intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của sự nhiễm vi khuẩn edwardsiella ictaluri và thuốc trừ sâu cyrus lên sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học cá tra (pangasianodon hypophthalmus)

Chia sẻ: Nguyen Khanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

142
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của sự nhiễm vi khuẩn edwardsiella ictaluri và thuốc trừ sâu cyrus lên sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học cá tra (pangasianodon hypophthalmus).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của sự nhiễm vi khuẩn edwardsiella ictaluri và thuốc trừ sâu cyrus lên sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học cá tra (pangasianodon hypophthalmus)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ NHIỄM VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri VÀ THUỐC TRỪ SÂU CYRUS LÊN SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2010
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ NHIỄM VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri VÀ THUỐC TRỪ SÂU CYRUS LÊN SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG Ts. PHẠM MINH ĐỨC 2010 i
  3. LỜI CẢM TẠ Tôi xin trân trọng gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGs. Đỗ Thị Thanh Hương và Ts. Phạm Minh Đức đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin gởi lời cảm ơn đến các bạn Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Văn Toàn đã giúp đỡ và hỗ trợ về trang thiết bị trong suốt quá trình làm việc tại phòng thí nghiệm. Xin gởi lời cảm ơn đến các em sinh viên lớp liên thông Nuôi trồng Thủy sản K34 và K35 đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn dự án Physcam đã hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẽ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn! ii
  4. TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu sự nhiễm bệnh và hóa chất lên một số chỉ tiêu huyết học của cá tra. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 thí nghiệm: thí nghiệm 1 cá nhiễm thuốc trừ sâu với nồng độ cypermethrin (LC50-96 giờ, 1/2 LC50-96 giờ) và đối chứng, thí nghiệm 2 cá nhiễm bệnh do vi khuẩn Edwardsiella icaluri ở mật độ 3,5x104cfu/ml, 3,5x102cfu/ml và đối chứng tiêm nước muối sinh lý. Kết quả cho thấy cypermethrin có độ độc cao đối với cá tra (LC50-96 giờ là 0,072 mg/L). Số lượng hồng cầu và tỷ lệ huyết cầu giảm khi cá tiếp xúc thuốc, sau 6, 9 giờ có dấu hiệu tăng nhẹ và tiếp tục giảm sau đó. Số lương bạch cầu có dấu hiệu giảm khi cá nhiễm cypermethrin đến 96giờ mới có dấu hiệu tăng nhưng vẫn thấp hơn so với đối chứng. MCV, MCH, MCHC có biến động nhưng không đáng kể so với đối chứng. Đối với thí nghiệm cá nhiễm vi khuẩn E. ictaluri kết quả phân tich một số chỉ tiêu huyết học cho thấy số luợng hồng cầu cá tra ở các nghiệm thức nhiễm vi khủẩn E. ictaluri dao động từ 1,4-1,51 triệu tế bào/mm3 giảm có ý nghĩa thống kê so với cá khỏe (1,85 triệu tế bào/mm3). Số lượng bạch cầu dao động từ 14,94-16,02 nghìn tế bào/mm3 giảm có ý nghĩa thống kê so với cá khỏe (18,08 nghìn tế bào/mm3). Trong đó, tế bào lympho và tiểu cầu giảm nhưng số bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính tăng. Kết quả nhiên cứu của đề tài cung cấp thông tin có giá trị làm cơ sở cho nghiên cứu ứng dụng trong chuẩn đóan và phòng trị bệnh ở cá tra nuôi. iii
  5. ABSTRACT The aim of this study was to investigate the effects of pesticide and bacteria on hematological parameters of Tra fish. There was 2 experiments: the first experiment was randomly designed with 2 different concentrations of cypermethrin (LD50-96 hours and 1/2 LD50-96 hours) and control. The second experiment were infected with bacteria Edwardsiella ictaluri on Tra fish. The result showed cypermethrin was highly toxic to Tra fish (LC50-96h is 3,89 mg/L). The erythrocyte quantity and hematocrit value decreased after administration of cypermethrin. MCV, MCH and MCHC were changed lightly and non-significant with control. Results from haematological analysis evealed a significant reduction in total number red blood cell in infected striped catfish (ranged from 1,4-1,51 milion cells/mm3) compared to the healthy one (1,85 milion cells/mm3). The number of white blood cell in infectedstriped catfish ranged from 14,94-16,02 thousand cells/mm3 which was signficant lower than the number of white cells in health striped catfish (18,08 thousand cells/mm3). Of these, the number of lymphocyte and thrombocyte decreased but the monocyte and neutrophil increased. Results from this study provide valuable basic information for further applied study diagnosis, and effective method for antibacterial in striped catfish farming. iv
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết, luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ dự án Physcam, các kết quả này chưa dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào. Dự án có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho dự án. Tác giả luận văn Trần Thị Phương Thảo v
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................i TÓM TẮT .............................................................................................................ii ABSTRACT .........................................................................................................iii LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................iv MỤC LỤC.............................................................................................................v DANH SÁCH BẢNG .........................................................................................vii DANH SÁCH HÌNH ..........................................................................................vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................viii CHƯƠNG 1: .........................................................................................................1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1 1.1 Giới thiệu..........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................2 1.3 Nội dung của đề tài ..........................................................................................2 1.4 Thời gian thực hiện đề tài ................................................................................2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3 2.1 Tổng quan về cá tra ..........................................................................................3 2.1.1 Phân lọai...................................................................................................3 2.1.2 Đặc điểm sinh học....................................................................................3 2.2 Sinh lý máu và huyết học của cá......................................................................4 2.2.1 Chức năng của máu ..................................................................................4 2.2.2 Thành phần và đặc tính lý hóa học của máu ............................................4 2.3 Một số nghiên cứu về huyết học ở cá...............................................................6 2.4 Tổng quan tình hình bệnh, sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản...........................................................................................................................7 2.4.1 Tình hình bệnh cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long................................7 2.4.2 Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản..............9 2.5 Tổng quan thuốc trừ sâu Cyrus (chứa hoạt chất cypermethrin).....................10 2.5.1 Cypermethrin: ......................................................................................10 2.6 Một số nghiên cứu về vi khuẩn Edwardsiella ictaluri....................................8 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................12 3.1 Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................12 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................12 3.1.2 Dụng cụ thí nghiệm .................................................................................12 3.1.3 Hóa chất ..................................................................................................12 3.1.4 Vi khuẩn ..................................................................................................13 3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm:......................................................................13 3.2.1 Thí Nghiệm 1: Xác định LC50 của Cypermerthrin ..................................13 3.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của vi khuẩn E. ictaluri lên một số chỉ tiêu huyết học của cá tra giống....................................................................................14 3.2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của Cypermerthrin lên một số chỉ tiêu chỉ tiêu huyết học của cá tra giống....................................................................................15 3.3 Phương pháp thu mẫu ....................................................................................15 vi
  8. 3.3.1 Thời gian thu mẫu ..................................................................................15 3.4 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu huyết học...............................................16 3.5 Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................17 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................18 4.1 Giá trị LC50 của thuốc trừ sâu Cyrus 25EC chứa hoạt chất cypermethrin lên cá tra. ....................................................................................................................18 4.2 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Cyrus chứa hoạt chất cypermethrin lên chỉ tiêu huyết học ..............................................................................................................19 4.2.1 Số lượng hồng cầu..................................................................................19 4.2.2 Số lượng bạch cầu ..................................................................................21 4.2.3 Hàm lượng huyết sắc tố (Hemoglobin, mmol/l) ....................................22 4.2.4 Tỷ lệ huyết cầu (%) ................................................................................23 4.2.5 Thể tích hồng cầu (MCV) ......................................................................24 4.2.6 Khối lượng trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu (MCH) ...........25 4.3 Ảnh hưởng của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri lên chỉ tiêu huyết học cá tra 27 4.3.1 Số lượng hồng cầu..................................................................................28 4.3.2 Số lượng bạch cầu ..................................................................................29 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................32 5.1 Kết luận ..........................................................................................................32 5.2 Đề xuất ...........................................................................................................32 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................33 Phụ lục 1..............................................................................................................39 Phụ lục 2..............................................................................................................40 Phụ lục 3..............................................................................................................42 Phụ lục 4..............................................................................................................43 Phụ lục 5..............................................................................................................45 Phụ lục 6..............................................................................................................54 Phụ lục 7..............................................................................................................54 Phụ lục 8..............................................................................................................55 Phụ lục 9..............................................................................................................55 Phụ lục 10............................................................................................................56 Phụ lục 11............................................................................................................56 Phụ lục 12............................................................................................................57 Phụ lục 13............................................................................................................57 vii
  9. DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1: Số lượng hồng cầu thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin........................ 31 Bảng 4.2: Số lượng bạch cầu thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin ........................ 32 Bảng 4.3: Hàm lượng huyết sắc tố (mmol/l) thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin . 33 Bảng 4.4: Tỷ lệ huyết cầu (%) thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin ....................... 34 Bảng 4.5: Thể tích hồng cầu thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin .......................... 34 Bảng 4.6: MCH (pg) thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin ...................................... 35 Bảng 4.7: MCHC (%) thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin ................................... 36 Bảng 4.8: Các chỉ tiêu huyết học thí nghiệm cá tiêm vi khuẩn E.ictaluri............. 37 viii
  10. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.7: Cấu tạo Cypermethrin ..........................................................................10 Hình 4.1 Cá bệnh mủ gan.....................................................................................27 Hình 4.2 Các loại bạch cầu ..................................................................................30 ix
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long BVTV Bảo vệ thực vật LC50 lethal concentration 50 (ngưỡng gây chết 50% sinh vật thí nghiệm) MCV mean cell volume (Thể tích hồng cầu) MCH mean cell hemoglobin (Khối lượng trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu) MCHC mean cell hemoglobin concentration (Nồng độ của huyết sắc tố trong hồng cầu) x
  12. CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Có thể nói hiện nay trên thế giới có hàng trăm đối tượng thủy hải sản được gia hóa và sử dụng cho nuôi trồng thủy sản ở cả 3 môi trường: ngọt, lợ và mặn. Trong nhóm các đối tượng nuôi nước ngọt, cá tra là lòai cá da trơn có giá trị kinh tế cao. Trong những năm gần đây, cá tra là một trong những đối tượng nuôi quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Cần Thơ, diện tích nuôi đến tháng 11 là 14.113 ha, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó diện tích nuôi cá tra là 581 ha; sản lượng nuôi đạt 164.579 tấn vượt 8% so với cùng kỳ. Vĩnh Long diện tích nuôi cá tra là 405,9 ha và sản lượng đạt 108.746 tấn . Với sự mở rộng nhanh chóng của nghề nuôi, vấn đề suy thoái môi trường và dịch bệnh đã và đang trở thành một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản nước ngọt Việt Nam. Theo Phạm Đình Khôi (2009) trong vòng 5 năm qua, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh đã làm tỷ lệ sống trung bình của cá nuôi giảm từ 90% xuống còn 80%. Lý Thị Thanh Loan và ctv. (2006) khi thu và phân lập vi khuẩn gây bệnh trên cá Tra ở ĐBSCL thì bệnh gan, thận mủ do Clostridium sp. chiếm 69,38%, xuất huyết do Aeromonas sp. chiếm 44,89% và Pseudomonas sp. chiếm 4,08%. Song, xu hướng hiện nay việc phòng trị bệnh trên cá nước ngọt ở nước ta vẫn còn chủ yếu dựa vào việc sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất kể cả những lọai hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, khiến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do danh mục các lọai thuốc và hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Các chỉ tiêu huyết học cá đang ngày càng được nghiên cứu nhiều trong quản lý bệnh thủy sản, và có thể được dùng để chỉ tình trạng sức khỏe của cá cũng như chất lượng nước, như máu trong mang có liên hệ trực tiếp với môi trường nước và môi trường thay đổi bất lợi có thể được phản ánh trong hệ thống tuần hòan (Mulcahy, 1975). Có một vài nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của các loại thuốc trừ sâu lên chỉ tiêu huyết học cá (Srivastava, 1988; Khattak and Hafeez, 1996; Tavares et al., 1999; Svoboda et al., 2001). Nghiên cứu sự thay đổi các chỉ tiêu huyết học và chức năng đào thải ở từng giai đoạn và nồng độ thuốc trừ sâu khác nhau của cá rô phi Orieochromis mossambicus (Sampath et al., 1993). Vấn 1
  13. đề đặt ra là có sự khác biệt như thế nào về một số chỉ tiêu huyết học của cá tra khi có sự tác động của tác nhân sinh học và hóa học. Chính vì những lý do trên mà đề tài: “Ảnh hưởng của sự nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và thuốc trừ sâu Cyrus lên sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu của đề tài Xác định một số yếu tố huyết học của cá tra khỏe và cá nhiễm bệnh do vi khuẩn và hóa chất từ đó đánh giá sự biến đổi một số chỉ tiêu huyết học của cá nhiễm bệnh và hóa chất nhằm cung cấp dẫn liệu khoa học cho việc chẩn đoán và đánh giá sức khỏe ở cá nuôi. 1.3 Nội dung của đề tài - Xác định LC50-96 giờ của thuốc trừ sâu Cyrux 25EC (hoạt chất cypermethrin) trên cá tra giống. - Ảnh hưởng của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri CT 258 lên một số chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu, hematorite và hemoglobin) của cá tra giống. - Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Cyrux 25EC lên một số chỉ tiêu chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu, hematorite và hemoglobin) của cá tra giống. 1.4 Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 8/2009 đến tháng 12/2010 2
  14. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học cá tra 2.1.1 Phân loại: cá tra là một trong số 11 lòai thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được xác định ở sông Cửu Long. Tài liệu phân lọai gần đây nhất của tác giả Rainboth xếp cá tra nằm trong giống cá tra dầu (Pangasianodon). Bộ Siluriformes Họ Pangasiidae Giống Pangasianodon Loài Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) 2.1.2 Đặc điểm sinh học Cá tra có khả năng sống trong điều kiện môi trường nhiều mùn bã hữu cơ, nước tù đọng, oxi hòa tan thấp (Dương Nhựt Long, 2003). Cá tra thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn, trong điều kiện ao nuôi cá dễ thích ứng với nhiều loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật (Lê Như Xuân, 2000). Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ (nồng độ muối 7-10‰), có thể chịu đựng được nước phèn với pH =4.5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15 oC, nhưng chịu nóng tới 39oC (VINAFIS, 2004). Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và cũng có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước có oxi hòa tan rất thấp (Lê Như Xuân, 2000). 2.1.3 Hiện trạng nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL ĐBSCL có tiềm năng và lợi thế tự nhiên đặc biệt cho phát triển nghề nuôi cá tra. Năng suất nuôi cá tra bình quân đạt tới mức 150-300 tấn/ha, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL 2007 lên đến 7000 ha đạt sản lượng trên 1 triệu tấn với giá trị xuất khẩu hơn 1 tỉ USD (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2008). Toàn vùng có 157 trại giống, năm 2007 và đã sản xuất được 4,1 tỉ cá giống đủ đáp ứng cho nhu cầu nuôi (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2008). Ở ĐBSCL phong trào nuôi cá tra thâm canh phát triển mạnh ở khu vực ven sông Tiền và sông Hậu, nhất là ở tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên do phát triển tự phát về diện tích và gia tăng cao mật độ nuôi 20-30con/m2 lên 50-70con/m2 thì ngoài việc tăn sản lượng, thu nhập cho 3
  15. người nuôi nó có dẫn đến môi trường nuôi ở một số nơi có dấu hiệu ô nhiễm và dịch bệnh xảy ra thường xuyên gây thiệt hại lớn về kinh tế.. Một số bệnh thường gặp ở cá tra nuôi như lở loét, đốm đỏ, đốm trắng, hoại tử và xuất huyết các vây, tuột nhớt, bệnh gan thận mủ. 2.2 Sinh lý máu và huyết học của cá Ở cá, máu chiếm 2-4% trọng lượng cơ thể, ít hơn những động vật có xương sống khác (5-8%). Những thông số huyết học của cá liên quan đến tuổi, giới tính, khẩu phần ăn, lòai, mùa vụ trong năm và nhiệt độ nước (Branson, 1993). 2.2.1 Chức năng của máu Máu cá tương tự như động vật có xương sống khác bao gồn thể dịch và các thành phần tế bào (Hibiya, 1982). Máu cá cũng có chức năng vận chuyển (khí, dinh dưỡng, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất), chức năng điều hòa thể dịch, chức năng bảo vệ, duy trì môi trường bên trong cơ thể (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). 2.2.2 Thành phần và đặc tính lý hóa học của máu Tế bào máu gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). Hồng cầu: Theo Supranee et al. (1991), hồng cầu đuợc chia thành 2 nhóm: hồng cầu trưởng thành và hồng cầu chưa trưởng thành. Ở cá có dạng hình bầu dục, hai bên lồi, ở giữa có nhân, kích thước biến đổi tùy theo lòai cá, to nhất là cá sụn, cá miệng tròn rồi đến cá xương. Ở cá tra khoảng 6,16×6,87 µm. Hồng cầu biến động theo tình trạng sinh lý của cá, theo giống loài, theo chế độ dinh dưỡng, theo tuổi cũng như sự biến động của các yếu tố môi trường. Hồng cầu là những tế bào có tính đàn hồi có thể co dãn được và biến đổi hình thể để chui vào các mao mạch. Thành phần hóa học của hồng cầu gồm nước (60%), chất khô (40%) trong đó chủ yếu là hemoglobine (90%). Mỗi hồng cầu chứa khỏang 340 triệu phân tử Hemoglobine. Ngoài ra cũng có protein, lipip, muối vô cơ và enzyme. Lượng Hemoglobine biến đổi theo sự biến đổi số lượng hồng cầu (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). Bạch cầu: Theo Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền (2000) bạch cầu là loại tế bào có nhân lớn, kích thước lớn hơn hồng cầu, số lượng bạch cầu biến đổi tùy loài, sinh lý, tuổi, dinh dưỡng, nhiệt độ, thành thục sinh dục. Chức năng của bạch cầu là bảo vê cơ thể chống lại sự xâm nhập vào cơ thể bằng phương thức thực bào (do monocyte và neutrophil leucocyte) và tạo kháng thể (do 4
  16. lymphocyte), góp phần vào quá trình rụng trứng và quá trình tiêu hóa. Dựa vào các đặc tính bắt màu và thuốc nhuộm mà người ta chia ra làm 2 nhóm: bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt. Bạch cầu có hạt: Nguyên sinh chất của bạch cầu có hạt bắt màu và nhân có nhiều thùy. Tùy loại màu nhuộm mà người ta chia thành bạch cầu ưa acid (acidophil leucocyte), bạch cầu ưa kiềm (basodophil leucocyte) và bạch cầu trung tính (neutrophil leucocyte). Bạch cầu trung tính (neutrophil leucocyte) có số lượng nhiều nhất trong tổng số bạch cầu, chiếm từ 60-70%. Có nhiều trong máu ngoại vi, giữ vai trò chủ chốt trong phản ứng viêm, có khả năng ăn những tế bào nhỏ nên được gọi là tiểu thực bào. Do vậy khi cơ thể bị thương, bạch cầu trung tính kéo đến để thực bào vi khuẩn và các vật lạ. Nhân của bạch cầu này luôn biến đổi. Lúc còn non nhân có hình que, khi già nhân phân ra các thùy, có thể từ 2-5 thùy. Bạch cầu ưa acid (acidophil leucocyte): chiếm từ 2-4% tổng số bạch cầu, đường kính từ 10-12 micron, các hạt trong nguyên sinh chất bắt màu acid. Hạt trong nguyên sinh chất của bạch cầu này có kích thước lớn hơn hạt trong nguyên sinh chất của các loại bạch cầu có hạt khác. Bạch cầu ưa acid tăng số lượng khi cơ thể bị cảm nhiễm vi khuẩn, cảm nhiễm kí sinh trùng đường ruột và cá trạng thái dị ứng cũng như tiêm protein lạ vào cơ thể. Bạch cầu ưa kiềm (basodophil leucocyte): chiếm từ 0,5-1% tổng số bạch cầu. Đường kính từ 8-10 micron. Các hạt trong nguyên sinh chất bắt màu thuốc nhuộm kiềm. Ở một số lòai cá không có lọai bạch cầu này. Chức năng của nó chưa rõ nhưng khi thiếu vitamin A, lọai bạch cầu này tăng lên rõ rệt. Bạch cầu không hạt: là lọai không hạt bắt màu và nhân không chia thùy, có 2 loại: monocyte (có 1 nhân) và lymphocyte (có nhiều nhân). Monocyte: có một nhân, liên kết với cá mô của cơ quan đích (thận, tỳ tạng, ống tiêu hóa,...) để thực hiện chức năng thực bào ngay trong huyết quản, chỉ tồn tại vài ngày trong tuần hòan máu, tham gia vào quá trình trình diện kháng nguyên. Lymphocyte: chiếm khỏang 20-25% tổng số bạch cầu, ở các động vật còn non có thể chiếm đến 50%. Có khả năng thực bào khi ra ngoài mạch máu vào tổ chức liên kết. Có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch sau khi liên kết với các mô của cơ quan đích. Tiểu cầu: có kích thước nhỏ cỡ nhân hồng cấu, hình thoi không ổn định, tồn tại trong máu từ 5-9 ngày, có nhân to, có một lớp nguyên sinh chất mỏng có vai trò 5
  17. trong quá trình đông máu vì nó dễ tan để giải phóng men Thronbokinaza có tác dụng biến fibrinogen thành fibrin (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). Đặc tính lý hóa học của máu: máu cá có tỉ trọng bình quân 1,032- 1,051 (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). Độ dẫn điện cá nước ngọt thấp hơn so với động vật bậc cao và áp suất thẩm thấu biến động tùy lòai (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). 2.3 Một số nghiên cứu về huyết học ở cá Benli và Yildiz (2004) đã có nghiên cứu là có sự thay đổi các chỉ tiêu huyết học của cá rô phi nhiễm Edwardsiella tarda. Theo Ueda et al. (2001) nghiên cứu thành phần các loại huyết cầu cá rô phi (Oreochromis niloticus) cho biết ở cá rô phi có các loại huyết cầu tương tự ở người gồm hồng cầu, tiểu cầu và các loại bạch cầu. Tác giả mô tả chi tiết hình dạng, cấu tạo và chức năng của các loại huyết cầu cá rô phi. Nghiên cứu về huyết học ở cá trê trắng (Clarias batrachus) tác giả cho biết có 5 lọai tế bào máu tham gia vào vòng tuần hoàn máu gồm hồng cầu, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu cầu và tế bào lympho (Chinabut et al., 1991). Trong khi đó, Hrubec et al. (2000) đã đưa ra những số liệu cụ thể về kích thước và số lượng từng lọai huyết cầu cá rô phi lai (Oreochromis hybrid). Cá Trắm cỏ bị nhiễm bệnh do Aeromonas hydrophila thì số lượng hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng lên. Kích thước tế bào hồng cầu cá bệnh nhỏ hơn cá bình thường. So với cá khỏe bình thường, tỷ lệ các bạch cầu dạng basophil, neutrophil, bạch cầu monocyt, bạch cầu lymphocyt trong máu đều thay đổi. Hiện tượng tăng bạch cầu lymphocyt cho thấy vai trò của tế bào lympho trong hoạt động bảo vệ cơ thể (Lưu Thị Dung, 2000). Khi sử dụng Basudin ở nồng độ 3,7mg/l đối với cá chép và cá mè vinh và 3,5mg/l đối với cá rô phi thì tỉ lệ huyết cầu đều tăng so với đối chứng được thí nghiệm trong bể kính và bể ximăng tại thời điểm 12 giờ, ngòai ra thể tích hồng cầu trung bình của đối tượng thí nghiệm đều giảm và tỉ lệ với nồng độ thuốc (Đỗ Thị Thanh Hương, 1998). Theo Murty (1988) lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu lươn ở các nghiệm thức thí nghiệm ảnh hưởng của thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ gia tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng, và mức gia tăng vẫn giữ cao thậm chí khi lươn được thả trở lại môi trường nước không có thuốc (trích dẫn bởi Đỗ Thị Thanh Hương, 1998). Theo Pimpão et al. (2006) thì khi nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc Deltamthrin lên huyết học và enzime của cá Ancisstrus multipinis ở cả 2 nồng độ 0,1 và 0,3mg/kg đều tăng hồng cầu và bạch cầu. Theo Đỗ Thị Thanh Hương 6
  18. (1998) khi nghiên cứu ảnh hưởng của Basudin lên huyết học của cá chép, cá rô phi và mè vinh thì thấy số lượng hồng cầu tăng 1,3 lần ở cá chép, 1,5 lần ở cá rôphi, 1,6 lần ở cá mè vinh sau khi tiếp xúc với thuốc 12 giờ ở nồng độ LC50 96 giờ. Theo Svobodova et al. (1992) cho rằng số lượng hồng cầu và Hemoglobin của cá chép tăng có ý nghĩa thống kê so với đối chứng khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu có gốc lân hữu cơ, trong khi đó tỉ lệ huyết cầu thì ngược lại (trích dẫn bởi Đỗ Thị Thanh Hương, 1998). Tổng số lượng hồng cầu, hemoglobin và tỉ lệ huyết sắc tố của cá Heteropneustes fossilis bị giảm xuống, trong khi đó số lượng bạch cầu tăng lên và làm chậm quá trình đông máu sau khi cá nhiễm MG (Srivastava et al., 1996). Nguyễn Thanh Phương và Đỗ Thị Thanh Hương (1997) nghiên cứu sự thay đổi sinh lý bên ngoài của cá rô phi (Oreochromis niloticus) giống thì thấy khi đưa thuốc Methyl parathion (MP) vào các bể thí nghiệm thì lô có nồng độ cao nhất (17 và 24 ppm) cá dần dần bất động và chìm xuống đáy bể sau 2 giờ tiếp xúc với thuốc. Nghiên cứu của Vosyliense et al. (2003) về ảnh hưởng của NH3 lên máu cá hồi (Oncorhynchus mykiss) trương thành trong thời gian 14 ngày ở các nồng độ 0,09; 0,04; 0,024; 0,012 ppm. Kết quả cho thấy hàm lượng hemoglobin và số lượng hồng cầu trong máu giảm có ý nghĩa (P
  19. nặng nhất là trong giai đọan giao mùa, thời tiết, nhiệt độ thay đổi đột ngột và vào mùa mưa, mùa nước đổ. Trên cá Tra bè bệnh do vi khuẩn chủ yếu do Edwardsiella ictaluri, Aeromonas hydrophila, Pseudomnas sp. và Flavobacterium columnaris (Nguyễn Quốc Thịnh, 2006). Trên cá Tra nuôi ao, khảo sát của Truong Thi Ho et al. (2008) cho thấy E. ictaluri hiện diện 87,9% trong số 58mẫu phân lập từ 65 mẫu cá bệnh, A. hydrophila là 3,03% trong 2 mẫu phân lập và 9,07% trong 6 mẫu phân lập là thuộc các vi khuẩn khác. Nguyễn Chính (2005) khảo sát các hộ nuôi cá tra ao ở An Giang và Cần Thơ bệnh xuất huyết dưới da xuất hiện ở 100% hộ điều tra, bệnh xuất huyết ở gốc vây, hốc mắt chiếm 29%, bệnh xuất huyết đường ruột chiếm 12%. Bệnh xuất huyết dưới da xảy ra nhiều nhất là thời điểm giao mùa và người dân cho rằng nếu không điều trị kịp thời cá thương phẩm có thể chết 30%. Tại Trà Vinh, Châu Hồng Thúy (2008) báo cáo tỷ lệ cá Tra nhiễm bệnh xuất rất cao chiếm 85,4%, thấp hơn bệnh mủ gan (96%) nhưng lớn hơn rất nhiều so với bệnh trắng gan trắng mang (28,2%), bệnh phù đầu (18,8%) và bệnh đỏ mỏ đỏ kỳ (4,2%). Theo nghiên cứu của Lê Thanh Hùng và ctv. (2000), Từ Thanh Dung (2003) hiện tượng chết hàng loạt trong quá trình ương cá Tra bột có liên quan tới việc cá bị sốc, cá cắn và ăn lẫn nhau tạo điều kiện cho vi khuẩn A. hydrophila tấn công và làm chết cá. Một số nghiên cứu về vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. E. ictaluri là vi khuẩn kị khí không bắt buộc, hình que, Gram âm, kích thước biến đổi, không di động, lên men, không bị oxi hóa, phân bố rộng (Từ Thanh Dung và ctv, 2004). Các chỉ tiêu sinh hóa của E. ictaluri đều âm tính, riêng lysine và glocose cho phản ứng dương tính (Từ Thanh Dung và ctv, 2004). Theo thí nghiệm của Newton et al. (1989), cá nheo (channel catfish) được ngâm trong dung dịch có lượng ki khuẩn 5×108 cfu/ml có 93% cá nheo bị nhiễm bệnh. Plumb and Hilge (2007) xác định LD50 của E. ictaluri trong thí nghiệm với cá da trơn Châu Âu là 5,6×106 và LD50 của E. ictaluri trong thí nghiệm cảm nhiễm với cá nheo (Ictalurus punctatus) là 104. Lương Trần Thục Đoan (2006) khi gây cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm vi khuẩn E. ictaluri trên cá tra ở nhiệt độ 260C – 280C đưa ra kết luận mật độ vi khuẩn 1×106 cfu/ml và 1×105 cfu/ml có độc lực đủ mạnh để gây chết cá. Hùynh Chí Thanh (2007) cho biết LD50 là 3,16×106 cfu/ml khi tiến hành phân lập vi khuẩn ở ngòai tự nhiên (cá tra bệnh mủ gan ở An Giang). Vi khuẩn E. ictaluri đã được phân lập trên cá trê sông nâu (Ictalurus nebulosus) và vi khuẩn này cũng được phát hiện trên cá nheo Mỹ (channel catfish) (Hawke, 1979). Ngòai ra Crumlish (2001) và Bùi Quang Tề (2003) vi 8
  20. khuẩn này cũng được phân lập trên cá tra nuôi (Pangasius hypophthalmus) (trích dẫn của Bùi Quang Tề, 2005). Rahman and Kawai (2000) thí nghiệm gây cảm nhiễm Aeromonas hydrophila cá vàng bằng 4 cách gây cảm nhiễm là tiêm ở bụng (3×108 - 3×104 cfu/ml), ở cơ (8×108 – 8×104 cfu/ml), ở da (8,5×108 – 8,5×104 cfu/ml) và ngâm cá trong vi khuẩn (4,6×108 – 4,6×104 cfu/ml). So sánh kết quả cho thấy tiêm dưới da có biểu hiện độc lực cao nhất với LD50 là 106,4 cfu/ml. 2.4.2 Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản Việc sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản rất khó kiểm sóat. Theo Nguyễn Xuân Lý và Nguyễn Chu Hồi (2003) trong ao nuôi thủy sản đều có sử dụng thuốc và hóa chất. Theo Nguyễn Thị Phương Nga (2004) trong 40 lọai hóa chất được sử dụng trong mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh chủ yếu với mục đích diệt tạp và xử lý nước và kháng sinh được người nuôi sử dụng trong quá trình nuôi thường ở dạng kháng sinh đơn lẻ chủ yếu. Cách sử dụng thuốc thì chủ yếu người nuôi dựa vào kinh nghiệm và tự pha trộn. Theo trích dẫn của Hồ Thị Thanh Tuyền (2008) người nuôi dùng thuốc theo chỉ dẫn của người bán hoặc theo nhãn thuốc (64%), theo kinh nghiệm bản thân (59%), rất ít người theo chỉ dẫn của cán bộ khuyến ngư (3%). Mặt khác người nuôi biết rõ về danh mục các lọai thuốc cấm nhưng một số người vẫn còn sử dụng mà chưa hiểu rõ về các nguy cơ của việc sử dụng thuốc, hóa chất trong phòng trị bệnh cá (Nguyễn Chính, 2005). Theo kết quả kiểm sóat dư lượng các chất độc hại trong sản phẩm thủy sản nuôi tháng 12/2007 của Bộ Thủy sản cập nhật ngày 29/1/2008 tại Cao Lãnh - Đồng Tháp phát hiện một mẫu cá tra nhiễm Chloramphenicol (0,43 ppb), phát hiện dư lượng kháng sinh hạn chế sử dụng thuộc nhóm Fluoroquinolones trong 05 mẫu cá tra, trong đó có 04 mẫu nhiễm Enrofloxacin/Ciprofloxacin (03 mẫu tại Châu Đốc, Long Xuyên, Chợ Mới – An Giang; 01 mẫu tại Thốt Nốt, Cần Thơ, giá trị phát hiện từ 2,33 – 70,7 ppb) và 01 mẫu nhiễm Sarafloxacin (tại Thốt Nốt- Cần Thơ với mức phát hiện là 10,1 ppb) nhưng đều ở dưới mức giới hạn tối đa cho phép. Theo báo cáo 05 mẫu cá tra có dư lượng flofeniclo (tại Châu Đốc- An Giang; Thốt Nốt, Ô Môn-Cần Thơ, Phụng Hiệp-Hậu Giang, Tx. Vĩnh Long-Vĩnh Long, mỗi địa phương 01 mẫu) nhưng đều thấp hơn nhiều so với mức giới hạn tối đa cho phép (giá trị phát hiện từ 0,2 đến 210,69 ppb). Tại Đồng Tháp, Nguyễn Quốc Thịnh (2006) nhận thấy rằng, có 48 loại thuốc kháng sinh trị bệnh thì Encrofloxacine chiếm 83,3% và Encrofloxacine chiếm 69,6%. Châu Hồng 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2