây thân thảo, hoa đối xứng hai bên để sau. Khoá nhân tạo là căn cứ vào các dấu hiệu dễ phân biệt nhất, có thể nhìn bằng mắt thường được để ghép nhóm; không quan tâm đến vị trí huyết thống. Đây là loại khóa dễ lập và dễ tra nhất. Ví dụ màu sắc của hoa chẳng hạn. Loại khóa thứ nhất thì về nguyên tắc trước khi lập khóa phải xác định các xu hướng phân ly. Muốn thế, điều trước tiên phải xem quan hệ của taxôn đó với taxôn nào hay xuất phát từ một tổ tiên nào. Từ đó phải hình dung ra cây tổ tiên mang đặc tính gì thì mới có thể khẳng định xu hướng phân ly của chúng. Có như vậy chúng ta mới biết dấu hiệu nào là nguyên thủy và dấu hiệu nào là tiến bộ. Ví dụ khi lập khóa họ Thầu dầu Việt Nam, trước hết phải đọc nhiều tài liệu nhất là các tài liệu tiến hóa. Trong họ này rất đa dạng về dạng sống từ cây gỗ đến cây thảo và đã xác định cây gỗ nguyên thủy hơn cây thảo vì đặc điểm giải phẫu gỗ, cấu trúc hạt phấn, số thể nhiễm sắc ở cây gỗ nguyên thủy hơn ở cây thảo. Về hoa, trong họ Thầu dầu chủ yếu là hoa đơn tính, một vòng bao hoa, mẫu 3, nhưng ở một số còn bao hoa, hoa mẫu 5, và ở những đại diện đó có 5 tuyến mật rời; trong hoa cái có vết tích nhị còn tồn tại và ngược lại trong hoa đực còn tồn tại dấu vết của bầu, từ đó có thể suy ra các đại diện tổ tiên của họ có hoa lưỡng tính, bao hoa kép, có tuyến mật và thích nghi với thụ phấn nhờ côn trùng. Trên cơ sở khẳng định được những đặc điểm nguyên thủy và tiến bộ, chúng ta bắt đầu chọn từng cặp dấu hiệu để lập khóa. Riêng khóa lưỡng phân cũng có mấy dạng viết khác nhau: Khóa răng cưa: Đây là loại khóa sử dụng rộng rãi trong các cẩm nang phân loại cây có hoa. Khoá này cứ từng cặp các đặc điểm cách lề trang giấy một khoảng cách cố định. Số cặp càng lớn thì khoảng cách thụt đều vào phía trong một khoảng càng sâu. Ví dụ: để lập khóa xác định các loài A, B, C, D, E chẳng hạn, ta lập khóa như sau: 1. Cây gỗ A Cây thảo 2. Lá mọc rải rác 15
- 16 3. Cụm hoa xim B 3. Cụm hoa bó C 2. Lá dạng hoa thị 4. Hoa đều D 4. Hoa đối xứng hai bên E Khóa ngoặc đơn hay song song: từng cặp đặc điểm luôn luôn xếp cạnh nhau. Ở cuối dòng có tên taxôn đó hay là con số Ả Rập để chỉ tra cặp sau ở mục số nào. Một số khóa số đó được viết kèm theo số đầu dòng để trong dấu ngoặc. 1. Cây gỗ A 1. (2) Cây thảo 2. (3) Lá mọc rải rác 2. (4) Lá mọc hoa thị 3. Cụm hoa xim B 3. Cụm hoa bó C 4. Hoa đều D 4. Hoa đối xứng hai bên E Hoặc 1. Cây gỗ A 1*. Cây thảo 2 2. Lá mọc rải rác............................................................. ......................................3 2*. Lá mọc hoa thị................ ................................................................................4 3. Cụm hoa xim.................................. ..................................................................B 3*. Cụm hoa bó............................................. ........................................................C 4. Hoa đều D 4*. Hoa đối xứng hai bên E Một số chú ý: Các từ của mỗi cặp các dấu hiệu đối nhau nên viết giống nhau ví dụ như các chữ đầu là cây thì đặc điểm đối lại cũng là cây. Hai cặp dấu hiệu phải hoàn toàn đối nhau hay phân biệt nhau rõ để tránh sự trùng lặp, nhất là kích thước ví dụ 4 đến 10 cm đặc điểm ngược lại 7 đến 15 cm là không chấp nhận vì 2 khoảng cách này trùng nhau 7-10 cm, hoặc những từ mang tính trừu tượng bé và lớn, rộng và hẹp. Các đặc điểm lựa chọn phải ổn định và đo đếm được, không nên chọn những đặc điểm không đo đếm được như mùi vị chẳng hạn. Ví dụ phân biệt Quýt và Cam chẳng hạn, mặc dù mùi cam và quýt khác nhau nhưng không thể dựa vào mùi để phân biệt vì nó không thể đo đếm được, khi đó người ta dựa vào vỏ bóc rời múi hay không và lá mầm xanh hay trắng để 16
- 17 phân biệt, thậm chí có người cho rằng quả cam to hơn quýt, nhưng dấu hiệu đó không chính xác và ổn định (Nguyễn Nghĩa Thìn 1995). Có thể thành lập nhiều khóa cho một taxôn để đáp ứng với các mẫu vật không có đủ tiêu chuẩn, ví dụ khóa cho cơ quan dinh dưỡng, khóa cho hoa, khóa cho quả và hạt. 17
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn