intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

RICHARD BRANSON - TỶ PHÚ BÌNH DÂN

Chia sẻ: Thanh Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

145
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhìn bề ngoài, với vẻ phong trần, hơi "bụi bặm", tóc để bù, luôn chỉ quần bò, áo sơ mi hở cổ, Richard Branson, 53 tuổi trông không ra dáng một tỷ phú chút nào. Nhưng ông đang có trong tay tập đoàn Virgin với 250 công ty lớn, nhỏ và gần 25.000 nhân viên, doanh thu mỗi năm khoảng 5 tỷ USD.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: RICHARD BRANSON - TỶ PHÚ BÌNH DÂN

  1. RICHARD BRANSON - TỶ PHÚ BÌNH DÂN Nhìn bề ngoài, với vẻ phong trần, hơi "bụi bặm", tóc để bù, luôn chỉ quần bò, áo sơ mi hở cổ, Richard Branson, 53 tuổi trông không ra dáng một tỷ phú chút nào. Nhưng ông đang có trong tay tập đoàn Virgin với 250 công ty lớn, nhỏ và gần 25.000 nhân viên, doanh thu mỗi năm khoảng 5 tỷ USD. Tài sản của vị tỷ phú có tên trong top 500 người giầu nhất hành tinh này hiện vào khoảng 1,6 tỷ USD. Virgin được chính thức công nhận là thương hiệu nổi tiếng thứ 3 ở Anh, cung cấp hầu hết các dịch vụ cần thiết trong sinh hoạt, đời sống, vui chơi giải trí... Nếu bạn cần tiền, Virgin Money sẵn sàng cung cấp mọi dịch vụ tài chính; muốn gọi điện thoại, ban chỉ cần đăng ký hòa mạng với Virgin Mobile (hiện đã có 1,6 triệu thuê bao); có nhu cầu du lịch, bạn chỉ cần đăng ký tại Virgin Travel; cần phải xê dịch, đi lại, các loại máy bay hiện đại của Virgin Atlantic Airways (hãng hàng không lớn thứ 2 ở Anh) sẽ phục vụ bạn bất cứ lúc nào; thậm chí, nếu khát nước mà bạn không muốn uống Coca Cola thì đã có... Virgin Cola. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận xét, xây dựng được mạng lưới kinh doanh liên hoàn, đa dạng như thế này đòi hỏi ông chủ phải rất giỏi và có đầu óc. Năm 2002, Virgin được đánh giá là một trong 5 tập đoàn làm ăn hiệu quả nhất thế giới và không phải ngẫu nhiên, Challenges, tạp chí chuyên về kinh doanh có tiếng của Pháp đã bầu chọn Richard Branson là nhà kinh doanh giỏi nhất châu Âu. Tuy rất giàu có, song lối sống và cách sinh hoạt của Richard Branson lại rất bình dân. Ông không có máy bay riêng, xe hơi loại sang, để đi lại ông dùng một xe tầm tầm, thỉnh thoảng ông còn đến văn phòng làm việc của mình ở Sân bay quốc tế Heathrow (London) bằng tầu điện ngầm công cộng. Rủng rỉnh tiền là vậy mà bất cứ lúc nào trong người ông cũng không có quá 10 USD tiền mặt. Nhiều nhà phân tích lý giải, phong cách sống bình dân đã ăn sâu vào con người ông và phần nào do ảnh hưởng của những năm tuổi thơ không mấy dễ chịu của ông. Richard Branson sinh năm 1950 tại thành phố nhỏ Surrey (Anh), trong một gia đình trung lưu, bố làm nghề luật sư. Do bị một vài khiếm khuyết bẩm sinh như chứng khó đọc (dyslexia)... nên việc tiếp thu kiến thức của ông chậm và kết quả học tập luôn thua kém chúng bạn. Có lẽ cũng một phần do mặc cảm về sự thiếu hụt này nên ông “phá ngang”, không học xong cấp phổ thông trung học mà sớm lăn lộn để
  2. kiếm sống. Song đổi lại, trời lại phú cho ông một khả năng kinh doanh bẩm sinh, lao vào đâu cũng... ra tiền. Công việc kinh doanh đầu tiên và có lãi đậm ngay là việc ông làm chủ bút một tạp chí dành cho sinh viên, có số lượng phát hành 100.000 bản/kỳ vào năm 1970. Năm 1971, ông thành lập Virgin Mail, công ty chuyên bán lẻ đĩa hát qua thư đặt hàng và thắng to. Thế là Công ty Virgin Records, chuyên thu âm các ban nhạc có tiếng ra đời và ông là bầu sô. Công ty này bành trướng thành tập đoàn âm nhạc lớn Virgin Group và năm 1992, ông đã bán đứt Virgin Group cho Tập đoàn âm nhạc Thorn - EMI với giá 1 tỷ USD, chuyển sang đầu tư cho ngành hàng không. Hãng hàng không Virgin Atlantic Airways được Branson thành lập năm 1984 với vẻn vẹn có một máy bay... đi thuê lại của hãng khác, nay đã lớn mạnh trở thành Hãng hàng không lớn thứ 2 ở Anh (sau British Airways). Năm 2001, sau khi Hãng hàng không Ansett (Australia) bị phá sản, thị trường nội địa nước này chỉ còn trơ lại có Qantas, thế là ông xin thành lập Hãng Virgin Blue và cạnh tranh khốc liệt với Qantas bằng giá cả và chất lượng phục vụ. Theo số liệu vừa được công bố, trong năm tài chính 2002 (kết thúc ngày 31/3 vừa qua), Virgin Blue đã thu được lãi thuần 102 triệu USD, vượt quá sự mong đợi của ông. Ngay lập tức, Branson đã tung tiền mua đứt hòn đảo Makepeace rộng 10,2 héc ta thuộc bang Queensland (Australia) và quyết định đầu tư thêm 3,2 triệu USD để xây dựng một trung tâm nghỉ mát sang trọng để hàng năm các nhân viên của Virgin trên toàn cầu có cơ hội luân phiên đến đây nghỉ mát, an dưỡng. Riêng cách tiêu xài độc đáo này thì khó có ai dám bảo ông là... bình dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0