-1-<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Hồ tiêu không chỉ là loại hạt gia vị quen thuộc trong gia đình mà còn là loại<br />
cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Hằng năm đem<br />
lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Những năm gần đây, cây tiêu đã trở thành<br />
một trong những loại cây trồng chủ lực của cây công nghiệp, không chỉ giúp người<br />
dân xóa đói giảm nghèo mà còn là cây mang lại cuộc sống giàu có cho nhiều hộ<br />
nông dân. Vì thế việc trồng, chế biến và xuất khẩu hồ tiêu đã được nước ta ưu tiên<br />
chú trọng đầu tư và phát triển.<br />
Mặt khác yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng sản<br />
phẩm, do hiện nay việc sản xuất tiêu sọ còn mang tính thủ công, có sử dụng hóa<br />
chất như H2O2, CaO, HCl… ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nước thải<br />
sau khi sản xuất tiêu sọ có các chất màu, mùi và tính sát khuẩn mạnh nên tiêu diệt<br />
hệ vi sinh vật gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái.<br />
Lâu nay, người trồng tiêu thường có thói quen, sau khi thu hoạch chỉ phơi khô,<br />
sau đó đem vào máy chà để loại cuống và lá rồi bán cho các thương lái, hoặc sản<br />
xuất bằng cách ngâm nước, chà rửa và sử dụng hóa chất để làm tiêu sọ. Chưa ai<br />
thực sự quan tâm đến khâu phơi, sơ chế đúng tiêu chuẩn, nên hạt tiêu đen thường bị<br />
nhiễm bụi, vi khuẩn, nấm mốc... gây tác hại cho người tiêu dùng, giá lại thấp, nhất<br />
là không có giá trị xuất khẩu. Trong khi tiêu trắng (tiêu sọ) vừa đảm bảo các tiêu<br />
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, lại có giá trị xuất khẩu khá cao (gấp 2-2,5 lần tiêu<br />
đen)<br />
Và hiện nay do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường nên<br />
việc hạn chế sử dụng hóa chất và sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ các enzym<br />
vi sinh vật được khuyến khích. Rất nhiều chủng vi sinh vật đã được sử dụng như<br />
Aspergillus niger, Botrytis cinerea, Fusarium moniliforme, Rhizopus stolonifer,<br />
Trichoderma viride, Neurospora crassa, Altenaria tenuis, Aspergillus fumigatus,<br />
Aspergillus flavus, Celluvibrio gilvus, Fusarium culmorum, Trichoderma koningi…<br />
<br />
-2-<br />
<br />
Hiện nay trên thế giới có đề tài nghiên cứu của Vaidyanatha Lyer<br />
Thankamani, Raghavan Nair Giridhar Khoa Công nghệ sinh học, Trường đại học<br />
Kariavattom của Kerala lên men sản xuất tiêu trắng sử dụng các chủng vi khuẩn<br />
Bacillus mycoides, Bacillus licheniformis, Bacillus brevis với kết quả định lượng<br />
piperine 4%.<br />
Việt Nam đã góp phần nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học lên men sản<br />
xuất tiêu trắng với những đề tài khoa học của PGS.TS Nguyễn Đức Lượng và cộng<br />
sự Trường Đại Học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và cung cấp<br />
các loại enzym hữu cơ (Aspergillus niger) cùng quy trình chế biến tiêu trắng.<br />
Kỹ sư Bùi Thanh Hòa và kỹ sư Võ Thị Ngọc Thanh Khoa Công Nghệ Sinh<br />
Học Trường Đại học Quốc Tế - ĐHQG đã áp dụng thành công chế phẩm sinh học<br />
Biocoffee-3 (A. phoenicis) tỉ lệ bóc vỏ 93% và định lượng piperine 5%. Piperine<br />
trích ly từ hạt tiêu lên men bằng chế phẩm Biocoffee-3 tăng 21%. Chế phẩm sinh học<br />
Biopep-6 (T. piluliferum) kết quả hàm lượng các chất hòa tan tăng 25% và lượng<br />
piperine cao 5.7% .<br />
Để góp phần nghiên cứu làm đa dạng thêm nhiều chế phẩm sinh học và tăng<br />
hàm lượng piperine chúng tôi nghiên cứu đề tài “ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH<br />
HỌC LÊN MEN SẢN XUẤT TIÊU TRẮNG” từ enzym của vi sinh vật Aspergillus<br />
niger, Aspergillus oryza và Bacillus polyfermenticus, Bacillus amyloliquefaciens.<br />
Mục đích đề tài: Sử dụng chế phẩm sinh học (có chứa vi sinh vật) tổng hợp<br />
enzym pectinase và cellulase phân giải pectin, cellulose là thành phần chính cấu<br />
tạo nên vỏ hạt tiêu, sản xuất tiêu trắng (tiêu sọ) với hàm lượng piperine tăng cao<br />
cung cấp cho thị trường với quy trình sản xuất thân thiện với môi trường và sản<br />
phẩm vẫn giữ được màu sắc mùi vị đạt chất lượng, an toàn cho người sử dụng.<br />
Để đạt được mục đích của đề tài chúng tôi đề ra các nội dung nghiên cứu sau:<br />
1) Khảo sát độ ẩm hạt tiêu cho quá trình lên men sản xuất tiêu trắng.<br />
2) Khảo sát tỷ lệ chế phẩm tốt nhất cho quá trình lên men sản xuất tiêu trắng.<br />
3) Khảo sát thời gian lên men đạt tỉ lệ bóc vỏ hạt tiêu cao nhất.<br />
<br />
-3-<br />
<br />
4) Kiểm tra định lượng piperine trong hạt tiêu<br />
5) Kiểm tra độc tính aflatoxin, ochratoxin<br />
6) Kiểm tra hàm lượng vi sinh trong sản phẩm<br />
Nếu đạt được các nội dung nghiên cứu trên thì có thể ứng dụng đề tài vào<br />
quy mô sản xuất công nghiệp ở các công ty sản xuất tiêu trắng. Ý nghĩa khoa học đề<br />
tài là đã sử dụng chế phẩm từ vi sinh vật có nguồn gốc tự nhiên, không sử dụng chất<br />
hóa học, thời gian sản xuất ngắn, chi phí thấp, an toàn cho người sử dụng, sản phẩm<br />
đạt chất lượng cao, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường.<br />
<br />
-4-<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1 Giới thiệu về cây hồ tiêu<br />
Hồ tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ và được sử dụng làm gia vị trong các món ăn<br />
ít nhất là từ 2000 năm trước công nguyên [26]. Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) thuộc<br />
họ Piperaceae, bộ Piperales, có số nhiễm sắc thể 2n = 52 [12]. Hồ tiêu có danh pháp<br />
hóa học là Piper nigrum là một loài cây leo có hoa thuộc họ hồ tiêu trồng chủ yếu<br />
để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi. [16]<br />
1.1.1 Yêu cầu sinh thái và phân bố địa lý của cây hồ tiêu.<br />
Hồ tiêu là một loại cây đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm. Các vùng trồng hồ<br />
tiêu chính trên thế giới chủ yếu nằm ở vùng Châu Á Thái Bình Dương như Ấn Độ,<br />
Indonesia, Malaysia, Sri Lanca, Thái Lan và Việt Nam. Hồ tiêu cũng được trồng ở<br />
các nước khác như Brazil, Madagascar. Cây hồ tiêu đòi hỏi lượng mưa cao, nhiệt độ<br />
khá cao đồng đều và ẩm độ không khí cao, đó là kiểu khí hậu đặc trưng của vùng<br />
nhiệt đới nóng và ẩm với sự thay đổi không đáng kể về độ dài ngày và ẩm độ không<br />
khí trong suốt năm. [12]<br />
Căn cứ vào các đặc tính thực vật của cây hồ tiêu như hình dạng lá, phác hoa,<br />
chùm quả v.v... mà người ta phân biệt các giống hồ tiêu khác nhau. Trong quá trình<br />
canh tác lâu đời tại mỗi khu vực hình thành nên những giống hồ tiêu địa phương<br />
như tiêu Tiên Sơn ở vùng Pleiku, tiêu Vĩnh Linh ở Quảng Trị, tiêu Lộc Ninh ở Bình<br />
Phước (gồm tiêu sẻ Lộc Ninh và tiêu trung Lộc Ninh), tiêu Phú Quốc v.v... [12]<br />
1.1.2 Đặc điểm hình thái của cây hồ tiêu<br />
Thân: Hồ tiêu dạng dây leo bằng rể phụ. Thân tròn nhẵn, tầy lên những mấu,<br />
mọc uốn éo [16]. Loại thân thảo mềm dẻo được phân thành nhiều đốt, tại mỗi đốt có<br />
1 lá đơn. [12]<br />
Lá: Lá có cuống, mọc so le. Hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 11-15 cm,<br />
rộng 5-9 cm, gốc tròn, đầu nhọn, có những chấm trong rất mờ, mặt trên lục sẫm<br />
bóng, mặt dưới màu xám nhạt, gân lá lồi rõ, cuống lá dài 2-3 cm. [16]<br />
<br />
-5-<br />
<br />
Hoa: Cụm hoa mọc đối diện với lá thành bông ngắn hơn lá. Lá bắc thuôn<br />
dài, cùng lớn lên với trục bông, hoa khác gốc, đôi khi tạp tính được bao bọc bởi lá<br />
bắc, nhị 2, bao phấn hình thận, bầu thượng hình tròn [16]. Hoa hồ tiêu ra không tập<br />
trung mà ra thành nhiều lứa. Hoa tự của hồ tiêu hình gié, treo lủng lẳng, dài 7 12cm tùy giống và tùy điều kiện chăm sóc. Trên hoa tự có bình quân 20-60 hoa xếp<br />
thành hình xoắn ốc, hoa lưỡng tính hay đơn tính. Các giống hồ tiêu cho năng suất<br />
cao thường có tỷ lệ hoa lưỡng tính nhiều hơn. [12]<br />
Quả: Quả hồ tiêu thuộc loại quả hạch, không có cuống, quả hình cầu [12].<br />
Khi chín màu đỏ, đem phơi khô thành đen, đường kính 3-4 mm, hạt tròn. Mặt ngoài<br />
màu nâu đen, có nhiều vết nhăn hình vân lưới nổi lên. Đỉnh đầu quả có vết của vòi<br />
nhụy nhỏ hơi nổi lên, gốc quả có vết sẹo của cuống quả. Quả cứng. Vỏ quả ngoài có<br />
thể bóc ra được. Vỏ quả trong màu trắng tro hoặc màu vàng nhạt, mặt cắt ngang<br />
màu trắng vàng. Quả có chất bột, trong có lỗ hổng nhỏ. Mùi thơm, vị cay. [16]<br />
Mùa hoa quả: Tháng 5-8 [16]<br />
Thành phần hóa học của hạt tiêu: Tinh dầu 1,2-2%, Piperin 5-9%,<br />
Chanvixin 2,2-6%, Chất béo 8% ,Tinh bột 36% , Tro 4% [23], [25].<br />
<br />
Hình 1.1: Cây tiêu đang ra hoa [48] Hình 1.2: Gié hoa và chùm quả cây tiêu[48]<br />
http://www.lrctnu.edu.vn:8080/gsdl/collect/khuyenno/index/assoc/HASH72d9.dir/do<br />
c.pdf [49]<br />
<br />