Trần Trang Nhung và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
81(05): 127 - 134<br />
<br />
SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC<br />
SODIUMBUTYRATE THAY THẾ KHÁNG SINH COLISTIN TRONG KHẨU<br />
PHẦN NUÔI LỢN CON SAU CAI SỮA<br />
Trần Trang Nhung*, Hoàng Toàn Thắng<br />
Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tổng số 180 lợn con sau cai sữa ở 21 ngày tuổi có khối lượng bình quân 6,04 kg/con, lợn được chia<br />
làm 3 lô, mỗi lô 20 con với 3 lần thí nghiệm nhắc lại đồng thời/lô. Trong đó: lô đối chứng được bổ<br />
sung kháng sinh colistin với liều 0,1%, các lô thí nghiệm sử dụng sản phẩm a xit hữu cơ N-butyrate<br />
để thay thế, trong đó lô thí nghiệm 1 bổ sung Na-Butyrate với liều 1% và lô thí nghiệm 2 bổ sung<br />
Na-Butyrate với liều 1,5%. Lợn thí nghiệm được nuôi trong 42 ngày để theo dõi các chỉ tiêu: độ dài<br />
nhung mao ruột non, trị số pH chất chứa đường tiêu hóa, khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm, số<br />
lượng VSV hiếu khí trong chất chứa ruột non, hiệu quả thức ăn và hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của thí<br />
nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Sử dụng Na-butyrate bổ sung vào khẩu phần có giá trị thay thế<br />
kháng sinh colistin, thể hiện ở các kết quả: Lợn con có trạng thái đường tiêu hóa tốt, độ cao nhung<br />
mao ruột non lợn thí nghiệm cao hơn đối chứng với mức sai khác thống kê 99,99% (P≤ 0,001). Nabutyrate đã làm giảm pH trong dạ dày và ruột non của lợn, gây ra ức chế sự phát triển các vi khuẩn<br />
bất lợi trong đường tiêu hóa lợn con, vì thế làm giảm số lượng E.Coli và Salmonella trong đường tiêu<br />
hóa, làm giảm mức độ tiêu chảy của lợn, ổn định được sinh trưởng giữa các lô lợn và mức tiêu tốn<br />
thức ăn/kg tăng trọng so với sử dụng kháng sinh colistin với P> 0,05..<br />
Từ khóa: Kháng sinh, Colistin, Sodiumbutyrate, Sản phẩm thay thế, Lợn con, Nhung mao ruột<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Kháng sinh được nhà bác học Flemming phát<br />
hiện ra năm 1928. Kể từ đó tới nay, kháng<br />
sinh đã góp phần to lớn kiểm soát các bệnh vi<br />
khuẩn. Bên cạnh đó người ta cũng phát hiện<br />
khi dùng kháng sinh với liều nhỏ lại có tác<br />
dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng khối<br />
lượng cơ thể/ngày từ 4-15%, làm tăng lượng<br />
thu nhận thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn<br />
2-6% (Morz, 2003) [4]. Khoảng 50 năm trở<br />
lại đây, nhiều loại kháng sinh đã được sử<br />
dụng như chất kích thích sinh trưởng phổ biến<br />
trong chăn nuôi khắp thế giới.<br />
Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh như một<br />
chất kích thích sinh trưởng lại dẫn tới xuất<br />
hiện các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh,<br />
gây mất an toàn tới sức khoẻ con người. Vì<br />
thế, thế giới đang tìm cách hạn chế tiến tới bãi<br />
bỏ việc dùng kháng sinh trong chăn nuôi nói<br />
chung và lợn nói riêng. Ở Việt Nam, Cục Thú<br />
y đã ban hành danh mục các loại kháng sinh<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915 365 757<br />
<br />
hạn chế và cấm sử dụng trong chăn nuôi. Việc<br />
xoá bỏ dùng kháng sinh trong chăn nuôi đã<br />
dẫn tới sử dụng probiotic, prebiotic, enzyme,<br />
axit hữu cơ… là các sản phẩm thay thế kháng<br />
sinh (Vũ Duy Giảng, 2009 [1].<br />
Việc tìm các sản phẩm thay thế kháng sinh ở<br />
Việt Nam đang là việc làm cấp bách, được<br />
các nhà khoa học trong nước quan tâm và<br />
bước đầu có được kết quả khích lệ (Trần<br />
Quốc Việt và cộng sự, 2006) [7]. Bên cạnh<br />
đó, tiếp thu và thử nghiệm các sản phẩm thay<br />
thế kháng sinh từ nước ngoài cũng là một xu<br />
hướng cần tiến hành để rút ngắn khoảng cách<br />
trong thực tiễn chăn nuôi nước ta với thế giới.<br />
Trong các loại sản phẩm thay thế kháng sinh,<br />
axit hữu cơ là loại sản phẩm được quan tâm<br />
nghiên cứu vì nó có những đặc tính ưu việt:<br />
An toàn cho vật nuôi và con người, cải thiện<br />
chức năng tiêu hoá, ức chế sự phát triển của<br />
vi khuẩn gây hại trong đường ruột, không tồn<br />
dư và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.<br />
Nắm bắt xu hướng ấy, vừa qua trong Hội chợ<br />
triển lãm Công nghệ Chăn nuôi năm 2008,<br />
127<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Trang Nhung và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Công ty trách nhiệm hứu hạn Hồng Triển<br />
(Hưng Yên) đã giới thiệu sản phẩm Nabutyrate do Công ty Singao (Trung Quốc) sản<br />
xuất và khuyến cáo sử dụng. Việc đưa nhanh<br />
các sản phẩm công nghệ cao vào sản xuất<br />
chăn nuôi lợn ở nước ta nói chung và miền<br />
núi nói riêng, nơi mà trình độ chăn nuôi còn<br />
có nhiều hạn chế, vệ sinh thú y trong chăn<br />
nuôi còn thấp sẽ góp phần tích cực làm tăng<br />
hiệu quả chăn nuôi lợn. Xuất phát từ nhu cầu<br />
của sản xuất, chúng tôi triển khai đề tài trên.<br />
Mục tiêu của đề tài là:<br />
- Xác định khả năng thay thế kháng sinh của<br />
chế phẩm Na-butyrate trong việc kích thích<br />
sinh trưởng làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn<br />
con giai đoạn sau cai sữa đến 60 ngày tuổi.<br />
- Xác định được vai trò của Na-butyrate trong<br />
việc hạn chế bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai<br />
sữa thông qua tác động làm thay đổi theo hướng<br />
tích cực trạng thái đường tiêu hóa lợn con.<br />
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng và vật liệu nghiên cứu<br />
- Lợn con giống ngoại từ sau cai sữa đến 63<br />
ngày tuổi nuôi tại Trung tâm thực hành thực<br />
nghiệm trường Đại học Nông Lâm – Đại học<br />
Thái Nguyên.<br />
- Kháng sinh colistin ở dạng chế phẩm<br />
TD.COLIVET của công ty trách nhiệm hữu<br />
hạn Nam Dũng sản xuất và phân phối.<br />
- Chế phẩm Na-butyrate của công ty Singao<br />
(Trung Quốc) sản xuất và được công ty trách<br />
nhiệm hữu hạn Hồng Triển (Hưng Yên) giới<br />
thiệu, cung cấp.<br />
- Thức ăn cho lợn con sau cai sữa ở dạng viên<br />
do công ty CP sản xuất và phân phối, đảm bảo<br />
giá trị dinh dưỡng theo tiêu chuẩn quy định.<br />
Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
Trại chăn nuôi lợn của Trung tâm -Thực hành<br />
Thực nghiệm, Trường Đại học Nông Lâm<br />
Thái Nguyên; Phòng thí nghiệm của bộ môn<br />
Mô phôi -Trường Đại học Y Dược Thái<br />
Nguyên, Phòng thí nghiệm của Bộ môn Công<br />
<br />
81(05): 127 - 134<br />
<br />
nghệ vi sinh -Viện Khoa học sự sống thuộc<br />
Đại học Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu<br />
từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010.<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Trên đàn lợn ngoại sau cai sữa từ 21- 63<br />
ngày tuổi, tiến hành nghiên cứu các nội dung:<br />
- Sự biến đổi trạng thái đường tiêu hoá của<br />
lợn khi sử dụng Na - Butyrate.<br />
- Ảnh hưởng của việc bổ sung Na -Butyrate<br />
vào khẩu phần tới tình trạng tiêu chảy.<br />
- Ảnh hưởng của việc bổ sung Na- butyrate<br />
tới sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn<br />
của lợn.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
1. Các phương pháp phòng thí nghiệm<br />
- Thu mẫu ruột non làm tiêu bản lát cắt ngang<br />
ruột non: Mổ giết 3 lợn/lô có khối lượng bằng<br />
trung bình của lô, thu mẫu không tràng trước<br />
6 giờ kể từ khi giết lợn, cắt mẫu tại không<br />
tràng tại vị trí cách tá tràng 50cm, kích thước<br />
mẫu thống nhất 3x3cm; Cố định mẫu trong<br />
dung dịch Bouin và chuyển về phòng thí<br />
nghiệm mô phôi để làm tiêu bản lát cắt ngang<br />
ruột non bằng phương pháp đúc paraphin theo<br />
hướng dẫn trong giáo trình Tổ chức học [2],<br />
đo chiều dài lông nhung trên trắc vi thị kính<br />
tại Viện Khoa học sự sống- ĐH Thái Nguyên.<br />
- Thu chất chứa dạ dày, tá tràng và hồi tràng<br />
(n=3 mẫu/vị trí/lô) để xác định pH bằng cách đo<br />
trực tiếp trên pH metter ngay sau khi giết mổ tại<br />
Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên.<br />
- Xác định E.coli và Salmonella tổng số trong<br />
chất chứa hồi tràng và trực tràng (n=3 con/lô)<br />
theo phương pháp xác định vi sinh vật thông<br />
thường tại Bộ môn Công nghệ Vi sinh -Viện<br />
Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên.<br />
2. Phương pháp thí nghiệm chuồng trại<br />
Dùng phương pháp chia lô so sánh với tổng<br />
số 180 lợn con được chia vào 3 lô, mỗi lô<br />
được nhắc lại 3 lần, mỗi lần 20 lợn con/lô<br />
đảm bảo nguyên tắc ngẫu nhiên hoàn toàn<br />
(Completely randomized design). Sơ đồ thí<br />
nghiệm như bảng 1.<br />
<br />
128<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Trang Nhung và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
81(05): 127 - 134<br />
<br />
Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm<br />
Diễn giải<br />
Tổng số lợn thí nghiệm<br />
Số lần nhắc lại<br />
Số con/lô/lần<br />
Tuổi bắt đầu thí nghiệm<br />
Tuổi kết thúc thí nghiện<br />
Thời gian thí nghiệm<br />
Tỷ lệ ♂/♀<br />
Giống<br />
Khối lượng đầu TN<br />
Nhân tố thí nghiệm<br />
Phương thức nuôi<br />
Kỹ thuật cho ăn<br />
<br />
ĐVT<br />
Con<br />
Lần<br />
Con<br />
Ngày<br />
Ngày<br />
Ngày<br />
<br />
Lô ĐC<br />
60<br />
3<br />
20<br />
21<br />
63<br />
42<br />
12/8<br />
Ngoại lai<br />
(♂PiDu x ♀LY)<br />
Kg/con<br />
6,04±0,25<br />
KPCS<br />
bổ sung kháng sinh<br />
colistin 0,1%<br />
Tự do<br />
Trộn trực tiếpTA<br />
<br />
- Lợn thí nghiệm được chăm sóc, nuôi dưỡng<br />
theo quy trình chăn nuôi lợn con sau cai sữa<br />
giới thiệu trong Giáo trình Chăn nuôi lợn của<br />
Trần Văn Phùng và cộng sự, 2004 [6].<br />
- Sử dụng máng ăn, uống tự động, nuôi trên<br />
sàn chuồng nhựa, được sử dụng loại thức ăn<br />
bổ sung đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định từ<br />
10 ngày tuổi để làm quen, tới khi cai sữa ở 21<br />
ngày thì chuyển sang dùng thức ăn thí nghiệm<br />
cho tới 63 ngày.<br />
- Phương thức bổ sung chế phẩm: Chế phẩm<br />
được trộn trực tiếp vào thức ăn theo nguyên<br />
tắc “vết dầu loang”, trộn bằng tay nhằm đảm<br />
bảo độ đồng đều tối ưu. Mỗi lần trộn một bao<br />
25kg/1lô, thức ăn sau khi trộn xong được cho<br />
vào trong hai lớp túi nilon, bên ngoài là vỏ<br />
bao dứa và buộc chặt nhằm chống ẩm mốc,<br />
cho lợn ăn tự do.<br />
Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Độ dài nhung mao ruột non (µm);<br />
- Chỉ số pH chất chứa ruột non;<br />
- Khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm<br />
(kg/con);<br />
- Số lượng VSV hiếu khí trong chất chứa ruột<br />
non (CFU/g);<br />
<br />
Lô TN1<br />
60<br />
3<br />
20<br />
21<br />
63<br />
42<br />
12/8<br />
Ngoại lai<br />
(♂PiDu x ♀LY)<br />
6,04±0,26<br />
<br />
Lô TN2<br />
60<br />
3<br />
20<br />
21<br />
63<br />
42<br />
12/8<br />
Ngoại lai<br />
(♂PiDu x ♀LY)<br />
6,00±0,21<br />
<br />
KPCS có bổ sung<br />
Na Butyrate 1%<br />
<br />
KPCS có bổ sung<br />
Na Butyrate 1,5%<br />
<br />
Tự do<br />
Trộn trực tiếpTA<br />
<br />
Tự do<br />
Trộn trực tiếpTA<br />
<br />
- Hiệu quả thức ăn và hiệu quả kinh tế - kỹ<br />
thuật của thí nghiệm.<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống<br />
kê sinh vật học trên các phần mềm thống kê<br />
Minitab 14 và Microsoft excel 2003.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Sự biến đổi trạng thái đường tiêu hóa của<br />
lợn con TN được bổ sung Na- butyrate<br />
1. Ảnh hưởng của chế phẩm Na- butyrate đến<br />
sự phát triển độ cao của nhung mao ruột non:<br />
Kết quả đo được ở bảng 2 cho thấy: Nhung<br />
mao ở ruột non phát triển rất mạnh ở cả 2 lô<br />
lợn thí nghiệm, chứng tỏ khi bổ sung NaButyrate có ảnh hưởng tốt làm cho hệ thống<br />
nhung mao ruột non phát triển cao hơn lô ĐC<br />
dùng kháng sinh kích thích sinh trưởng. Độ<br />
cao nhung mao ruột đạt cao nhất ở lô TN2 là<br />
8,67µm trong khi lô ĐC chỉ đạt 7,15µm, thấp<br />
hơn 1,52µ tương ứng 21,16%. Còn ở lô TN1<br />
cao 8,25µm, cao hơn lô ĐC 1,1µm, tương<br />
ứng 15,38%, sai khác giữa các lô TN và ĐC<br />
có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P≤ 0,001.<br />
Nguyên nhân là do tác động của Na-butyrate<br />
đã kích thích phát triển lông nhung (Nguyễn<br />
Hưng Quang, 2007 [8]).<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả xác định độ cao của nhung mao ruột non (n=3; Đvt: µm)<br />
Kết quả<br />
<br />
Lô ĐC<br />
(1,0% colistin)<br />
<br />
X ±mX<br />
<br />
7,15±0,52<br />
<br />
8,25±0,64<br />
<br />
8,67±0,71<br />
<br />
So sánh (%)<br />
P<br />
<br />
100<br />
-<br />
<br />
115,38<br />
≤ 0,001<br />
<br />
121,26<br />
≤ 0,001<br />
<br />
Lô TN 1<br />
(1,0% Na-butyrate)<br />
<br />
Lô TN 2<br />
(1,5% Na-butyrate)<br />
<br />
129<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Trang Nhung và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
81(05): 127 - 134<br />
<br />
2. Ảnh hưởng của Na- buyrate tới trị số pH chất chứa đường tiêu hóa của lợn TN<br />
Bảng 3. Biến đổi trị số pH trong chất chứa đường tiêu hoá của lợn TN<br />
<br />
Kết quả<br />
Lô ĐC<br />
Dạ dày<br />
3,63<br />
Tá tràng<br />
6,41<br />
Hồi tràng<br />
7,19<br />
Kết quả trên bảng 3 cho thấy: ở dạ dày pH có<br />
sự biến động từ 3,63 ở lô ĐC xuống còn 3,32<br />
ở lô TN1 và 2,99 ở TN2. Chiều hướng giảm độ<br />
pH giữa các lô như trên là do sự tham gia của<br />
Na-butyrate với bản chất là axit hữu cơ. Kết<br />
quả đo pH tá tràng là nơi có dịch mật và dịch<br />
tuỵ đổ vào cũng cho thấy sự giảm dần từ 6,41<br />
(lô ĐC) xuống còn 5,72 (lô TN1) và 5,70 (lô<br />
TN2). Ở hồi tràng trị số pH giảm từ 7,19 (ở lô<br />
ĐC) còn 7,01 (ở lô TN1) và 6,99 (lô TN2),<br />
nhưng cao hơn pH tá tràng do hồi tràng chứa<br />
nhiều dịch ruột có pH cao tự nhiên (8,2-8,7).<br />
Như vậy, việc bổ sung Na-butyrate đã làm<br />
giảm pH trong dạ dày và ruột non của lợn, có<br />
tác dụng rất tốt đến sự ức chế các vi khuẩn bất<br />
lợi trong đường tiêu hóa lợn con.<br />
<br />
Lô TN1<br />
Lô TN2<br />
3,32<br />
2,99<br />
5,72<br />
5,70<br />
7,01<br />
6,99<br />
3. Ảnh hưởng của Na buyrate đến hệ vi sinh<br />
vật đường tiêu hóa của lợn con TN<br />
Kết quả kiểm tra vi khuẩn trong chất chứa ở<br />
cả trên trực tràng và hồi tràng trình bày ở<br />
bảng 4 cho thấy: số lượng VSV tổng số<br />
(CFU/g) E.coli và Salmonella ở lô bổ sung<br />
kháng sinh colistin (ở lô ĐC) đều cao hơn so<br />
với 2 lô lợn bổ sung Na-butyrate (lô TN1,<br />
TN2). Số lượng VSV giảm thấp ở lô bổ sung<br />
Na-butyrate và giảm thấp nhất khi liều bổ<br />
sung 1,5% Na-butyrate trong TN2.<br />
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ<br />
sung Na butyrate vào khẩu phần tới các<br />
chỉ tiêu sinh trưởng và hiệu quả thức ăn<br />
của lợn con sau cai sữa<br />
1. Ảnh hưởng của Na- butyrate đến sinh trưởng<br />
<br />
Bảng 4. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu VSV đường tiêu hoá(CFU/g chất chứa)<br />
Chỉ tiêu<br />
1. Hồi tràng<br />
VSV tổng số<br />
- E. Coli<br />
- Salmonella<br />
2. Trực tràng<br />
- VSV tổng số<br />
- E. Coli<br />
- Salmonella<br />
<br />
Lô ĐC<br />
<br />
Lô TN1<br />
<br />
Lô TN2<br />
<br />
1,95 x 109<br />
0,65 x 107<br />
0,41 x 105<br />
<br />
1,70 x 109<br />
0,43 x 107<br />
0,15 x 105<br />
<br />
1,40x 109<br />
0,40 x 107<br />
0.05 x 105<br />
<br />
4,75 x 109<br />
2,60 X 107<br />
1,95 x 105<br />
<br />
3,65 x 109<br />
2,40 x 107<br />
1,55 x 105<br />
<br />
3,30 x 109<br />
2,30 x 107<br />
1,20 x 105<br />
<br />
Bảng 5. Khối lượng cơ thể lợn thí nghiệm tính chung cho 3 lần nhắc lại (n=60 con/lô)<br />
<br />
Lô ĐC<br />
Tuần TN<br />
Bắt đầu<br />
Tuần 1<br />
Tuần 2<br />
Tuần 3<br />
Tuần 4<br />
Tuần 5<br />
Tuần 6<br />
Chênh lệch<br />
<br />
Lô TN1<br />
<br />
Lô TN2<br />
<br />
X ±mX<br />
<br />
Cv (%)<br />
<br />
X ±mX<br />
<br />
Cv (%)<br />
<br />
X ±mX<br />
<br />
6,04 ± 0,25<br />
7,89 ± 0,27<br />
9,95 ± 0,27<br />
12,25 ± 0,27<br />
14,95 ± 0,26<br />
18,07 ± 0,2<br />
21,69a ± 0,15<br />
100%<br />
<br />
7,17<br />
5,83<br />
4,76<br />
3,87<br />
2,98<br />
1,95<br />
1,24<br />
<br />
6,04 ± 0,26<br />
7,89 ± 0,27<br />
9,97 ± 0,28<br />
12,39 ± 0,34<br />
15,15 ± 0,31<br />
18,30 ± 0,26<br />
21,88a ± 0,93<br />
100,88%<br />
<br />
7,33<br />
5,91<br />
4,93<br />
4,71<br />
3,58<br />
2,47<br />
1,67<br />
<br />
6,00 ± 0,21<br />
7,86 ± 0,24<br />
10,00 ± 0,25<br />
12,39 ± 0,34<br />
15,18 ± 0,33<br />
18,51 ± 0,26<br />
22,30a ± 0,20<br />
102,81%<br />
<br />
Cv<br />
(%)<br />
6,11<br />
5,22<br />
4,72<br />
4,68<br />
3,76<br />
2,4<br />
1,56<br />
<br />
Ghi chú: Chữ cái trên đầu số chỉ khối lượng cơ thể khi kết thúc thí nghiệm cho thấy không có sự sai khác<br />
thống kê với P>0,05.<br />
<br />
130<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Trang Nhung và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết quả theo dõi qua 3 lần thí nghiệm lặp lại<br />
thể hiện trên bản 5 cho thấy: sinh trưởng tích<br />
luỹ của lợn đều tuân theo cùng một chiều<br />
hướng, lợn con được nuôi bằng khẩu phần có<br />
bổ sung Na-butyrate 1% và 1,5% sinh trưởng<br />
có nhanh hơn so với khẩu phần bổ sung<br />
kháng sinh colistin 0,1%, trong đó cao nhất ở<br />
TN II: Ở tuần TN 4, khối lượng lợn cao hơn<br />
so với lô ĐC 0,14 kg/con. Khi kết thúc thí<br />
nghiệm, khối lượng lợn ở lô ĐC, TN1, TN2<br />
tương ứng đạt 21,69; 21,88; 22,30 kg/con.<br />
Như vậy, ở lô TN1 lợn có KL cao hơn 0,19<br />
kg/con ứng với 0,88% so với lô ĐC; lô TN2<br />
cao hơn lô ĐC 0,61 kg/con ứng với 2,81%.<br />
Kết quả trên cho thấy: bổ sung Na-butyrate<br />
với liều 1,5% (lô TN2) cho kết quả sinh<br />
trưởng tốt nhất. Tuy nhiên, sự sai khác này là<br />
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả<br />
này cũng được xác nhận qua các nghiên cứu<br />
về ảnh hưởng của axit hữu cơ tới sinh trưởng<br />
của lợn (Phạm Duy Phẩm, 2006 [5].<br />
Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con TN được<br />
trình bày ở bảng 6.<br />
<br />
81(05): 127 - 134<br />
<br />
Qua bảng 6 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối<br />
của lợn TN có diễn biến tương tự sinh trưởng<br />
tích lũy. Khi so sánh sinh trưởng tuyệt đối của<br />
lợn con giữa các lô ta thấy ở tất cả các giai<br />
đoạn sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ở lô<br />
TN2 đều cao hơn lô ĐC và lô TN1 (265,95 so<br />
với 264,05; 264,39 g/con/ngày ở tuần thí<br />
nghiệm thứ nhất; 476,00 so với 446,06 và<br />
449,53 g/con/ngày ở tuần 4; 543,78 so với<br />
517,73 và 522,92 g/con/ngày ở tuần 6).Tính<br />
chung cả giai đoạn thí nghiệm thì sinh trưởng<br />
tuyệt đối của lợn con lô TN2 (bổ sung 1,5%<br />
Na-butyrte) là 388,49 so với lô ĐC (bổ sung<br />
kháng sinh colistin là 372,78 cao hơn<br />
15,71g/con/ngày, lô TN1 (bổ sung 1% Nabutyrate) có sinh trưởng tuyệt đối là 377,47<br />
g/con/ngày so với lô ĐC cao hơn<br />
4,69g/con/ngày). Điều này khẳng định Nabutyrate có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng<br />
tuyệt đối của lợn thí nghiệm.<br />
2. Ảnh hưởng của Na- butyrate đến hiệu quả<br />
thức ăn<br />
- Mức thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm<br />
được thể hiện trên bảng 7.<br />
<br />
Bảng 6. Tăng khối lượng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)<br />
Lô ĐC<br />
264,05 ± 5,16<br />
294,11 ± 4,90<br />
329,02 ± 4,28<br />
385,13 ± 6,2<br />
446,06 ± 8,34<br />
517,73 ± 8,14<br />
372,78a ± 4,29<br />
<br />
Tuần thí nghiệm<br />
Tuần 1<br />
Tuần 2<br />
Tuần 3<br />
Tuần 4<br />
Tuần 5<br />
Tuần 6<br />
Tính chung<br />
<br />
Lô TN1<br />
264,39 ± 6,77<br />
297,54 ± 4,33<br />
345,29 ± 7,11<br />
395,13 ± 4,21<br />
449,53 ± 7,79<br />
522,92 ± 9,49<br />
377,47a ± 3,01<br />
<br />
Lô TN2<br />
265,95 ± 7,67<br />
305,50 ± 7,01<br />
342,30 ± 11,90<br />
397,43 ± 6,65<br />
476,00 ± 11,9<br />
543,78 ± 8,13<br />
388,49a ± 2,59<br />
<br />
Ghi chú: Chữ cái trên đầu số chỉ khối lượng cơ thể khi kết thúc thí nghiệm cho thấy không có sự sai khác<br />
thống kê với P>0,05.<br />
Bảng 7: Mức thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)<br />
Tuần thí nghiệm<br />
Tuần 1<br />
Tuần 2<br />
Tuần 3<br />
Tuần 4<br />
Tuần 5<br />
Tuần 6<br />
Bình quân toàn kỳ<br />
<br />
Lô ĐC<br />
273,58 ± 4,65<br />
367,20 ± 5,05<br />
480,69 ± 8,40<br />
558,20 ± 9,01<br />
700,00 ± 8,25<br />
819,20 ± 5,56<br />
533,25± 8,53<br />
<br />
Lô TN 1<br />
269,71 ± 5,16<br />
371,83 ± 5,73<br />
493,50 ± 10,40<br />
593,65± 5,37<br />
702,38 ± 6,30<br />
811,51± 7,02<br />
540,43 ± 2,20<br />
<br />
Lô TN 2<br />
270,90 ± 6,21<br />
379,10 ± 10,50<br />
484,90 ± 15,10<br />
593,91 ± 8,84<br />
719,58 ± 6,71<br />
837,57 ± 4,52<br />
547,66 ± 4,40<br />
<br />
131<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />