intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong ao nuôi tôm sú thâm canh tại Trần Đề - Sóc Trăng

Chia sẻ: Nguyen Khanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

286
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong ao nuôi tôm sú thâm canh tại Trần Đề - Sóc Trăng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong ao nuôi tôm sú thâm canh tại Trần Đề - Sóc Trăng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT TRONG AO NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH TẠI TRẦN ĐỀ - SÓC TRĂNG Sinh viên thực hiện LÊ THỊ HUỆ MSSV: 0753040036 LỚP: NTTS K2 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT TRONG AO NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH TẠI TRẦN ĐỀ - SÓC TRĂNG Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. TẠ VĂN PHƯƠNG LÊ THỊ HUỆ MSSV: 753040036 LỚP: NTTS K2 Cần Thơ. 05/2011 2
  3. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tiểu luận: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong ao nuôi tôm sú thâm canh tại Trần Đề - Sóc Trăng. Sinh viên thực hiện: Lê Thị Huệ (MSSV: 0753040036). Lớp: Nuôi Trồng Thủy Sản – K2. Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Đại Học Tây Đô. Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ths. TẠ VĂN PHƯƠNG LÊ THỊ HUỆ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 3
  4. TÓM TẮT Nghề nuôi tôm tại Trần Đề – Sóc Trăng phát triển nhanh trong thời gian qua, trong đó con tôm sú được quan tâm nhất. Vì vậy đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc/hóa chất, tình hình bệnh tôm sú - phương thức điều trị và tổng quan về thuốc/hóa chất sử dụng phổ biến trong nuôi tôm sú tại Trần Đề - Sóc Trăng. Từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất để khắc phục các vấn đề tồn tại trong nghề nuôi tôm. Số liệu sơ cấp được thu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và chọn ngẫu nhiên 30 hộ/tôm sú thâm canh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng diện tích NTTS trung bình của hộ nuôi tôm sú là 2,65 ± 2,76 ha/hộ, tỷ lệ hộ nuôi tôm sú có ao lắng là 83%. Thời điểm thả giống ngắn tập trung (tháng 2 - 4) và chủ yếu nuôi 1 vụ/năm. Mô hình nuôi tôm sú thâm canh có mật độ trung bình là 28,0 ± 6,66 con/m2, tỷ lệ sống trung bình 71 ± 15%, năng suất trung bình 4,56 ± 1,8 tấn/ha. Mô hình nuôi tôm sú thâm canh có tổng chí phí bình quân 294 ± 79 triệu đồng/ha, lợi nhuận trung bình 312 ± 224 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận khoảng 1 ± 0,66. Qua điều tra cho thấy, mô hình nuôi tôm sú ở Trần Đề - Sóc Trăng gồm các loại bệnh như: bệnh đốm trắng, bệnh đỏ thân, bệnh do môi trường, bệnh đen mang…Trong đó, bệnh do môi trường chiếm tỷ lệ cao nhất là 47% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là bệnh đỏ thân chiếm 3%. Người nuôi đã sử dụng những loại thuốc, hóa chất như: BKC, Iodine,…để phòng và trị bệnh tôm. Ngoài ra, còn bổ sung một số loại vitamin, khoáng, men vi sinh…vào thức ăn cho tôm. 4
  5. LỜI CẢM TẠ Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn sự tận tình truyền đạt những kiến thức và những kinh nghiệm quí báu của quý Thầy, Cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô. Đặc biệt là sự chỉ dạy tận tình của giáo viên hướng dẫn thực tập là thầy Tạ Văn Phương đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này. Em cũng chân thành cám ơn sự nhiệt tình của các cô chú, anh chị đang công tác tại phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng, sự nhiệt tình của bà con nông dân ở huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng đã cung cấp thông tin và giúp đỡ cho em trong quá trình phỏng vấn và thu thập số liệu để em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này. Trong suốt quá trình thực tập vì còn bỡ ngỡ với thực tế của chuyên ngành nên nội dung trình bày còn nhiều thiếu sót chưa hoàn chỉnh, mong quý thầy cô thông cảm, góp ý và giúp em sửa chữa những sai sót để em có thêm kinh nghiệm cho công việc có liên quan đến chuyên ngành sau này. Cuối lời, em kính chúc sức khỏe quý Thầy, Cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô và bà con nông dân cùng toàn thể các cô chú, anh chị công tác tại phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng. Trân trọng kính chào. Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2011 Sinh viên thực hiện LÊ THỊ HUỆ 5
  6. CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết tiểu luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 LÊ THỊ HUỆ 6
  7. MỤC LỤC Trang TÓM TẮT............................................................................................................................i LỜI CẢM TẠ .....................................................................................................................ii LỜI CAM KẾT .................................................................................................................iii MỤC LỤC .........................................................................................................................iv DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................................vi DANH SÁCH HÌNH........................................................................................................vii CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1 1.1 Giới thiệu...................................................................................................................1 1.2 Mục tiêu đề tài ...........................................................................................................1 1.3 Nội dung thực hiện đề tài ..........................................................................................1 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..........................................................................2 2.1. Sơ lược về tôm sú .....................................................................................................2 2.1.1. Phân loại và hình thái........................................................................................2 2.1.2. Khả năng thích nghi ..........................................................................................2 2.1.3. Đặc điểm sinh thái.............................................................................................3 2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng........................................................................................3 2.1.5. Sinh trưởng và phát triển...................................................................................3 2.1.6. Sinh sản ............................................................................................................4 2.2. Đặc điểm tự nhiên của Sóc Trăng ............................................................................4 2.2.1. Vị trí ..................................................................................................................4 2.2.2. Khí hậu ..............................................................................................................5 2.2.3. Đất đai, thổ nhưỡng...........................................................................................5 2.2.4. Về đặc điểm địa hình ........................................................................................5 2.2.5. Sông ngòi ..........................................................................................................6 2.2.6. Về tài nguyên rừng và biển ...............................................................................6 2.3. Đặc điểm một số bệnh trên tôm sú ...........................................................................6 2.3.1. Bệnh virus .........................................................................................................6 2.3.1.1. Bệnh MBV ...............................................................................................6 2.3.1.2. Bệnh đầu vàng (yellow head virus – YHV) ...........................................7 2.3.1.3. Bệnh đốm trắng(White spot syndrome virus - WSSV) ...........................8 2.3.1.4. Hội chứng Taura (Taura syndrome virus – TSV)....................................8 2.3.2. Bệnh vi khuẩn ...................................................................................................8 2.3.3. Bệnh nấm, nguyên sinh động vật ......................................................................9 2.3.4. Bệnh do các nguyên nhân khác.........................................................................9 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................10 3.1 Thời gian và địa điểm..............................................................................................10 7
  8. 3.2 Vật liệu ....................................................................................................................10 3.3 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................10 3.3.1 Thu nhập thông tin thứ cấp ..............................................................................10 3.3.2 Thu nhập thông tin sơ cấp................................................................................11 3.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...........................................................11 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................12 4.1 Khảo sát thực trạng nuôi tôm tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng ........................12 4.1.1. Độ tuổi.............................................................................................................12 4.1.2. Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn.............................................................12 4.1.3. Lao động tham gia sản xuất ............................................................................13 4.1.4. Tổng diện tích nuôi tôm ..................................................................................14 4.1.5. mật độ thả tôm giống ......................................................................................14 4.1.6. Thời điểm thả giống .......................................................................................16 4.1.7. Diện tích ao lắng .............................................................................................16 4.1.8 Thức ăn sử dụng trong nuôi tôm sú thâm canh................................................17 4.1.9 Chi phí sản xuất trong nuôi tôm công nghiệp tại Sóc Trăng ...........................18 4.1.10 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất nuôi .................................................19 4.1.11 Thu nhập và lợi nhuận của mô hình nuôi.......................................................21 4.2. Tình hình dịch bệnh trên tôm sú ở Trần Đề - Sóc Trăng .......................................21 4.2.1 Hướng giải quyết của hộ nuôi..........................................................................22 4.3. Tình hình sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi tôm thâm canh.......................23 4.3.1. Tình hình sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi tôm thâm canh ...............23 4.3.2. Thuốc, hóa chất phòng và trị bệnh..................................................................23 4.3.3 Nhóm thuốc, hóa chất diệt tạp .........................................................................24 4.3.4 Nhóm hóa chất gây màu nước .........................................................................25 4.3.5 Thuốc, hóa chất bổ sung vào thức ăn...............................................................25 4.3.6 Probiotic ..........................................................................................................26 4.4. Xu hướng và hiệu quả sử dụng thuốc, hoá chất trong nuôi tôm ............................27 4.4.1. Xu hướng sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm.........................................27 4.4.2. Hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm ..........................................27 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................28 5.1 Kết luận ...................................................................................................................28 5.2 Đề xuất.....................................................................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................34 PHỤ LỤC 1A .................................................................................................................... A PHỤ LỤC 2A..................................................................................................................... B PHỤ LỤC B1 ..................................................................................................................... C PHỤ LỤC B2 ..................................................................................................................... D 8
  9. PHỤ LỤC B3 ..................................................................................................................... E PHỤ LỤC B4 ..................................................................................................................... F PHỤ LỤC B5 .....................................................................................................................G PHỤ LỤC B6 ........................................................................................................................ PHỤ LỤC B7 ........................................................................................................................ PHỤ LỤC B8 ........................................................................................................................ PHỤ LỤC B9 ........................................................................................................................ 9
  10. DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1: Phân nhóm mật độ tôm giống thả nuôi .............................................................14 Bảng 4.2: Các loại thức ăn công nghiệp và giá của từng loại ...........................................17 Bảng 4.3: Các chi phí trong ao nuôi tôm sú ......................................................................19 Bảng 4.4: Phân nhóm tỷ lệ sống tôm nuôi.........................................................................20 Bảng 4.5: Hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ..................................................21 Bảng 4.6: Một số loại thuốc, hóa chất diệt khuẩn .............................................................23 Bảng 4.7: Một số loại thuốc phòng và trị bệnh..................................................................24 Bảng 4.8: Thuốc, hóa chất diệt tạp ....................................................................................24 Bảng 4.9 Thuốc/hóa chất gây màu nước ...........................................................................25 Bảng 4.10: Thuốc, hóa chất bổ sung vào thức ăn ..............................................................25 Hình 4.11: Tác dụng một số loài vi sinh vật để phân hủy bùn bã hữu cơ .........................26 Bảng 4.12: Tác dụng của một số loại vi sinh vật bổ sung vào thức ăn .............................27 DANH SÁCH HÌNH 10
  11. Bảng 2.1: Hình tôm sú .........................................................................................................2 Hình 3.1: Địa điểm khảo sát ..............................................................................................10 Hình 4.1: Tỷ lệ độ tuổi của các hộ nuôi tôm tại Sóc Trăng...............................................12 Hình 4.2: Kinh nghiệm nuôi tôm sú thâm canh.................................................................13 Hình 4.3: Cơ cấu lao động trong nuôi tôm sú....................................................................13 Hình 4.4: Diện tích mặt nước trong nuôi tôm (ha) ............................................................14 Hình 4.5: Cỡ giống được chọn thả....................................................................................15 Hình 4.6: Nguồn giống và giá giống .................................................................................15 Hình 4.7: Thời điểm thả giống...........................................................................................16 Hình 4.8: Thời điểm thu hoạch trong nuôi tôm sú.............................................................20 Hình 4.9: Một số bệnh xuất hiện trên tôm sú ....................................................................22 11
  12. CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu chung Nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) đang là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở khu vực duyên hải và các tỉnh phía nam nhất là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt nghề nuôi tôm sú phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua (Lovatelli, 1997, trích bởi Dương Thị Hoàng Oanh và csv., 2008). Theo số liệu của cục Nuôi trồng Thủy sản (Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, 2009) các tỉnh ĐBSCL có diện tích nuôi tôm sú khoảng 566.000 ha (tăng 27.000 ha so với năm 2008), tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre. Nghề nuôi tôm vì thế đã trở thành hoạt động quan trọng nhất của ngành nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ĐBSCL. Số liệu của Tổng cục Thủy sản, năm 2010, diện tích nuôi tôm nước lợ là 639.893 ha, sản lượng 469.893 tấn. Trong đó, tôm sú 613.718 ha, sản lượng 333.174 tấn. Riêng ĐBSCL do được thiên nhiên ưu đãi nên có nhiều tiềm năng cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Về xuất khẩu tôm, năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 2,1-2,2 tỷ USD. Năm 2010, tôm Việt Nam tăng ở hầu hết các thị trường (trừ Canada), Trung Quốc tăng 54%, Mỹ 40%, ASEAN 30%, EU 18%, Nhật Bản 15%. Ba thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam là Nhật (chiếm 28%), Mỹ (27%), EU (16%). Sự nhanh chóng mở rộng diện tích đất nuôi tôm ở Việt Nam, đặc biệt ở ĐBSCL thật sự đã đưa đến một số lưu ý đó là sự gia tăng sử dụng thuốc (đặc biệt thuốc kháng sinh) và hóa chất (đặc biệt hóa chất cải tạo ao, diệt tạp, xử lý nước…) trong nuôi tôm. Từ đây, có thể gây ra những tác động xấu đến môi trường nước và đến chất lượng tôm. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc và hóa chất chưa tốt của người nuôi sẽ làm tăng chi phí sản xuất, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến xuất khẩu…Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong ao nuôi tôm sú thâm canh tại Trần Đề - Sóc Trăng” là cần thiết. 1.2. Mục tiêu đề tài Đánh giá hiện trạng bệnh trên tôm sú và tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh. 1.3. Nội dung nghiên cứu Đánh giá tình hình bệnh tôm sú trong ao nuôi và phương thức điều trị. Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc và hóa chất trong nghề nuôi tôm. 12
  13. CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Sơ lược về tôm sú 2.1.1. Phân loại và hình thái Theo Nguyễn Văn Thường (2009) thì tôm sú được mô tả về hình thái rất chi tiết cùng với hệ thống phân loại hoàn chỉnh như sau: Tôm sú có 7 - 8 răng trên chủy và 3 - 4 răng dưới chủy, chủy thẳng nhô lên. Sống gan nghiêng, gai đuôi có rảnh nhưng không có gai bên. Phần đầu ngực và phần bụng có những băng đen ngang, chân ngực màu đỏ. Đây là loài có kích thuớc lớn nhất trong họ tôm he và giá trị kinh tế rất cao (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Ngành: Arthropoda Ngành phụ: Crutacea Lớp: Malacostraca Lớp phụ: Eumalacostraca Tổng bộ: Eucarida Bộ: Decapoda Bộ phụ: Dendrobranchiata Tổng họ: Penaeoidea Họ: Penaeidae Hình 2.1: Tôm sú Giống: Penaeus Loài: Penaeus monodon (Fabricus, 1789) 2.1.2. Khả năng thích nghi Tôm sú là loài rộng muối 5 – 45‰ và rộng nhiệt 14 - 35oC (Nguyễn Khắc Hường, 2007). Nhiệt độ tốt cho tăng trưởng 25 - 30oC, độ mặn thích hợp nhất cho tăng truởng là 25 - 30‰ ,oxy hòa tan là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình nuôi tôm, hàm lượng oxy hòa tan thích hợp là 4 – 8mg/l (Nguyễn Khắc Hường, 2007; Đoàn Xuân Diệp và csv., 2009). Phù hợp với khí hậu nuớc ta, đặc biệt được nuôi nhiều ở các tỉnh ven biển. Được xem là đối tượng nuôi phù hợp và truyền thống cho nuôi tôm sinh thái tôm - rừng kết hợp (Nguyễn Anh Tuấn và csv., 1997). 13
  14. 2.1.3. Đặc điểm sinh thái Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985), đặc biệt là Indonesia, Malaisia, Philippines và Việt Nam. Tôm bột, tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Tôm sú phân bố ở độ sâu từ 0- 162 m, đáy cát bùn hay bùn hoặc cát, thích hợp nhất ở thủy vực có độ trong cao (Nguyễn Văn Thường, Trương Quốc Phú). 2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng Tôm sú là loài ăn tạp thiên về động vật (Dall, 1990). Thức ăn của tôm bao gồm các loài giáp xác, giun nhiều tơ, nhuyễn thể, cá con, côn trùng, tảo và cả mảnh vụn hữu cơ. Tuy nhiên tập tính ăn thay đổi theo giai đoạn phát triển. Khi còn nhỏ chúng ăn các loại thức ăn có kích thuớc nhỏ như vi tảo, mảnh vụn hữu cơ, copepoda, ấu trùng giáp xác,…khi lớn tôm chủ yếu ăn các loại động vật không xương sống: ruốc, moi, giáp xác, giun nhiều tơ, nhuyễn thể và cả cá nhỏ, tôm phát hiện và bắt mồi chủ yếu nhờ cơ quan xúc giác nằm ở đầu mút của râu, phụ bộ miệng và càng. Tôm sú có tập tính ăn nhiều về đêm. Hiện tuợng tôm ăn thịt lẫn nhau là do thiếu thức ăn, thức ăn thiếu duỡng chất, mất cân bằng dinh duỡng và khi nuôi với mật độ quá dày. Chất đạm là thành phần quan trọng nhất và có ảnh huởng lên sự phát triển của vật nuôi. Theo Nguyễn Khắc Hường (2007) nhu cầu về chất đạm cho nuôi tôm sú thịt khoảng 35 - 40%. Đối với tôm giống và tôm bố mẹ thì nhu cầu nay còn cao hơn nữa. Tôm có tốc độ tăng truởng khá nhanh, sau 5 - 6 tháng tính từ PL10 - 17 có thể cho thu hoạch (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2008). 2.1.5. Sinh trưởng và phát triển Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Vì vậy mà tăng trưởng của tôm không liên tục mà có tính gián đoạn theo hình bậc thang (Dall et al., 1990; Chang et al., 1992). Tiến trình lột xác của tôm trải qua một số giai đoạn chính là tiền lột xác, lột xác, hậu lột xác và giữa chu kỳ lột xác với thời gian dài nhất. Chu kỳ lột xác là thời gian giữa hai lần lột xác liên tiếp nhau. Chu kỳ mang tính đặc trưng cho loài và giai đoạn sinh trưởng của tôm. Chu kỳ lột xác sẽ ngắn ở giai đoạn tôm con và kéo dài khi tôm lớn lên. Quá trình lột xác của tôm được điều khiển nhờ hormone lột xác tiết ra từ cơ quan Y và hormone ức chế lột xác được tiết ra từ cơ quan X. Ngoài ra, quá trình lột xác và tốc độ 14
  15. tăng trưởng của tôm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhiều yếu tố dinh dưỡng và môi trường (Chang, 1992). 2.1.6. Sinh sản Ở con đực, các nhánh trong chân bụng thứ nhất biến thành cơ quan giao vĩ (Petasma). Khi chưa thành thục là những nhánh thon, dẹp, hình dạng đặc trưng cho từng loài. Cơ quan sinh dục trong bao gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút nằm ở vùng tim phía trên của gan tụy. Đầu cuối của ống có túi tinh và đổ ra gốc của chân ngực thứ 5. Ở tôm cái có thelycum, nằm ở đốt ngực thứ 7 và 8. Tuỳ theo loài mà có thelycum kín hay hở khác nhau. Tôm sú có thelycum kín cấu trúc phức tạp hơn thelycum hở ở tôm thẻ chân trắng. Cơ quan sinh dục trong gồm một đôi buồng trứng và ống dẫn trứng (Dall et al., 1990; Bray & Lawrence, 1992). Tôm sú đạt thành thục sau 8 - 10 tháng tuổi, có thelycum kín nên có đặc điểm giao vĩ như sau: lột xác - giao vĩ - thành thục - đẻ trứng. Tôm cái thường đẻ trứng khoảng 20:00 - 4:00 giờ, chủ yếu từ 24:00 - 2:00 giờ (Hall et al., 2002). Trứng đựơc thụ tinh ngay khi đi qua ống dẫn tinh. Sau khi đẻ 12 - 14 giờ trứng nở ra thành ấu trùng trải qua các giai đoạn biến thái trở thành tôm trưởng thành và tiếp tục vòng đời. Tuổi thọ của tôm sú ở con đực khoảng 1,5 năm và con cái khoảng 2 năm (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). 2.2. Đặc điểm tự nhiên của Sóc Trăng 2.2.1. Vị trí Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang (http://www.Soctrang.gov.vn). Vị trí tọa độ: 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đông. Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long). Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang; Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông. 15
  16. 2.2.2. Khí hậu Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%. 2.2.3. Đất đai, thổ nhưỡng Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ. Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và 2.536 ha đất chưa sử dụng (số liệu được cập nhật theo Niên giám thống kê Sóc Trăng 2008). Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: Nhóm đất cát có 8.491 ha, bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 - 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt; nhóm đất phù sa có 6.372 ha, nhóm đất giây có 1.076 ha, ; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha...; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có 46.146 ha. Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng. 2.2.4. Về đặc điểm địa hình Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu 16
  17. cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ. 2.2.5. Sông ngòi Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp. 2.2.6. Về tài nguyên rừng và biển Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11356 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn. Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 02 con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu... 2.3. Đặc điểm một số bệnh trên tôm sú Những trở ngại do bệnh đã gây thiệt hại rất lớn về tài chính trong nghề nuôi tôm. Ít nhất từ 20 năm qua, đa số thừa nhận rằng, bệnh ở động vật xảy ra thường là do sự tương tác giữa vật chủ có tính mẫn cảm trong điều kiện môi trường xấu, cùng với sinh vật gây bệnh có sẵn trong môi trường. Trong đó một số loại bệnh phổ biến và nguy hiểm như đốm trắng (WSSV), bệnh còi (MBV), đầu vàng (YHV), Hội chứng Taura (TSV), phát sáng… Hiểu rõ nguyên nhân xuất hiện bệnh là điều cần thiết để có thể kiểm soát chúng. 2.3.1. Bệnh virus 2.3.1.1. Bệnh MBV Bệnh MBV không gây chết tôm hàng loạt, nhưng tôm chậm lớn và chết rải rác. Khi thu hoạch tỷ lệ tôm sống rất thấp, gây nhiều tổn thất về kinh tế cho người nuôi, trở thành vấn đề nan giải của nghề nuôi tôm các tỉnh ven biển (Bùi Quang Tề, 2003). Tác nhân gây bệnh Monodon Baculovirus (gọi tắt là MBV), là virus có dạng hình que, kích thướt 75x300nm cấu trúc nhân chuỗi đôi AND, ký sinh ở tế bào biểu mô hình 17
  18. ống của gan tụy và trước ruột giữa (Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương, 2009). Nhưng biểu hiện từ giai đoạn giống. Dấu hiệu bệnh cơ thể tôm bị nhiễm bệnh có màu xanh sẫm, mang có màu đen, tôm trở nên lờ đờ. Gan tụy teo lại có màu vàng, tôm giảm ăn nên ruột không đầy có khi rỗng, tôm chậm lớn và bị còi, mang và vỏ có nhiều sinh vật bám. Ở Việt Nam từ tháng 10 - 11/1994 Bùi Quang Tề lần đầu tiên đã nghiên cứu về mức độ nhiễm bệnh MBV trên tôm sú ở các tỉnh ven biển phía Nam: tôm sú nuôi nhiễm virus MBV khá cao: tôm thịt ở Minh Hải 50 - 85,7%, ở Sóc Trăng 92,8%, tôm giống ở Bà Rịa - Vũng Tàu 5,5 - 31,6%, tôm giống Nha Trang 70 - 100%. Bệnh MBV là nguyên nhân làm chết tôm hàng loạt ở các tỉnh phía Nam năm 1993 - 1994. Tiếp theo là Đỗ Thị Hòa từ tháng 4/1994 - 7/1995 cũng đã nghiên cứu bệnh MBV trên tôm sú nuôi ở các tỉnh Nam Trung Bộ, kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm virus ở ấu trùng tôm sú là 33,8%, tôm giống là 52,5%, tôm thịt là 66,5%. Năm 1995 sơ bộ điều tra bệnh tôm sú ở các tỉnh phía bắc: Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, vì những tỉnh này điều lấy tôm từ Nha Trang ra nuôi (Bùi Quang Tề, 1997). Đến nay kiểm tra tôm post từ miền Bắc ở Quảng Ninh đến các tỉnh phía Nam ở Cà Mau hầu hết chúng đều nhiễm mầm bệnh MBV, ở mức độ khác nhau. 2.3.1.2. Bệnh đầu vàng (Yellow head virus – YHV) Hiện tượng này lần đầu tiên xuất hiện trên tôm sú (Penaeus monodon) ở Thái Lan, nhưng đến nay đã được xác định ở những nơi khác thuộc Châu Á và Châu Mĩ. Theo Boonvaratpalin et al., (1992) (trích dẫn bởi Bùi Quang Tề, 2003), lần đầu tiên mô tả bệnh đầu vàng làm chết tôm sú ở miền Trung và miền Nam Thái Lan, đặc biệt nguy hiểm cho các vùng nuôi tôm thâm canh qua một số năm. Virus đầu vàng có thể liên quan đến đợt dịch bệnh của tôm sú nuôi ở Đài Loan năm 1987 - 1988. Những nơi khác thuộc Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Philippines gặp ít, nhưng nguy hiểm cho tôm nuôi (Lightner, 1996). Bệnh thường xảy ra ở các ao nuôi ở điều kiện môi trường xấu và nuôi mật độ cao. Bệnh xuất hiện sau khi thả giống 20 ngày thường gặp nhất từ 50 - 70 ngày ở các ao nuôi tôm sú thâm canh. Ngoài ra bệnh còn gặp trên một số tôm tự nhiên khác: tôm thẻ, tôm bạc, tôm đất (Bùi Quang Tề, 2003). Bệnh đã gây ra tỉ lệ chết nghiêm trọng đến 100% trong vòng 3-5 ngày, sau khi xuất hiện dấu hiệu bệnh đầu tiên và có thể xảy ra khi thả giống từ 20 ngày trở đi. Đặc trưng của bệnh là cơ thể tôm bệnh có màu nhạt ở mang và gan tụy có màu vàng nhạt. Bệnh thường xảy ra ở các ao có điều kiện môi trường xấu và ở những vùng có mật số trại cao. Hiện tại, sự hiện diện của virus này không nhất thiết là có liên quan đến sự bộc phát bệnh nghiêm trọng và nguyên nhân gây bộc phát bệnh trong ao nuôi tôm rất dễ bị lầm 18
  19. lẫn. Trong trường hợp bệnh đầu vàng bùn phát thường đi đôi điều kiện môi trường nuôi xấu sẽ rất khó xác định nguyên nhân gây chết tôm là do môi trường trở nên xấu đi hay do virus (Charackchenkook, 1995). 2.3.1.3. Bệnh đốm trắng(White spot syndrome virus - WSSV) Bệnh do virus hình trứng, có màng bao, hệ gen là AND sợi xoắn kép dạng vòng lớn. Virus gây bệnh đốm trắng có khả năng gây bệnh ở nhiều loài giáp xác và làm tổn thương nhiều loại tế bào trong cơ thể của ký chủ trong đó có cả cơ quan sinh dục (Từ Thanh Dung và csv., 2005). Bệnh được xác định đầu tiên ở Nhật trên tôm nhập từ Trung Quốc năm 1993. Sau đó, cũng đã có nhiều báo cáo xác định hoặc bác bỏ về tôm bị nhiễm bệnh này ở các nước từ Trung Quốc đến Ấn Độ. Sự bùng nổ của bệnh này lan đi rất nhanh nhưng thường có liên quan với các điều kiện môi trường nuôi xấu (Chanratchakool, 1995). 2.3.1.4. Hội chứng Taura (Taura syndrome virus – TSV) Hiện tượng này lúc đầu được cho là do ảnh hưởng của thuốc diệt nấm dùng trong nghề trồng chuối. Tuy nhiên, hiện nay nó đã được chứng minh là do một loại virus gây ra (Chanratchakool, 1995). Báo cáo đầu tiên về vấn đề này đưa ra vào tháng 6 năm 1992, ở vùng sông Taura của vịnh Guayaquil, Ecuador. Triệu chứng Taura cũng đã được báo cáo ở một số nước thuộc Nam Mỹ, Trung Mỹ và ở Hawaii nhưng chưa xuất hiện ở Châu Á. Bệnh này xảy ra đặc thù trên tôm chân trắng của Mỹ (P.vannamei) giai đoạn 14-140 ngày sau khi thả (Chanratchakool, 1995). Trong giai đoạn cấp tính, tôm có màu đỏ và những con bị bệnh thường chết trong lúc đang lột xác. Nếu tôm vượt qua giai đoạn cấp tính, chúng sẽ có nhiều vết thương có sắc tố nâu hay đen bên ngoài. Khu vực nuôi tôm này ở Hải Phòng, trong ao nuôi chân trắng xuất hiện đỏ đuôi vào tháng 11 - 12/2002 và tháng 5/2003, bệnh đã gây cho tôm chết. Khi phân tích mô học có biểu hiện mô học bệnh TSV, phân tích RT - PCR kết quả dương tính bệnh TSV, như vậy bệnh đã xuất hiện ở vùng Hải Phòng, Nam Định (Bùi Quang Tề, 2003). 2.3.2. Bệnh vi khuẩn Các dạng nhiễm khuẩn do giống Vibrio gây ra gồm vi khuẩn gây bệnh trên vỏ, và bệnh đen mang, các vi khuẩn thuộc nhóm này là tác nhân cơ hội, có mặt trong ao nuôi là một quần thể vi khuẩn tự nhiên, phổ biến như bệnh “ hội chứng chết sau một tháng tuổi”, bệnh do vi khuẩn dạng sợi khi bị nhiễm vi khuẩn bám thành thảm dày trên vỏ làm cản trở hô hấp, bắt mồi, hoạt động của tôm gây chậm lớn hay chết tôm, bệnh có 19
  20. thể gây chết 80% hay hơn trong vòng vài ngày đến vài tuần. Bệnh phát sáng, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nghề nuôi tôm ở nước ta. Đặc biệt bệnh phát sáng trên tôm chủ yếu do Vibrio harveyi gây ra, tôm nhiễm bệnh yếu, thân có màu trắng đục và bị ăn mòn phụ bộ, quan sát vào ban đêm sẽ thấy hiện tượng phát sáng. Trong môi trường giàu dinh dưỡng, xác bã hữu cơ bệnh có thể xuất hiện quanh năm, là cơ hội cho bệnh đốm trắng xâm nhập. Bệnh phổ biến ở các vùng nước lợ, trong sản xuất giống bệnh được lây truyền từ ruột giữa của mẹ cho trứng trong quá trình sinh sản. Tỷ lệ chết tùy theo mức độ bệnh, tôm chết từ rải rác tới hàng loạt (Từ Thanh Dung và csv., 2005). 2.3.3. Bệnh nấm, nguyên sinh động vật Những phát hiện và nghiên cứu về nguyên sinh động vật gây hại trên tôm, cá cho thấy ký sinh trùng ở động vật thủy sản Việt Nam, thường gặp một số giống: Aspisoma, Epistylis, Zoothamnium, Vorticella. Khi tôm bị nhiễm nặng có thể gây chết tôm. Đặc biệt là ở giai đoạn tôm giống (Từ Thanh Dung và csv., 2005). Bệnh nấm xuất hiện trên các loài tôm, cá nước lợ và mặn. Bệnh phát triển quanh năm khi điều kiện môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là vào cuối chu kỳ nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh (Bùi Quang Tề, 2003). Bên cạnh những yếu tố hữu sinh gây bệnh trên tôm thì các yếu tố vô sinh như mất cân bằng dinh dưỡng, các yếu tố môi trường không đảm bảo điều gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi (Từ Thanh Dung và csv., 2005). 2.3.4. Bệnh do các nguyên nhân khác Bệnh mềm vỏ kinh niên nguyên nhân là do tôm tiếp xúc với nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau cũng như một số điều kiện môi trường: thức ăn hôi thối hoặc kém chất lượng, thả giống mật độ cao,… một trường hợp khác nữa là hoai tử gan tụy do các chất gây độc như: aflatoxin tiết ra từ nấm Aspergillus có trong thức ăn…. Ngoải ra còn một số bệnh gây ảnh hưởng đến tôm như: bệnh cong thân và bệnh lột xác không thành công gây khó khăn cho tôm khi bơi lội hay bắt mồi… Dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý bằng phương pháp cải thiện môi trường hay cải thiện chăm sóc quản lý hay dùng hóa chất để trị. Để phòng nên tránh làm sốc tôm (Chanratchakool, 1995). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2