1
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tên đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp 5 tuổi A1 trường mầm non Huyện Quốc
Oai”
1.2. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết: Việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những
vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục
và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực,
chủ động của mỗi học sinh trong hoạt động học tập, mà phương pháp dạy học là
cách thức hoạt động của giáo viên, trong việc tổ chức hoạt động, nhằm giúp học
sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học
Nghị quyết TW2 Ban chấp hành TW khóa VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan
trọng của ngành GD & ĐT là “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học. Từng bước áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến và phương pháp hiện
đại vào quá trình dạy học”.
Như vậy: Muốn thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, giáo viên phải tổ
chức hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng.
“Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” làm một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí
của trẻ em và vai trò của giáo viên. Nó góp phần định hướng cho quá trình hoạt
động và xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. “Giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm” được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu kinh nghiệm, và khả
năng của trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới
sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn phát triển thể chất và khả năng
giao tiếp xã hội của trẻ. Chương trình không chỉ quan tâm tới “trẻ học được cái gì”
mà còn chú trọng “học như thế nào” tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích
cực để phát triển đam mê học hỏi của trẻ và khả năng tự học. Với quan điểm “mỗi
đứa trẻ là một cá thể riêng biệt”. Và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng
nhiều cách khác nhau” vì vậy dạy cho trẻ mầm non cần được tiếp cận với phương
pháp “lấy trẻ làm trung tâm”. Đó là phương pháp mà giáo viên cần chú ý đến hứng
thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ để hiểu, đánh giá đúng tôn trọng.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là yêu
cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong
những năm gần đây.
Thực tế hiện nay, nhiều giáo viên mầm non đã miệt mài, trăn trở, mong
muốn và quyết tâm đổi mới song trong khi thực hiện lại rơi vào lúng túng, mất
phương hướng chính vì vậy việc dạy học mang tính chất truyền dạy, lĩnh hội, nhồi
nhét, dập khuôn máy móc vẫn tồn tại