intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Lựa chọn thức ăn để nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn phục vụ sản xuất chế phẩm sinh học

Chia sẻ: Trương Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án tốt nghiệp này được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định thức ăn tổng hợp để nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn; xác định nồng độ và loại thức ăn thêm phù hợp để nuôi trưởng thành; xác định khả năng sử dung thức ăn nhân tạo để sản xuất chế phẩm sinh học NPV. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Lựa chọn thức ăn để nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn phục vụ sản xuất chế phẩm sinh học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỰA CHỌN THỨC ĂN ĐỂ NHÂN NUÔI SÂU KHOANG SỐ LƯỢNG LỚN PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC Ngành: Công Nghệ Sinh Học Chuyên ngành: Công Nghệ Sinh Học Giảng viên hướng dẫn :TS. Nguyễn Thị Hai Sinh viên thực hiện :Thạch Lai Huône MSSV :1411100043 Lớp :14DSH01 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỰA CHỌN THỨC ĂN ĐỂ NHÂN NUÔI SÂU KHOANG SỐ LƯỢNG LỚN PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC Ngành: Công Nghệ Sinh Học Chuyên ngành: Công Nghệ Sinh Học Giảng viên hướng dẫn :TS. Nguyễn Thị Hai Sinh viên thực hiện :Thạch Lai Huône MSSV :1411100043 Lớp :14DSH01 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nguyên cứu này là do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hai, bộ môn Công Nghệ Sinh Học, trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TPHCM, Ngày tháng năm Sinh viên thực hiện đồ án
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, em trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến Cô TS. Nguyễn Thị Hai đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian học, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về tinh thần và vật chất trong quá trình nguyên cứu, chỉnh sửa chu đáo nội dung và hình thức luận văn. Đặt biệt, Cô đã tận tâm động viên, lo lắng những lúc em gặp khó khăn trong quá trình hoàn thành đồ án này. Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô của Khoa Công Nghệ Sinh Học đã cung cấp những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành và bảo vệ đồ án. Cuối cùng, con xin chân thành biết ơn Ba, Mẹ, Em đã khuyến khích, động viên và chăm lo các công việc gia đình để con hoàn thành đồ án này. TPHCM, Ngày tháng năm Sinh viên thực hiện đồ án
  5. iii TÓM TẮT Việc nhân nuôi sâu khoang trên thức ăn nhân tạo từ sâu tuổi 1 đến trưởng thành được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ 270 ± 10 C, ẩm độ 65 ± 5%. Kết quả đã xác định được thành phần thức ăn gồm đậu trắng (200g), đậu nành(10g), tinh bột (30g), men bánh mì (30g), Vitamin E (10ml), Vitamin tổng hợp(10ml), Methyl paraben (2.5g), Ascorbic acid (1.5g), agar (10g), formalin 40% (1ml), nước cất (1000ml) là thích hợp nhất để sản xuất sâu khoang (Spodoptera litura) với các chỉ tiêu trọng lượng sâu 10 ngày tuổi đạt 0.53 g; thời gian phát dục của sâu non là 15,25 ngày; tỷ lệ sâu vào nhộng đạt 91,33%; tỷ lệ nhộng vũ hóa là 92,96%; khả năng đẻ trứng là 6.33 ổ trứng/con cái; giá thành cho một mẻ thức ăn của công thức này là 26.578đ, nuôi được 200 sâu. Từ khóa: Sâu khoang Spodoptera litura, thức ăn nhân tạo sâu non
  6. iv ABSTRACT SELECTION OF ARTIFICIAL DIET FOR MASS REARING OF THE TOBACCO CATERPILLAR, SPODOPTERA LITURA The aim of research is evaluate a artificial diet for mass rearing of Spodoptera littoralis. The result showed that ingredients consisted of cowpea (200g), soybean (10 g), Starch (30g), yeast (30g), vitamin E (10ml), synthetic vitamin(10ml), Ascorbic acid (1.5g), Methyl paraben (2.5g), agar (10g), formalin 40% (1ml), Distilled water (1000ml) was the best for mass rearing of Spodoptera littoralis. This artificial diet successfully supported the growth and development with larval weight (10 days old) was 0.53g, larval period were 15.25 days respectively , the Percentage to Pupation and Adult emergence were 91.33 and 92.96% respectively. The Fecundity was 6.33 egg mass per femalen. The cost of 1 batch of diet was VND 26.578, on which 200 neonate larvae can be reared. Key words: tobacco bollworm Spodoptera litura, artifical diet, caterpillar
  7. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT.............................................................................................................. iv MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài ............................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .............................3 1.1 GIỚI THIỆU VỀ SÂU KHOANG ...............................................................3 1.1.1 Đặc điểm gây hại .......................................................................................3 1.1.2 Đặc điểm hình thái.....................................................................................4 1.1.3 Đặc tính sinh học .......................................................................................7 1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỨC ĂN NHÂN TẠO NHÂN NUÔI SÂU Ở NƯỚC NGOÀI .......................................................................................................9 1.2.1 Nghiên cứu thức ăn nhân tạo nhân nuôi sâu ở nước ngoài .......................9 1.2.2Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn thêm đến sự phát triển của trưởng thành. ................................................................................................................18 1.3 Tình hình nghiên cứu thức an nhân tạo nhân nuôi sâu khoang Ở Việt Nam ..19 1.4 Kỹ thuật nuôi nhân sâu hàng loạt ....................................................................21 1.4.1 Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh khi nuôi nhân sâu.............................22 1.4.2 Biện pháp chống thoái hóa quần thể sâu nuôi .........................................22 1.4.3 Kỹ thuật nhân nuôi sâu khoang ...............................................................23
  8. iv 1.5 Giới thiệu về virus NPV gây bệnh côn trùng ..................................................24 1.5.1 Đặc điểm hình thái: .................................................................................24 1.5.2 Cấu trúc NPV ..........................................................................................24 1.5.3 Quy trình sản xuất NPV ..........................................................................26 CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......28 2.1 Vật Liệu Và Đối Tượng Nguyên Cứu .............................................................28 2.1.1 Nguồn sâu làm thí nghiệm.......................................................................28 2.1.2 Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm ..............................................................28 2.2 Nội Dung Nguyên Cứu ...................................................................................29 2.3 Phương Pháp Nghiên Cứu...............................................................................29 2.3.1 Xác định công thức thành phần thức ăn nhân tạo để nhân nuôi ấu trùng sâu khoang (Spodoptera litura).........................................................................29 2.3.2 Xác định thức ăn thêm để nuôi trưởng thành sâu khoang (Spodoptera litura) ................................................................................................................33 2.3.3 Xác định khả năng sử dụng thức ăn nhân tạo để sản xuất chế phẩm sinh học NPV ...........................................................................................................34 CHƯƠNG 3..............................................................................................................37 KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................................37 3.1. Xác định thức ăn tổng hợp để nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn ...............37 3.1.1. Trọng lượng sâu tuổi 3 ...........................................................................37 3.1.2. Trọng lượng nhộng .................................................................................39 3.1.3.Thời gian phát dục của sâu non ...............................................................39 3.1.4. Tỷ lệ sâu sống sót, sâu vào nhộng và nhộng vũ hóa của sâu khoang ....40 3.1.5.Thời gian sống của trưởng thành .............................................................43 3.1.6. Khả năng sinh sản của trưởng thành ......................................................43 3.2. Xác định nồng độ và loại thức ăn thêm phù hợp để nuôi trưởng thành .........45 3.2.1. Thời gian sống của trưởng thành được cho ăn thêm ..............................45 3.2.2. Khả năng sinh sản của trưởng thành được cho ăn thêm .........................46
  9. v 3.3 Xác định khả năng sử dụng thức ăn nhân tạo để sản xuất chế phẩm sinh học NPV .......................................................................................................................47 3.3.1 Số sâu chết ...............................................................................................47 3.3.2 Hiệu lực gây chết .....................................................................................48 3.3.3 Trọng lượng sâu.......................................................................................48 3.3.4 Lượng virus/ sâu ......................................................................................49 3.4 Giá thành nuôi sâu ở các công thức ................................................................51 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................54 4.1. Kết luận ..........................................................................................................54 4.2. Kiến nghị ........................................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................55
  10. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh NPV: Virus đa diện nhân (Nuclear Polyhedrosis Virus). CT1: Công thức 1 CT2: Công thức 2 CT3: Công thức 3 CT4: Công thức 4 CT5: Công thức 5 CT6: Công thức 6 CT7: Công thức 7
  11. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần môi trường thức ăn nhân tạo cải tiến của Shorey và Hale (1965) ...................................................................................................................................10 Bảng 2.1: Thành phần công thức thức ăn dùng trong thí nghiệm .............................31 Bảng 3. 1: Trọng lượng sâu tuổi 3 ............................................................................37 Bảng 3. 2: Trọng lượng nhộng ..................................................................................39 Bảng 3. 3: Thời gian phát dục của sâu non ...............................................................40 Bảng 3. 4: Tỷ lệ sâu sống sót, sâu vào nhộng và nhộng vũ hóa của sâu khoang khi nuôi trên các công thức thức ăn nhân tạo ..................................................................41 Bảng 3. 5: Thời gian sống của trưởng thành .............................................................43 Bảng 3. 6: Khả năng sinh sản của trưởng thành ở các công thức .............................44 Bảng 3. 7: Thời gian sống của trưởng thành trên các công thức cho ăn thêm ..........45 Bảng 3. 8: Khả năng sinh sản của trưởng thành trên các công thức cho ăn thêm ....47 Bảng 3. 9: Số sâu chết khi cho ăn thức ăn nhiễm NPV ............................................48 Bảng 3. 10: Trọng lượng của sâu chết sau khi được cho ăn thức ăn nhiễm NPV ....49 Bảng 3. 11: Sản lượng virus đạt được khi nhiễm sâu trên các loại thức ăn .............50 Bảng 3. 12: Chi phí thức ăn nhân tạo để nuôi sâu khoang của các công thức ..........52 Bảng 3. 13: Chi phí thức ăn nhân tạo nuôi nhộng bằng các công thức.....................53
  12. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 : Trưởng thành sâu khoang (EPPO,2015) ....................................................4 Hình 1.2 : Trứng sâu khoang (A)Trứng được đẻ thành ổ , (B) Trứng được nhìn dưới kính hiển vi (EPPO,2015) ...........................................................................................5 Hình 1.3:Ấu trùng sâu khoang Spodoptera litura(EPPO,2015) ..................................6 Hình 1.4 : Nhộng sâu khoang (EPPO,2015) ...............................................................6 Hình 1. 5. Vòng đời sâu khoang ( Spodoptera litura) .................................................7 Hình 1.6: Cấu trúc của thể vùi (Kalmakoff et al, 2003)............................................25 Hình 2.1:Công thức thức ăn nhân tạo và công thức đối chứng (A: công thức 1, B: công thức 2, C: công thức 3,D: công thức 4; E: công thức lá thầu dầu) ..................32 Hình 2.2: Lây nhiễm vi rút lên thức ăn nhân tạo ......................................................35 Hình 3.1: Sâu khoang được nuôi bằng các công thức ( A : công thức 1; B: công thức 2; C: công thức 3; D: công thức 4; E: công thức lá thầu dầu)...................................38 Hình 3. 2: Biểu đồ tỷ lệ sâu sống sót, sâu vào nhộng và nhộng vũ hóa cảu sâu khoang khi nuôi trên các công thức thức ăn nhân tạo............................................................41 Hình 3.3: Trưởng thành chết sau khi sinh sản ..........................................................43 Hình 3. 5: Ổ trứng sâu khoang (A) sâu khoang mới nở (B) .....................................44 Hình 3. 6: Sâu chết do nhiễm NPV ...........................................................................51
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong xu hướng hội nhập với quốc tế, hiện nay nhu cầu đòi hỏi của sản xuất nông nghiệp hữu cơ là rất lớn, cần thiết phải sản xuất ra các chế phẩm vi sinh trừ sâu, bệnh hại nhằm thay thế thuốc trừ sâu hóa học. Tuy các chế phẩm sinh học trừ sâu, bệnh hại cây trồng ở nước ta mới chỉ đạt một số lượng ở mức khiêm tốn. Nhưng thực tế các chế phẩm sinh học đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cả về kinh tế, kỹ thuật, xã hội đặc biệt là môi trường, được xã hội công nhận và nhiều nông dân ở các địa phương triển trai ứng dụng. Trong đó, việc kiểm soát sâu khoang bằng thuốc hóa học đã gây nhiều khó khăn vì tính kháng thuốc của sâu rất cao. Sâu khoang, Spodoptera litura Fabriciusn, là loài sâu ăn tạp có phổ ký chủ rộng, gây hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại rau ăn quả và ăn lá. Việc quản lý đối tượng này bằng thuốc trừ sâu ngày một khó khăn do sâu có khả năng kháng thuốc rất cao. Sử dụng thuốc hóa học ngoài việc gây tác động xuất đến môi trường hệ sinh thái, thuốc hóa học còn gây nên tồn lưu trong nông sản. Vì thế, biện pháp sinh học là một trong những giải pháp thích hợp. NPV (Nucleopolyhedrosis ký sinh sâu khoang) là tác nhân sinh học được chứng minh có hiệu quả cao đối với sâu khoang ăn tạp (Nguyễn Thị Hai, Nguyễn Hoài Hương 2015). Việc nghiên cứu thức ăn nhân tạo nhằm cung cấp một lượng sâu khỏe, đồng đều để phục vụ sản xuất chế phẩm sinh học là rất cần thiết. Chính vì vậy, học viên tiến hành nghiên cứu đề tài “Lựa chọn thức ăn để nhân nuôi sâu khoang Spodoptera litura Fabricius phục vụ sản xuất chế phẩm NPV” 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định thức ăn tổng hợp để nhân nuôi sâu khoang số lượng lớn. Xác định nồng độ và loại thức ăn thêm phù hợp để nuôi trưởng thành. Xác định khả năng sử dụng thức ăn nhân tạo để sản xuất chế phẩm sinh học NPV
  14. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài đã xác định được các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của sâu khoang trên các loại thức ăn khác nhau để từ đó đưa ra được loại thức ăn phù hợp để nhân nuôi và lây nhiễm sâu khoang cũng như nồng độ thức ăn thêm để nuôi trưởng thành sâu khoang Spodoptera litura, phục vụ cho sản xuất NPV (Nucleopolyhedrosis virus) trừ sâu khoang hại cây trồng thay thế cho thuốc hóa học, bảo đảm an toàn cho con người, gia súc và hệ thiên dịch, chống ô nhiễm môi trường, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
  15. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 GIỚI THIỆU VỀ SÂU KHOANG Tên khoa học: Spodoptera litura Fabricius, thuộc họ: Ngài đêm (Noctuidae), bộ: cánh vảy (Lepidoptera). 1.1.1 Đặc điểm gây hại Sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius) là loài sâu gây hại nguy hiểm cho nền nông nghiệp của nhiều nước ở châu Á, châu Phi và vùng Thái Bình Dương. Sâu khoang phân bố khắp nơi trên thế giới và gây hại nặng cho nhiều nước nhiệt đới như: Ấn Độ, Pakistans, Triều Tiên, Banglades, Srilanca, Indonesia, Philippin, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Hawaii, Bắc Phi, Ai Cập, châu Âu và các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Mianma, Malaysia (Nadeem et al.,2008; Shivayogeshwar, 1991; Hill, 1993; Singh and Jalali,1997). Ở Ai Cập, sâu hại bông chính là Spodoptera littoralis(Boisd) và cần áp dụng nhiều loại thuốc trừ sâu (Sorour et al,2011; Shaurub et al, 2014). Ở nước ta sâu khoang có mặt ở hầu hết các tỉnh thành. Sâu khoang là loài đa thực, còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại cây trồng, là đối tượng gây hại nặng trên rau, trong đó có nhiều loại rau như: Bắp cải, rau diếp, su hào, xà lách, súp lơ, cà chua, cà bát, đậu đũa, đậu vàng, khoai tây, khoang lang, khoai sọ, rau muống, bầu bí, bông, thuốc lá, lạc, thầu dầu, đậu tương…(Gao et al, 2004;Qin et al,2004;Hilll, 1993; Rao et al,1993), (Nguyễn Văn Đỉnh và CTV, 2012). Sâu khoang có thể gây hại trên 200 loại cây trồng (Sigh, Jalali,1997), (Lê Thị Sen và Nguyễn Văn Huỳnh,2004). Sâu khoang phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng. Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất. Sâu non ưa điều kiện nóng ẩm. Nên ở Việt Nam sâu khoang phát triển quanh năm và phát sinh thành dịch ở nhiểu vùng như Bắc Cạn (năm 2011), sâu tàn phá hết những cánh đồng khoai môn ở Quảng Nam Đà Nẵng ( Theo
  16. 4 báo Quảng Nam năm 2013) và gần đây chúng phát sinh sinh thành dịch và gây hại nặng lên cây ớt, đậu, dưa hấu ở các tỉnh miền Trung. Năm 2016, tại thành phố Hồ Chí Minh, sâu khoang xuất hiện và gây hại trên 360ha rau (Báo của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, 2016). Đặc biệt trên cây rau muống nước, sâu khoang là đối tượng dịch hại chính (Chi cục Bảo vệ Thực vật thành phố Hồ Chí Minh). Để trừ sâu khoang hại rau muống nước, nông dân sử dụng và pha trộn nhiều chủng loại thuốc khác nhau ( Theo kết quả điều tra của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn) không những làm tăng chi phí sản xuất mà còn làm tăng tồn dư hóa chất trên cây rau muống, tăng nguy cơ ngộ độc cho người tiêu dùng và làm ô nhiễm môi trường. 1.1.2 Đặc điểm hình thái Trưởng thành có chiều dài thân khoảng 20-25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm. Cách trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh.(EPPO) Hình 1.1 : Trưởng thành sâu khoang (EPPO,2015)
  17. 5 Trứng được đẻ thành ổ, bên trên có phủ lớp lông từ cơ thể của trưởng thành cái. Trứng có hình bán cầu, đường kính từ 0,4 - 0,5mm. Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ. Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Ổ trứng có phủ lớp lông màu nâu vàng từ bụng bướm mẹ (EPPO,2015) A B C Hình 1.2 : Trứng sâu khoang (A) Trứng được đẻ thành ổ , (B) Trứng được nhìn dưới kính hiển vi (EPPO,2015) Sâu non mới nở màu xanh sáng, dài khoảng 1mm, đầu to. Sâu non đẩy sức có màu xám tro đến nâu đen, vạch lưng màu vàng ở đốt bụng thứ nhất có khoang đen to nên được gọi là sâu khoang. Sâu có 5- 6 tuổi, đẫy sức trước khi hóa nhộng dài 38-50 mm. Sâu làm nhộng trong đất (EPPO,2015).
  18. 6 Hình 1.3:Ấu trùng sâu khoang Spodoptera litura(EPPO,2015) Nhộng dài từ 18-20mm, có màu xanh nõn chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ. Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được. Mép trước đốt bụng thứ 4 và vòng quanh mép trước đốt bụng thứ 5-7 có nhiều chấm lõm, cuối bụng có một đôi gai ngắn.(EPPO,2015) Hình 1.4 : Nhộng sâu khoang (EPPO,2015)
  19. 7 1.1.3 Đặc tính sinh học Hình 1. 5. Vòng đời sâu khoang ( Spodoptera litura) Trưởng thành sống từ 5 đến 8 ngày, thời gian trứng kéo dài từ 2 đến 6 ngày, Sâu non có 5 đến 6 tuổi. Thời gian phát dục cùa sâu non là 12-37 ngày, tiền nhộng từ 1 đến 4 ngày, nhộng từ 4 đến 14 ngày và vòng đời của sâu khoang từ 20-64 ngày. Sâu mới nở ăn một phần vỏ trứng và sống tập trung 1-2 ngày. Sâu tuổi 1-2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. Ở tuổi lớn sâu không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non. Trưởng thành sâu khoang thường bay hoạt động về chiều và đêm. Ban ngày,trưởng thành thường đậu ở mặt sau lá hoặc những nơi kín đáo của bụi cây, ngọn cỏ. Trưởng thành bay khỏe, mỗi lần có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6-7 mét. Trưởng thành ưu các chất mùi chua ngọt và ánh sáng đèn. Trưởng thành cái sau khi vũ hoá một vài giờ có thể giao, sau đó ngài đẻ trứng ngay hoặc vào đêm sau. Trưởng thành đực trong 1-2 đêm có thể giao phối được với 8 con cái. Con cái qua giao phối trong một đêm thì có được số lượng tinh trùng đủ để hình thành trứng thụ
  20. 8 tinh trong 7 ngày. Trưởng thành sâu khoang ưa thích đẻ trứng ở nơi tối và đẻ một vài ổ trong một đêm. Con cái không giao phối cũng đẻ trứng nhưng số lượng trứng đẻ ra ít hơn so với số lượng trứng đẻ ra của con cái giao phối. Tần suất giao phối không ảnh hưởng tới thời gian đẻ trứng, sự giao phối nhiều không ảnh hưởng tới tuổi thọ con cái mà kích thích con cái đẻ trứng (On Yang S.C., et al.. 1991) (Chu Y.I.. et al..1991). Trưởng thành sâu khoang có khả năng chọn lọc cây ký chủ để đẻ trứng, chúng thích đẻ trứng trên cây thầu dầu hơn là trên cây đậu đũa, bông…Nhiệt độ ảnh hưởng đến tuổi thọ của trưởng thành: Ở nhiệt độ cao trưởng thành sống thời gian ít hơn so với trưởng thành sống ở nhiệt độ thấp. Thức ăn cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của trưởng thành: Trưởng thành nuôi bằng mật ong 20% sống lâu hơn so với trưởng thành nuôi bằng nước đường 20%. Trưởng thành sâu khoang đẻ trứng thành ổ. Ổ trứng thường được tìm thấy ở mặt dưới lá, phần lớn ở những nơi phân nhánh của gân lá. Sâu non mới nở sống tập trung với nhau, nếu bị khua đông nhẹ sâu có thể bò phân tán ra xung quanh hoặc nhả tơ dong mình rơi xuống. Sâu non khi lớn lên thì có phản ứng đối với ánh sáng rỏ rệt, có nghĩa là sâu có hiện tượng trốn tránh ánh sáng cho nên về ban ngày sâu thường ẩn náu ở những nơi tối như khe nứt nẻ của đất. Trong những ngày trời mưa râm hoặc mưa nhẹ thì ban ngày người ta cũng thấy sâu non bò hoạt động trên cây. Thời gian sinh trưởng và phát dục của sâu non phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn. Sâu khoang phát triển đến tuổi 6 thì chui xuống đất làm kén hình bầu dục và nằm yên trong đó hóa nhộng. Đất có hàm lượng nước 20% thích hợp cho sâu hóa nhộng, nếu đất quá khô hoặc quá ướt điều không thuận lợi cho việc hóa nhộng của sâu. Sâu khoang ưa nhiệt độ ấm nóng, độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho các pha phát dục của sâu khoang 270 ± 10 C và độ ẩm thích hợp 65 ± 5%. Đối với sâu nuôi trong phòng thí nghiệm thì ngài thích đẻ trứng trên giấy xù xì hơn là trên giấy trơn nhẵn. Ngài có thể đẻ được trung bình 200 đến 3000 trứng, tùy thuộc vào từng loại thức ăn mà ngài ăn thêm thì ngài đẻ ít hay nhiều trứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0