intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 2

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

146
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

5. Trẻ thờ ơ với việc nấu ăn, bạn hãy nhờ con làm món tráng miệng. Trong khi con đang chuẩn bị món tráng miệng bạn khéo léo lôi kéo cháu cùng giúp mình làm món ăn chính. 6. Dọn bàn thật long trọng, luôn dùng khăn trải bàn và lót giấy vào đĩa. 7. Đưa ra một lễ nghi cho bữa ăn tối. Chẳng hạn đợi tất cả các thành viên đều ngồi vào bàn rồi cả nhà mới cùng nhau ăn. 8. Hãy cho các con hiểu rằng bạn quan tâm đến chúng nhất khi chúng ở trong bếp. Đừng để...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 2

  1. 5. Trẻ thờ ơ với việc nấu ăn, bạn hãy nhờ con làm món tráng miệng. Trong khi con đang chuẩn bị món tráng miệng bạn khéo léo lôi kéo cháu cùng giúp mình làm món ăn chính. 6. Dọn bàn thật long trọng, luôn dùng khăn trải bàn và lót giấy vào đĩa. 7. Đưa ra một lễ nghi cho bữa ăn tối. Chẳng hạn đợi tất cả các thành viên đều ngồi vào bàn rồi cả nhà mới cùng nhau ăn. 8. Hãy cho các con hiểu rằng bạn quan tâm đến chúng nhất khi chúng ở trong bếp. Đừng để con gọi bạn ở mọi nơi trong nhà. 9. Suốt thời gian nấu ăn đến thời gian dùng bữa, luôn luôn thảo luận những chủ đề mà bọn trẻ thích thú. Nhớ tuyệt đối không mang các vấn đề học h ành của con ra giáo huấn. Đồ chơi cho trẻ Đồ chơi trẻ em trên thị trường ngày càng đa dạng, phong phú, các bậc phụ huynh cần lựa chọn thật kỹ loại đ ồ phù hợp với con. Đồ chơi nên là công cụ giúp con tìm hiểu thế giới xung quanh, có tính giáo dục, góp phần tích cực vào sự phát triển của trẻ. Phát triển tính sáng tạo Những đồ chơi này giúp trẻ thả sức phát huy trí tưởng tượng. Có thể là sau khi đọc một cuốn truyện tranh hay xem bộ phim hoạt hình, bé thích mô phỏng, bắt chước những nhân vật trong truyện, phim đó.
  2. Đồ chơi thích để trẻ phát triển tính sáng tạo là bộ đồ xếp hình, màu vẽ, đất sét nặn, búp bê, bút chì màu. Phát triển trí tuệ Chỉ cần cùng trẻ chơi trò kéo xe đẩy là bạn đã giúp bé tìm hiểu về mối liên hệ giữa lực và vận tốc. Những loại đồ chơi khác giúp trẻ phát triển trí tuệ như sách, đồ hàng như bộ xoong nồi, lò nướng mini, xe đạp đồ chơi hay bộ xếp hình. Phát triển thể chất Thông qua trò chơi và đồ chơi trẻ phát triển cơ bắp, khả năng vận động, phối hợp mắt. Để con bạn phát triển những khả năng này bạn nên mua cho con bóng, xe đạp thiếu nhi, những đồ chơi có thể chơi ngoài trời. Phát triển giác quan Những đồ chơi như nhạc cụ, đất nặn, bộ đồ xếp hình giúp trẻ cảm nhận được màu sắc, âm thanh, mùi vị, chất liệu. Phát triển nhân cách Đồ chơi góp phần giúp trẻ nâng cao tính tự tin và lòng tự trọng, trẻ tìm hiểu chính mình qua các sở thích. Giải một câu đố, lắp ghép một ngôi nhà mô hình hay chơi với chiếc xe đạp mini sẽ giúp bé thấy tự tin vì làm được việc. Giúp bé biết chia sẻ
  3. Con bạn cùng các bạn “xây” một tòa lâu đài sẽ đem lại hiệu quả gì? Chính đồ chơi giúp bé tìm hiểu về những người xung quanh và tình bạn, bé biết hòa hợp với mọi người, biết thích nghi và chia sẻ. Bạn nên mua những đồ chơi như bộ đồ hàng, bộ xếp hình, búp bê cho bé. Chăm con đúng cách Chăm sóc bé yêu chẳng hề đơn giản như bạn nghĩ. 9 lời khuyên của Khoa nhi thuộc Viện hàn lâm Hoa Kỳ giúp bạn có một cái nhìn đúng đắn hơn về việc nuôi dạy bé. 1. Từ trong bụng mẹ Trong thời gian mang thai tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu và uống thuốc bừa bãi. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc, bạn cần theo chỉ dẫn của bác sỹ. Rượu, khói thuốc lá có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của bé, ngay lúc bé còn trong bụng mẹ và cả khi đã chào đời. Hãy nhớ rằng, sức khoẻ chính là chìa khoá hạnh phúc cho con bạn. 2. Đọc sách và trò chuyện với bé Hãy bắt đầu việc này ngay khi bé còn nhỏ, thậm chí lúc bé chưa ra đời. Những lời nói dịu dàng của bạn sẽ làm bé cảm thấy an toàn, dần dần qua đó, bé “làm quen” với bạn. Sợi dây của tình mẫu tử vì thế cũng được thắt chặt hơn.
  4. Đây cũng là cách dạy con rất bổ ích. Bạn nên giảng giải cho bé hiểu ý nghĩa của những câu chuyện để bé học tập. 3. Theo dõi sức khoẻ Trao đổi với các bác sỹ khoa nhi để biết rõ tình hình sức khoẻ của con bạn. Lưu giữ tất cả các giấy tờ liên quan đến những lần chủng ngừa cho trẻ. Bạn cũng nên giữ một bản sao theo dõi sức khoẻ cho bé ở nhà. 4. Ngôi nhà an toàn Kiểm tra và dọn dẹp hết những thứ có thể gây nguy hiểm đối với bé. Thuốc, dụng cụ dọn dẹp nhà cửa, vật nhọn và sắc có thể gây nguy hiểm n ên cất kín và để xa tầm tay của bé. Trẻ con chưa thể phân biệt được mọi thứ. Vì vậy, bạn nên tránh để những đồ vật nhỏ (cúc áo, bút bi, bút chì…) gần chỗ trẻ dưới 3 tuổi, trẻ có thể bỏ những thứ đó vào miệng và hậu quả thật khôn lường. 5. An toàn khi đi trên xe Trong trường hợp phải dùng đến xe. Bạn nên để trẻ trẻ dưới 12 tuổi ngồi ở ghế sau, không ngồi ở ghế trước. Đặc biệt, không cho trẻ ngồi ở chỗ có bình cứu hoả. Hãy chắc chắn rằng bé yêu của bạn được ngồi an toàn và đúng tư thế. Nên chọn cho bé chiếc ghế phù hợp với chiều cao và cân nặng. Thêm nữa, bé cũng phải được thắt dây an toàn giống bạn. 6. Khuyến khích, động viên
  5. Bạn nên sử dụng nhiều từ ngữ phong phú, nhưng đơn giản để nói với bé. Thường xuyên cổ vũ và động viên bé bằng những câu như “con có thể làm được điều đó mà” hoặc “con đúng là một chàng trai tuyệt vời”. Sự khuyến khích này cho bé tự tin hơn và cảm thấy thích thú về những việc mình làm. 7. Sinh hoạt Nếu bé muốn xem ti-vi, bạn không nên ngăn cấm. Tuy nhiên, nên lựa chọn chương trình phù hợp và có giới hạn thời gian. Không nên để bé ngồi quá lâu trước màn hình. Lập một chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bé. Cho bé ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa. Nếu bé biếng ăn, bạn cũng không nên mắng mỏ. Mỗi lần cho bé ăn một ít và chia thành nhiều bữa nhỏ. Nếu bé đã đến tuổi đến trường, nên tập cho bé thói quen tự giác ngồi vào bàn học. Phải biết cân bằng giữa việc học hành và vui chơi, giải trí. Tránh để bé rơi vào tình trạng học quá nhiều và bị ức chế thần kinh. Duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ và vận động thân thể. Bạn cũng nên dành thời gian cùng bé tập luyện. Trẻ con rất thích được khen, bạn đừng quá “nghiêm”, hãy biết khen thưởng bé đúng lúc. Đây cũng là cách để bé tập tính tự lập và có lòng tin vào bản thân. 8. Cư xử
  6. Nên để bé có thói quen thưa gửi và nói năng lễ phép. Bạn hãy cố gắng dạy bé nói “xin lỗi”, “làm ơn”, “cảm ơn” nhiều hơn khi bé giao tiếp với người khác. Những khi bạn cảm thấy buồn phiền và giận dữ, không nên quát tháo và to tiếng trước mặt bé. Bạn hãy nhẹ nhàng khuyên bảo rằng lần sau phải biết cư xử như thế nào. Trẻ con rất dễ bị tổn thương và bị ám ảnh. Do đó, cha mẹ nên tránh hết sức tình trạng căng thẳng không mong muốn đối với con cái. Hãy dành thời gian để bình tâm lại, quát tháo không giải quyết được vấn đề mà còn làm cho mọi chuyện càng tồi tệ hơn. 9. Yêu thương Có rất nhiều cách để bạn thể hiện tình yêu của mình đối với bé. Ôm ấp và vuốt ve giúp bạn và bé gần gũi hơn. Hãy cho bé học cách biết yêu thương bản thân và mọi người xung quanh. Cố gắng xoa dịu khi bé giận dữ vì phải tranh cãi một vấn đề gì đó hoặc đang có tâm trạng xấu. Đừng quên nói rằng “ Bố (mẹ) rất yêu con!”. Mẹ nào, con gái nấy Nhiều người mẹ chỉ dạy con theo lối áp đặt mà quên mất việc mình phải trở thành một tấm gương tốt cho con noi theo. Điều đó khiến không ít cô gái thời nay nhiễm phải những thói hư tật xấu từ chính người mẹ của mình. Mẹ làm sao, con chiêm bao làm vậy...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2