
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
163
SO SÁNH KẾT QUẢ TÍNH TOÁN LIÊN KẾT BU LÔNG
NỐI DẦM VÀ CỘT TRONG CÔNG TRÌNH KẾT CẤU THÉP
THEO TIÊU CHUẨN AISC 360-16 VÀ SỬ DỤNG
PHẦN MỀM IDEA STATICA
Phạm Nguyễn Hoàng, Nguyễn Quang Phú
Trường Đại học Thủy lợi, email: hoang.kcct@tlu.edu.vn
1. CÁC LOẠI LIÊN KẾT BU LÔNG NỐI
DẦM VÀ CỘT
Để tạo các cấu kiện ghép từ những thép
hình, thép tấm riêng rẽ, người ta phải dùng
đến liên kết. Từng cấu kiện này lại liên kết với
nhau để tạo thành một công trình hoàn chỉnh.
Hiện nay trong kết cấu thép có hai phương
pháp liên kết chính là liên kết hàn và liên kết
bu lông. Liên kết đinh tán trước đây có sử
dụng nhưng ngày nay gần như không sử dụng
nữa. Trong công trình liên kết dầm - cột là
một liên kết rất quan trọng, nó đóng vai trò
không thể thiếu để hình thành lên một công
trình kết cấu thép. Do khối lượng không cho
phép, trong khuôn khổ bài báo này chỉ đề cập
đến liên kết bu lông nối dầm và cột. Để phân
loại liên kết dầm - cột có thể dựa theo hình
dạng dầm, cột, theo điều kiện làm việc của bu
lông, theo lực được truyền, theo loại các thành
phần liên kết (bản thép, thép góc,..), hay bằng
phương pháp liên kết (đặt lên, bắt ngang,…).
Có thể chia sơ bộ liên kết dầm - cột thành hai
loại chính: Liên kết truyền lực cắt và liên kết
truyền mô men. Liên kết chịu cắt chủ yếu sẽ
liên kết tại bụng của dầm (Hình 1).
Hình 1. Liên kết truyền lực cắt giữa dầm và cột
Với liên kết truyền mô men, các điểm khống
chế ngoài liên kết tại bụng thì sẽ khống chế tại
cả cánh trên và cánh dưới của dầm (Hình 2).
Hình 2. Liên kết truyền mô men giữa dầm và cột
Đã có rất nhiều tác giả đề cập đến việc tính
toán liên kết kết cấu thép như: Ivan Gomez
[3], John T. DeWolf [4],… Các tác giả trên đã
phân tích đánh giá những liên kết kết cấu thép
dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở Việt Nam, tác
giả Đoàn Định Kiến [2] và các cộng sự đã dày
công biên soạn và tổng hợp lên bộ tài liệu
Thiết kế kết cấu theo Quy phạm Hoa Kỳ.
Trước đó một tác giả khác, Trần Thị Thôn [5]
cũng đưa ra tài liệu Thiết kế nhà thép tiền chế
theo Quy phạm Hoa Kỳ. Những tài liệu trên
đã đề cập đến việc tính toán liên kết trong kết
cấu thép nói chung và liên kết bu lông nói
riêng, giúp độc giả có cái nhìn khái quát về
liên kết bu lông trong công trình kết cấu thép.
2. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM IDEA STATICA
ĐỂ TÍNH TOÁN LIÊN KẾT BU LÔNG
NỐI DẦM VÀ CỘT
2.1. Mô hình hoá liên kết bu lông nối
dầm và cột bằng phần mềm Idea Statica
Idea Statica là một phần mềm sử dụng để
phân tích và thiết kế các cấu trúc xây dựng,
bao gồm các tòa nhà, cầu, đập, đường hầm và