intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm sú (penaeus monodon) ở Cần Thơ và Sóc Trăng

Chia sẻ: Nguyen Khanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

224
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm sú (penaeus monodon) ở Cần Thơ và Sóc Trăng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận nuôi trồng thủy sản: Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm sú (penaeus monodon) ở Cần Thơ và Sóc Trăng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ NGÀNH: 304 TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) Ở CẦN THƠ VÀ SÓC TRĂNG Sinh viên thực hiện LÊ TUẤN ANH MSSV: 0753040004 LỚP: NTTS K2 Cần Thơ, 2011 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ NGÀNH: 304 TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) Ở CẦN THƠ VÀ SÓC TRĂNG Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ths. NGUYỄN MINH HẬU LÊ TUẤN ANH Ths. HOÀNG TUẤN MSSV: 0753040004 LỚP: NTTS K2 Cần Thơ, 2011 2
  3. CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, Ngày 30 tháng 06 năm 2011 Ký tên LÊ TUẤN ANH 3
  4. LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành đề tài này, Tôi xin chân thành cảm ơn: Thầy Nguyễn Minh Hậu đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô Khoa Sinh học Ứng dụng đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt 4 năm học tập tại trường cũng như giúp đỡ cho tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này. Anh Hoàng Tuấn, anh Võ Tuấn Kiệt và anh Phạm Thiện Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại Cơ sở Sản xuất giống tôm sú Hậu Giang, cũng như thời gian điều tra tại Sóc Trăng. Các bạn lớp Nuôi trồng Thủy sản K2 đã đồng hành, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Cuối cùng Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện thật tốt cho tôi hoàn thành chương trình học tập. Xin chân thành cảm ơn ! 4
  5. TÓM TẮT Vài năm trở lại đây nghề nuôi tôm ở nước ta và đặc biệt là khu vực ĐBSCL phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, tình hình dịch bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm thương phẩm. Từ đó đề tài: “Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm Sú (Penaeus monodon) ở Cần Thơ và Sóc Trăng” được thực hiện. Nhằm tạo ra con giống chất lượng và giảm thiểu dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi. Đề tài được thực hiện tại Trại giống Hậu Giang từ ngày 09/03 đến ngày 01/06/2011 đã tổng hợp được quy trình sản ương tôm Sú giống theo hệ thống lọc sinh học tuần hoàn. Đề tài gồm 2 thí nghiệm được thực hiện gồm 5 bể ương ấu trùng từ giai đoạn Nauplius đến Postlarvae 12. Qua quá trình theo dõi thu được kết quả sau: tỷ lệ sống của ấu trùng tương đối cao (trung bình là 53,7%), ấu trùng tôm phát triển tốt, không xuất hiện bệnh trong suốt quá trình ương. Đồng thời. Qua điều tra về tình hình nuôi và dịch bệnh trong nghề nuôi tôm Sú của 30 hộ ở huyện Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên (tháng 05/2011) thu được kết quả như sau: tình hình nuôi tôm ở địa bàn điều tra gặp nhiều khó khăn do tình dịch bệnh bùng phát mạnh. Đến thời điểm điều tra thì 100% các hộ nuôi tôm ở địa bàn khảo sát đều bị tôm chết, ghi nhận được một số bệnh: thân đỏ, mòn phụ bộ, đốm trắng, bệnh về mang, phân trắng và xuất hiện thêm một loại bệnh mới đó là bệnh về gan tôm chiếm tỷ lệ khá cao. Từ khóa: Tôm Sú, bệnh trên tôm Sú, ương nuôi tôm Sú. 5
  6. MỤC LỤC Trang CAM KẾT KẾT QUẢ............................................................................................. i LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii MỤC LỤC ............................................................................................................. iv DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................... vii DANH SÁCH HÌNH........................................................................................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ ix CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1 1.1 Giới thiệu.......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2 1.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 2 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................ 3 2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học tôm Sú .............................................................. 3 2.1.1 Vị trí phân loại............................................................................................... 3 2.1.2 Tập tính sống ................................................................................................. 3 2.1.3 Vòng đời phát triển của tôm Sú..................................................................... 4 2.1.4 Phân biệt đực cái ........................................................................................... 5 2.1.5 Kích cỡ thành thục......................................................................................... 6 2.1.6 Tập tính giao vĩ.............................................................................................. 6 2.1.7 Sự phát triển của buồng trứng ....................................................................... 7 2.1.8 Tập tính đẻ trứng ........................................................................................... 9 2.2 Tình hình sản xuất và nuôi tôm Sú trên thế giới .............................................. 9 2.3 Tình hình sản xuất giống và nuôi tôm Sú ở Việt nam và ĐBSCL ................. 11 2.4 Các kỹ thuật liên quan đến quá trình ương tôm ............................................. 15 2.4.1 Ương ấu trùng theo quy trình thay nước ..................................................... 15 2.4.2 Ương ấu trùng theo quy trình tuần hoàn ..................................................... 15 2.4.3 Một số yếu tố môi trường bể ương ấu trùng................................................ 16 2.4.4 Nguyên lý hoạt động của lọc sinh học ........................................................ 16 2.5 Tình hình dịch bệnh trên tôm sú..................................................................... 17 2.6 Một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm Sú .......................... 19 2.6.1 Bệnh Vi-rút.................................................................................................. 19 6
  7. 2.6.1.1 Bệnh Vi-rút MBV..................................................................................... 19 2.6.1.2 Bệnh đầu vàng (YHV).............................................................................. 20 2.6.1.3 Bệnh đốm trắng( WSSV) ......................................................................... 21 2.6.1.4 Bệnh phân trắng........................................................................................ 22 2.6.2 Bệnh vi khuẩn.............................................................................................. 23 2.6.2.1 Bệnh do vi khuẩn Vibriosis ...................................................................... 23 2.6.2.2 Bệnh vi khuẩn dạng sợi ............................................................................ 24 2.6.2.3 Bệnh hoại tử gan ở tôm ............................................................................ 25 2.6.3 Bệnh nấm và động vật nguyên sinh............................................................. 25 2.6.3.1 Bệnh nấm ấu trùng ở giáp xác (nấm Mycosis)......................................... 25 2.6.3.2 Bệnh do sinh vật bám ............................................................................... 26 2.6.4 Bệnh do các nguyên nhân khác ................................................................... 26 2.6.4.1 Bệnh mang (mang đen, mang đỏ, phồng nấp mang)................................ 26 2.6.4.2 Bệnh cong thân ......................................................................................... 27 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 28 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ........................................................... 28 3.2 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 28 3.2.1 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 28 3.2.2 Điều tra tình hình nuôi tôm ở Sóc Trăng..................................................... 28 3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 28 3.3.1 Theo dõi quá trình sản xuất giống ............................................................... 28 3.3.1.1 Cách bố trí thí nghiệm .............................................................................. 28 3.3.1.2 Nguồn nước sử dụng ................................................................................ 29 3.3.1.3 Chuẩn bị bể ương ..................................................................................... 29 3.3.1.4 Nuôi cấy tảo.............................................................................................. 29 3.3.1.5 Bố trí ấu trùng vào bể ............................................................................... 30 3.3.1.6 Thức ăn và chế độ cho tôm ăn.................................................................. 30 3.3.1.7 Quản lý môi trường bể ương .................................................................... 30 3.3.1.8 Chuẩn bị bể lọc sinh học .......................................................................... 31 3.3.1.9 Theo dõi các chỉ tiêu môi trường và ấu trùng .......................................... 31 3.3.2 Điều tra tình hình dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm Sú.......................... 32 3.3 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 32 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 33 7
  8. 4.1 Kết quả sản xuất giống tôm Sú....................................................................... 33 4.1.1 Tổng quan về trại sản xuất giống Hậu Giang.............................................. 33 4.1.2 Các yếu tố môi trường bể ương................................................................... 33 4.1.3 Thời gian biến thái của ấu trùng.................................................................. 36 4.1.4 Kết quả theo dõi ấu trùng và hậu ấu trùng .................................................. 37 4.1.5 Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng......................................................................... 37 4.2 Kết quả điều tra tình hình nuôi tôm Sú ở Sóc Trăng...................................... 39 4.2.1 Thông tin chung về nông hộ nuôi tôm ở địa bàn điều tra ........................... 39 4.2.2 Một vài khía cạnh kỹ thuật trong các mô hình nuôi.................................... 40 4.2.3 Tình hình dịch bệnh trong các mô hình nuôi tôm ....................................... 44 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................... 48 5.1 Kết luận .......................................................................................................... 48 5.2 Đề xuất............................................................................................................ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 49 PHỤ LỤC .............................................................................................................-1- Phụ lục I................................................................................................................-1- Phụ lục II ............................................................................................................-10- Phụ Lục III..........................................................................................................-26- 8
  9. DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Tuổi và kích cỡ các giai đoạn ấu trùng tôm sú ...................................... 5 Bảng 2.2: Bệnh của tôm sú nuôi thương phẩm .................................................... 19 Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường bể ương ........................................................... 33 Bảng 4.2: Nhiệt độ của các bể ương..................................................................... 33 Bảng 4.3: pH của các bể ương.............................................................................. 34 Bảng 4.4: Ammonia của các bể ương .................................................................. 35 Bảng 4.5: Nitrite của các bể ương ........................................................................ 35 Bảng 4.6: Thời gian biến thái (giờ) của ấu trùng ................................................. 36 Bảng 4.7: Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng ................................................................. 38 Bảng 4.8: Kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm ....................................................... 39 Bảng 4.9: Trình độ chuyên môn ........................................................................... 40 Bảng 4.10: Thông tin mô hình các hộ nuôi .......................................................... 41 Bảng 4.11: Hóa chất sử dụng trong cải tạo ao nuôi ............................................. 42 Bảng 4.12: Nguồn giống các hộ thả nuôi ............................................................. 43 Bảng 4.13: Một số bệnh trên tôm sú .................................................................... 44 Bảng 4.14: Mức độ gây hại của các loại bệnh...................................................... 46 9
  10. DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Các giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng tôm........................................... 4 Hình 2.2: Vòng đời của tôm sú .............................................................................. 6 Hình 2.3: Đặc điểm giao vĩ của tôm sú .................................................................. 7 Hình 2.4: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng .............................................. 8 Hình 2.5: Các khu vực sản xuất tôm sú................................................................ 10 Hình 2.6: Các khu vực sản xuất tôm thẻ chân trắng ........................................... 11 Hình 2.7: Diện tích mặt nước NTTS cả nước ...................................................... 13 Hình 2.8: Sản lượng tôm nuôi cả nước ................................................................ 13 Hình 2.9: Diện tích mặt nước NTTS khu vực ĐBSCL ........................................ 14 Hình 2.10: Sản lượng tôm nuôi khu vực ĐBSCL ................................................ 14 Hình 4.1: Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng của các bể ương ...................................... 38 Hình 4.2: Trình độ chuyên môn của người nuôi tôm ........................................... 40 Hình 4.3: Tỷ lệ các hộ nuôi sử dụng hóa chất ...................................................... 42 Hình 4.4: Tỷ lệ các hộ nuôi có tôm nhiễm bệnh .................................................. 44 10
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt TN Thí nghiệm N Nauplius Z Zoae M Mysis PL Postlarvae S Sáng C Chiều tb Tế bào PCR Polymerase Chain Reaction RT-PCR Reverse Transcription PCR ĐVTS Động vật thủy sản TLS Tỷ lệ sống SL Số lượng KST Ký sinh trùng BKC Thuốc sát trùng, diệt khuẩn nước TCCA Tricholoroisocyanuric acid FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long NN-PTNT Nông nghiệp – Phát triển nông thôn WSSV White Spot Syndrome Virus TCBS Môi trường nuôi cấy vi khuẩn 11
  12. CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Trong vài năm trở lại đây, ngành thủy sản Việt Nam không ngừng phát triển, đặc biệt là nghề nuôi tôm nước lợ. Ở Việt Nam nghề nuôi tôm Sú phát triển từ Bắc tới Nam, và Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng nuôi thủy sản trọng điểm của cả nước, đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt vùng nông thôn ven biển. Nghề nuôi tôm ở ĐBSCL trong những năm gần đây không những gia tăng về diện tích nuôi mà còn phong phú về hình thức, ngoài hình thức nuôi tôm Sú quảng canh theo kiểu tôm rừng, nuôi tôm thâm canh ở các tỉnh ven biển thì các hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến, bán thâm canh và đặc biệt là mô hình luân canh tôm-lúa mang đến nhiều hứa hẹn cho con tôm Sú trong tương lai. Theo thống kê của Bộ Thủy Sản (2006), thì năm 2005 sản lượng tôm nuôi khoảng 330 nghìn tấn và sản xuất gần 29 tỷ tôm giống. Tính đến hết tháng 11/2009, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 1,518 tỷ USD tăng 0,73% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008, năm 2010 vừa qua sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 2,82 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2009, giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt 4,7 tỉ USD. Trong đó, diện tích nuôi tôm Sú là 613.718 ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng khoảng 25.397 ha, tăng 32% so năm 2009. Năm 2010 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu tôm Sú đạt hơn 2 tỷ USD (Thanh Thúy, 2010). ĐBSCL là vùng nuôi thủy sản trọng điểm với sản lượng tôm nuôi chiếm 80% và 30% tôm giống được sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, nghề nuôi tôm đặc biệt là tôm Sú đang có nhu cầu cao về con giống. Theo tính toán, hàng năm các tỉnh khu vực ĐBSCL có nhu cầu thả nuôi 24-25 tỷ tôm giống, với diện tích trên 540.000 ha nhưng nguồn tôm Sú giống sản xuất tại chỗ mới chiếm khoảng 30- 50%, số còn lại phải nhập từ các tỉnh khu vực Miền Trung (theo số liệu của Sở Thủy Sản các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2009). Việc không chủ động được nguồn tôm giống ảnh hưởng lớn đến nghề nuôi tôm thương phẩm ở các tỉnh khu vực ĐBSCL trong thời gian qua, mặt khác do chạy theo lợi nhuận và do sự quản lý thiếu chặt chẽ giữa các ngành chức năng nên chất lượng con giống trong vài năm trở lại đây giảm đi rất nhiều. Mặt khác do sự gia tăng về diện tích, mô hình nuôi một cách tự phát vượt qua khả năng quản lý của các ngành chức năng nên vấn đề kỹ thuật nuôi và quản lý dịch bệnh chưa đảm bảo dẫn đến sự gia tăng về ô nhiễm môi trường từ đó dịch bệnh phát sinh. Hiện nay các trại sản xuất giống tôm Sú ở Cần Thơ không ngừng phát triển về năng suất cũng như cải tiến về kỹ thuật, ứng dụng và phát triển quy trình sản 12
  13. xuất giống tôm Sú của Trường Đại học Cần Thơ tạo được nguồn tôm giống có chất lượng đã và đang là địa chỉ tin cậy cho người nuôi tôm ở ĐBSCL. Nhằm tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm Sú, những bất thường và dịch bệnh xảy ra trong quá trình sản xuất giống cũng như tình hình nuôi và dịch bệnh của nghề nuôi tôm thương phẩm. Từ đó đề tài: “ Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm Sú (Penaeus monodon) ở Cần Thơ và Sóc Trăng” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong quá trình ương tôm Sú (Penaeus monodon) ở Cần Thơ và tình hình nuôi, dịch bệnh trong nghề nuôi tôm Sú ở tỉnh Sóc Trăng. 1.3 Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm Sú trong hệ thống lọc sinh học tuần hoàn, theo dõi những bất thường và một số bệnh thường xảy ra trong quá trình ương ấu trùng tôm Sú ở Cần Thơ. Tổng hợp về tình hình nuôi, dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi tôm Sú ở tỉnh Sóc Trăng. 13
  14. CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học và sinh sản của tôm sú 2.1.1 Vị trí phân loại Theo hệ thống phân loại của Holthius (1980) và Nguyễn Văn Chung (1995), tôm Sú được phân loại như sau: Ngành: Arthropoda Ngành phụ: Crustacea Lớp: Malacostraca Lớp phụ: Eumalacostraca Bộ: Decapoda Họ: Penaeidea Giống: Penaeus Loài: Penaeus monodon Fabricus, 1798 (Trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thường và ctv, 2009) Tôm Sú (Penaeus monodon Fabricus, 1798) có 7-8 răng trên chủy và 3-4 răng dưới chủy, chủy cong xuống rất ít. Gờ gan dài và cong. Gai đuôi có rãnh nhưng không có gai bên. Phần đầu ngực và phần bụng có những băng đen ngang. Chân ngực có thể có màu đỏ. Tôm Sú là loài kinh tế, kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm he, cơ thể có thể dài đến 360 mm (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). 2.1.2 Tập tính sống Tôm Sú là loài rộng muối. Tuy nhiên, tùy theo giai đoạn phát triển mà tôm có khả năng thích ứng với các độ mặn khác nhau. Trong điều kiện thuần hóa dần dần thì tôm có khả năng tồn tại và sinh trưởng ở độ mặn từ 1,5-40 ppt, nhưng thích hợp nhất từ 10-34 ppt (Nguyễn Văn Chung, 2000). Giai đoạn nhỏ và gần trưởng thành, tôm sống ven bờ biển vùng cửa sông hay vùng ngập mặn, nhưng khi trưởng thành chuyển ra xa bờ sống vùng nước sâu trên nền đáy bùn cát hay cát (Phạm Văn Tình, 2000). Tôm Sú có khả năng thích ứng với sự thay đổi lớn của nhiệt độ nên thuộc loài rộng nhiệt. Nhiệt độ thích hợp cho tôm phát triển từ 24-34 oC, dưới 15oC và trên 35oC tôm hoạt động không bình thường và có thể chết hàng loạt (Nguyễn Văn Chung, 2004). Bãi đẻ của tôm Sú thường ở vùng có 14
  15. độ mặn trên 33 ppt, độ pH 7,5-8,2, chất đáy bùn cát và có độ sâu 10-20m (Nguyễn Văn Chung, 2000). 2.1.3 Vòng đời phát triển của tôm Sú Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (1999), thì vòng đời của tôm Sú được chia ra các giai đoạn: phôi, ấu trùng, hậu ấu trùng, tôm giống, tôm tiền trưởng thành và trưởng thành. Giai đoạn phôi: giai đoạn này bắt đầu từ khi trứng thụ tinh và phân cắt thành 2, 4, 8, 16, 32, 64 tế bào, phôi dâu, phôi nang, phôi vị đến khi nở. Thời gian hoàn tất giai đoạn này khoảng 12 đến 15 giờ. Giai đoạn Nauplius: chia làm 6 giai đoạn phụ (N1-N6) dinh dưỡng bằng noãn hoàn, kéo dài 2 đến 3 ngày. Giai đoạn Zoae: chia làm 3 giai đoạn phụ (Z1-Z3) dinh dưỡng chủ yếu bằng tảo khuê (Chaetoceros sp.,), kéo dài 4-5 ngày. Giai đoạn Mysis: chia làm 3 giai đoạn phụ (M1-M3) tôm ăn chủ yếu là phiêu sinh động vật như ấu trùng Artemia, Branchionus plicatilis... kéo dài 3-4 ngày. Hầu hết giai đoạn ấu trùng mất khoảng 9-10 ngày, sau đó biến thái sang giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae). Giai đoạn hậu ấu trùng: Giai đoạn này tôm bám thành bể, sống đáy, có hình dạng giống như tôm trưởng thành. Ngoài động vật phù du tôm ăn cả mùn bã hữu cơ, sinh vật đáy: Oligochaeta, Polychaeta, Bivalvia,... 5-6 tuần sau trở thành tôm giống. Giai đoạn tiền trưởng thành: Tôm giống sau 6-8 tháng thì đạt tiêu chuẩn tôm trưởng thành và có thể tham gia sinh sản. Hình 2.1: Các giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng tôm (Motoh, 1981. Trích dẫn bởi Thạch Thanh và ctv, 2005) 15
  16. Bảng 2.1: Tuổi và kích cỡ các giai đoạn ấu trùng tôm Sú (P. Monodon) (Kungvankij et al., 1986. Trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009) Giai đoạn Chiều dài trung bình (mm) Thời gian sau khi nở Nauplius 1 0,32 15 giờ Nauplius 2 0,35 20 giờ Nauplius 3 0,39 1 ngày 2 giờ Nauplius 4 0,40 1 ngày 8 giờ Nauplius 5 0,41 1 ngày 14 giờ Nauplius 6 0,54 1 ngày 20 giờ Zoae 1 1,05 2 ngày 16 giờ Zoae 2 1,90 4 ngày 4 giờ Zoae 3 3,20 6 ngày Mysis 1 3,80 7 ngày 4 giờ Mysis 2 4,30 8 ngày 16 giờ Mysis 3 4,50 9 ngày 4 giờ Postlarvae 1 5,20 10 ngày 20 giờ Postlarvae 5 8,00 16 ngày Postlarvae 15 12,0 26 ngày Postlarvae 20 18,0 31 ngày 2.1.4 Phân biệt đực cái Theo Motor (1981), Dall et all., (1990) và Bray and Lawrence (1992), (trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Ở tôm đực, các nhánh trong của chân bụng thứ nhất biến thành cơ quan giao vĩ (Petasma). Cơ quan sinh dục của tôm đực bao gồm một đôi tinh sào, đôi ống dẫn tinh và đầu mút nằm ở vùng tim phía trên của gan tụy. Đầu cuối của ống có túi tinh và dẫn ra gốc chân ngực 5. Ở tôm cái có Thelycum. Thelycum là đĩa biến dạng của đốt ngực 7 và 8, ở tôm Sú có dạng Thelycum kín. Cơ quan sinh dục trong của tôm cái bao gồm một đôi buồng trứng và ống dẫn trứng. Buồng trứng kéo dài theo chiều dài cơ thể khi tôm trưởng thành. 16
  17. Hình 2.2: Vòng đời của tôm sú (Motoh, 1981. Trích dẫn bởi Thạch Thanh và ctv, 2005) 2.1.5 Kích cỡ thành thục Theo Motoh (1985) (trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009), cho rằng tôm đạt thành thục là lúc kích cỡ nhỏ nhất mà có thể thấy túi tinh ở đầu cơ quan giao vĩ của con đực và trong túi chứa tinh ở con cái. Trong tự nhiên thì các loài tôm thuộc giống Penaeus thường đạt tuổi thành thục sau 8-10 tháng. Tôm Sú (Penaeus monodon) là loài có kích cỡ lớn, song chúng có thể thành thục ở kích cỡ 35 g đối với con đực và 67,7 g đối với con cái. Trong ao, tôm đực có thể đạt thành thục ở trọng lượng 20 g và tôm cái ở 41,3 g. 2.1.6 Tập tính giao vĩ Đối với nhóm tôm biển nói chung và tôm Sú nói riêng, con đực thành thục sớm hơn con cái. Đối với tôm Sú quá trình sinh sản tuân theo quy luật: lột xác-giao vĩ-thành thục-đẻ trứng. Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009), thì quá trình giao vĩ của tôm biển diễn ra theo trình tự sau: - Một hay nhiều con đực bị con cái hấp dẫn, tiếp cận con cái từ phía sau, con đực chạm đầu gai chủy vào dưới đuôi con cái. - Con cái bên lên mặt và chúng rượt đuổi nhau hay bơi song song, con đực thường bơi phía dưới và sau con cái. - Con đực trở ngữa lên, đầu áp đầu, bụng áp bụng với con cái. 17
  18. - Sau đó con đực quay vuông góc 90o với con cái, búng co đầu và đuôi vài lần để chuyển túi tinh vào con cái. Hình 2.3: Đặc điểm giao vĩ của tôm Sú (Bray and Lawrence, 1992. Trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và ctv, 2009). 2.1.7 Sự phát triển của buồng trứng Ở tôm cái, có 5 giai đoạn phát triển của buồng trứng dựa trên sự khác biệt về cỡ, màu sắc trứng và độ rộng tuyến sinh dục (Primavera, 1980; Motoh, 1981; Solis, 1998; Hall et al., 2002. Trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Giai đoạn I (chưa phát triển): Buồng trứng mỏng, trong suốt, không nhìn thấy được từ bên ngoài. Giai đoạn II (giai đoạn phát triển): Buồng trứng mềm và có màu trắng hay xanh Ô liu, dạng dãy thẳng. Giai đoạn III (giai đoạn gần chín): Buồng trứng phát triển hơi lớn, kéo dài từ đầu ngực đến đốt bụng thứ VI, màu xanh nhạt. Giai đoạn IV (giai đoạn chín): Buồng trứng có dạng hạt kim cương, nở rộng phủ khắp đốt bụng thứ nhất, màu xanh ô liu hay xanh rêu đậm. 18
  19. Giai đoạn V (thoái hóa sau khi đẻ): Buồng trứng sau khi đẻ mềm, nhăn nheo. Bên trong chứa noãn bào còn non, follicule rỗng, một số trứng còn sót lại. Hình 2.4: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng (Primavera, 1983. Trích dẫn bởi Thạch Thanh và ctv, 2005) 19
  20. 2.1.8 Tập tính đẻ trứng Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm, thường từ 20:30-2:00 giờ sáng. Trong điều kiện tự nhiên, tôm thường đẻ một lần trong mỗi chu kỳ lột xác. Song, trong điều kiện nuôi, tôm có thể đẻ nhiều lần (có thể đến 13 lần) (Tăng Minh Khoa, 2010). Trước khi đẻ tôm cái nằm yên trên đáy bể. Khi bắt đầu đẻ trứng, tôm cái bơi tới và thỉnh thoảng búng nhanh. Sau đó, tôm bơi chậm lại và đẻ trứng rơi xuống đáy bể. Trứng đẻ ra ở chân ngực 3 qua túi tinh chạy ra phía sau thân và từ từ chìm xuống. Đôi khi, trứng không rơi đều ra mà dính lại thành đám trên đáy bể, điều này sẽ làm trứng không nở (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Thời gian của một lần đẻ trứng từ 3-4 phút. Các hoạt động của ánh sáng và âm thanh có thể ảnh hưởng đến hoạt động đẻ trứng của tôm. Tôm Sú có khả năng đẻ quanh năm nhưng vào hai đợt chính là tháng 3-4 và tháng 7-8 hàng năm. Sức sinh sản của tôm Sú tỷ lệ thuận với khối lượng của tôm, tôm thành thục ngoài tự nhiên có khối lượng 145 g thì sức sinh sản là 4.050 trứng/g, còn tôm thành thục trong lồng nuôi ở biển thì sức sinh sản là 3.413 trứng/g (Nguyễn Cơ Thạch và Phan Đình Phúc, 2000). 2.2 Tình hình sản xuất giống và nuôi tôm biển trên thế giới Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009), thì trong lịch sử phát triển của nghề sản xuất giống và nuôi tôm biển, một trong những mốc đầu tiên và quan trọng nhất là thành công trong nghiên cứu sản xuất giống loài tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus) trong bể lớn do Hudinaga thực hiện vào năm 1933 tại Nhật Bản. Năm 1966, Cook và Murphy đã thành công trong sản xuất giống nhân tạo loài tôm P.aztecus và P.setiferus bằng mô hình Galveston ở Texas (Mỹ). Trong thập kỷ 60 – 70, mô hình Galveston đã được ứng dụng rộng rãi ở Châu Á cho các loài tôm thẻ đuôi đỏ (F.indicus), tôm thẻ đuôi xanh (F.merguiensis), tôm sú (P.monodon). Trong thập kỷ 80, mô hình tuần hoàn cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công trong sản xuất giống tôm biển ở Tahiti và Polynesia (Pháp) (AQUACOP,1983 và 1985). Chương trình sản xuất tôm giống sạch bệnh và tiếp theo đó là sản xuất giống miễn nhiễm một số bệnh đặc thù ở tôm biển đã được bắt đầu ở Pháp từ 1987 trên đối tượng P.stiliferus, ở Mỹ từ 1989 trên tôm thẻ chân trắng (P.vanamei), và ở Úc từ 1995 trên tôm he Nhật Bản (P.japonicus) và 1999 trên tôm sú (P.monodon). Đến nay, đã có 24 loài tôm thuộc giống Penaeus và 7 loài thuộc giống Metapenaeus đã được nghiên cứu sinh sản nhân tạo, trong đó có 11 loài được ứng dụng sản xuất giống đại trà (Primavera, 1985; Jorry and Cabrera, 2003). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2