TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
PGS.TS. Phạm Thị Tuệ1 - ThS. Đặng Thị Thanh Bình2
Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ thay đổi diễn mạo của nền sản xuất của nhân loại với
tốc độ chưa từng có. Cuộc cách mạng này hứa hẹn sẽ mang đến những thay đổi tích cực nhưng cũng đặt ra
không ít các khó khăn, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Bài viết điểm lại tình
hình lao động của Việt Nam và những tác động của cách mạng 4.0 đến thị trường lao động nước ta. Thông
qua bài viết, tác giả hy vọng cung cấp một bức tranh bao quát hơn về cách thức mà cuộc cách mạng này sẽ
làm thay đổi thị trường lao động, việc làm của Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khoá: Cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động, lao động việc làm trong cách mạng 4.0
Abstract: The fourth industrial revolution (industry 4.0) has been changing the face of world production with
unprecedented speed. This revolution could bring positive changes and pose many difficulties especially for
a developing countries like Vietnam also. The article reviews the situation of Vietnamese labor market and
the effects of the industry 4.0 on it. Through the article, the authors hope to provide a more general picture
on how this revolution would change labor and employment market of Vietnam in the coming time.
Keywords: Industry 4.0; labor market; labors and employment in industry 4.0.
1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Cách mạng 4.0 ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đến nền kinh tế nói chung thị trường
lao động nói riêng hiện đang là chủ đề nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, nhà
nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách cả ở Việt Nam và trên thế giới.
Ở phạm vi quốc tế, một số nghiên cứu nổi bật có thể kể đến là báo cáo qua các năm của diễn
đàn kinh tế (WEF) thế giới với tên gọi “The future of jobs” (tương lai của việc làm). WEF tiến
hành khảo sát các doanh nghiệp lớn nhằm nghiên cứu xu hướng thay đổi của việc làm trên phạm
vi toàn cầu. Báo cáo chỉ ra những khó khăn, những nhân tố dẫn dắt sự thay đổi trong mô hình kinh
doanh trong các ngành kinh tế tác động của nó đến cấu việc làm nhằm đưa ra những ngụ ý
chính sách đối với vấn đề lao động việc làm. Ngoài ra WEF cũng đưa ra các báo cáo “Readiness
for the Future of Production Report” (đánh giá sự sẵn sàng của các quốc gia đối với tương lai của
nền sản xuất), đánh giá và xếp hạng các nhân tố dẫn dắt sản xuất, trong đó có nguồn nhân lực của
các quốc gia (bao gồm Việt Nam).
1 Email: tuevcu@gmail.com.
2 Email: thanhbinh42dhtm@gmail.com, Khoa Kinh tế - Luật,Trường Đại học Thương mại.
391
PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
Tiếp theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO năm 2016 mang tên ASEAN
chuyển đổi - “ASEAN in transformation”, sử dụng phương pháp phỏng vấn, khảo sát, hội thảo và
khảo cứu các tài liệu thứ cấp để xem xét những ảnh hưởng của công nghệ đến tình hình việc làm
các doanh nghiệp tại các quốc gia ASEAN. Nghiên cứu tập trung vào 5 nhóm ngành chính là linh
kiện và phụ tùng ôtô, điện và điện tử, dệt may và giày da, thuê ngoài dịch vụ trong kinh doanh
bán lẻ. Năm 2018, ILO cũng đưa ra báo cáo chính sách ngắn gọn - “Industrial revolution (IR) 4.0
in viet nam: what does it mean for the labour market? Viet Nam Country Brief” đề cập đến những
cơ hội và thách thức đối với thị trường lao động của Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4.
Trong nước cũng có một số nghiên cứu tìm hiểu về ảnh hưởng của cách mạng 4.0 và nền kinh
tế số đến vấn đề lao động việc làm của Việt Nam. Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu còn chưa đầy
đủ, hệ thống; chưa được đặt trong mối liên hệ với những phân tích cụ thể về thực trạng thị trường
lao động của Việt Nam. Vì vậy với nghiên cứu này, các tác giả mong muốn cung cấp cái nhìn toàn
diện hơn về tình hình lao động Việt Nam hiện tại, đồng thời hệ thống hoá những tác động của cách
mạng 4.0 đến cấu việc làm lao động nước ta. Bài viết hy vọng sẽ cung cấp cái nhìn đầy đủ
hơn về ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đến thị trường lao động Việt Nam.
1.2. Một số lý thuyết liên quan
1.2.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 và đặc điểm của nó
1.2.1.1. Thế nào là cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp lần thứ (fourth industrial revolution hay gọi tắt là Industry 4.0) lần
đầu tiên được đề cập Hội chợ Hannover, Đức. thể hiểu về cuộc cách mạng này khi phân
biệt nó với ba cuộc cách mạng trước đó. Cụ thể, cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào
cuối thế kỳ 18 với đặc trưng là cơ giới hoá hoạt động sản xuất, sử dụng động thuỷ lực hơi
nước. Cách mạng khoa học lần thứ hai diễn ra vào đầu thế kỷ 20 sử dụng động cơ chạy bằng điện,
dẫn đến sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trong các nhà máy. Cuộc cách mạng khoa
học lần thứ ba làm xuất hiện nền sản xuất tự động hoá với ứng dụng của máy tính. Và cách mạng
công nghệ lần thứ 4 dựa trên nền tảng của Internet, trí tuệ nhân tạo với sự kết nối giữa các hệ thống
thực và ảo.
thể hiểu Cách mạng công nghiệp 4.0 là thời đại của kết nối sản xuất một cách thông minh,
nơi máy móc các sản phẩm thể tương tác với nhau tự động không cần đến sự vận
hành của bàn tay con người.
1.2.1.2. Đặc điểm của cách mạng công nghiệp 4.0
Trong cách mạng 4.0, các sản phẩm chủ yếu được sản xuất bởi các nhà máy thông minh dựa
trên hệ thống sản xuất kết nối thực ảo (Cyber-Physical Production Systems).
Hệ thống này khả năng tự tính toán và quản lý quy trình sản xuất nhờ trang bị các cảm biến
và các thiết bị tự động được kết nối với nhau. Các hệ thống này tự phân tích được tình trạng, năng
lực sản xuất cung ứng của nó, tính toán được các phương án sản xuất khác nhau và có khả năng ra
quyết định một cách độc lập giống như con người để đáp ứng từng nhu cầu riêng biệt của khách
392 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
hàng. Trong nền sản xuất thông minh, chuỗi cung ứng sản phẩm được kết nối tích hợp trong môi
trường ảo trên nền tảng của công nghệ số hoá.
Việc phát triển ứng dụng ngày càng nhiều của các công nghệ hiện đại như điện toán
đám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ in 3D, công
nghệ nano, công nghệ sinh học… đã hỗ trợ rất nhiều cho quá trình kết nối trên thế giới ảo.
Thêm vào đó, con người sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị thông minh điển hình
điện thoại thông minh mạng hội khiến việc thu thập dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. Sự
phát triển của trí tuệ nhân tạo khiến máy tính không chỉ có khả năng tính toán mà còn có cả trí
thông minh như con người. Nhờ đó, máy móc thể tính toán phân tích dữ liệu một cách
tự động chính xác.
1.2.2. Những ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng này đang và sẽ tạo ra rất nhiều tác động to lớn đến nền kinh tế của các quốc
gia. Nhờ cách mạng 4.0 các doanh nghiệp thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của
người tiêu dùng với chi phí thấp, sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tốt
hơn,… Nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là dẫn đến sự phân hoá lao động và phân
hoá giàu nghèo trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế. Cụ thể, một số ảnh hưởng tích cực có
thể kể đến như:
- Quá trình sản xuất được tiến hành nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Bởi máy móc khả
năng thay thế một phần lớn sức người khả năng đưa ra những tính toán quyết định sản
xuất hiệu quả hơn.
- Đội ngũ lao động làm việc trong môi trường sáng tạo hơn với thu nhập tốt hơn. Ở những
khâu mà lao động có nhiều rủi ro có thể thay thế bằng máy móc nên đảm bảo được sức khoẻ cho
người lao động.
- Chất lượng của sản phẩm được kiểm soát tốt hơn từ khâu tuyển chọn những nguyên vật
liệu cho đến quá trình phân phối sản phẩm đến tay khách hàng. Sản phẩm cũng đồng đều hơn khi
được sản xuất và phân loại bằng máy móc tự động với độ chính xác cao.
- Dữ liệu càng được đồng bộ hoá sở dữ liệu càng tốt, càng lớn thì các quyết định sản
xuất càng hiệu quả. Từ đó, các công ty có khả năng giảm chi phí và tăng lợi nhuận cũng như chiếm
lĩnh thị trường tốt hơn.
Bên cạnh đó, cách mạng 4.0 cũng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực như:
- Những doanh nghiệp nhỏ, thiếu vốn, ít khả năng đổi mới công nghệ có thể sẽ vấp phải
áp lực cạnh tranh rất lớn. Các quốc gia chậm chuyển đổi, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển
có thể đứng trước áp lực tụt hậu xa hơn với các quốc gia phát triển.
- Mô hình việc làm và tính chất công việc thay đổi, nhiều việc làm bị thay thế và nhiều việc
làm mới xuất hiện dẫn đến việc thay đổi những yêu cầu đối với lao động. Phân hoá lao động vì thế
sẽ diễn ra nhanh và mạnh hơn. Những lao động không thích ứng được với môi trường mới, không
được tiếp cận với hệ thống giáo dục và đào tạo chất lượng, những lao động nghèo và lao động nữ
có thể bị bỏ lại dẫn đến làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng.
393
PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG 4.0 ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về thị trường lao động Việt Nam hiện nay
Việt Nam hiện vẫn được xếp vào nhóm các quốc gia có lực lượng lao động dồi dào với phần
lớn lao động lao động trẻ. Hiện chúng ta sở hữu khoảng 55 triệu lao động. Số lượng lao động
vẫn đang tiếp tục tăng lên mặc tốc độ tăng giảm dần. Trong đó, trên 70% lực lượng lao động
là những lao động trẻ có độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi. Tuy nhiên, nhóm lao động có độ tuổi từ 55 tuổi
trở lên đang bắt đầu tăng nhanh, từ mức 10,2 triệu người năm 2010 (chiếm trên 20% lực lượng lao
động) lên gần 14,9 triệu người vào quý 2 năm 2018 (chiếm gần 1/3 lực lượng lao động) (xem bảng
1). Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hoá dân
số trong khoảng từ 15 đến 20 năm tới, đồng nghĩa với lợi thế về lao động trẻ giá rẻ của chúng
ta dần sẽ mất đi.
Bảng 1: Lực lượng lao động Việt Nam qua các năm theo nhóm tuổi
Cơ cấu(%)
Năm
Tổng số
(nghìn
người)
15 - 24 25 - 49 50+ 15 - 24 25 - 49 50+
2010 50.392,9 9.245,4 30.939,2 10.208,3 18,3 61,4 20,3
2015 53.984,2 8.012,4 31.970,3 14.001,5 2015 14,9 59,2
2016 54.445,3 7.510,6 32.418,3 14.516,4 13,8 59,5 26,7
Q2/2018 55.122,8 7.203,4 33.053,4 14.866,0 13,1 60,0 26,9
Nguồn: GSO
Bảng 2: Lực lượng lao động Việt Nam theo giới tính và khu vực thành thị/nông thôn
Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2010 49.048,5 25.305,9 23.742,6 13.531,4 35.517,1
2015 52.840,0 27.216,7 25.623,3 16.374,8 36.465,2
2016 53.302,8 27.442,8 25.860,0 16.923,6 36.379,2
Q2/2018 55.122,8 28.830,7 26.292,1 17.746,7 37.376,1
Tỷ lệ (%) Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2010 100 51,6 48,4 27,6 72,4
2015 100 51,5 48,5 31,0 69,0
2016 100 51,5 48,5 31,7 68,3
Q2/2018 100 52,3 47,7 32,2 67,8
Nguồn: GSO
Nhìn vào bảng 2 thể thấy cơ cấu lao động về giới của Việt Nam hiện khá cân bằng về
giới. Tuy nhiên, cấu lao động lại tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động làm
việc ở khu vực nông thôn tuy có giảm nhưng chỉ giảm rất ít với trên 72% lao động làm việc ở khu
vực nông thôn vào năm 2010 xuống còn gần 68% vào thời điểm quý 2 năm 2018.
394 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Hình 1: Cơ cấu lao động hiện đang làm việc theo ngành kinh tế (2010 và Q 2/2018)
Nguồn: GSO
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế diễn ra chậm. Lao động vẫn chủ yếu làm
việc trong ngành nông nghiệp (với tỷ lệ 49,5% trên tổng số lao động vào năm 2010 xuống còn
38,2% vào quý 2 năm 2018).
Bảng 3: Năng suất lao động theo ngành kinh tế qua các năm
2010 2015 2016 2017
TỔNG SỐ 44,0 79,4 84,5 93,2
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 16,3 30,6 32,9 35,6
Khai khoáng 742,2 1.695,6 1.548,5 1.775,4
Công nghiệp chế biến, chế tạo 42,0 71,0 72,4 82,4
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa
không khí 504,8 1.146,6 1.190,5 1.403,8
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 94,6 179,9 171,2 193,9
Xây dựng 42,7 66,5 66,5 71,3
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 31,1 63,4 70,2 77,6
Vận tải, kho bãi 43,8 71,9 74,8 76,0
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 45,5 63,7 69,0 77,1
Thông tin và truyền thông 77,3 87,0 92,9 101,4
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 457,8 631,1 660,7 712,4
Hoạt động kinh doanh bất động sản 1.300,0 1.284,7 1.273,9 1.061,0
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 128,8 220,7 236,9 255,8
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 42,5 56,6 60,8 60,4
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà
nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc 35,2 66,9 73,7 79,6
Giáo dục và đào tạo 30,0 72,1 81,4 87,5
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 53,4 133,8 170,5 246,7
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 62,8 84,6 88,9 104,9
Hoạt động dịch vụ khác 50,0 90,0 94,7 102,1
Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản
phẩm, vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình 15,0 35,9 37,3 41,2
Nguồn: GSO
Năng suất lao động bình quân đạt thấp. Đặc biệt, năng suất lao động trong ngành nông nghiệp
ở mức thấp kỷ lục. Năng suất lao động khu vực nông nghiệp năm 2017 (số liệu danh nghĩa, chưa
điều chỉnh theo giá so sánh của năm 2010) đạt khoảng trên 35 triệu đồng/ một người/một năm, chỉ