Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 103
download
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long. Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm các kiến thức cần thiết và vận dụng trong bài luận cùng chủ đề của mình thật tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN ĐỖ MINH CHUNG PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ LÓC NUÔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2010
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN ĐỖ MINH CHUNG PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ LÓC NUÔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. LÊ XUÂN SINH 2010
- XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG i
- LỜI CẢM TẠ Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Thủy sản, Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và thực hiện đề tài trong thời gian qua. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Xuân Sinh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô giảng dạy chương trình cao học Nuôi trồng Thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và tận tâm truyền đạt những kiến thức chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian học tập. Xin gởi lời cảm ơn đến các thành viên hội đồng đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến chỉnh sửa luận văn tốt nghiệp; cùng cảm ơn đến Bộ môn Quản lý và kinh tế nghề cá đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại các trạm thủy sản; Chi cục Thủy sản các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, TP Cần Thơ và Hậu Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện đề tài này. Xin cám ơn toàn thể các anh chị lớp Cao học Thủy Sản khóa 15 cùng các em sinh viên khóa 32 ngành Kinh tế Thủy sản và Quản lý Nghề cá đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu và thực hiện luận văn. Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn của chương trình cao học. Tác giả ii
- TÓM TẮT Nghề nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) đã có từ khá lâu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và gần đây đã được đa dạng với một số loài cá lóc đen (Channa striatus) (đầu nhím, đầu vuông, lóc lai) theo nhiều mô hình nuôi khác nhau ở vùng ảnh hưởng lũ hằng năm. Đề tài “Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở ĐBSCL” được thực hiện trên địa bàn 4 tỉnh nuôi cá lóc trọng điểm, gồm: An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ và Hậu Giang nhằm nghiên cứu về hiện trạng và khả năng phát triển của ngành hàng cá lóc ở ĐBSCL. Có 5 tác nhân chính tham gia vào chuỗi giá trị cá lóc: hộ nuôi, vựa thu mua, cơ sở chế biến, sạp bán lẻ và người tiêu dùng; và 2 nhóm hỗ trợ là quản lý chợ và quản lý ngành. Thời gian nuôi cá lóc thương phẩm bình quân từ 4-6 tháng/vụ tùy theo loài nuôi và giá bán thời điểm thu hoạch mà thời gian nuôi có thể kéo dài hơn. Mật độ cá giống thả bình quân của tất cả các mô hình là 204 con/m2 (114 con/m3) với tỷ lệ sống tới khi thu hoạch đạt khoảng 53,2% và năng suất khoảng 41,9 kg/m3/vụ. Giá thành sản xuất cá lóc khoảng 29,7 ngàn đồng/kg và khi bỏ qua chi phí cá tạp mà các hộ tự khai thác làm thức ăn cho cá lóc thì giá thành giảm xuống còn 24,4 ngàn đồng/kg. Nguồn cung cấp cá lóc nguyên liệu cho các vựa thu mua chủ yếu từ các hộ nuôi cá lóc (54,7%) và các chủ vựa bán lại cho các vựa lớn hơn ở TPHCM (58,8%). Còn người bán lẻ ở các chợ tập trung bán cho người tiêu dùng trực tiếp tại địa phương. Tổng lượng cá lóc mua vào để chế biến khô cá lóc bình quân khoảng 8,2 tấn/cơ sở /năm, chủ yếu được mua từ các vựa thu mua (84,4%) và nguồn tiêu thụ chính là ở TPHCM (60,4%). Tổng lượng cá lóc nguyên liệu mua vào của các cơ sở chế biến mắm cá lóc bình quân khoảng 9,0 tấn/cơ sở/năm, hầu hết được mua trực tiếp từ người nuôi cá lóc (39,6%). Hiện nay, lượng cá lóc tự nhiên giảm mạnh nên một số cơ sở chế biến tìm nguồn cá lóc tự nhiên thay thế từ Campuchia (5,7%), lượng cá lóc tự nhiên này được nhập về nhiều vào mùa lũ hằng năm. Có 10 kênh phân phối sản phẩm cá lóc trong toàn bộ chuỗi, trong đó có 2 kênh thị trường chính với lượng cá lóc tiêu thụ nhiều nhất là kênh 3 (tiêu thụ tại ĐBSCL) và kênh 9 (tiêu thụ tại TP HCM). Lợi nhuận phân phối cho các tác nhân tham gia là không đồng đều, chủ yếu tập trung nhiều cho các vựa thu mua (chiếm từ 87,9-93,4% lợi nhuận của toàn chuỗi). Các hộ bán lẻ tuy tạo ra lợi nhuận/kg là cao nhất nhưng sản lượng bán ra lại thấp hơn các nhóm khác, do đó tổng lợi nhuận mỗi hộ bán lẻ thu được cũng thấp hơn các nhóm còn lại. iii
- Có 5 biến độc lập ảnh hưởng đồng thời cùng lúc có ý nghĩa (p
- ABSTRACT Cage culture of giant snakehead (Channa micropeltes) was started in 1960s while the farming of common snakehead fish (Channa striatus) was started in 1990s and spread by different farming systems in the flood-prone areas of the Mekong Delta. The study titled “Value chain analysis of cultural snakehead product in the Mekong Delta” was carried out in An Giang, Dong Thap, Can Tho and Hau Giang province aiming to study the status and sollution for the development snakehead culture in the Mekong Delta. There are 5 main groups of actors of snakehead value chain (farmers, traders, processors, retailers and end consumers). There are also two chain supporters, including market managers and government officers. Average stocking duration was 4-6 months/crop depending on cultured species and selling price at the harvest. Average stocking density was 204 fish/m2 (or 114 fish/m3) with the average survival rate of 53.2% and the average yield was 41.9 kg/m3/crop. Production cost was VND 29,700 per kg and if the cost of self-captured trash fish was not taken into account, this cost was reduced about VND 24,400 per kg only. Most of local traders bought table snakehead directly from the grow-out farms (54.7%) and resold the fish to bigger traders in HCM city (58.8%). All retailers in the local markets sold out the bought fish to local consumers. For dried snakehead processors, average amount of raw fish bought was 8.2 tons/processor/year, of which 84.4% was bought from fish traders. They sold out their dried fish to HCM city after processing (60.4%). Average purchased quantity of raw snakehead bought by fish sauce processors was 9.0 tons/processor/year, of which 39.6% was bought from grow-out farms. Today, some sauce processors bought wild snakehead from Cambodia (5.7%) due to the depletion of wild fish and the trade of wild snakehead from Cambodia was mainly in flooding season (September to December). There were 10 marketing channels of snakehead fish, of which TWO most important channels were number 3 (fish were consumed in the Mekong Delta) and number 9 (fish were sold and consumed in HCM city). Profit was distributed not fair among the chain actors, traders recieved more profit than others (about 87.9-93.4% of total chain profit). The retailers received the hightest level of profit per kg but the profit they obtained was lower than other actors that of due to small amount of fish purchased. v
- There were 5 independent variables affecting to fish yield at the same time at p
- CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Ngày tháng năm 2010 Ký tên Đỗ Minh Chung vii
- MỤC LỤC Trang Tóm tắt........................................................................................................ iii Abstract.........................................................................................................v Danh sách bảng .............................................................................................x Danh sách hình .............................................................................................xi Danh sách các từ viết tắt ............................................................................ xiii Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................1 1.1 Giới thiệu ...........................................................................................1 1.2 Mục tiêu của đề tài .............................................................................2 1.3 Nội dung của đề tài.............................................................................2 1.4 Thời gian thực hiện đề tài...................................................................2 Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3 2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản.............................................................3 2.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản thế giới .....................................3 2.1.2 Tình hình nuôi thủy sản ở Việt Nam........................................4 2.1.3 Tình hình nuôi thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long.............6 2.2 Tình hình nghiên cứu về cá lóc...........................................................7 2.3.1 Một số thông tin về phân bố và phân loại cá lóc ......................7 2.3.2 Tình hình phát triển ngành hàng cá lóc ....................................9 2.3 Thông tin về chuỗi giá trị .................................................................14 2.3.1 Khái niệm về chuỗi giá trị .....................................................14 2.3.2 Các phương pháp đánh giá chuỗi giá trị.................................16 2.3.3 Các nghiên cứu về chuỗi giá trị .............................................19 2.4 Các tài liệu mới nhất liên quan đến chủ đề của nghiên cứu ...............21 Chương III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................22 3.1 Thời gian và phạm vi nghiên cứu .....................................................22 3.2 Phương pháp thu thập số liệu............................................................22 3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................23 Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................25 4.1 Thông tin chung về các nhóm tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá lóc.25 4.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của các nhóm tác nhân.....27 4.2.1 Nhóm sản xuất giống, ương và nuôi thương phẩm cá lóc.......27 4.2.2 Nhóm thương lái ...................................................................47 4.2.3 Nhóm chế biến ......................................................................55 4.2.4 Nhóm tiêu dùng.....................................................................60 4.2.5 Nhóm quản lý........................................................................66 viii
- 4.3 Phân tích lợi ích-chi phí của các tác nhân tham gia chuỗi .................70 4.3.1 Sơ đồ và kênh phân phối chuỗi giá trị cá lóc..........................70 4.3.2 Phân phối lợi ích – chi phí trong chuỗi giá trị cá lóc ..............73 4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá lóc nuôi...............................75 4.4.1 Phương trình hồi qui đa biến .................................................75 4.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến năng suất cá lóc nuôi ..........76 4.5 Phân tích ma trận SWOT..................................................................77 Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................83 5.1 Kết luận............................................................................................83 5.1.1 Hộ sản xuất ...........................................................................83 5.1.2 Nhóm thương lái ...................................................................83 5.1.3 Cơ sở chế biến.......................................................................84 5.1.4 Chuỗi giá trị ..........................................................................84 5.1.5 Quản lý ngành .......................................................................84 5.2 Đề xuất.............................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................86 PHỤ LỤC....................................................................................................91 ix
- DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Việt Nam...................5 Bảng 2.2: Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương ở ĐBSCL ....7 Bảng 3.1: Số mẫu dự kiến thu trong quá trình nghiên cứu............................23 Bảng 4.1: Thông tin chung về các nhóm tác nhân ........................................26 Bảng 4.2: Thông tin về thiết kế trại sản xuất giống ......................................28 Bảng 4.3: Thông tin về cá bố mẹ cho trại SXG............................................29 Bảng 4.4: Thông tin về thức ăn cho trại SXG ..............................................29 Bảng 4.5: Thông tin về thu hoạch cho trại SXG...........................................30 Bảng 4.6: Chi phí sản xuất của trại SXG......................................................32 Bảng 4.7: Thông tin về thiết kế mô hình trong ương cá lóc giống ................33 Bảng 4.8: Thông tin về con giống khi ương cá lóc.......................................33 Bảng 4.9: Thông tin về Thức ăn khi ương cá lóc..........................................34 Bảng 4.10: Thông tin về Thu hoạch cá lóc sau khi ương..............................35 Bảng 4.11: Các chỉ tiêu tài chính khi ương cá lóc ........................................37 Bảng 4.12: Thiết kế công trình nuôi cá lóc...................................................38 Bảng 4.13: Con giống cho nuôi cá lóc .........................................................39 Bảng 4.14: Lượng thức ăn sử dụng và hệ số thức ăn cho nuôi cá lóc ...........41 Bảng 4.15: Thu hoạch cho nuôi cá lóc .........................................................42 Bảng 4.16: Các chỉ tiêu tài chính cho nuôi cá lóc.........................................44 Bảng 4.17: Các chỉ tiêu tài chính khi không tính chi phí thức ăn tự khai thác44 Bảng 4.18: Thông tin về địa điểm kinh doanh của nhóm thương lái.............47 Bảng 4.19: Hoạt động mua bán kinh doanh của nhóm thương lái ................48 Bảng 4.20: Hiệu quả tài chính của nhóm thương lái.....................................51 Bảng 4.21: Cho điểm các yếu tố cần quan tâm khi mua bán cá lóc ..............52 Bảng 4.22: Thông tin về sản phẩm chế biến khô cá lóc................................56 Bảng 4.23: Thông tin về sản phẩm chế biến mắm cá lóc..............................58 Bảng 4.24: Các hoạt động sản xuất của hộ tiêu dùng ...................................61 Bảng 4.25: Chi phí sinh hoạt của hộ tiêu dùng.............................................61 Bảng 4.26: Số lần mua thực phẩm của các hộ tiêu dùng...............................61 Bảng 4.27: Số lượng thực phẩm mỗi lần mua của các hộ tiêu dùng .............62 Bảng 4.28: Giá mua của các loại thực phẩm của các hộ tiêu dùng ...............62 Bảng 4.29: Loài thủy sản ưa thích sử dụng ..................................................63 Bảng 4.30: Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của nhóm tiêu dùng ...................63 Bảng 4.31: Thông tin về tiêu dùng cá lóc đen ..............................................65 Bảng 4.32: Cho điểm ưu tiên (1-10) đối với các sản phẩm từ cá lóc ............66 Bảng 4.33: Thông tin về quản lý chợ ...........................................................67 Bảng 4.34: Diện tích và sản lượng cá lóc ở các tỉnh khảo sát năm 2009.......69 Bảng 4.35: Phân phối lợi ích chi phí của các nhóm tác nhân tham gia chuỗi 74 Bảng 4.36: Phân tích tổng hợp lợi ích của các nhóm tác nhân tham gia chuỗi.........................................................................................75 Bảng 4.37: Mô hình hồi qui giữa năng suất và các yếu tố ảnh hưởng...........75 Bảng 4.38: Các yếu tố ảnh hưởng mạnh lên năng suất cá lóc .......................77 Bảng 4.39: Ma trận SWOT và giải pháp phát triển ngành hàng cá lóc ở ĐBSCL.....................................................................................82 x
- DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Sản lượng thủy sản thế giới............................................................3 Hình 2.2: Sản lượng nuôi thủy sản thế giới ....................................................4 Hình 2.3: Sản lượng thủy sản ở Việt Nam năm 1997 – 2009 và kế hoạch 2010 ..............................................................................................4 Hình 2.4: Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam năm 1997 – 2009 và kế hoạch 2010 ...............................................................................6 Hình 2.5: Cá lóc đen (Channa striata) ...........................................................9 Hình 2.6: Cá lóc bông (Channa micropeltes).................................................9 Hình 2.7: Biến động giá cá lóc nuôi trong năm (2007-2009)........................13 Hình 2.8: Biến động giá khô cá lóc trong năm (2007-2009).........................13 Hình 2.9: Chuỗi giá trị của Michael Porter (1985) .......................................17 Hình 2.10: Hệ thống giá trị của Michael Porter (1985) ................................18 Hình 2.11: Chuỗi giá trị gạo ở Thái Lan ......................................................19 Hình 2.12: Chuỗi giá trị trái bơ ở Đắk Lắk ..................................................20 Hình 2.13: Chuỗi giá trị cá tra ở An Giang ..................................................20 Hình 3.1: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long ..............................................24 Hình 4.1 Sơ đồ các nhóm tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá lóc ..................25 Hình 4.2: Hình thức hoạch động kinh doanh của nhóm sản xuất..................27 Hình 4.3: Nguồn cung cấp cá bố mẹ cho sản xuất giống ..............................28 Hình 4.4: Cơ cấu các loại thức ăn được sử dụng trong sản xuất giống .........30 Hình 4.5: Cơ cấu nguồn tiêu thụ cá giống ....................................................31 Hình 4.6: Cơ cấu chi phí cố định của sản xuất giống ...................................31 Hình 4.7: Cơ cấu chi phí biến đổi của sản xuất giống ..................................31 Hình 4.8: Cơ cấu nguồn cung cấp cá giống cho các hộ ương .......................34 Hình 4.9: Cơ cấu lượng thức ăn được cung cấp từ các nguồn khi ương........35 Hình 4.10: Cơ cấu tiêu thụ cá giống khi ương..............................................36 Hình 4.11: Cơ cấu chi phí cố định của ương giống ......................................37 Hình 4.12: Cơ cấu chi phí biến đổi của ương giống .....................................37 Hình 4.13: Số ao, vèo, bè nuôi của các hộ nuôi cá lóc..................................39 Hình 4.14: Số vụ nuôi/năm của các hộ nuôi cá lóc.......................................39 Hình 4.15: Nguồn cá giống cho nuôi cá lóc thương phẩm............................40 Hình 4.16: Cơ cấu tổng lượng thức ăn cho cá lóc nuôi.................................41 Hình 4.17: Giá bình quân của các loại thức ăn cho cá lóc nuôi ....................41 Hình 4.18: Nguồn tiêu thụ cá lóc thương phẩm............................................43 Hình 4.19: Cơ cấu chi phí cố định khi nuôi cá lóc........................................43 Hình 4.20: Cơ cấu chi phí biến đổi khi nuôi cá lóc ......................................43 Hình 4.21: Một số hình ảnh của nhóm sản xuất và ương giống cá lóc..........45 Hình 4.22: Một số hình ảnh của nhóm nuôi cá lóc thương phẩm..................46 Hình 4.23: Nguồn cung cấp cá lóc nguyên liệu cho bán sỉ ...........................49 Hình 4.24: Nguồn tiêu thụ cá lóc nguyên liệu cho bán sỉ .............................49 Hình 4.25: Nguồn cung cấp cá lóc nguyên liệu cho bán lẻ ...........................49 Hình 4.26: Nguồn tiêu thụ cá lóc nguyên liệu cho bán lẻ .............................49 Hình 4.27: Nguồn cung cấp khô cá lóc cho bán lẻ .......................................50 Hình 4.28: Nguồn tiêu thụ khô cá lóc cho bán lẻ..........................................50 xi
- Hình 4.29: Nguồn cung cấp mắm cá lóc cho bán lẻ .....................................50 Hình 4.30: Nguồn tiêu thụ mắm cá lóc cho bán lẻ........................................50 Hình 4.31: Một số hoạt động mua bán cá lóc tươi sống của nhóm thương lái/chủ vựa...................................................................................53 Hình 4.32: Một số hoạt động mua bán cá lóc của nhóm bán lẻ ở chợ...........54 Hình 4.33: Nguồn cung cấp cá lóc nguyên liệu cho chế biến khô.................56 Hình 4.34: Nguồn tiêu thụ khô cá lóc của điểm chế biến khô.......................56 Hình 4.35: Loài cá lóc được sử dụng để chế biến mắm ................................57 Hình 4.36: Các dạng sản phẩm sau khi chế biến mắm cá lóc .......................57 Hình 4.37: Nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến mắm.........................58 Hình 4.38: Nguồn tiêu thụ khô cá lóc của điểm chế biến mắm.....................58 Hình 4.39: Một số hình ảnh khi chế biến mắm cá lóc...................................59 Hình 4.40: Một số hình ảnh khi chế biến khô cá lóc ....................................60 Hình 4.41: Cơ cấu chi phí, thu nhập và lợi nhuận của hộ tiêu dùng nông thôn ..........................................................................................64 Hình 4.42: Cơ cấu chi phí, thu nhập và lợi nhuận của hộ tiêu dùng thành thị .............................................................................................64 Hình 4.43: Nguồn bán cá lóc đen cho người tiêu dùng nông thôn ................65 Hình 4.44: Nguồn bán cá lóc đen cho người tiêu dùng thành thị ..................65 Hình 4.45: Sơ đồ chuỗi giá trị cá lóc ở ĐBSCL ...........................................72 xii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CIRAD Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế của Pháp về Phát triển nông nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐHCT Đại học Cần Thơ FAO Tổ chức nông lương thế giới GDP Tổng thu nhập quốc dân GTZ Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Đức INRA Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Pháp IRAM Viện Tiêu chuẩn Argentina KTTS Khai thác thủy sản M4P Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo NESDB Ủy ban phát triển kinh tế và xã hội quốc gia (Thái Lan) NN&PTNN Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thuỷ sản SWOT Ma trận SWOT SXG Sản xuất giống TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh VAC Mô hình vườn ao chuồng ValueLinks Liên kết giá trị WTO Tổ chức thương mại thế giới xiii
- Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Ngành thủy sản nước ta đang phát triển rất nhanh và là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, nuôi trồng thủy sản (NTTS) càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với việc đảm bảo an toàn lương thực và góp phần không ngừng cải thiện hiệu quả sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho phát triển NTTS với 976.500 ha diện tích mặt nước, trong đó 293.500 ha diện tích mặt nước ngọt (Tổng cục Thống kê, 2006). Diện tích NTTS năm 2007 hơn 1 triệu ha và sản lượng đạt hơn 2,1 triệu tấn, trong đó NTTS nước ngọt là 0,3 triệu ha với nhiều đối tượng nuôi và mô hình nuôi khác nhau (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009). Năm 2009, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt hơn 2,5 triệu tấn và kế hoạch 2010 đạt gần 2,7 triệu tấn (Bộ NN&PTNN, 2010). Trong những năm qua, NTTS ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã trở thành thế mạnh kinh tế rất quan trọng của vùng và đóng góp phần lớn cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, diện tích NTTS toàn khu vực là 723.800 ha với sản lượng đạt 1.526.557 tấn, bằng khoảng 70% sản lượng NTTS của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2009). Khi nói đến sự gia tăng sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt thì phải kể đến sự gia tăng sản lượng cá da trơn (cá tra, cá basa), cá lóc, tôm càng xanh,… Cá lóc là loài cá nước ngọt đặc trưng ở Việt Nam (Mai Đình Yên, 1978) và hiện nay được nuôi nhiều ở ĐBSCL. Cá lóc là loài cá được ưa chuộng tiêu thụ hàng đầu ở Việt Nam, nhất là ở ĐBSCL (Lê Xuân Sinh & ctv, 1998). Do cá lóc là đối tượng tương đối dễ nuôi, được nuôi với nhiều mô hình khác nhau (như nuôi trong ao đất, ao nổi, mùng vèo và lồng bè) và có thể nuôi qui mô nhỏ để xóa đói giảm nghèo hoặc nuôi thâm canh với mật độ cao (Lê Xuân Sinh & ctv, 2009). Ngoài ra, cá lóc nuôi là sản phẩm có khả năng thay thế cá lóc đồng tự nhiên, do lượng cá lóc đồng giảm mạnh trong những năm gần đây. Tổng hợp của các tỉnh thuộc ĐBSCL năm 2009 cho thấy sản lượng cá lóc nuôi cho toàn vùng đạt hơn 40.000 tấn, tăng hơn 1000 tấn so với năm 2008, trong đó cá lóc bông chiếm gần 20%. Tuy nhiên, các mô hình nuôi cá lóc hiện nay chủ yếu là tự phát và sử dụng thức ăn tươi sống như cá tạp nước ngọt, cá biển, ốc bươu vàng, cua đồng làm ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản tự nhiên, chủ yếu là cá nước ngọt 1
- (Nguyễn Phước Tuyên, 2000; Huỳnh Thu Hòa, 2004). Giá cá lóc thương phẩm không ổn định do chủ yếu tiêu thụ nội địa, trong khi xuất khẩu các sản phẩm cá lóc còn hạn chế (Báo Cần Thơ, 2007). Các nghiên cứu về cá lóc còn ít và các hoạt động nuôi cá lóc là hoàn toàn tự phát chưa quy hoạch làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ cá lóc hiện nay. Việc xác định các tác nhân tham gia trong ngành hàng cá lóc cần được đánh giá để cung cấp thêm thông tin về ngành hàng và hỗ trợ cho công tác quản lý ngành. Từ đó, đề tài “Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích được chuỗi giá trị của cá lóc ở ĐBSCL. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân tham gia ngành hàng cá lóc đồng thời góp phần quản lý tốt hơn ngành hàng này tại địa bàn nghiên cứu. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Mô tả và phân tích được tình hình phát triển sản xuất của ngành hàng cá lóc nuôi ở địa bàn nghiên cứu. (2) Phân tích được tình hình sản xuất kinh doanh cá lóc nuôi theo từng nhóm tác nhân tham gia ngành hàng. (3) Phân tích và đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các tác nhân tham gia ngành hàng. (4) Phân tích được nhận thức của các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng. (5) Đề xuất được những giải pháp cơ bản để cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân tham gia ngành hàng. 1.3 Nội dung của đề tài (1) Khảo sát tình hình phát triển ngành hàng cá lóc từ sản xuất và cung cấp cá giống tới nuôi thịt và khâu tiêu thụ cá lóc nuôi ở ĐBSCL. (2) Mô tả việc cung cấp, tiêu thụ, chi phí, thu nhập và giá trị gia tăng trong sản xuất kinh doanh cá lóc theo từng nhóm tác nhân tham gia. (3) Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các tác nhân tham gia ngành hàng. (4) Phân tích ma trận SWOT của các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng và công tác quản lý ngành. 1.4 Thời gian thực hiện đề tài Đề tài được thực hiện trong 12 tháng, từ tháng 09/2009 đến tháng 09/2010. 2
- Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản 2.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới Hiện nay, nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên thế giới phát triển rất nhanh với tốc độ tăng bình quân 8.8%/năm (theo báo cáo của FAO). Năm 2006, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đạt 144 triệu tấn, trong đó tổng sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 92 triệu tấn (63,9%) và sản lượng thuỷ sản nuôi đạt 52 triệu tấn (36,1%). Khai thác còn chiếm tỉ trọng cao nhưng hầu như không tăng và có xu hướng giảm trong các năm qua do đã đạt mức năng suất tối đa. 160 Triệu tấn 140 120 100 80 60 40 20 Tổng Khai thác Nuôi trồng 0 Năm 19 19 19 20 20 20 20 20 20 20 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 Hình 2.1: Sản lượng thủy sản thế giới (FAO, 2008) Hiện nay, thủy sản nuôi chiếm khoảng 45% khối lượng tiêu thụ thủy sản của con người, với 48 triệu tấn/năm. Sản lượng nuôi thủy sản ở các nước Châu Á chiếm khoảng 88% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu. Về sản lượng nuôi thì cá chép đứng đầu với 21 triệu tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt 13,5 triệu tấn, các loài thuỷ sản nước ngọt khác đạt 8,6 triệu tấn, giáp xác và tôm đạt 4,4 triệu tấn. Năm 2006, sản lượng thủy sản nuôi nước ngọt của Việt Nam là 1,66 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ (FAO, 2008). Đến năm 2030, thế giới sẽ cần thêm 37 triệu tấn thủy sản mỗi năm để duy trì được mức tiêu thụ như hiện nay do dân số tăng (FAO, 2005). Vì các ngư trường truyền thống đã gần chạm mức khai thác tối đa nên nuôi thủy sản là cách duy nhất để bù đắp thiếu hụt. Nhưng việc đó chỉ có thể thực hiện được nếu được xúc tiến và quản lý một cách có trách nhiệm, sự phát triển của nghề nuôi thủy sản phải đặc trong mối quan hệ chặt chẽ với nghề khai thác thủy sản và sự biến động sản lượng thủy sản, thị trường tiêu thụ trong vùng, khu vực, toàn cầu. Một báo cáo của FAO (2005) khẳng định chỉ có nuôi trồng thủy sản mới có thể xóa 3
- đói giảm nghèo và giảm tình trạng suy dinh dưỡng. Riêng ở Châu Á, NTTS trực tiếp tạo ra việc làm cho khoảng 12 triệu người. 60 Triệu tấn Trung Quốc Ấn Độ Việt Nam 50 40 30 20 10 0 Năm 19 19 19 20 20 20 20 20 20 20 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 Hình 2.2: Sản lượng nuôi thủy sản thế giới (FAO, 2008) 2.1.2 Tình hình nuôi thủy sản ở Việt Nam Trước thế kỷ 20 nghề nuôi thủy sản ở nước ta gần như chưa phát triển, mãi đến những năm của thập kỉ 30 nghề nuôi thủy sản mới bắt đầu phát triển ở miền Bắc, đến nay thì đã phát triển khắp cả nước (Trung tâm tin học Thủy sản, 2008). Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn trong 10 năm (1999-2009) thì sản lượng thủy sản tăng lên gần 3 lần, đạt 4,8 triệu tấn vào năm 2009. Xu hướng phát triển này cũng theo xu hướng của thế giới, sản lượng thủy sản gia tăng trong các năm qua chủ yếu là do tăng sản lượng nuôi trồng, trong khi sản lượng khai thác tăng rất châm và có dấu hiệu bão hòa trong 5 năm trở lại đây (đạt 1,93-2,28 triệu tấn). Ngành thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,4%/năm. Đây là một bước tiến nhảy vọt góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu cũng như cung cấp nguồn thực phẩm tiêu dùng trong nước. 6 Triệu tấn Tổng Khai thác Nuôi trồng 5 4 3 2 1 0 Năm 19 19 19 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Hình 2.3: Sản lượng thủy sản ở Việt Nam năm 1997 – 2009 và kế hoạch 2010 (Báo cáo của Bộ NN&PTNN, 2010) 4
- Nước ta có diện tích nước ngọt nội địa rất rộng lớn, bên cạnh đó là hệ thống sông suối, kênh mương dày đặc có tiềm năng diện tích NTTS rất lớn. Trong năm 2007, diện tích có khả năng phát triển thủy sản trong cả nước là 1,7 triệu ha, sản lượng thủy sản cả nước đạt 4,28 triệu tấn trong đó khai thác đạt 2,12 triệu tấn, nuôi trồng 2,16 triệu tấn, kể từ 2006 thì Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3 về sản lượng NTTS thế giới (năm 2005 Việt Nam chỉ đứng thứ 6) (FAO, 2008). Kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 4 của Việt Nam (5,25% GDP Việt Nam) và đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu thủy sản thế giới. Diện tích NTTS tăng đều theo từng năm, từ 0,64 triệu ha năm 2000 lên 1,05 triệu ha năm 2008 (Tổng cục Thống kê, 2009). Bảng 2.1: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ĐVT: 1.000 ha Sơ bộ Diễn giải 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 TỔNG SỐ 641,9 755,2 797,7 867,6 920,1 952,6 976,5 1018,8 1052,6 D.tích nuôi mặn, lợ 397,1 502,2 556,1 612,8 642,3 661,0 683,0 711,4 713,8 - Nuôi cá 50,0 24,7 14,3 13,1 11,2 10,1 17,2 24,4 21,5 - Nuôi tôm 324,1 454,9 509,6 574,9 598,0 528,3 612,1 633,4 629,3 - TS khác 22,5 22,4 31,9 24,5 32,7 122,2 53,4 53,3 62,7 - Ươm, nuôi giống TS 0,5 0,2 0,3 0,3 0,4 0,4 0,3 0,3 0,3 D.tích nuôi nước ngọt 244,8 253,0 241,6 254,8 277,8 291,6 293,5 307,4 338,8 - Nuôi cá 225,4 228,9 232,3 245,9 267,4 281,7 283,8 294,6 326,0 - Nuôi tôm 16,4 21,8 6,6 5,5 6,4 4,9 4,6 5,4 6,9 - TS khác 2,2 0,5 0,4 1,0 1,1 1,6 1,7 2,8 2,2 - Ươm, nuôi giống TS 0,8 1,8 2,3 2,4 2,9 3,5 3,4 4,6 3,7 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009) Ngành NTTS Việt Nam đã có dấu hiệu bão hòa về quy mô (diện tích sản xuất), năng suất, hiệu quả và sản lượng. NTTS ở Việt Nam có điểm yếu là diện tích mặt nước dùng trong nuôi trồng vẫn còn hạn chế so với tiềm lực có thể khai thác và tập trung chủ yếu ở ĐBSCL, trong đó thì thủy sản nước ngọt có sản lượng lớn nhất còn thủy sản nước lợ, mặn mà đặc biệt tôm sú là loài có giá trị, chiếm tỉ trọng lớn và được ưu tiên trong xuất khẩu (FAO, 2008). Ở Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh mà thủy sản đánh bắt gần bờ đã bị khai thác tới giới hạn và đánh bắt xa bờ còn hạn chế thì việc đáp ứng nhu cầu về thủy sản sẽ chủ yếu do ngành nuôi trồng cung ứng. Hiện Việt Nam đứng thứ năm trong số các nước đứng đầu thế giới về cung cấp sản lượng thủy sản nuôi trồng. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Sử dụng chất chiết xuất từ cây hoàng kỳ (astragalus membranaceus) để phòng bệnh mủ gan do vi khuẩn edwardsiella ictaluri trên cá tra (pangasinodon hypophthalmus).
65 p | 293 | 70
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen (channa striata)
76 p | 265 | 69
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến
30 p | 203 | 67
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu tuổi thành thục và thử nghiệm sinh sản lươn đồng (monopterus albus zuiew, 1793)
92 p | 316 | 63
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (penaeus monodon) ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
119 p | 266 | 57
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và tăng trưởng của cá rô phi (oreochromis niloticus)
52 p | 297 | 40
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long.
70 p | 190 | 39
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng
81 p | 161 | 38
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng Bến Tre ở đồng bằng sông Cửu Long
102 p | 180 | 34
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Đánh giá khả năng cải thiện chất lượng nước của nhóm vi khuẩn chuyển hóa đạm trong hệ thống ương tôm sú (penaeus monodon)
89 p | 165 | 29
-
Luận văn Cao học: Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio trong xử lý chất lót chuồng nuôi gà tại Vĩnh Phúc
27 p | 173 | 29
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu sản xuất cá trê phi Clarias gariepinus (Burchell, 1822) đực bằng Hormone 17-α Methyltestosterone
72 p | 178 | 26
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của sự nhiễm vi khuẩn edwardsiella ictaluri và thuốc trừ sâu cyrus lên sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học cá tra (pangasianodon hypophthalmus)
68 p | 142 | 22
-
Luận văn cao học: Đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh Sagi Bio-1 trong xử lý chất lót chuồng nuôi gà tại Tam Dương - Vĩnh Phúc
79 p | 119 | 22
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch (scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau
99 p | 155 | 20
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên một số chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và tỉ lệ các bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) giai đoạn giống
124 p | 145 | 17
-
Luận văn cao học nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của malachite green và nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý và men cholinesterase của cá tra (pangasianodon hypophthalmus)
76 p | 191 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn