intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định 03/2020/QĐ-UBND tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: Trần Văn Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

10
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định 03/2020/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định 03/2020/QĐ-UBND tỉnh Yên Bái

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH YÊN BÁI Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 03/2020/QĐ­UBND Yên Bái, ngày 17 tháng 01 năm 2020   QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN TRONG LĨNH VỰC DI SẢN  VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỈNH YÊN BÁI ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI Căn cứ Luật Tổ chức chÍnh quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều  của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số  điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số  điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ­CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết  một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị quyết số 17/2019/NQ­HĐND ngày 21 tháng 6 năm 2019 của Hội đồng nhân dân  tỉnh Quy định về giải thưởng và mức thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt giải cao trong các  cuộc thi cấp quốc tế, khu vực, trong nước, cấp tỉnh và danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di  sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 198/TTr­VHTTDL  ngày 10 tháng 12 năm 2019. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh  vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái. Điều 2. Danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể do Ủy ban nhân dân tỉnh  tổ chức xét và trao tặng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy  giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 01 năm 2020. Điều 4. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh;  Giám đốc các Sở: Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các 
  2. huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các sở,  ban, ngành, cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết  định này./.   TM. ỦY BAN NHÂN DÂN Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH ­ Như Điều 3 (để thực hiện); ­ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (để báo cáo); PHÓ CHỦ TỊCH ­ Cục Kiểm tra văn bản, BTP (để kiểm tra); ­ Thường trực Tỉnh ủy; (để báo cáo) ­ Thường trực HĐND tỉnh; (để báo cáo) ­ Chủ tịch UBND tỉnh; (để báo cáo) ­ Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; (để báo cáo) ­ Các Ban của HĐND tỉnh (để giám sát); ­ Sở Tư pháp (để tự kiểm tra); ­ Ban Thi đua ­ Khen thưởng tỉnh (để phối hợp); Dương Văn Tiến ­ Cổng Thông tin điện tử tỉnh (để đăng tải); ­ Lưu: VT, NCPC, VX.   QUY CHẾ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN TRONG LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT  THỂ TỈNH YÊN BÁI (Ban hành kèm theo Quyết định số: 03/2020/QĐ­UBND ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban   nhân dân tỉnh Yên Bái) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân  trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái. Điều 2. Đối tượng áp dụng Các công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc và có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Yên Bái đang  nắm giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói,  chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội  truyền thống; tri thức dân gian. Các nghệ nhân đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”; “Nghệ nhân nhân dân” không thuộc  đối tượng xét tặng theo Quy chế này. Chương II TIÊU CHUẨN VÀ NGUYÊN TẮC XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN TRONG LĨNH  VỰC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
  3. Điều 3. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái được xét tặng cho  các cá nhân có đủ các tiêu chuẩn sau: 1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách  của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa  phương; có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề,  được cộng đồng mến mộ, kính trọng. 2. Có tài năng nghề nghiệp xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá  trị di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi toàn tỉnh, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết  thực hành loại hình, di sản đang nắm giữ. 3. Có nhiều cống hiến trong việc sáng tác, cung cấp tư liệu phục vụ công tác sưu tầm, lưu giữ,  nghiên cứu, đào tạo, truyền dạy được nhiều thế hệ tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản  văn hóa phi vật thể. 4. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 10 năm trở lên, tính từ khi các cá nhân nắm giữ kỹ năng,  bí quyết thực hành thành thục và tham gia truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ. Điều 4. Nguyên tắc xét tặng danh hiệu 1. Chỉ xét tặng một lần đối với mỗi cá nhân, không có hình thức truy tặng. 2. Được triển khai tổ chức thực hiện khách quan, đúng quy trình và đảm bảo nguyên tắc dân  chủ, công khai, công bằng, kịp thời. 3. Trường hợp đặc biệt, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Chương III QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGHỆ NHÂN TRONG LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA PHI  VẬT THỂ Điều 5. Quyền của người được xét tặng danh hiệu 1. Người được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên  Bái được nhận Giấy Chứng nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận danh hiệu Nghệ  nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái kèm theo tiền thưởng theo quy định  của tỉnh và các quy định pháp luật khác có liên quan. 2. Được mời tham gia trong các hoạt động khoa học nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn  hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái như: Hội thảo, xuất bản, triển lãm, biểu diễn, giao lưu văn hóa...; 3. Được tổ chức mở lớp truyền dạy, phổ biến tri thức và kỹ năng trong lĩnh vực văn hóa phi vật  thể; được biểu diễn hoặc tham gia biểu diễn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh theo  quy định của pháp luật. Điều 6. Nghĩa vụ của người được xét tặng danh hiệu
  4. 1. Thường xuyên học hỏi, hoàn thiện, phát triển các tri thức kỹ năng nghề nghiệp; duy trì các  hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể như: Tham gia sinh hoạt  cộng đồng, biểu diễn, giao lưu và truyền dạy cho các thế hệ sau. 2. Tích cực truyền dạy, phổ biến tri thức và kỹ năng trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể. Chương IV HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN TRONG LĨNH VỰC DI SẢN VĂN  HÓA PHI VẬT THỂ Điều 7. Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong  lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái 1. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái  được thành lập theo 03 cấp, gồm: a) Hội đồng cấp xã; b) Hội đồng cấp huyện; c) Hội đồng cấp tỉnh. 2. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có nhiệm  vụ: a) Tổ chức việc xét tặng đảm bảo chất lượng, thời gian và đúng quy định của pháp luật; b) Xét chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn  hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái theo quy định tại Điều 5 quy chế này; d) Công bố kết quả xét chọn và bản tóm tắt thành tích của các cá nhân được xét chọn để lấy ý  kiến nhân dân; e) Hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng, trình Hội đồng cấp có thẩm quyền xem xét quyết định; g) Xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan tới việc xét tặng. 3. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể làm việc  theo nguyên tắc: a) Thành lập Hội đồng theo từng đợt xét tặng và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ; b) Làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, theo quy định của pháp luật về thi  đua, khen thưởng và các quy định pháp luật khác có liên quan; c) Cuộc họp của Hội đồng xét tặng chỉ được tổ chức khi có ít nhất 75% thành viên có tên trong  quyết định thành lập Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội  đồng được ủy quyền. Tổ thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên vắng mặt bằng phiếu bầu  của Hội đồng;
  5. d) Hội đồng cấp xã chỉ trình Hội đồng cấp huyện, Hội đồng cấp huyện chỉ trình Hội đồng cấp  tỉnh, Hội đồng cấp tỉnh chỉ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh danh sách các nghệ nhân đạt từ  90% số phiếu thành viên đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng. đ) Thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể  không là đối tượng xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. e) Trong một kỳ xét tặng, thành viên Hội đồng chỉ được tham gia một cấp xét tặng. 4. Chủ tịch Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể  quyết định thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng. Điều 8. Thành phần của Hội đồng 1. Hội đồng cấp xã: Hội đồng cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập  (sau đây gọi tắt là Hội đồng) có từ 07 đến 09 thành viên. Thành phần Hội đồng gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phụ trách lĩnh vực Văn hóa ­  Xã hội; c) Các ủy viên là đại diện lãnh đạo một số phòng, ban chuyên môn đoàn thể, câu lạc bộ có liên  quan; các nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân (nếu có), người cao niên của  địa phương có am hiểu về di sản văn hóa phi vật thể và đại diện cộng đồng dân cư địa phương  nơi có hồ sơ đề nghị xét tặng; d) Cơ quan Thường trực của Hội đồng là Ban Văn hóa ­ Xã hội. Hội đồng sử dụng con dấu của  Ủy ban nhân dân xã. 2. Hội đồng cấp huyện: Hội đồng cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết  định thành lập (sau đây gọi tắt là Hội đồng), có từ 09 đến 11 thành viên. Thành phần Hội đồng  gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện; b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện. c) Các ủy viên là đại diện lãnh đạo một số đơn vị chuyên môn chức năng có liên quan; các nghệ  nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân (nếu có). d) Cơ quan Thường trực của Hội đồng là Phòng Văn hóa và Thông tin cùng cấp. Chủ tịch Hội  đồng sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng  Văn hóa và Thông tin cấp huyện được sử dụng con dấu của cơ quan mình. 3. Hội đồng cấp tỉnh: Hội đồng cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập  (sau đây gọi tắt là Hội đồng), có từ 11 đến 13 thành viên. Thành phần Hội đồng gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh;
  6. b) 02 Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Giám đốc Sở Nội  vụ; c) Các ủy viên là đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể có liên quan; các nghệ nhân dân gian,  nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân (nếu có). d) Cơ quan Thường trực của Hội đồng là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. Chủ tịch Hội  đồng sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh; Phó Chủ tịch Hội đồng xét tặng là Giám đốc  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được sử dụng con dấu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch  tỉnh. Điều 9. Quy trình xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể  tỉnh Yên Bái Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái được  thực hiện theo trình tự như sau: 1. Hội đồng cấp xã có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau: a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Quyết định thành lập Hội đồng cấp xã xét tặng danh  hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái. b) Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang cư trú  để đưa vào hồ sơ đề nghị xét tặng, Ủy ban nhân dân xã tổ chức họp gồm đại diện Ủy ban nhân  dân xã, phường, thị trấn, trưởng thôn/tổ trưởng dân phố, các tổ chức đoàn thể (Mặt trận Tổ  quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên...) và đại diện nhân dân trong khu vực.  Toàn bộ diễn biến cuộc họp cần được phản ánh đầy đủ trong Biên bản họp lấy ý kiến cộng  đồng dân cư ở cơ sở. Để hạn chế việc khiếu nại và có đủ cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại,  Hội đồng xét tặng cấp xã có thể ghi âm, ghi hình cuộc họp xin ý kiến cộng đồng. Biên bản được  lưu giữ cùng hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng. c) Thông báo danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng của  xã, phường, thị trấn nơi các cá nhân gửi hồ sơ đang sinh sống để lấy ý kiến nhân dân trong thời  gian 10 ngày làm việc. d) Tổ chức cuộc họp để xét chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ nhân. đ) Thông báo công khai kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng của xã,  phường, thị trấn trong thời gian 10 ngày làm việc. e) Báo cáo và đề nghị xét tặng đến Hội đồng cấp huyện. 2. Hội đồng cấp huyện có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau: a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định thành lập Hội đồng cấp huyện xét  tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái. b) Tổ chức cuộc họp để xét chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ nhân,
  7. c) Thông báo công khai kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện  trong thời gian 10 ngày làm việc. d) Báo cáo và đề nghị xét tặng đến Hội đồng cấp tỉnh. 3. Hội đồng cấp tỉnh có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau: a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh  hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái. b) Tổ chức cuộc họp để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ nhân. c) Thông báo công khai danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu trên cổng thông tin điện tử của tỉnh  và các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 10 ngày làm việc. d) Báo cáo và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ký Quyết định xét tặng danh hiệu  Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái. đ) Thông báo kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều 10. Công bố Quyết định xét tặng và trao tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di  sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức trao tặng danh  hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái. Điều 11. Niên hạn tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi  vật thể tỉnh Yên Bái Thời gian tổ chức xét tặng danh hiệu thực hiện 02 năm một lần. Trường hợp đặc biệt, do Chủ  tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 12. Tổ chức thực hiện 1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: a) Là cơ quan Thường trực Hội đồng cấp tỉnh, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng và Ủy  ban nhân dân tỉnh về việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật  thể tỉnh Yên Bái; b) Có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch của Hội đồng xét  tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái; thẩm định hồ  sơ đề nghị xét tặng; phối hợp với các ban, sở, ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc việc thực  hiện quy chế này; c) Xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan đến công tác xét tặng.
  8. d) Tham mưu tổ chức Lễ công bố quyết định xét tặng và trao tặng danh hiệu Nghệ nhân trong  lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái. đ) Phối hợp với Sở Tài chính dự trù kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng kèm theo danh hiệu  theo quy định tại Nghị quyết 17/2019/NQ­HĐND ngày 21/6/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh,  kinh phí tổ chức lễ trao tặng và các chi phí khác liên quan theo quy định của pháp luật. 2. Sở Nội vụ (Ban Thi đua ­ Khen thưởng tỉnh): a) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét  tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. b) Phối hợp với các ban, sở, ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện  quy chế này. c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Hội đồng cấp tỉnh. 3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp, thẩm định kinh phí tổ chức xét tặng và  tiền thưởng kèm theo danh hiệu theo quy định tại Nghị quyết 17/2019/NQ­HĐND ngày  21/6/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh, kinh phí tổ chức lễ trao tặng và các chi phí khác liên quan  theo quy định của pháp luật. 4. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tuyên truyền các nội dung của quy  chế và phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. 5. Đài Phát thanh ­ Truyền hình tỉnh; Báo Yên Bái; Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Hội Liên hiệp  Văn học nghệ thuật tỉnh: Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục giới thiệu văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh  gắn với việc nêu gương các nghệ nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp cho công tác bảo vệ và  phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. 6. Các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội liên quan căn cứ chức  năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm thực hiện quy chế này. 7. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã: a) Phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện Quy chế này tại địa phương. b) Bố trí kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng của Hội đồng cấp huyện, cấp xã và các chi phí  liên quan theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh  về Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu,  hướng dẫn./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1