Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong ương cá lăng nha (mystus wyckioides)
lượt xem 27
download
Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong ương cá lăng nha (mystus wyckioides). Mời các bạn tham khảo và vận dụng kiến thức làm bài luận cùng chủ đề thật tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong ương cá lăng nha (mystus wyckioides)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ NGÀNH: 304 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG ƯƠNG CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides) Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ XUÂN THANH MSSV: 0753040081 LỚP: NTTS K2 Cần Thơ, 2011 24
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ NGÀNH: 304 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG ƯƠNG CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides) Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS TẠ VĂN PHƯƠNG LÊ THỊ XUÂN THANH MSSV: 0753040081 LỚP: NTTS K2 Cần Thơ, 2011 25
- XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi cá Lăng nha Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ XUÂN THANH (MSSV: 0073040081) Lớp: Nuôi Trồng Thủy Sản K2 Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng Khoa Sinh Học Ứng Dụng- Đại Học Tây Đô. Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2011 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. TẠ VĂN PHƯƠNG LÊ THỊ XUÂN THANH CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 26
- LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian 4 tháng thực tập, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành. Em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Tạ Văn Phương - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình chỉ dạy cho em suốt thời gian làm đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này. Xin cảm ơn tất cả các bạn trong tập thể lớp NTTS K2 và gia đình đã tận tình giúp đỡ và động viên, đóng góp ý kiến bổ ích giúp em hoàn thành thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô và cùng toàn thể các bạn dồi giàu sức khỏe và thành công. Em xin chân thành cám ơn và ghi nhớ! LÊ THỊ XUÂN THANH 27
- TÓM TẮT Cá Lăng nha (Mystus wyckioides) là loài cá nước ngọt đang được nuôi và phát triển nhiều ở An Giang và Đồng Tháp. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp được áp dụng để thay thế kháng sinh và tăng sản lượng trong nuôi trồng thủy sản, trong đó chế phẩm sinh học có tác dụng lớn và đang có nhiều triển vọng. Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi cá Lăng nha” được thực hiện với mục đích đánh giá sự ảnh hưởng của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống trong ương cá Lăng nha nhằm cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng con giống, giảm tỷ lệ hao hụt và chi phí trong quá trình ương. Nghiên cứu được bố trí tại khu nhà nằm trong Phòng kinh tế thị xã Hồng Ngự và tiến hành thí nghiệm trong vòng 8 tuần. Thí nghiệm 1 xác định liều lượng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống cá Lăng nha giống. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và có 4 lần lặp lại, liều lượng của chế phẩm sinh học bổ sung định kỳ 4 ngày/lần vào các bể ương (g/100lít) lần lượt là: 0,1; 0,5; 1 và đối chứng (không sử dụng chế phẩm sinh học). Thí nghiệm 2 xác định nhịp sử dụng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống cá Lăng nha giống. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức và có 4 lần lặp lại, chế phẩm sinh học được bổ sung lần lượt là: 1 ngày/lần, 3 ngày lần và 5 ngày/lần. Với liều lượng là 1 g/100lít sẽ có tỷ lệ sống cao nhất là 91.25% và tốc độ tăng trưởng của cá là 8,18 mg/ngày, chiều dài là 0,52 mm/ngày. Với nhịp sử dụng là 1 ngày/lần sẽ có tỷ lệ sống cao nhất 78.75% và tốc độ tăng trưởng trọng lượng của cá là 5,26 mg/ngày, chiều dài là 0,61 mm/ngày. Từ khóa: cá Lăng nha, Mystus wyckioides, chế phẩm sinh học. 28
- LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi cá Lăng nha (Mystus wyckioides)”. Kết quả này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cung cấp nào khác. Ngày 30 tháng 06 năm 2011 LÊ THỊ XUÂN THANH 29
- MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ................................................................................................................... i TÓM TẮT ....................................................................................................................... ii LỜI CAM KẾT.............................................................................................................. iii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... vi DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................1 1.1 Giới thiệu ............................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2 1.3 Nội dung của đề tài .............................................................................................2 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Lăng nha ..................................................................3 2.2 Tình hình nuôi thủy sản ......................................................................................5 2.3 Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................8 2.4 Biến động của các yếu tố môi trường..................................................................9 2.5 Vai trò của vi sinh vật ........................................................................................9 2.6 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản.............. .......................................................................................................10 2.7 Qui trình sản xuất giống .................................................................................. 13 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................17 3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................17 3.2 Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................17 3.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................18 3.4 Phương pháp xử lý .............................................................................................22 3.5 Môi trường ban đầu trước khi thả cá ..................................................................22 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................24 4.1 Ảnh hưởng của liều lượng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống cá Lăng nha giống ....................................................................24 30
- 4.2 Ảnh hưởng của nhịp sử dụng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống cá Lăng nha giống ............................................................33 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.....................................................................41 5.1 Kết luận...............................................................................................................41 5.2 Đề xuất................................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................42 PHỤ LỤC .........................................................................................................................a 31
- DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm khí hậu chủ yếu của vùng thí nghiệm........................................ 8 Bảng 3.1: Liều lượng chế phẩm sinh học trong từng nghiệm thức ................................. 18 Bảng 3.2: Nhịp sử dụng chế phẩm sinh học trong từng nghiệm thức.............................. 19 Bảng 3.3: Phương thức cho ăn theo từng giai đoạn ương................................................. 20 Bảng 3.4: Điều kiện môi trường ban đầu của nước nuôi .......................................... 23 Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ giữa các nghiệm thức ở thí nghiệm 1 ......................... 23 Bảng 4.2: Biến động pH giữa các nghiệm thức ở thí nghiệm 1 ................................. 25 Bảng 4.3: Biến động của hàm lượng TAN (ppm) ở thí nghiệm 1.............................. 26 Bảng 4.4: Biến động của hàm lượng NH3 (ppm) ở thí nghiệm 1 ............................... 27 Bảng 4.5: Biến động NO2- (ppm) suốt thời gian thí nghiệm 1 ................................... 27 Bảng 4.6: Biến động của hàm lượng COD (ppm) ở thí nghiệm 1 ............................. 28 Bảng 4.7: Mật độ vi khuẩn tổng (CFU/ml) ở thí nghiệm 1 .................................................. 29 Bảng 4.8: Trọng lượng cá nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm 1............................... 31 Bảng 4.9: Kích thước cá nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm 1 ................................. 32 Bảng 4.10: Biến động nhiệt độ giữa các nghiệm thức ở thí nghiệm 2 ....................... 33 Bảng 4.11: Biến động pH giữa các nghiệm thức ở thí nghiệm 2 ............................... 34 Bảng 4.12: Biến động của hàm lượng TAN (ppm) ở thí nghịêm 2............................ 35 Bảng 4.13: Biến động của hàm lượng NH3 (ppm) ở thí nghịêm 2............................. 35 Bảng 4.14: Biến động NO2- (ppm) suốt thời gian thí nghiệm 2 ................................. 36 Bảng 4.15: Biến động của hàm lượng COD (ppm) ở thí nghịêm 2 ........................... 36 Bảng 4.16: Mật độ vi khuẩn tổng (CFU/ml) ở thí nghiệm 2 ................................................ 37 Bảng 4.17: Trọng lượng cá nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm 2............................. 39 Bảng 4.18: Kích thước cá nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm 2 ............................... 39 32
- DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Cá Lăng nha đực-cái................................................................................... 5 Hình 2.2: Sơ đồ ảnh hưởng của chế phẩm sinh học ................................................... 12 Hình 3.1: Nơi bố trí thí nghiệm .................................................................................. 22 Hình 4.1: Biến động vi khuẩn tổng suốt thời gian thí nghiệm 1 ................................ 29 Hình 4.2: Biến động vi khuẩn lactic suốt thời gian thí nghiệm 1............................... 30 Hình 4.3: Tỉ lệ sống của các nghiệm thức thí nghiệm 1............................................. 33 Hình 4.4: Biến động vi khuẩn tổng suốt thời gian thí nghiệm 2 ................................ 37 Hình 4.5: Biến động vi khuẩn lactic suốt thời gian thí nghiệm 2............................... 38 Hình 4.6: Tỉ lệ sống của các nghiệm thức thí nghiệm 2............................................. 40 33
- CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của nước ta, đem lại nhiều lợi nhuận từ việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản trong và ngoài nước. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,7 tỷ USD, diện tích nuôi thủy sản cả nước đạt khoảng 1,1 triệu ha và sản lượng ước đạt 2,5 triệu tấn (VIEF, 2010). Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm quan trọng trong cả nước, có khoảng 685.800 ha (2005) mặt nước nuôi thủy với tổng sản lượng hằng năm lên đến hơn 1,5 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lượng thủy sản nuôi của cả nước (Nguyễn Đặng Thùy, 2009). Cá Tra là đối tượng được nuôi lâu đời ở các tỉnh ĐBSCL, năm 2006 nuôi cá Tra đạt sản lượng 825.000 tấn và diện tích ao nuôi 5.200 ha. Bên cạnh cá Tra, cá Lăng nha (Mystus wyckioides) có đặc tính tăng trọng nhanh, thịt trắng chắc, mùi vị thơm, là đối tượng mới đang được nuôi tại một số tỉnh ĐBSCL, với đặc tính này cá có giá trị thương phẩm cao. Cá Lăng là loài cá sống và phát triển trong các thủy vực nước ngọt và nước lợ nhẹ ở miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long (Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình, 2005). Trước đây, loài cá này chủ yếu được đánh bắt, khai thác từ tự nhiên, nhưng với những đặc điểm nổi trội nên hiện nay cá Lăng nha được ương nuôi khá nhiều tại An Giang, Đồng Tháp, vì vậy nguồn giống nuôi chủ yếu hiện nay là sinh sản nhân tạo, cá có nhiều dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao nên cá có khả năng sẽ xuất khẩu. Bên cạnh những thuận lợi, nghề nuôi cá Lăng nha còn gặp nhiều hạn chế, vì đây là đối tượng nuôi mới, kỹ thuật nuôi và qui trình sản xuất giống chưa hoàn thiện, bên cạnh đó là vấn đề môi trường và dịch bệnh. Để khắc phục tình trạng trên, tạo ra nhiều con giống đáp ứng cho nhu cầu ương nuôi có chất lượng giống tốt, một trong những chương trình nghiên cứu công nghệ sinh học đang được áp dụng trong thủy sản nhằm giải quyết vấn đề trên, là sử dụng chế phẩm sinh học để hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh, tăng sức đề kháng của đối tượng nuôi thủy sản và cải thiện môi trường. Chính vì thế, đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi cá Lăng nha được tiến hành nghiên cứu. 34
- 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá sự ảnh hưởng của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống trong ương cá Lăng nha tại Hồng Ngự-Đồng Tháp nhằm cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng con giống, giảm tỷ lệ hao hụt và chi phí trong quá trình ương. 1.3 Nội dung của đề tài Xác định liều lượng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống cũng như chất lượng cá Lăng nha giống. Xác định nhịp sử dụng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống cũng như chất lượng cá Lăng nha giống. 35
- CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Lăng nha 2.1.1 Hệ thống phân loại Theo Mai Đình Yên và csv., 1992 thì cá Lăng nha được phân loại như sau: Bộ cá Nheo (Siluriformes) Họ cá Lăng (Bagridae) Giống Mystus Loài Mystus wyckioides (Chang và Faux, 1949 theo Walter J. Rainboth, 1996). Tên địa phương: cá Lăng đuôi đỏ, cá Lăng nha Tên gọi khác: Hemibagrus wyckioides Chang và Faux, 1949. Mystus aubenton, Mystus rubicauda, Mystus microphthalmus, Macrones wyckioides. 2.1.2 Đặc điểm hình thái của cá Lăng nha Cá Lăng nha là loài cá da trơn có hình dạng giống cá trê, có thân tròn, thuôn dài về hướng đuôi. Cá có 2 râu hàm trên màu trắng kéo dài đến vây hậu môn, 2 râu hàm dưới cũng màu trắng, 2 râu trên mũi ngắn và 2 râu cằm (Nguyễn Trọng Tài, 2010). Cá Lăng nha giống có màu xám tro đậm, đến giai đoạn trưởng thành cá có màu xám tro nhạt, dưới bụng có màu trắng, ở vùng đuôi và phần đầu cá vây ngực vây bụng, vây hậu môn có màu đỏ, vây đuôi đỏ đậm. Khi còn nhỏ màu đỏ của vây cá chưa rõ rệt, đặc biệt là cá nuôi nhân tạo, lúc nhỏ dưới 20 gam toàn thân cá màu đen sau khi nuôi một thời gian đuôi cá mới chuyển sang màu đỏ. Cá nuôi trong lồng có màu sắc đậm hơn cá nuôi trong ao nhưng màu đỏ của đuôi lại nhạt hơn cá trong ao. Màu sắc của đuôi là một trong những đặc điểm quan trọng để phân biệt loài cá này với các loài cá Lăng khác (Bùi Thanh Loan, 2009). 36
- 2.1.3 Đặc điểm phân bố Cá Lăng nha thường sống ở tầng đáy, thích trú ẩn trong các bụi cây, hốc đá. Có nhiều ở những vùng nước chảy mạnh, thác, hoặc ở những vùng sông lớn. Ở Châu Á loài cá này được tìm thấy ở Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam và một số nước khác. Người ta phát hiện thấy cá có nhiều ở những vùng nước chảy mạnh đặc biệt là ở các vùng có thác chảy thuộc địa phận của các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia (theo Mai Đình Yên, 1978, Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Ở Việt Nam, cá Lăng nha có mặt ở các thủy vực nước ngọt và lợ nhẹ vùng gần cửa sông độ mặn dưới 6‰ thuộc lưu vực các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Đồng bằng sông Cửu Long, hồ Trị An tỉnh Đồng Nai, hồ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh (Nguyễn Trọng Tài, 2010). Tùy vào giai đoạn phát triển mà cá Lăng nha phân bố theo độ sâu khác nhau (Bùi Thanh Loan, 2009). 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng Ngoài thiên nhiên hoang dã cá Lăng nha có thể có kích thước tối đa 130cm, nặng 80kg, là loài cá có kích cỡ và trọng lượng lớn nhất trong họ cá Lăng. Cá trưởng thành khoảng 1,5 năm tuổi nặng 2-2,5 kg/con, cá thành thục sinh sản trên 2 năm tuổi, cá có thể sống 14-15 năm (Nguyễn Trọng Tài, 2010). Cá giai đoạn đầu tăng trưởng rất nhanh về chiều dài, giai đoạn về sau lại tăng trưởng nhanh về khối lượng. Điều này tuân theo qui luật phát triển của cá xương ở vùng nhiệt đới. Cá thuộc các nhóm tuổi khác nhau có tốc độ tăng trưởng chiều dài và trọng lượng khác nhau. Trong cùng nhóm tuổi cá đực có sự tăng trưởng chiều dài và trọng lượng chậm hơn so với cá cái. Ở cùng nhóm, cá cái chiếm tỉ lệ cá thể trong quần thể cao hơn cá đực (Bùi Thanh Loan, 2009). Cá sống và phát triển tốt ở vùng nước có độ pH 6-8.2, nhiệt độ 21-29oC và hàm lượng DO từ 3 mg/l trở lên. Cá thích sống nơi nước trong, sạch có dòng chảy nhẹ (Nguyễn Trọng Tài, 2010). 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng Thức ăn của loài cá này rất đa dạng thuộc nhiều ngành như: tảo, động vật nguyên sinh, động vật không có xương sống, động vật có xương sống, các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như cám gạo, cám bắp và mùn bã hữu cơ và thậm chí khi thiếu thức ăn chúng có thể ăn những cá khác. Cá Lăng nha là loài ăn tạp thiên về thức ăn có nguồn gốc động vật hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật (Bùi Thanh Loan, 2009). Theo Ngô Vương Hiếu Tính (2001) phân tích thức ăn trong dạ dày của cá Lăng bằng phương pháp tần số xuất hiện ghi nhận được: mùn bã hữu cơ (72%); giáp xác (32%); cá con (28%); nhuyễn thể (4%); thức ăn khác (68%). 37
- 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Cá Lăng nha khoảng 6-8 tháng tuổi rất dễ phân biệt đực cái. Cá đực có gai sinh dục dài và đầu mút nhọn. Cá cái có lỗ sinh dục dạng tròn và hơi lồi. Buồng trứng cá cái có hình quả nhót, tuyến sẹ cá đực có hình dài với nhiều tua lồi bên (Nguyễn Trọng Tài, 2010). Trong tự nhiên, mùa sinh sản của cá từ tháng 5-11, tập trung vào tháng 6-8 khi thời tiết mát. Sau hơn một năm tuổi, khi thành thục cá bố mẹ tự bắt cặp sinh sản, có chiều dài khoảng 50 mm tương ứng với trọng lượng trên 850 gam. Các giai đoạn phát dục của cá theo nhóm tuổi không giống nhau. Hệ số thành thục của cá đực thấp so với cá cái, hệ số hành thục cá Lăng nha thấp hơn so với cá loài cá khác và dao động từ 3,5-8% (Nguyễn Trọng Tài, 2010). Cá có kích thước lớn có số lượng trứng nhiều hơn cá có kích thước nhỏ. Sức sinh sản của cá Lăng nha có thể đạt tới 100.000 trứng ở cá cái 3kg. Trứng cá Lăng nha lớn so với nhiều trứng cá Lăng khác, trứng có đường kính 1.9-2.1 mm. Cá có thời gian tái phát dục nhanh, khoảng 2-3 tháng và có thể sinh sản quanh năm (Nguyễn Trọng Tài, 2010). Hinh 2.1: Cá Lăng nha đực-cái 2.2 Tình hình nuôi thủy sản 2.2.1 Tình hình nuôi thủy sản trên thế giới Theo Nguyễn Đặng Thùy (2009) tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) thế giới năm 2000 đạt 45,71 triệu tấn (tăng 6,3% so với năm 1999), trị giá 56,470 tỷ USD (tăng 4,8% so với năm 1999). Trong số đó, hơn một nữa là sản lượng cá nuôi (23,07 triệu tấn, đạt 50,4 %), tiếp theo là nhuyễn thể (10,73 triệu tấn, chiếm 23,5%), thực vật thủy sinh (10,13 triệu tấn, chiếm 22,2%), giáp xác (1,65 triệu tấn, chiếm 3,6%), động vật lưỡng cư và rùa biển (100,271 tấn, chiếm 0,22%) và động vật không xương sống nguyên sinh khác (36,965 tấn, chiếm 0,08%). Mặc dù giáp xác chỉ chiếm 3,6% về sản lượng, nhưng chúng lại chiếm 16,6% về gia 38
- trị. Các nhóm loài cá, giáp xác, nhiễm thể, rong biển, ba ba,...đều tăng từ 6,1% đến 12,1%, riêng các loài động vật thủy sinh không xương sống, bao gồm cả tiếu biển (sea squirts) và nhím biển thì giảm tới 15,2% sản lượng. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng chung của NTTS là khá bền vững chắc, từ 1990 đến 2000 đạt 10,5%/năm, sự tăng này không đồng đều giữa các nhóm loài và qua từng thời kỳ. Tỷ lệ tăng của cá nuôi và giáp xác nuôi trong thập kỷ 90 chững lại và hơi giảm so với thập kỷ 80. Cụ thể là giai đoạn 1980-1990, sản lượng cá nuôi đạt mức tăng 12,1%, giáp xác nuôi đạt 23,5%, nhưng sang giai đoạn 1990-2000, mức tăng của cá chỉ đạt 10,3% và giáp xác giảm xuống 10,5%. Điều này cho thấy khi đã đạt mức sản lượng cao thì khó có thể tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao được. Theo Global Aquaculture, năm 2007 xuất khẩu thuỷ sản toàn thế giới đạt 93,52 tỷ USD, tăng 30,49% so với năm 2004. Trung bình giai đoạn 2004-2007 xuất khẩu thủy sản toàn thế giới tăng bình quân 9,3%/năm. Trong khi đó, năm 2007 nhập khẩu thủy sản toàn thế giới ở mức 98,10 tỷ USD, tăng 29,57% so với năm 2004. Trung bình giai đoạn 2004-2007 nhập khẩu thuỷ sản toàn thế giới tăng bình quân 9%/năm. Như vậy, cán cân thương mại thuỷ sản thế giới luôn thâm hụt dao động từ 3,9 cho đến 4,58 tỷ đồng, trung bình giai đoạn 2004-2007 thâm hụt bình quân 4,3%/năm. Và theo dự báo cán cân thương mại thuỷ sản đến năm 2020 vẫn sẽ thâm hụt rất lớn do nguồn cung thì có hạn trong khi đó nhu cầu lại rất cao (VIEF, 2010). 2.2.2 Tình hình nuôi thủy sản ở Việt Nam Diện tích NTTS tăng đều đặn theo từng năm suốt từ 1981 tới nay, từ 230 nghìn ha năm 1981 lên 384,6 nghìn ha năm 1986, đến 2006 đã đạt gần 2 triệu ha, kể từ 2006 thì Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3 về sản lượng NTTS thế giới (năm 2005 Việt Nam chỉ đứng thứ 6). Kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 4 của Việt Nam (5,25% GDP Việt Nam) và đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu thủy sản thế giới. (Tổng cục Thống kê, 2006 trích bởi Nguyễn Đặng Thùy, 2009). Theo Global Aquaculture, năm 2007 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 3,78 tỷ USD chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn thế giới và tăng 54,92% so với kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2004. Trung bình giai đoạn 2004-2007 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng bình quân 15,7%/năm, tăng gấp 1,7 lần so với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn thế giới. 39
- Trong khi đó, năm 2007 nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam ở mức 0,36 tỷ USD chiếm 0,37% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản toàn thế giới và tăng 71,43% so với tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản năm 2004 của Việt Nam. Trung bình giai đoạn 2004-2007 nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng bình quân 19,7%/năm. Theo báo cáo của các sở Nông nghiệp & PTNT sản lượng khai thác tháng 12/2010 ước đạt 255,8 ngàn tấn, đưa sản lượng khai thác 12 tháng năm nay lên 2.450,8 ngàn tấn, bằng 107,6 % so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 102,1% so với kế hoạch (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010). Như vậy, cán cân thương mại thuỷ sản của Việt Nam luôn thặng dư dao động trong khoảng từ 2,23-3,42 tỷ đồng, trung bình giai đoạn 2004-2007 thặng dư bình quân 15,3%/năm.Việt Nam hiện đang đứng vị trí thứ 6 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới (sau Trung Quốc) và đứng ở vị trí thứ 32 về nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới. (VIEF, 2010). 2.2.3 Tình hình nuôi thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Nhiều năm qua, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản đã trở thành một thế mạnh kinh tế đặc biệt ở khu vực ĐBSCL, biến nơi đây thành một vùng trọng điểm về NTTS cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước. ĐBSCL nuôi thủy sản lớn nhất cả nước, diện tích nuôi trồng khoảng 60% diện tích nuôi cả nước, sản lượng nuôi trồng chiếm 65% sản lượng cả nước và giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm 51% của cả nước. Từ những năm 1980, diện tích nuôi thủy sản không ngừng được mở rộng: năm 1998 diện tích nuôi cá nước ngọt là 335,9 ngàn ha đến 2001 đã tăng lên 408,7 ngàn ha. Việc đa dạng các mô hình và mở rộng diện tích đã góp phần đáng kể vào việc gia tăng sản lượng, nhiều công trình khoa học tiến bộ đã được ứng dụng vào sản xuất. Năm 2009, diện tích nuôi thuỷ sản toàn vùng ĐBSCL đạt gần 824.000 ha, sản lượng đạt trên 1,9 triệu tấn (Nguyễn Đặng Thùy, 2009). Theo ngành thủy sản các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2011 toàn vùng đưa 800.000 ha mặt nước vào nuôi thủy sản, phấn đấu đạt sản lượng thủy sản nuôi là 2,4 triệu tấn, tăng gần 160.000 tấn so năm 2010 (Vietnamplus, 2011). 2.2.4 Tình hình nuôi thủy sản ở Đồng Tháp Theo Nguyễn Đặng Thùy (2009) Đồng Tháp có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nguồn nước ngọt dồi dào, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hệ thống thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh là điều kiện thuận lợi cho NTTS. Diện tích mặt nước có khả năng NTTS là 70.000 ha (chiếm khoảng 21% diện tích đất tự nhiên), trong đó diện tích sông ngòi kênh rạch lớn là 20.000 ha là nơi thích 40
- hợp cho nghề nuôi thủy sản (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2004). Sản lượng thủy sản toàn tỉnh năm 2005 đạt 133,622 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 18,486 tấn (chiếm 13,83%), sản lượng NTTS đạt 115,136 tấn (chiếm 86,17%). Năm 2007, Đồng Tháp có sản lượng NTTS đạt 230,008 tấn, tăng gấp đôi so với năm 2005 đưa tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt hơn 246.000 tấn (Niên giám thống kê, 2005 trích theo Nguyễn Đặng Thùy, 2009). Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2007 đạt 5,002 ha, tăng 1,354 (37,11%) so với năm 2005 (Sở NN&PTNT Đồng Tháp, 2007). Trong đó các đối tượng nuôi chính là cá Tra, cá Basa, cá Lóc. Với những thuận lợi về điều kiện hệ thống kênh rạch, nay huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp đang nuôi và phát triển cá Lăng nha. Hiện có khoảng 10 hộ nuôi cá Lăng nha thương phẩm và 2 cơ sở cho cá Lăng nha sản xuất giống bằng phương pháp sinh sản nhân tạo. Do đặc tính dễ nuôi, cá có thể nuôi trong ao hoặc ngoài bè (Báo SITTO Việt Nam, 2008). 2.3 Điều kiện tự nhiên Điều kiện khí hậu của nơi triển khai thí nghiệm mang tính chất nhiệt đới gió cận xích đạo, quanh năm nóng ấm, lượng mưa phong phú, các yếu tố khí tượng có sự phân hoá rõ rệt theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với hướng gió là gió mùa Tây - Nam. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với hướng gió mùa Đông - Bắc. Nhiệt độ trung bình năm khá cao khoảng 270C. Nhìn chung không có sự khác biệt lớn so với nơi khác trong tỉnh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 380C, tháng 01 có nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 200C (phòng Tài nguyên và Môi trường, 2011). Bảng 2.1: Đặc điểm khí hậu chủ yếu của vùng thí nghiệm Tháng Tây - Nam vào mùa hè (mùa mưa/nóng) 5-11 Gió Tháng 12- Đông - Bắc vào mùa đông (mùa khô/lạnh) 4 Trung bình năm 270C Nhiệt độ không khí Cao nhất 380C Tháng 4 0 Thấp nhất 20 C Tháng 1 Độ ẩm không khí Trung bình năm 83% Tháng Lượng mưa(mm/năm) Trung bình năm 1.378mm 8-12 Lượng bốc hơi Trung bình năm 1.165mm trung bình (mm/năm) 41
- 2.4 Biến động của các yếu tố môi trường Nhiệt độ khoảng nhiệt độ thích hợp cho các ao nuôi cá ở vùng nhiệt đới là từ 25-30oC (Dương Nhựt Long, 2002 được trích bởi Quách Sĩ Quý, 2006). Nhiệt độ thích hợp với cá Lăng nha từ 21-29oC, pH thích hợp cho cá Lăng nha từ 6- 8.2 (Nguyễn Trọng Tài, 2010). Tiêu hao Oxy hóa học (COD) thích hợp cho ao nuôi cá là 15-30 ppm, giới hạn cho phép là 15-40 ppm (Quách Sĩ Quý, 2006). Theo Quách Sĩ Quý (2006), nồng độ N-NH3 thích hợp cho ao nuôi cá dao động trong khoảng 1 ppm. Hàm lượng N-NH4+ thích hợp cho ao nuôi cá thâm canh là nhỏ hơn 4 ppm. Hàm lượng đạm nitrite (N-NO2-) cho phép trong các ao nuôi cá là từ 0.01-1 ppm, nhưng tốt nhất là không nên có dạng đạm này trong. COD thích hợp cho ao nuôi cá là 15-30 ppm, giới hạn cho phép là 15-40 ppm. 2.5 Vai trò của vi sinh vật Vi sinh vật trong tự nhiên Theo Trần Công Bình (2002) thì vi sinh vật trong tự nhiên hiện diện ở tất cả các môi trường như: không khí, đất và nước. Hệ sinh vật trong nước: phần lớn vi sinh vật xâm nhập vào nước là từ đất trong thời gian mưa và từ bụi không khí rơi xuống, ngoài ra nước còn bị nhiễm khuẩn từ các nguồn nước thải và phân gia súc. Thành phần và số lượng Vi sinh vật của các thủy vực phụ thuộc vào thành phần lý, hóa học của nước và hàm lượng các chất dinh dưỡng (vô cơ và hữu cơ) trong nước, vi sinh vật này nói chung đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa vật chất trong thủy vực. Số lượng vi sinh vật nhiều hơn ở những nơi nước gần bờ các thủy vực mở, lớp nước trên mặt và lớp bùn đáy sau những cơn mưa lớn hoặc lũ. Trong nước có số lượng vi khuẩn không bào tử chiếm ưu thế (gần 87%), còn trong bùn thì số lượng vi khuẩn có bào tử lại chiếm ưu thế (gần 75%). Trong nước biển thường có số lượng vi sinh vật nhỏ hơn nước ao hồ và nước sông, ngoài ra thành phần vi sinh vật cũng khác biệt so với nước ngọt. Trong nước biển thường có nhiều trực khuẩn có bào tử (Bacillus), nhiều trực khuẩn không bào tử (Bacterium), một số lượng đáng kể phẩy khuẩn (Vibrio), ít cầu khuẩn nấm men và nấm mốc. Các vi sinh vật sống trong môi trường nước mặn có khả năng sử sụng chất dinh dưỡng ở nồng độ rất thấp ưa lạnh, chịu được áp lực lớn nhất là ở các vùng biển sâu (Trần Công Bình, 2002). Vai trò của vi sinh vật trong các thủy vực Các vi sinh vật sống trong thủy vực nước tự nhiên rất đa dạng về hình thái và hoạt tính sinh học, chúng có mặt đầy đủ các nhóm vi sinh vật tham gia vào các chu trình chuyển hóa các hợp chất carbon, nitơ và các chất khoáng khác, các vi 42
- sinh vật này đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa vật chất trong thủy vực. Các hệ thống nuôi thủy sản là những hệ sinh thái nhân tạo, vì thế muốn nuôi đạt hiệu quả thì phải cung cấp dinh dưỡng và oxy đầy đủ, bảo vệ sức khỏe và môi trường sống của tôm cá (loại bỏ chất thải). Các vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong các quá trình này như làm sạch môi trường, cung cấp dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa nhưng cũng có một số gây hại như gây bệnh. Môi trường tôm cá trở nên xấu đi chủ yếu là do hàm lượng thức ăn cung cấp vào quá nhiều làm cho thức ăn thừa hoặc tan rã và chất thải của vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường nước nếu vượt sức chứa của ao, sức chứa hay là khả năng tự làm sạch của ao là khả năng đồng hóa các chất cặn bã này, sự đồng hóa này chủ yếu là nhờ các vi sinh vật thông qua các quá trình phân hủy vật chất hữu cơ (đạm, hydrocacbon), các quá trình lên men, quá trình chuyển hóa các chất đạm (cố định đạm, nitrite hóa và phân nitrate hóa), quá trình chuyển hóa các nguyên tố khác (lưu huỳnh, phophore, sắt) (Trần Công Bình, 2002). Các vi sinh vật cũng đóng vai trò dinh dưỡng cho các loài thủy sản, sinh khối của vi sinh vật cũng có thể cung cấp thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp, một số loài cá có khả năng ăn các chất vẩn hữu cơ lơ lững và các màng sinh học, vi khuẩn là thành phần thức ăn của nhiều loài động vật phù du nên các loài thủy sản có thể ăn gián tiếp chúng qua động vật phù du. Ngoài ra, một số vi khuẩn sống trong đường ruột của cá có khả năng tiết ra Vitamin B12 bổ sung nhu cầu của cá. Vi sinh vật còn đóng vai trò hỗ trợ sức khỏe cho các loài thủy sản, hệ vi sinh vật trong ruột giúp tiêu hóa và hấp thu hiệu quả hơn, bảo vệ thành ruột chống sự xâm nhập của vi khuẩn lạ, có thể kích thích hệ miễn dịch của cá (Trần Công Bình, 2002). 2.6 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản 2.6.1 Tình hình nghiên cứu chế phẩm sinh học Từ những vai trò có ích của vi sinh học, người ta đã có nhiều ứng dụng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, như là tạo ra những chế phẩm sinh học dùng trong thủy sản nhằm cải thiện môi trường, hạn chế dịch bệnh, tăng sức đề kháng cho vật nuôi nhằm đem lại năng suất cao nhất. Ý tưởng sử dụng vi khuẩn probiotic đã được Elie Metnhicoff đưa ra năm 1907 (Nguyễn Hữu Phúc, 2003 trích dẫn bởi Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2005), khi kiểm tra việc tiêu thụ sữa chua, tác giả tìm thấy ảnh hưởng của vi khuẩn Lactobacillus delbrueckii; Bulgaricus đến việc kéo dài tuổi thọ của người Bungary. 43
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh ở thành phố Bạc Liêu
59 p | 483 | 74
-
Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong ao nuôi tôm sú thâm canh tại Trần Đề - Sóc Trăng
57 p | 287 | 46
-
Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái cá chép giai đoạn phôi, cá bột và cá hương
44 p | 195 | 41
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và tăng trưởng của cá rô phi (oreochromis niloticus)
52 p | 294 | 40
-
Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá sặc rằn giai đoạn phôi, cá bột, cá hương
49 p | 151 | 32
-
Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của một số loại thức ăn lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống cá chép Phụng giai đoạn 7 ngày tuổi
49 p | 225 | 30
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản và quá trình phát triển phôi của cá hô (catlocarpio siamensis)
45 p | 128 | 26
-
Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm sú (penaeus monodon) ở Cần Thơ và Sóc Trăng
62 p | 223 | 25
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của sự nhiễm vi khuẩn edwardsiella ictaluri và thuốc trừ sâu cyrus lên sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học cá tra (pangasianodon hypophthalmus)
68 p | 141 | 22
-
Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của phương pháp phun mưa và tiêm kích dục tố đến sinh sản của cá vàng (carassius auratus)
33 p | 156 | 20
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên một số chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và tỉ lệ các bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) giai đoạn giống
124 p | 141 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Nuôi trồng thủy sản: Ứng dụng công nghệ GIS trong hỗ trợ quy hoạch nuôi trồng thủy sản xã Xuân Lâm - Tĩnh Gia - Thanh Hóa
73 p | 65 | 12
-
Tiểu luận tốt nghiệp Hệ thống thông tin môi trường: Phân tích sự thay đổi giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2007 - 2010
31 p | 105 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
91 p | 42 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam
93 p | 21 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum
111 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích sở thích, thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng đối với phát triển nuôi trồng thủy sản tốt trong nuôi tôm tại Việt Nam
27 p | 11 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn