Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA VẬN TỐC DẪN TRUYỀN THẦN KINH NGOẠI BIÊN <br />
VÀ MỨC ĐỘ ĐẠM NIỆU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG <br />
Lê Quốc Tuấn*, Nguyễn Thị Lệ* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Khảo sát sự tương quan giữa vận tốc dẫn truyền thần kinh ngoại biên và mức độ đạm niệu trên <br />
bệnh nhân đái tháo đường tại Phòng khám Thận – BV Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. <br />
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả. <br />
Kết quả: Qua khảo sát trên nhóm bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y <br />
Dược Tp.HCM, chúng tôi nhận thấy có mối tương quan ở mức từ trung bình đến chặt chẽ giữa mức độ tiểu <br />
đạm với các chỉ số điện sinh lý về dẫn truyền thần kinh ngoại biên (với R2 từ 0,332 đến 0,652). Trên các dây thần <br />
kinh vận động, chúng tôi ghi nhận sự tương quan nghịch giữa mức độ tiểu đạm với cả biên độ và vận tốc dẫn <br />
truyền. Trong khi đó trên các dây thần kinh cảm giác, chúng tôi ghi nhận có sự tương quan thuận giữa mức độ <br />
tiểu đạm với thời gian tiềm, và tương quan nghịch giữa mức độ tiểu đạm với vận tốc dẫn truyền. <br />
Kết luận: Sự xuất hiện của biến chứng thần kinh ngoại biên trên lâm sàng, nhất là qua khảo sát vận tốc dẫn <br />
truyền, có thể được xem như là một chỉ dẫn cho các bác sĩ nội tiết và thận học nhằm tầm soát và điều trị sớm tổn <br />
thương thận do đái tháo đường, kéo dài thời gian diễn tiến đến suy thận giai đoạn cuối. <br />
Từ khóa: đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh lý thần kinh ngoại biên (TKNB) do đái tháo đường, vi đạm niệu. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE CORRELATION BETWEEN PERIPHERAL NERVE CONDUCTION VELOCITY <br />
AND PROTEINURIA LEVEL IN DIABETIC PATIENTS <br />
Le Quoc Tuan, Nguyen Thi Le <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 453 ‐ 457 <br />
Objective: To investigate of the correlation between peripheral nerve conduction velocity and level of <br />
proteinuria in diabetic outpatients at the Nephrology department of HCMC University Medical Center. <br />
Method: cross‐sectional study <br />
Results: The study found a strong correlation between proteinuria level and electrophysiological <br />
measurements of peripheral nerve conduction (with R2 from 0.332 to 0.652). On motor nerves, we recorded a <br />
negative correlation between the proteinuria level with both amplitude and conduction velocity. Meanwhile on <br />
sensory nerves, we noted a positive correlation between the proteinuria level with latency, and the negative <br />
correlation between the proteinuria level with conduction velocity. <br />
Conclusion: The presence of peripheral neuropathy (with decreasing conduction velocity on EMG) should <br />
be considered as an important sign to screen and treat early the diabetic nephropathy. <br />
Key words: diabetes mellitus, diabetic peripheral neuropathy (DPN), microalbuminuria. <br />
suy thận mạn giai đoạn cuối. Tỷ lệ mới mắc của <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
đã bệnh tăng gấp đôi trong vòng một thập kỷ <br />
Bước vào thế kỷ 21, đái tháo đường (ĐTĐ) <br />
qua, chiếm 45% các trường hợp cần phải điều trị <br />
đã trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn đến <br />
thay thế thận ở Hoa Kỳ. Sự gia tăng tỉ lệ ĐTĐ <br />
* Bộ môn Sinh lý, ĐH Y Dược TP.HCM <br />
Tác giả liên lạc: BS. Lê Quốc Tuấn <br />
ĐT: 01096929792 Email: tuan_lqc@yahoo.com<br />
<br />
Nội tiết<br />
<br />
453<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
kéo theo sự gia tăng bệnh thận ĐTĐ. Trong <br />
nhiều nghiên cứu, sự hiện diện của bệnh lý thần <br />
kinh (TK) ngoại biên có thể được xem là một <br />
điểm đánh dấu cần phải xem xét vì biến chứng <br />
này thường diễn tiến song hành với suy giảm <br />
chức năng thận(7). Sự ra đời của phương pháp <br />
chẩn đoán điện sinh lý bao gồm nhiều kỹ thuật, <br />
trong đó có khảo sát dẫn truyền thần kinh đã <br />
đem lại một hướng đi mới cho việc phát hiện <br />
sớm bệnh lý TK ngoại biên. <br />
Tại Việt Nam đã có các công trình nghiên <br />
cứu nhằm nâng cao hiểu biết về biến chứng TK <br />
ngoại biên trên bệnh nhân ĐTĐ như: “Nghiên <br />
cứu bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường <br />
bằng phương pháp chẩn đoán điện” của tác giả Vũ <br />
Anh Nhị (1996); “Khảo sát điện cơ trên bệnh nhân <br />
đái tháo đường mạn tính” của tác giả Nguyễn Mai <br />
Hòa (2007) nhưng vẫn chưa đủ để đánh giá toàn <br />
diện các đặc điểm cũng như những yếu tố ảnh <br />
hưởng đến dẫn truyền thần kinh trên bệnh nhân <br />
ĐTĐ, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có biến <br />
chứng thận kèm theo. Vì vậy, chúng tôi thực <br />
hiện đề tài này nhằm cung cấp thêm một số <br />
thông tin về đặc điểm dẫn truyền thần kinh trên <br />
bệnh nhân ĐTĐ, góp phần trong việc phát hiện <br />
sớm các biến chứng trên bệnh nhân ĐTĐ. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo <br />
đường tại phòng khám Thận – BV Đại học Y <br />
Dược TP.HCM từ tháng 03/2013 đến 07/2013. <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn vào <br />
Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ theo 4 tiêu <br />
chí của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) 2013: <br />
HbA1C ≥6,5 %. <br />
Đường huyết đói ≥126 mg/dL (7,8mmol/L). <br />
Đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung <br />
nạp glucose ≥200 mg/dL (11,1mmol/L). <br />
Đường huyết bất kỳ ≥200 mg/dL <br />
(11,1mmol/L) kết hợp với triệu chứng điển hình <br />
của tăng đường huyết (khát nhiều, uống nhiều, <br />
tiểu nhiều, sụt cân). <br />
<br />
454<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại ra <br />
Bệnh nhân có tiểu đạm kèm theo tiểu máu, <br />
tiểu bạch cầu, tiểu các trụ bất thường, bệnh nhân <br />
hội chứng thận hư. <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Cắt ngang mô tả. <br />
<br />
Kỹ thuật chọn mẫu <br />
Liên tục không xác suất. <br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu <br />
Đo dẫn truyền thần kinh ngoại biện ở các <br />
dây quay, giữa, trụ, chày, mác bằng máy đo điện <br />
cơ Neuro‐MEP‐Micro; đánh giá vi đạm niệu <br />
bằng tỉ số ACR (albumin / creatinine). <br />
<br />
Xử lý số liệu <br />
Phần mềm STATA 10. <br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN <br />
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại <br />
phòng khám Thận – BV Đại học Y Dược <br />
TP.HCM từ tháng 03/2013 đến tháng 07/2013, số <br />
liệu ghi nhận trên 40 bệnh nhân được chẩn đoán <br />
và điều trị ĐTĐ. <br />
<br />
Mức độ đạm niệu ở nhóm nghiên cứu <br />
Bảng: Mức độ đạm niệu ở nhóm nghiên cứu <br />
Thời gian bị ĐTĐ<br />
10 năm<br />
Bình thường<br />
9<br />
3<br />
2<br />
Vi thể<br />
5<br />
2<br />
5<br />
Đại thể<br />
2<br />
2<br />
7<br />
Tổng cộng<br />
16<br />
7<br />
14<br />
<br />
Protein niệu<br />
<br />
Tổng cộng<br />
14 (37,8%)<br />
12 (32,5%)<br />
11 (29,7%)<br />
37 (100%)<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi có 23 BN ĐTĐ có <br />
biến chứng thận (chiếm 62,2%) với tiểu đạm vi <br />
thể là 12 BN (chiếm 32,5%) và tiểu đạm đại thể là <br />
11 BN (chiếm 29,7%). Số BN có đạm niệu dương <br />
tính tập trung chủ yếu ở nhóm có thời gian bệnh <br />
trên 5 năm với 16/23 BN (chiếm 76,2%), khác biệt <br />
so với nhóm có thời gian bệnh dưới 5 năm (p <br />