LỜI GIỚI THIỆU
Tại Việt Nam, sản xuất nông nghiệp tạo ra khối
lượng lớn phụ phẩm như rơm rạ, thân cây, lá và vỏ hạt.
Những phụ phẩm này thường không được xử lý hiệu quả
và thường xuyên bị đốt bỏ hoặc chất đống, gây ô nhiễm
môi trường và lãng phí tài nguyên. Các chất thải từ chăn
nuôi như phân, nước thải từ trang trại và hóa chất nông
nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học) có thể gây ô
nhiễm đất, nước và không khí. Điều này ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái.
Để khắc phục các vấn đề này, cần có các giải pháp
đồng bộ bao gồm cải tiến công nghệ xử lý chất thải, áp
dụng các mô hình nông nghiệp bền vững và tăng cường
các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Nông nghiệp tuần hoàn không chỉ là một xu hướng
mới trong ngành nông nghiệp, mà còn là một cuộc cách
mạng trong cách chúng ta tiếp cận sự phát triển bền vững.
Bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm
thiểu lãng phí, nông nghiệp tuần hoàn giúp khôi phục sức
khỏe của đất, bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả sản
xuất. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm ngày
càng gia tăng, mô hình này không chỉ mang lại lợi ích
kinh tế mà còn góp phần bảo vệ và phục hồi các hệ sinh
thái tự nhiên. Phát triển kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất
yếu của phát triển bền vững.
Tài liệu “Sổ tay hướng dẫn phát triển nông nghiệp
tuần hoàn phù hợp với điều kiện ở Việt Nam” giới thiệu