Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh
lượt xem 11
download
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm "Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh" là ghi nhận, đúc kết những kinh nghiệm trong việc đưa ra mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành vào quá trình giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp để cùng nhau tham khảo, tìm ra được những giải pháp tối ưu nhất, có hiệu quả nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các giờ thực hành môn GDQPAN trong trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh
- Đề tài: SỬ DỤNG MÔ HÌNH LUYỆN TẬP NHẰM NÂNG CAO KĨ NĂNG THỰC HÀNH CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN VẬN ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHO HỌC SINH KHỐI 12 MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH (Môn Giáo dục quốc phòng - An ninh)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI 2 --------------------------- Đề tài: SỬ DỤNG MÔ HÌNH LUYỆN TẬP NHẰM NÂNG CAO KĨ NĂNG THỰC HÀNH CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN VẬN ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHO HỌC SINH KHỐI 12 MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH (Môn Giáo dục quốc phòng - An ninh) Họ và tên : Lê Tiến Nghiêm - Nguyễn Công Kỳ Đơn vị : Trường THPT Hoàng Mai 2 Điện thoại : 0972739056 - 0979065567 Năm học : 2021 - 2022
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDQP-AN Giáo dục quốc phòng và an ninh QP Quốc phòng AN An ninh SGK Sách giáo khoa SKKN Sáng kiến kinh nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm TN Thực nghiệm PPCT Phân phối chương trình
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Kế hoạch nghiên cứu ............................................................................................. 3 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3 7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 8. Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 4 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 5 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 5 2. THỰC TRẠNG ..................................................................................................... 6 2.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 6 2.2. Khó khăn......................................................................................................... 6 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 8 3.1. Những yêu cầu trong việc sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường .......................... 8 3.1.1. Đối với học sinh .......................................................................................... 8 3.1.2. Đối với giáo viên ......................................................................................... 8 3.1.2.1. Chuẩn bị nội dung .................................................................................... 8 3.1.2.2. Chuẩn bị về mô hình và hướng dẫn luyện tập ....................................... 13 3.2. Một số lưu ý khi sử dụng mô hình luyện tập ................................................... 14 3.3. Phương pháp sử dụng mô hình luyện tập vào quá trình giảng dạy các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường ........................................................... 17 3.3.1. Khung tiến trình giảng dạy ........................................................................ 17 3.3.3. Thiết kế giáo án sử dụng mô hình luyện tập các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường đối với các tiết luyện tập tổng hợp .......................... 19
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................................. 32 4.1. Khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng mô hình luyện tập các tư thế, động tác vận động trên chiến trường vào giảng dạy ............................................... 32 4.2. Chương trình thực nghiệm ............................................................................... 34 PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ...................................................................... 36 1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 36 1.1. Tính mới và sáng tạo của đề tài........................................................................ 36 1.2. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 36 1.3. Ý nghĩa của sáng kiến ...................................................................................... 37 1.4. Khả năng ứng dụng của đề tài ......................................................................... 37 2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................... 37 2.1. Kiến nghị ........................................................................................................... 37 2.2. Đề xuất ............................................................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 39 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 1
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục Quốc phòng và An ninh là một môn học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của đất nước: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; góp phần nâng cao ý thức Quốc phòng – An ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Trải qua hơn 60 năm (1961 đến nay) hình thành và phát triển môn học GDQPAN đã khẳng định vị thế của mình với sự nỗ lực của không chỉ riêng ngành giáo dục mà còn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành qua từng giai đoạn. Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQPAN trong tình hình mới; Nghị định 116/2007-NĐ-CP về GDQPAN; Chỉ thị số 417/CT-TTG ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ vế việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác GDQPAN năm 2010 và những năm tiếp theo; Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác làm cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQPAN trong các trường THPT. Từng bước tác động sâu sắc đến cả các cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ GDQPAN, làm thay đổi tư duy của các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội đối với môn học, góp phần khẳng định được vị thế của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xác định rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ đó, trong những năm qua Cấp Uỷ Ban Giám hiệu Trường THPT H luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh. Đặc biệt chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn giáo viên chọn các hình thức tổ chức Dạy - Học tích cực; Các giáo viên cũng đã được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, từ đó đã mạnh dạn thay đổi cách soạn giáo án, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ nhận thức lứa tuổi cũng như nội dung và kiến thức môn học. Việc đổi mới phương pháp Dạy - Học là một vấn đề đang được toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng rất quan tâm, nhằm tạo sự chuyển biến lớn trong quá trình Dạy - Học, điều đó càng đòi hỏi người giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi và không ngừng sáng tạo để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Sau nhiều năm giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh theo phương pháp mới, bản thân tôi nhận thấy trong một tiết dạy giáo viên phải chuyển tải nhiều kiến thức đồng thời phân chia thời gian học lý thuyết cũng như thực hành phải hợp lý khoa học mới giải quyết được hết trọng tâm nội dung bài dạy. Mặt khác không để học sinh học phần lí thuyết cũng như thực hành một cách thờ ơ, xem thường và cũng 1
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh tránh sự nhàm chán trong tập luyện đó là yếu tố chủ quan, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng phát huy tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Cần lưu ý rằng, để phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, hướng nghiên cứu của các giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh nên tập trung trực tiếp vào nội dung kiến thức môn học hay những yếu tố tham gia vào quá trình dạy và học như: Đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động trong nội dung chương trình học tập... Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá: Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra cho học sinh có hứng thú trong quá trình học tập và tự giác, tích cực tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi hoạt động của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học sinh; cũng như vậy, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng lực giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh, cải tiến cách thức học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy của giáo viên. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Việc giảng dạy nội dung các tư thế vận động cơ bản trên chiến trường cho học sinh khối 12 của trường THPT H trong những năm qua cũng gặp rất nhiều khó khăn do địa điểm nơi trường đóng điều kiện thời tiết không thuận lợi, giờ học thực hành không có nhà đa năng để luyện tập. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh còn thiếu nên chất lượng dạy và học của bộ môn cũng gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế để thực hiện tốt các bài tập thực hành trên chiến trường, thì đầu tiên ta phải thực hiện tốt các bài tập cơ bản các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường. Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ trên tôi ghi chép lại thành sáng kiến kinh nghiệm của mình dưới đề tài “Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh khối 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh” 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh phổ thông đặc biệt là việc giúp cho học sinh lớp 12 nắm vững và thực hiện tốt các tư thế, động tác vận động trên chiến trường và có thể vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày, thực tiễn chiến đấu. Tăng cường sức khỏe, đảm bảo cho cơ thể phát triển hài hòa cân đối, giữ gìn và hình thành các tư thế ngay ngắn, phát triển hệ thống cơ quan nội tạng trong cơ thể như tim mạch, hô hấp, hệ xương, hệ cơ… Tăng cường quá trình trao đổi chất, củng cố và rèn luyện hệ thống thần kinh, phát triển các tố chất vận động, nâng cao năng lực làm việc, trang bị cho học sinh những tri thức kĩ năng, kĩ xảo vận động cần thiết cho các hoạt động khác trong cuộc sống. Góp phần vào việc hình thành các thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần tập thể cao. Giúp học sinh nhanh chóng hình thành được các kỹ năng cơ bản của các tư 2
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường, tự giác tích cực chủ động trong việc tiếp thu các kiến thức đã được học. Khi nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn kích thích được tính hứng thú cho học sinh trong quá trình tập luyện, nắm được trường hợp vận dụng, các loại địa hình địa vật, hô khẩu lệnh và thực hiện được tất cả các động tác vận động trong chiến trường, thực hiện tốt việc bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Vì vậy mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là ghi nhận, đúc kết những kinh nghiệm trong việc đưa ra mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành vào quá trình giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp để cùng nhau tham khảo, tìm ra được những giải pháp tối ưu nhất, có hiệu quả nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các giờ thực hành môn GDQPAN trong trường THPT. 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh khối 12 năm học 2021 – 2022 ở trường THPT H. 4. Kế hoạch nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ 05/09/2021 - 18/04/2022 và được chia thành 3 giai đoạn: * Giai đoạn 1: từ 05/09/2021 - 05/12/2021): Chọn đề tài SKKN, xây dựng và thông qua đề cương nghiên cứu * Giai đoạn 2: từ 06/12/2021 – 06/02/2022: Thu thập xử lý các số liệu, giải quyết nhiệm vụ 1 * Giai đoạn 3: Từ 07/02/2022 – 18/04/2022: Giải quyết nhiệm vụ 2, hoàn thành đề tài SKKN, báo cáo trước tổ chuyên môn và nhà trường 5. Phạm vi nghiên cứu Cho các tiết học thực hành của bài: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường ở khối 12 môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở Trường THPT H. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi đã thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường ở lớp 12 môn GDQPAN. - Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường ở lớp 12 môn GDQPAN - Thiết kế giáo án thực nghiệm giảng dạy kiểm chứng tính khả thi của đề tài. 3
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của giáo án đã xây dựng. 7. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết được các nhiệm vụ của đề tài, tôi đã dùng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp làm đồ dùng dạy học - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp toán học thống kê xử lí kết quả 8. Đóng góp của đề tài Kết quả sáng kiến giúp giáo viên và học sinh chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích hợp, nhằm rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tự giác, mạnh dạn tự tin, kĩ năng nhận biết tình huống chiến đấu, nâng cao hiệu quả học tập và sự yêu thích đối với bộ môn GDQPAN. Sử dụng mô hình luyện tập các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường vào các tiết luyện tập tổng hợp của bài“ Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường” vào trong giảng dạy tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tự giác luyện tập, nội dung học tập thêm phần sinh động. Học sinh được trải nghiệm thực tế hơn với đặc điểm và tình hình chiến đấu của Quân Đội ta, làm cơ sở nâng cao lòng yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Khi học sinh luyện tập thành thạo với mô hình luyện tập này là cơ sở ban đầu để có một tâm thế vững vàng về ý chí, kĩ năng vận dụng các tư thế, động tác vận động trên chiến trường một cách thành thạo. Sẵn sàng tham gia các cuộc thi như: Hội thao quốc phòng và an ninh ở trường, ở Huyện, ở Tỉnh, hay Toàn Quốc tổ chức. Cũng là cơ sở để sau này các em học tập ở các trường Quân Đội, Công An hay tham gia nghĩa vụ quân sự đạt kết quả cao trong quá trình học tập và rèn luyện. Sáng kiến có thể được các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh nghiên cứu và vận dụng phù hợp trong dạy học. 4
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục phổ thông nói chung và môn học GDQPAN nói riêng là góp phần “Giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo cũng đã nêu :“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong ngành giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đến việc tổ chức thực hiện ở từng cơ sở, nhà trường, đơn vị. Các cơ quan quản lý giáo dục đã có sự chỉ đạo kiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong toàn ngành. Đội ngũ giáo viên Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở cấp trung học phổ thông đã bước đầu được hình thành và phát triển, chương trình, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho từng học sinh đã được thực hiện ở các trường trong toàn tỉnh. Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh các trường ngày càng có chất lượng, hiệu quả đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện cho học sinh. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy đã lồng ghép một số nội dung GDQPAN về các cuộc thi, hội thao quốc phòng an ninh các cấp qua đó học sinh được ứng dụng thực tế và tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả cao. Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu có liên quan để nắm được nội dung chương trình một cách chặt chẽ, khoa học ngoài ra còn nắm bắt được tâm sinh lý học sinh để có cách thức tổ chức hợp lý cho từng hoạt động học tập và đưa ra phương pháp tập luyện hợp lý đạt hiệu quả cao. Thực hiện công văn số 1865/SGD&ĐT-GDTrH ngày 16/09/2020 của Sở GDĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDQPAN năm học 2020 - 2021 thì nội dung giảng dạy phần thực hành môn GDQPAN được tổ chức dạy, học 3 tiết/buổi/lớp. Vì vậy việc sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kỉ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh khối 12 vào các tiết học thực hành của bài là một sự kết hợp tích cực, đánh vào đúng tâm lý của người học theo tính chất đặc thù của bộ môn; Đây là điểm nhấn của việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà tôi đang trình bày. Sáng kiến này nhằm thay thế cho những phương pháp dạy học thực hành cũ của người dạy đó là tập trung truyền 5
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh đạt kiến thức của bài học, tiết học một cách rập khuôn mà chưa có biện pháp nhằm khích lệ được tinh thần phấn chấn và hứng thú, phát triển sức mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, cách nhận biết tình huống chiến đấu của học sinh ở mỗi giờ học thực hành; dẫn đến học sinh thường cảm thấy áp lực, nhàm chán, ngại học, tiếp thu bài theo hướng thụ động, không phát huy được tính tích cực, tự giác, chịu khó trong luyện tập ở mỗi buổi học thời gian kéo dài 3 tiết liên tục. Vì vậy mục đích của việc sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản trên chiến trường vào chương trình giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 12 là một hoạt động hấp dẫn, phù hợp với sự phát triển tự nhiên của tâm sinh lý tuổi trẻ. Những yêu cầu của các môn giáo dục có tính hệ thống, trình tự trong nhà trường các cấp, nhất là môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh sẽ được tuổi trẻ học sinh tiếp nhận, tự rèn luyện một cách tích cực, chủ động qua hoạt động tham gia làm cơ sở góp phần giúp tuổi trẻ bước vào nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc một cách hiệu quả. 2. THỰC TRẠNG 2.1. Thuận lợi - Nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong trường tạo điều kiện giúp đỡ đối với bộ môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, sân bãi phục vụ giảng dạy. Luôn khuyến khích, động viên giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Tạo điều kiện cho giáo viên hằng năm tham gia các lớp tập huấn tiếp thu các chuyên đề môn học ở huyện, tỉnh. - Đội ngũ giáo viên trẻ năng động, nhiệt tình, hăng say không ngừng tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học; Giáo viên được đào tạo chính quy chương trình môn học Giáo dục Quốc Phòng và An ninh nên việc triển khai tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy một cách thuận lợi. - Giờ dạy môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh thực sự mang lại cho Tôi sự cảm hứng và muốn tìm tòi, cống hiến nhiều hơn nữa, học hỏi nhiều hơn nữa để hoàn thiện chính mình. - Học sinh của trường có ý thức và ham học tập, tỷ lệ học sinh đạt học lực trung bình trở lên chiếm từ 79% trở lên. 2.2. Khó khăn - Đối với các em học sinh phổ thông hiện nay do được sinh ra và lớn lên trong khi đất nước hòa bình nên những hiểu biết về chiến tranh và sự khốc liệt của nó đối với các em chỉ thông qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó các em không thể hình dung được mức độ khốc liệt và sự phá hủy của chiến tranh gây ra vì vậy trong quá trình học tập các nội dung của môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh nói chung, các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường nói 6
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh riêng các em chưa thực sự tích cực và chủ động trong việc tiếp thu nội dung kiến thức của bài học. Đây là thực trạng chung của các học sinh phổ thông khi học tập, tập luyện nội dung các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường. Qua những năm giảng dạy nội dung chương trình môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh đặc biệt là giảng dạy phần các tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường cho học sinh khối 12 Tôi nhận thấy rằng sự hứng thú học tập của học sinh trong quá trình học tập chưa cao, các em còn chưa phát huy hết tinh thần và thái độ tự giác, tích cực khi học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh, chưa tích cực, hứng thú tập luyện các nội dung phần thực hành, chưa xác định rõ được tầm quan trọng của bộ môn nên dẫn đến chất lượng trong việc giảng dạy và học tập của bộ môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh còn chưa cao. - Kết quả kiểm tra nội dung các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường của khối 12 trường THPT H năm học 2020-2021 như sau: + Tổng số học sinh khối 12 là 274 em trong đó: Học sinh đạt mức giỏi: 15 học sinh = 5,47% Học sinh đạt mức khá: 139 học sinh = 50,73% Học sinh đạt mức trung bình: 120 học sinh = 43,8% Qua kết quả trên cho thấy khả năng tiếp thu và vận dụng cũng như kết quả học tập của nội dung các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường của học sinh là chưa cao. - Trang thiết bị đồ dùng dạy học mặc dù đã được đầu tư nhưng còn thiếu thốn. - Được Sở Giáo Dục và Đào Tạo Nghệ An cho dự lớp tập huấn, nhưng mới chỉ là bước đầu để làm quen, vì vậy chúng tôi cũng phải tự tìm tòi, học hỏi qua tài liệu và qua đồng nghiệp. - Quá trình công tác còn ít, môn GDQPAN trong trường lại chưa có giáo viên nhiều kinh nghiệm để học hỏi vì vậy phải mò mẫm nên kết quả chậm đạt được. - Việc tìm kiếm các tư liệu, đầu sách tham khảo phục vụ cho việc dạy học cũng như nghiên cứu khoa học cũng rất khó khăn, phải tìm tòi trên báo, mạng … - Trên thực tế trải qua nhiều năm giảng dạy ở trường, Tôi nhận thấy một buổi học thực hành 3 tiết/buổi/lớp, do thời gian học liên tục kéo dài trong một buổi nên đa phần học sinh học tập còn thụ động, ý thức tự giác trong huấn luyện chưa cao, bước vào tiết học với tâm thế gò bó, luyện tập còn mang tính chất đối phó chưa thực sự hứng khởi. Bên cạnh đó học sinh luôn cảm thấy mất tự tin khi đứng trước tập thể, hay khi thực hiện một động tác khó. Kết quả dẫn đến học sinh không tập trung trong giờ học, mất tự tin khi thực hiện, buồn chán, thất vọng và đánh mất sự đam mê học hỏi, kết quả học tập yếu kém. 7
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh - Trong những năm qua trường đã tổ chức những cuộc hội thảo nhằm nâng cao chất lượng của nhiều bộ môn với nhiều giải pháp, đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp mới. Cũng chính từ lí do này, tôi đã nghiên cứu, áp dụng và mạnh dạn đưa ra biện pháp giúp học sinh biết kết hợp một số phương pháp học tập trong môn học GDQPAN. - Khi tiến hành giảng dạy theo phương pháp mới này khó khăn gặp phải ban đầu là học sinh chưa được làm quen với mô hình luyện tập nên động tác thực hiện chưa dứt khoát, sự phối hợp linh hoạt giữu các nội dung luyện tập còn chậm trễ, một số học sinh nữ trạng thái thể lực còn yếu nên khá chật vật khi vào luyện tập với mô hình. - Đây là khó khăn của hầu hết các giáo viên và học sinh gặp phải khi chuyển từ phương pháp cũ sang phương pháp mới. Tôi nhận thấy rằng khi sử dụng mô hình luyện tập các tư thế vận động vào giảng dạy thì học sinh luôn có tâm thế hào hứng, ý thức tổ chức kỉ luật tốt hơn, khả năng tiếp thu nội dung bài học tốt hơn, mạnh dạn và tự tin trong quá trình học tập và yêu thích môn học hơn. 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3.1. Những yêu cầu trong việc sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường 3.1.1. Đối với học sinh - Học sinh đọc và nắm vững nội dung về: Tình huống, trường hợp vận dụng, tư thế chuẩn bị, cách thực hiện động tác và những điểm chú ý của các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường. - Tích cực tham gia vào các hoạt động vừa học tập tích cực vừa tham gia tổ chức nhằm hoàn thành nội dung chương trình. - Chủ động nắm vững kiến thức cơ bản, xây dựng tinh thần đoàn kết, phương pháp giải quyết vấn đề bằng sự nổ lực của cá nhân và tập thể, phát huy tinh thần đoàn kết có kỷ luật, học tập tác phong Quân Đội. - Trang phục đúng quy định, những dụng cụ liên quan đến việc tổ chức học tập. 3.1.2. Đối với giáo viên 3.1.2.1. Chuẩn bị nội dung - Giáo viên phải nắm được ý nghĩa và trường hợp vận dụng và luyện tập một cách thuần thục các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường. Gửi mỗi lớp một bản phô tô mô hình luyện tập về nhà đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước: a. Động tác đi khom 8
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường hợp vận dụng. Đi khom thường vận dụng khi gần địch trong điều kiện địa hình địa vật che đỡ che khuất cao ngang tầm ngực, hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù, địch khó phát hiện. - Tư thế: Đi khom: + Đi khom cao + Đi khom thấp - Đi khom cao khi không có chướng ngại vật: Tư thế chuẩn bị: Chân trái bước lên một bước, mũi bàn chân hơi chếch sang phải, chân phải dùng mũi chân làm trụ xoay gót lên cho người nghiêng sang phải (thu nhỏ mục tiêu), hai chân chùng, trọng lượng dồn đều vào hai chân, từ bụng trở lên cúi thấp, mắt quan sát địch, tay trái cầm ốp lót tay, tay phải cầm tay cầm, ngón trỏ đặt ngoài vành cò, mặt súng nghiêng sang trái đầu nòng súng cao ngang mắt trái, súng ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Khi tiến: Chân phải bước lên đặt cả bàn chân xuống đất, mũi bàn chân chếch sang phải, hai chân vẫn chùng. Cứ như vậy hai chân thay nhau bước tiến vị trí đã định. - Đi khom thấp, thực hiện như đi khom cao chỉ khác hai chân chùng hơn, người cúi thấp hơn. - Đi khom khi có chướng ngại vật: Động tác cơ bản như đi khom ở địa hình bình thường chỉ khác dây súng đeo vào vai phải, tay phải cầm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào người, tay trái cầm cành lá ngụy trang hoặc vạch đường để tiến. Khi mang vật chất, khí tài, trang bị súng đeo sau lưng, hai tay mang vật chất, khí tài, trang bị. * Chú ý: - Trường hợp thuận tay trái, động tác thực hiện ngược lại. - Khi mang súng trường, động tác đi khom như khi mang súng tiểu liên chỉ khác tay phải cầm cổ báng súng. - Khi đi khom người không được nhấp nhô, không ôm súng. - Khẩu lệnh luyện tập: “Đi khom cao chuẩn bị - Tiến”; “Đi khom thấp” b. Động tác chạy khom - Trường hợp vận dụng: Chạy khom thường vận dụng trong trường hợp cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác. 9
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh - Tư thế: Động tác cơ bản như động tác đi khom, chỉ khác: tốc độ nhanh hơn, bước chân dài hơn. c. Động tác bò - Là một trong những tư thế tương đối thấp, chủ yếu dùng trong trường hợp địa hình địa vật che mắt địch tương đối thấp, hoặc vận động qua nơi trống trải…khi gần địch. - Bò cao: Thường vận dụng ở những nơi gần địch, có địa hình địa vật cao ngang tư thế người ngồi, nhưng chủ yếu vận dụng để vận động qua nơi địa hình địa vật dễ phát ra tiếng động như: nơi có gạch, ngói, sỏi, đá lởm chởm, cành khô, lá cây….cần phải dùng tay để dò mìn. Bò cao có hai cách: + Bò cao hai chân, một tay: vận dụng khi gần địch, sẵn sàng dùng súng, hoặc cần có một tay dò mìn, mang, ôm khí tài, trang bị, bẻ cành cây…. Tư thế chuẩn bị: Người ngồi xổm, chân trái trước, chân phải sau, bàn chân hơi kiễng, trọng lượng dồn đều vào hai mũi bàn chân, dây súng đeo vào vai phải, tay phải cầm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào thân người. Khi tiến: Người hơi đổ về trước, năm ngón tay trái chụm lại đưa về trước (tìm chỗ đặt chân) chống xuống đất trước mũi chân phải, rồi từ từ xòe ra đẩy nhẹ lá cây, cỏ khô,…về các phía, lấy đầu các ngón tay và chân trái làm trụ, chuyển dần trọng lượng thân người sang bên trái, chân phải bước lên đặt mũi bàn chân sát dưới lòng bàn tay trái. Cứ như vậy thay đổi chân nọ đến chân kia để tiến (2 chắc 1 di) mắt luôn quan sát hướng địch. + Bò cao hai chân, hai tay: vận dụng trong trường hợp chưa cần dùng đến súng, tay không bận. Tư thế: Động tác cơ bản như động tác bò cao hai chân, một tay, chỉ khác: súng đeo sau lưng, khi nào tiến tay nào thì dò đường của chân đó (3 chắc 1 di) tiến đến vị trí xác định. * Chú ý: + Khi tiến, không để báng súng chạm đất, không đặt cả bàn chân. + Ở nơi có cây cỏ thấp, không có mìn… có thể tay trái cầm cành lá ngụy trang. + Khẩu lệnh luyện tập: “Bò cao hai chân, một tay chuẩn bị - Tiến”; “Bò cao hai chân, hai tay chuẩn bị - Tiến d. Động tác lê 10
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường hợp vận dụng Động tác lê thường vận dụng khi gần địch, cần thu hẹp mục tiêu, nơi địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người ngồi, động tác cần nhẹ nhàng, thận trọng. - Động tác: Lê cao; Lê thấp - Lê cao + Tư thế chuẩn bị: Người ngồi nghiêng xuống đất, mông trái và đùi trái tiếp đất, chân trái co lên để đùi trái gần vuông góc với hướng tiến, cẳng chân gần vuông góc với đùi, chân phải duỗi thẳng tự nhiên, tay trái chống trước đùi trái, đầu hơi cúi. Tay phải cầm ốp lót tay, đặt súng trên đùi và cẳng chân, súng nằm thăng bằng trên cẳng chân trái, hộp tiếp đạn quay ra ngoài, nòng súng hơi chếch sang trái hoặc có thể đặt súng trên hông phải. + Khi tiến: Chân phải co lên, đặt sát bàn chân vào bàn chân trái, tay trái chống về trước một cánh tay, bàn tay hơi chếch sang phải, dùng sức của chân phải và tay trái nâng người lên khỏi mặt địa hình và đẩy người về trước. Khi chân phải duỗi thẳng tự nhiên thì đặt đùi và chân trái xuống. Cứ như vậy tay chân phối hợp đẩy người tiến đến vị trí xác định, mắt quan sát hướng địch. - Lê thấp Động tác cơ bản như động tác lê cao, chỉ khác: khi tiến đặt cả cẳng tay trái xuống đất, bàn tay quay sang phải, đầu cúi thấp hơn. * Khi mang vật chất, khí tài, trang bị: Động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, để vật chất lên cẳng chân hoặc tay kẹp vật chất đặt vật chất lên sườn để tiến. Chú ý: + Trường hợp thuận tay trái, động tác thực hiện ngược lại. + Không để súng chạm đất. - Khẩu lệnh luyên tập: “Lê cao (thấp) chuẩn bị - Tiến” e. Động tác trườn - Trường hợp vận dụng Trườn thường vận dụng ở nơi gần địch, để dò, gỡ mìn, chui qua hàng rào của địch, hoặc khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm. - Động tác: 11
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh Gồm: + Trườn ở địa hình bằng phẳng + Trườn ở địa hình mấp mô - Trườn ở địa hình bằng phẳng + Tư thế chuẩn bị: Người nằm sấp, súng đặt bên phải dọc theo thân người, cách thân người từ 25 – 30 cm, đầu nòng súng hướng về phía trước và cao ngang tầm đầu, hộp tiếp đạn quay ra ngoài. Hai tay gập, khuỷu tay rộng hơn vai, hai cẳng tay và hai bàn tay úp xuống đất sát vào nhau và đặt dưới cằm hoặc hơi chếch về trước. Hai chân duỗi thẳng, hai mũi bàn chân chống xuống đất, hai bàn chân khép lại tự nhiên. + Khi tiến: Hai tay đưa về trước khoảng 10 – 15 cm, hai mũi bàn chân co về trước, dùng sức của hai tay và hai mũi bàn chân nâng người lên và đẩy người về trước, bụng và ngực lướt trên mặt đất, đầu cúi xuống, cằm gần sát địa hình. Cứ như vậy phối hợp hai chân, hai tay để tiến, tiến được 2 đến 3 nhịp, tay phải cầm ốp lót tay, đưa súng về trước, đặt nhẹ xuống địa hình, rồi tiếp tục tiến. - Trườn ở địa hình bằng phẳng Động tác cơ bản như trườn ở địa hình bằng phẳng, chỉ khác: hai tay co, khuỷu tay khép sát sườn, hai bàn tay chống sát nách, nâng người cao hơn để tiến. * Khi mang vật chất, khí tài, trang bị: Động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, vật chất để dọc bên phải thân người. Khi lấy vật chất, người nghiêng sang trái, chân phải hơi co lên, hai tay đưa vật chất về trước, rồi tiếp tục tiến. Chú ý: + Không để súng chạm vào các vật xung quanh. + Không đưa súng qua đầu. - Khẩu lệnh luyện tập “Trườn chuẩn bị - Tiến” g. Động tác vọt tiến - Trường hợp vận dụng: Vọt tiến thường vận dụng khi vượt qua địa hình trống trải, khi địch tạm ngừng hoạt động. Vọt tiến thực hiện ở tất cả các tư thế đứng, quỳ, nằm…. - Động tác vọt tiến ở tư thế cao: Khi đang đi, đứng, quỳ, ngồi… tay phải sách súng, nếu có trang bị khác thì đeo súng vào sau lưng, hai tay ôm trang bị, người hơi cúi về trước, dùng sức của hai chân bật người về trước chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu. 12
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh - Động tác vọt tiến ở tư thế thấp: Khi đang nằm, bò, trườn… người hơi nghiêng về bên trái, chân trái co lên, đùi cao ngang thắt lưng, chân phải duỗi thẳng tự nhiên, tay phải chuyển súng, hoặc trang bị dọc theo người hoặc đặt ngang bên hông, dùng sức của tay trái và hai chân nâng và đẩy người bật dậy, chân phải bước lên, vụt chạy. Qua trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu. - Động tác vọt tiến vận dụng: Tay phải cầm ốp lót tay, đặt súng sang bên phải, hai tay chống xuống trước ngực, dùng lực của hai tay và hai chân nâng người lên, chân phải bước về trước thành tư thế chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu. Chú ý: Trước khi vọt tiến nếu địch đang theo dõi thì phải di chuyển sang bên phải hoặc sang bên trái rồi mới vọt tiến. - Khẩu lệnh luyên tập: “Vọt tiến” 3.1.2.2. Chuẩn bị về mô hình và hướng dẫn luyện tập Mô hình luyện tập các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường: + Chiều dài toàn bộ mô hình: 20m, chiều rộng 4m. + Vị trí cắm cờ số 1: Là vị trí người tập xuất phát, thực hiện động tác đi khom đến vị trí cắm cờ số 2: khoảng cách là 5m. + Từ vị trí cắm cờ số 2: Người tập tiếp tục vượt qua cầu hẹp tới cờ số 3: khoảng cách là 2m. Cầu hẹp được làm: Hai đầu cầu là 2 bao cát cao 30cm, cầu được làm bằng một cọc tre có đường kính 10cm. 13
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh + Từ vị trí cắm cờ số 3: Người tập tiếp tục di chuyển thực hiện động tác bò cao theo vạch đã kẻ sắn đến vị trí cờ số 4: Khoảng cách là 3m. Vạch để đánh dấu vị trí không có mìn được kẻ bằng vôi, khoảng cách của các vạch là 35cm. + Từ vị trí cắm cờ số 4: Người tập tiếp tục thực hiện động tác lê (lê cao sau đó lê thấp) đến vị trí cờ số 5: khoảng cách là 3m. Phía trên đầu người tập là các cọc tre nằm ngang tượng trưng cho dây thép gai của địch.Chiều cao của các dây thép gai này ở vị trí cờ số 4 là 80cm, thấp dần đều đến vị trí cờ số 5 là 60cm. Chiều dài của các dây thép gai tượng trưng này khoảng 4m. + Từ vị trí cắm cờ số 5: Người tập tiếp tục thực hiện động tác trườn đến vị trí cờ số 6: khoảng cách 2m. Phía trên đầu người tập là các cọc tre nằm ngang tượng trưng cho dây thép gai của địch.Chiều cao của các dây thép gai này ở vị trí cờ số 5 và số 6 là 50cm. Chiều dài của các dây thép gai tượng trưng này khoảng 4m. + Từ vị trí cắm cờ số 6: Người tập thực hiện động tác vọt tiến và về đích ở vị trí cờ số 7: khoảng cách là 5m. - Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị loa tạo giả âm thanh như trong trận đánh để người tập hình dung được tính chất của cuộc chiến tranh. - Súng AK tập: 12 khẩu, bao xe: 40 cái, còi, bía số 4A, cờ đuôi nheo. 3.2. Một số lưu ý khi sử dụng mô hình luyện tập - Khi giảng các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường cho học sinh, do số lượng học sinh trong lớp tương đối đông nên Tôi chia lớp thành các nhóm để tập luyện, tận dụng hết diện tích của thao trường, bãi tập, tổ chức tập luyện quay vòng để tăng mật độ và cường độ vận động. - Đặc điểm của học sinh phổ thông là ưa vận động, quá trình hưng phấn cao hơn ức chế. Các em rất hứng thú tập luyện song cũng rất dễ chán nản, vì thế Tôi thường xuyên động viên khích lệ, nhắc nhở kịp thời tới tất cả các đối tượng học sinh trong lớp giúp cho các em tích cực tập luyện hơn. Muốn giúp các em nắm vững các yếu lĩnh kỹ thuật, làm quen với những cảm giác vận động nhất định, cần thiết cho học sinh thực hiện các bài tập dẫn dắt và chuẩn bị. - Đảm bảo trong quá trình tập luyện giáo viên phân chia học sinh theo nhóm nam và nữ để luyện tập tăng tính thi đua giữa các học sinh với nhau. - Cần đưa học sinh vào nền nếp với tác phong quân sự hoá: Điều này cần có những quy ước, ký tín hiệu tập luyện và những yêu cầu về kỷ luật tập luyện, rèn cho các em học sinh có ý thức, tác phong quân sự ngay từ tiết học đầu tiên. - Khi tập luyện nội dung các tư thế, động tác vận động cơ bản muốn có hiệu quả thì cường độ vận động phải tối đa, và quãng nghỉ phải đầy đủ nên đòi hỏi người giáo viên phải hết sức chú ý. Một điều cần chú ý là phải khởi động thật kỹ càng trước khi thực hiện các bài tập. Khi giảng giải kỹ thuật động tác lời giảng cần 14
- Sử dụng mô hình luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng thực hành các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh lớp 12 môn giáo dục quốc phòng và an ninh ngắn gọn khúc triết, dễ hiểu, cần sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, tránh giảng giải rườm rà, cần giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Bên cạnh đó thường xuyên sửa chữa động tác sai cho các em, vì trong quá trình tập luyện cũng như vận dụng vào thực tế đòi hỏi kỹ thuật phải chính xác thì hiệu quả mới được phát huy, cần áp dụng cả sửa chữa chung và cá biệt phù hợp với đối tượng và khả năng của từng học sinh. - Tuyệt đối phải bảo đảm an toàn cho các em học sinh, thường xuyên tuyên truyền và nhắc nhở các em về tính kỷ luật, bảo đảm an toàn trong khi tập luyện. - Khi học sinh đã tập luyện thành thạo các tư thế, động tác cơ bản vận động trến hiến trường thì giáo viên khích lệ sự nổ lực tập luyện của học sinh bằng cách tính thời gian một lần khi học sinh bắt đầu luyện tập từ điểm xuất phát đến khi về đích. Thành tích được thông qua bảng quy đổi sau: Bảng 1: Bảng quy đổi thành tích từ thời gian sang điểm khi thực hiện các tư thế, động tác vận động trên chiến trường Tư thế, động tác vận động trên Tư thế, động tác vận động chiến trường (Nam) trên chiến trường (Nữ) Ghi chú Thời gian Thời gian Điểm Điểm (giây) (giây) 30 10,0 35 10,0 31 9,8 36 9,8 32 9,6 37 9,6 33 9,4 38 9,4 34 9,2 39 9,2 35 9,0 40 9,0 36 8,8 41 8,8 37 8,6 42 8,6 38 8,4 43 8,4 39 8,2 44 8,2 40 8,0 45 8,0 41 7,8 46 7,8 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 26 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 56 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần điện từ học lớp 11 THPT
38 p | 54 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 42 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn