Tài liệu bổ sung kiến thức chăm sóc người khuyết tật nặng tại nhà
lượt xem 6
download
Cuốn "Tài liệu bổ sung kiến thức chăm sóc người khuyết tật nặng tại nhà" bao gồm các bài học nhằm trang bị cho người học những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật nặng tại nhà như: Chăm sóc dinh dưỡng cho người khuyết tật; Chăm sóc bàng quang và ruột; Vệ sinh hàng ngày đối với người khuyết tật; Chăm sóc mắt và tai cho người khuyết tật;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu bổ sung kiến thức chăm sóc người khuyết tật nặng tại nhà
- TÀI LIỆU BỔ SUNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC NGƯỜI KHUYẾT TẬT NẶNG TẠI NHÀ
- Bài 1. Chăm sóc dinh dưỡng cho NKT 1. Thế nào là dinh dưỡng? Dinh dưỡng là việc cung cấp các chất cần thiết (theo dạng thức ăn) cho tế bào và cơ thể để hỗ trợ sự sống. Dinh dưỡng bao gồm các hoạt động ăn uống; hấp thu, vận chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng; bài tiết các chất thải nhằm tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống hàng ngày. 2. Tại sao dinh dưỡng lại quan trọng với NKT Dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe và bệnh tật. Dinh dưỡng không hợp lý, không đảm bảo vệ sinh thì cơ thể sẽ phát triển kém, ốm yếu và dễ mắc bệnh tật. Ngược lại, khi mắc bệnh thì cơ thể dễ đứng trước nguy cơ dinh dưỡng kém. Vì vậy, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng trong việc duy trì và đảm bảo sức khỏe cho mọi người kể cả NKT 3. Thành phần dinh dưỡng chính Để có đủ chất dinh dưỡng, mỗi người cần ăn đủ và đa dạng các loại thức ăn. Thức phẩm được chia thành các nhóm với các chất dinh dưỡng khác nhau. Bốn nhóm thức ăn chính cung cấp dinh dưỡng cho con người gồm: • Nhóm lương thực chứa nhiều tinh bột (gluxit) gồm gạo, ngô, khoai, sắn, mì... là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong bữa ăn. • Nhóm giàu chất đạm (protit) gồm thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa và nguồn thực vật như đậu, đỗ, vừng lạc. • Nhóm giàu chất béo (lipit) gồm mỡ, bơ, dầu ăn và các loại quả hạt có dầu như: dừa, vừng, lạc… • Nhóm rau quả là nguồn quan trọng cung cấp vitamin và chất xơ. Tỷ lệ hợp lý của các nhóm trong khẩu phần của một người có nhu cầu dinh dưỡng bình thường nên là: 70% gluxit, 12% protit và 18% lipit.
- 4. Suy dinh dưỡng • Suy dinh dưỡng là tình trạng hậu quả của việc thiếu thức ăn, có thể do ăn không đúng không đủ lượng thức ăn hoặc do không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn. Người suy dinh dưỡng thường kém phát triển, khó khăn trong học tập, thực hiện các hoạt động thể chất và khả năng chống chọi và hồi phục kém với bệnh tật và chấn thương. • Nguyên nhân của suy dinh dưỡng + Chế độ ăn không đủ: khi một người không được cung cấp một chế độ ăn đầy đủ bao gồm ăn không đủ đa dạng các loại thức ăn (chất lượng) và/hoặc không đủ lượng (số lượng) thức ăn. + Bệnh tật: Khi mắc bệnh tật, khẩu vị thường giảm, điều đó ảnh hưởng tới khả năng sử dụng thức ăn, làm suy giảm khả năng chống chọi với bệnh tật. Đồng thời, bệnh tật và chấn thương khiến cơ thể đòi hỏi nhu cầu cao hơn các chất dinh dưỡng để hồi phục. • Biểu hiện của suy dinh dưỡng: Người bị suy dinh dưỡng thường có các biểu hiện gầy còm, thấp nhỏ, ốm yếu, ăn uống kém,...so với người cùng lứa tuổi. Một vài dấu hiệu dễ nhận thấy ở người suy dinh dưỡng là: + Chậm phát triển, người thấp nhỏ, gầy còm, gương mặt già với mắt trũng, má hóp, rụng tóc + Xương nhô, ví dụ thấy rõ xương sườn + Da nhăn nheo, đặc biệt quanh mông hoặc phù, mặt sưng phồng + Mất cảm giác ngon miệng + Dễ kích thích (khóc nhiều) 5. Béo phì • Thừa cân-béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thừa cân - béo phì có thể gặp ở cả nam và nữ và các lứa tuổi. • Nguyên nhân: Thừa cân - béo phì chủ yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực. Khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể, do đó năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức.
- • Biểu hiện của thừa cân - béo phì: Người béo phì hoặc thừa cân là người quá nặng hoặc béo so với chiều cao. Trẻ em và trẻ vị thành niên thừa cân có nguy cơ cao mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim mạch khi trưởng thành. Rất nhiều người trưởng thành thừa cân mắc các bệnh trên. 6. Phòng tránh, hạn chế nguy cơ các vấn đề về dinh dưỡng Cách tốt nhất để phòng tránh, hạn chế nguy cơ các vấn đề về dinh dưỡng như suy dinh dưỡng hay thừa cân - béo phì: • Duy trì một chế độ ăn hợp lý về số lượng và chất lượng, tùy theo tình trạng cơ thể, tình trạng sức khỏe và bệnh tật. • Duy trì chế độ vận động, luyện tập thường xuyên và phù hợp. • Thay đổi các thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe • Thực hiện các chương trình điều trị, can thiệp thích hợp đối với những trường hợp có các vấn đề về dinh dưỡng. 7. Một vài điểm lưu ý về dinh dưỡng cho NKT • Những NKT ở mức độ nhẹ và vừa có thể ăn uống với chế độ ăn như các thành viên khác trong gia đình và luôn cần cố gắng đảm bảo các yếu tố giúp hạn chế nguy cơ các vấn đề về dinh dưỡng. • NKT nặng cần được đảm bảo một chế độ ăn hợp lý và cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất, giàu chất xơ, giảm lượng acid béo bão hòa và tổng lượng chất béo cũng như các yếu tố dinh dưỡng bất hợp lý. • Tùy theo điều kiện kinh tế và tập quán ăn uống mà mỗi gia đình có thể có nguồn thực phẩm theo điều kiện riêng, nhưng NCS nên cố gắng chế biến thức ăn cho NKT một cách đa dạng dựa trên nguồn thực phầm của gia đình. • Những NKT hạn chế vận động, phải nằm lâu ngày, trẻ khuyết tật, hoặc NKT đang trong tình trạng suy dinh dưỡng,... cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng phù hợp sau khi tham khảo ý kiến của nhân viên y tế. 2. Bữa ăn cho NKT NKT rất cần được ăn uống tốt, với những bữa ăn đảm bảo về dinh dưỡng và thoải mái về tinh thần. Khi chuẩn bị bữa ăn cho NKT, có một số điểm mà NCS cần lưu ý: • Làm cho NKT cảm thấy dễ chịu: NCS cần giúp NKT đảm bảo vệ sinh cơ thể và nên trò chuyện với NKT trước bữa ăn để thể hiện sự chia sẻ với NKT, giúp họ giảm bớt cảm giác phụ thuộc, cảm thấy thoải mái hơn và sẽ ăn ngon miệng hơn. • Giải thích tầm quan trọng của dinh dưỡng: Trong nhiều trường hợp, do những tác động của tâm lý hoặc tình trạng sức khỏe, NKT cảm thấy buồn chán, không muốn ăn. Do vậy, bên cạnh sự động viên, khuyến khích, NCS cần có những giải thích cho NKT hiểu hơn về tầm quan trọng của dinh dưỡng trong việc đảm bảo sức khỏe của họ. • Giữ cho khu vực quanh nơi ăn sạch sẽ và không có mùi khó chịu: Cố gắng vệ sinh nhà cửa, bàn ăn, vệ sinh chỗ nằm của NKT để loại bỏ các yếu tố mất vệ sinh. • Sắp xếp thức ăn thuận tiện cho NKT hoặc giúp NKT ăn khi họ không thể tự đưa thức ăn vào miệng. NCS cho NKT ăn từ từ và ít một, chờ cho NKT nhai và nuốt rồi mới cho ăn tiếp. NCS không nên giục giã NKT hoặc biểu hiện là mình đang bận. • Dọn dẹp sạch sau bữa ăn, không để thức ăn rơi vãi nơi NKT nằm, giúp NKT vệ sinh răng miệng sau ăn.
- Bài 2. Chăm sóc bàng quang và ruột 1. Những vấn đề thường gặp với bàng quang và ruột - Bí tiểu, tiểu són - Tiêu chảy - Táo bón 2. Bí tiểu, tiểu són, tiểu nhiều lần 2.1. Bí tiểu • Bí tiểu là hiện tượng cơ thể chúng ta không có khả năng làm trống bàng quang hoàn toàn, có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người. • Bí tiểu cấp tính thường đến khá đột ngột, có thể gây khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đây là trường hợp cấp cứu, có thể đe dọa tính mạng con người. • Ngược lại, khi bị bí tiểu mãn tính thì vẫn còn khả năng đi tiểu được nhưng không đẩy hết nước tiểu ra khỏi bàng quang. Lâu ngày có thể dấn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. • Bí tiểu thường gặp ở NKT bị liệt do tổn thương tủy sống, đột quỵ 2.2. Tiểu són, tiểu nhiều lần • Bình thường sau khi tích trữ nước tiểu được khoảng 50% dung tích, bàng quang sẽ bắt đầu có cảm giác đầy, đến 75% thể tích này sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và đến 90% sẽ có cảm giác rất buồn đi tiểu. • Những trường hợp không nhận biết được cảm giác buồn tiểu, hoặc buồn tiểu xuất hiện rất muộn, hoặc xuất hiện sớm, liên tục, làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày, cũng như chất lượng cuộc sống. • Nhiều người cứ cố đi tiểu nhiểu lần để tránh són tiểu mà không ý thức được thói quen đi tiểu nhiều lần có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh. Nên lập kế hoạch dần dần đi tiểu theo giờ, tập kìm nén cảm giác mắc tiểu nếu chưa đến thời gian qui định. 2.3. Quản lý chức năng bàng quang để phòng tránh bí tiểu và viêm nhiễm đường tiết niệu • Uống đủ nước • Theo dõi nước tiểu hàng ngày • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ • Tạo thói quen đi tiểu tốt, tránh ẩm ướt • Hạn chế nhịn tiểu • Đi hết nước tiểu trong mỗi lẫn tiểu • Với người tiểu không tự chủ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, cải thiện chất lượng cuộc sống. • Thực hiện chăm sóc bàng quang thành thói quen 2.5. Một số cách chăm sóc bàng quang a. Tạo thói quen đi tiểu đúng giờ • Thói quen tiểu tiện theo giờ giúp tránh tình trạng bàng quang quá đầy, nó giúp cho người đại tiểu tiện không tự chủ kiểm soát một phần bàng quang của họ và cũng giúp cho một số tình huống người bị sa sút trí tuệ mất khả năng kiểm soát đi tiểu. • Cách tạo thói quen tiểu tiện và đại tiện đúng giờ
- Chuẩn bị: đồng hồ báo thức, sổ ghi nhật ký đi tiểu Thực hiện: + Theo dõi thời gian và lập kế hoạch đi vệ sinh mỗi 4-6 giờ/lần, kể cả chưa có nhu cầu đi buồn tiểu. + Khi bạn thức dậy buổi sáng, điều đầu tiên nên làm là đi đại tiểu tiện. + Nên đi tiểu 2 giờ một lần, khi chưa thành thói quen thì nên nhìn đồng hồ hoặc dùng đồng hồ báo thức vào một khung giờ nhất định. + Nếu uống nhiều nước trái cây hoặc hay cà phê thì cần đi tiểu mỗi 1-2 giờ mặc dù không có cảm giác buồn tiểu. + Đừng cố nhịn tiểu hơn 3 giờ. + Nên đi tiểu tiện trước khi đi ngủ. b. Tạo thói quen vệ sinh bàng quang Khi có cảm giác buổn tiểu, thì đừng vội chạy đi tiểu mà ở lại vị trí, và thực hiện các bài tập căn bản sau: • Tập kiềm nén và kiểm soát tiểu gấp: + Ngồi xuống nếu được, hít thở sâu và thư giãn + Làm xao nhãng cảm giác muốn tiểu (chẳng hạn như tập trung suy nghĩ về việc khác, hoặc đếm số thứ tự từ 1 đến 100,…) + Cố gắng nhịn tiểu bằng cách chủ động co thót hậu môn 5-6 lần mạnh và nhanh, hoặc co thắt vừa phải và giữ 10 giây, hoặc tưởng tượng như đang ngồi trong chậu nước cố gắng thót cơ để hút và giữ nước vào trong âm đạo đối với nữ giới. Lưu ý khi tập cơ thắt hậu môn hay âm đạo thì cố gắng gồng cơ vùng bụng hay cơ vùng chân. + Tập mỗi ngày 3 đợt, mỗi đợt khoảng 15 lần, mỗi lần thót cơ khoảng 10 giây và nghỉ khoảng 10 giây. • Tập luyện bàng quang: + Áp dụng các biện pháp nêu trên kết hợp theo dõi đi tiểu, để từ từ kéo dài khoảng thời gian giữa 2 lần đi tiểu. Có thể lúc đầu bệnh nhân phải đi tiểu mỗi 30-60 phút, sau đó tập kéo dài thêm mỗi 15-30 phút mỗi 1-2 tuần, để dần dần đạt mục tiêu giữ được 3-4 giờ + Thực hiện các biện pháp tập kìm nén và tập bàng quang ít nhất 6 tuần để thấy được hiệu quả. 3. Tiêu chảy 3.1. Thế nào là tiêu chảy? • Tiêu chảy là thải phân nhiều lần trong ngày, phân lỏng, lượng trên 300gram/ngày. • Nguyên nhân của tiêu chủa là do bị nhiễm các loại ví sinh vật đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm hoặc có bệnh về đường tiêu hóa. 3.2. Cách phòng tránh tiêu chảy • Đảm bảo vệ sinh ăn uống: Sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản thức ăn và khi cho NKT ăn. • Tránh kích thích, tránh ăn uống các thứ sinh hơi • Uống đủ nước • Đi khám tại cơ sở y tế và thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc 4. Táo bón
- 4.1. Thế nào là táo bón • Táo bón là khi NKT đi ngoài ít hơn bình thường, dưới 200 gam, khô nước hơn và số lần đi đại tiện dưới 3 lần trong 01 tuần. • Đi đại tiện khó khăn, mỗi lần đi phải rặn nhiều, vận dụng cả thành bụng • Phân cứng, có thể sờ được khối lổn nhổn ở bụng dưới bên trái. • Táo bón thường gặp ở những người ít vận động, chế độ ăn ít nước, khẩu phần ăn không cân đối, ăn không đủ chất xơ hoặc bị mắc một số bệnh. 4.2. Phòng ngừa táo bón • Đảm bảo vệ sinh ăn uống • Đảm bảo chế độ ăn hợp lý • Ăn đủ rau quả chất xơ • Uống đủ nước mỗi ngày • Khi bị táo bón không nên tự mua thuốc dùng mà cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc 4.3. Bài tập xoa bụng để phòng ngừa và hạn chế táo bón a. Tại sao phải xoa bụng • Xoa bụng là cách dùng tay hoặc dụng cụ tạo áp lực nhẹ bên ngoài dọc theo đường ruột kích thích tạo nhu động ruột, giúp cho nhũ trấp từ ruột non đến đại tràng và trực tràng trước khi phân trở nên cứng và khô. • Xoa bụng mỗi ngày giúp tăng tần suất đi đại tiện và hoạt động đại tiện diễn ra dễ dàng hơn. b. Thực hiện • Chuẩn bị: Nằm ngửa với đệm lót dưới gối, ngồi hoặc nằm nghiêng • Thực hiện: + Xoa thành từng vòng tròn nhỏ với áp lực vừa đủ trên bề mặt da bụng. + Bắt đầu từ hông bên phải, đi từ dưới lên, dọc theo bên ngoài, dừng lại ở bên dưới góc sườn. + Tiếp tục xoa ngang qua bên góc sườn trái (tránh vùng dưới mũi xương ức) + Tiếp tục xoa dọc bờ ngoài bụng bên trái đến tận cùng ở vùng hông trái + Di chuyển trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại động tác. + Thực hiện động tác theo hình chữ U này trong vòng 5-10 phút. + Cường độ: Xoa nhẹ nhàng vừa phải + Thời gian: 5-10 phút/lần + Tần suất: 1-2 lần/ngày c. Lưu ý • Thời điểm áp dụng: Được khuyến nghị ít nhất 1 giờ sau ăn. Kỹ thuật này có thể thực hiện vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu như NKT có đau hoặc chướng bụng sau ăn, người chăm sóc có thể thực hiện kỹ thuật xoa với áp lực nhẹ nhàng, ngay sau ăn, để giảm các triệu chứng trên. • Ngoài ra, các động tác chống đẩy, ngồi gập người về phía trước có thể giúp tiết phân nhờ làm tăng áp lực ổ bụng.
- Bài 3. Vệ sinh hàng ngày đối với NKT Vệ sinh hàng ngày là hoạt động quan trọng tác động đến đời sống của NKT cả về thể chất và tinh thần: • Vệ sinh là những quy tắc giữ gìn sự sạch sẽ cho bản thân và môi trường xung quanh nhằm phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. • Vệ sinh kém, cơ thể không được sạch sẽ, tinh thần của NKT bị ảnh hưởng bởi môi trường mất vệ sinh dẫn đến sức đề kháng kém và dễ bị mắc các bệnh lây nhiễm, virut, bệnh về da, nhiễm khuẩn, bội nhiễm dẫn tới tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn, thương tật thứ cấp (viêm phổi, loét tỳ đè, nhiễm khuẩn tiết niệu...) dẫn đến thể trạng yếu dần, có thể dẫn đến tử vong. • Cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra những mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến tinh thần NKT và những người xung quanh. NKT cảm thấy tự ti về bản thân, ngại tiếp xúc với người khác, dễ dẫn đến bị các thành viên trong gia đình hoặc người bên ngoài xa lánh, cô lập. Từ đó, họ dễ bị hạn chế sự tham gia các hoạt động trong gia đình và trong cộng đồng. Như vậy, NKT sẽ ngày càng ít tham gia các hoạt động và ngày càng bị cô lập và phân biệt. Đó là vòng luẩn quẩn của bệnh tật và vệ sinh kém cùng sự tham gia. • Những chăm sóc thiết yếu được thực hiện hàng ngày ngoài việc đảm bảo vệ sinh cho cơ thể của NKT còn giúp cho họ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Những điều cần chú ý trong chăm sóc vệ sinh hàng ngày đối với NKT: • Cố gắng khuyến khích NKT tự thực hiện những hoạt động vệ sinh hàng ngày mà họ có thể. Tuy vậy, luôn tạo sự yêm tâm cho họ với sự hướng dẫn, giám sát hoặc trợ giúp kịp thời của NCS khi cần thiết. • Hoạt động vệ sinh hàng ngày mang tính đặc thù cá nhân, mỗi cá nhân có những quan niệm riêng về từng hoạt động vệ sinh của mính. Trong quá trình chăm sóc NKT, NCS (NCS) cần luôn để tâm đến cảm xúc của NKT, giúp cho NKT đáp ứng được nhu cầu vệ sinh cá nhân, chứ không chỉ là tiến hành các công việc vệ sinh cho họ theo các tiêu chuẩn đặt ra. • Vệ sinh là quan trọng nhưng cũng luôn phải ghi nhớ không vì thế mà làm nặng thêm tình trạng thể chất và tinh thần của NKT. • Luôn đảm bảo các nguyên tắc phòng chống nhiễm khuân cho NKT, NCS và cả những người xung quanh. Chăm sóc râu, tóc, da đầu 1. Cạo râu cho NKT nam: Mục đích: • Giúp đảm bảo vệ sinh vùng da mặt của NKT, dễ dàng vệ sinh da mặt, nhất là sau khi ăn, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. • Tạo cho NKT sự thoải mái, tự tin hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Chuẩn bị: • Đồ dùng, dụng cụ: Dao cạo râu sạch (không dùng chung với người khác), xà phòng hoặc dung dịch cạo râu (nếu có), nước sạch (khi trời lạnh thì nên dùng nước ấm), khăn mặt • NCS: Rửa sạch tay trước khi thực hiện Cách thực hiện: • Làm ướt mặt bằng khăn ướt, nếu có điều kiện thì bôi xà phòng hoặc dung dịch cao râu lên từng bên mặt. • Cạo nhẹ nhàng theo hướng của râu. Trong khi cạo cần thận trọng với nếp nhăn trên da mặt. Tốt nhất là cạo từng đường ngắn và dung ngón tay của bàn tay trái làm cho da phẳng ra trong khi cạo. • Khi cạo xong thì lau lại mặt 2. Chăm sóc tóc và da đầu: Mục đích: • Vệ sịnh để tóc và da đầu của NKT được sạch sẽ và khỏe mạnh. • Tạo cho NKT cảm thấy thoải mái, dễ chịu và được quan tâm, tôn trọng • Tạo cho NKT sự chủ động phối hợp trong các hoạt động chăm sóc hàng ngày Chuẩn bị: • Đồ dùng, dụng cụ: Dầu gội đầu, lược, khăn khô, máy sấy tóc (nếu có), tấm nilon hoặc tốtt nhất là máng gội đầu nếu có, chậu để hứng nước gội, ca múc nước, nước sạch để gọi đầu (tùy theo thời tiết và tính trạng sức khỏe của NKT mà dùng nước ấm hay nước bình thường), • NCS: Rửa sạch tay trước khi thực hiện, nói chuyện trước để NKT cảm thấy thoái mái và phối hợp khi gội đầu. Cách thực hiện: • Nếu NKT có thể di chuyển không quá khó khăn thì NCS gội đầu cho NKT trong phòng tắm hoặc nơi nào đó thuận tiện. • Gội đầu cho NKT ngay tại giường: + Đặt NKT nằm ngửa, kê gói có lót nilon dưới đầu và vai NKT để giữ cho giường không bị ướt, nếu có máng gội thì đătj đầu trong máng gội, quàng khăn khô quanh cổ và nếu có thể thì dùng bông sạch nút hai lỗ tai của NKT + Chải tóc xuôi xuống và dội nước nhẹ nhàng làm tóc ướt đều, xoa dầu gội lên tóc, gãi nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay để làm sạch tóc và da đầu. + Dùng ngón tay xoa lên trán, dội nước vài lần cho sạch dầu gội. + Thực hiện vài lần cho đến khi tóc và da đầu sạch sẽ. + Lau khô tóc (có thể sấy nhẹ nhàng bằng máy sấy tóc), sau đó chải tóc để tóc không bị rối. + Khi gội đầu cho NKT, NCS nhớ chú ý quan sát tình trạng của tóc và da đầu của NKT để phát hiện các dấu hiệu có thể phản ánh tình trạng vệ sinh hoăc tình trang sức khỏe chung của NKT..
- Chăm sóc mắt và tai 1. Chăm sóc mắt: Mục đích: • Giữ vệ sinh để hạn chế nguy cơ các bệnh về mắt cho NKT. • Góp phần giúp cho NKT duy trì chức năng nhìn. Chuẩn bị: • Đồ dùng, dụng cụ: Bông khô hoặc một miếng vải mềm sạch hoặc khăn mặt sạch, nước sạch hoặc nước muối sinh lý. • NCS: Rửa sạch tay trước khi thực hiện Cách thực hiện: • Dùng bông hoặc miếng vải khô sạch hoặc khăn mặt sạch thấm nước muối hoặc nước sạch lau nhẹ từ góc mắt trong ra ngoài để lấy hết dỉ ở mi mắt và lông mi. • Nếu NKT không chớp mắt hoặc nhắm mắt được,có thể dung thuốc tra mắt để giữ độ ẩm hoặc phủ miếng gạc ẩm để bảo vệ mắt. • Nếu NKT mang mắt giả thì dùng vải sạch mềm lau với nước ấm, tránh làm xước, khi không dùng thì gói và cất vào một nơi tránh rơi vỡ. 2. Chăm sóc tai: Mục đích: • Giữ vệ sinh để hạn chế nguy cơ các bệnh về tai cho NKT. • Góp phần giúp cho NKT duy trì chức năng nghe. Chuẩn bị: • Đồ dùng, dụng cụ: Tăm bông sạch hoặc cây lấy ráy tai đã làm sạch, nước muối sinh lý, bơm tiêm loại nhỏ, khăn khô, • NCS: Rửa sạch tay trước khi thực hiện Cách thực hiện: • Cách lấy ráy tai: Kéo vành tai chếch xuống dưới, dùng tăm bông hoặc dụng cụ để lấy ráy tai. Lau khô tai bằng bông hoặc khăn khô sạch. • Cách rửa tai: + Chuẩn bị nước muối sinh lý và một bơm tiêm nhỏ. Lấy nước muối vào bơm tiêm, kéo nhẹ vành tai ra sau và lên trên để làm thẳng lỗ tai, đặt đầu bơm tiêm vào tai và bơm thật nhẹ và để cho dịch tự chảy ra ngoài. + Cho NKT nằm nghiêng sang bên và úp tai xuống dưới cho dịch còn lại chảy hết ra ngoài (chú ý đặt khăn lót ở dưới để không bị ướt) rồi lau khô tai ngoài.
- Chăm sóc chân và bàn chân Mục đích: • Tăng cường tuần hoàn tại chân và bàn chân cho NKT, giảm thiểu nguy cơ loét, ứ trệ tuần hoàn ngoại biên. • Giúp NKT có cảm giác dễ chịu và cảm thấy được quan tâm săn sóc. Chuẩn bị: • Đồ dùng, dụng cụ: Có thể chuẩn bị phấn rôm, dầu hoặc cao, gối kê chân, khăn khô, nước ấm • NCS: Rửa sạch tay trước khi thực hiện. Cách thực hiện • Để NKT nằm ngửa, kê gối dưới khoeo. • NCS có thể thoa một chút dầu hoặc phấn rôm vào long bàn tay. • Nhẹ nhàng xoa bóp từng bên chân và bàn chân cho NKT. • Có thể day nhẹ nhang nơi gan bàn chân và lắc nhẹ từng ngón chân để kích thích tuần hoàn. • Sau khi xóp bóp xong, dung nước ấm lau rửa sạch sẽ chân, bàn chân và các kẽ ngón chân, rồi lau khô cho NKT. • Trong quá trình chăm thực hiện, NCS cần quan sát và kiểm tra tình trạng chân và bàn chân của NKT, đặc biệt cần chú ý tới các yếu tố như: + Màu sắc da, + Da mềm hay cứng, + Da nóng, ấm hay lạnh. + Các dấu hiệu sưng nề, vết loét + Có mùi hôi hay không. + NKT có bị đau hay khó chịu vùng chân hay không. + Kẽ giữa các ngón chân có sạch sẽ hay không, có bị viêm ngứa hay không • Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì phải xử trí sớm hoặc nhờ sự trợ giúp, tư vấn của nhân viên y tế. Lưu ý: Không xoa bóp vùng da bị loét hoặc tấy đỏ vì có thể gây tổn thương hoặc nặng thêm tổn thương trên da của NKT.
- Xoa bóp lưng Mục đích: • Giúp NKT có cảm giác dễ chịu và cảm thấy được quan tâm săn sóc. • Giảm đau, tăng cường tuần hoàn vùng lưng • Phòng chống loét vùng lưng Chuẩn bị: • Đồ dùng, dụng cụ: Có thể chuẩn bị phấn rôm, dầu hoặc cao, khăn khô, nước ấm • NCS: Rửa sạch tay trước khi thực hiện. Cách thực hiện • Thời điểm tốt nhất để xoa bóp lưng cho NKT là sau khi tắm rửa hoặc trước khi NKT đi ngủ. • Để NKT nằm sấp hoặc nằm nghiêng. • NCS có thể thoa một chút dầu hoặc phấn rôm vào long bàn tay. • Sử dụng đường di chuyển hình tròn để xoa vùng giữa lưng cho NKT một cách nhẹ nhàng. • Tiếp theo, xoa bóp dịch chuyển lên trên và ra hai vai. • Sau đó xoa bóp vùng xương chậu, các cơ lớn của hai mông. • Xoa bóp lặp lại mỗi lần 3-5 phút. • Sau khi xóp bóp xong, dung nước ấm lau rửa sạch rồi lau khô vùng lưng cho NKT. • Trong quá trình chăm thực hiện, NCS cần quan sát và kiểm tra tình trạng da vùng lưng để kịp thời phát hiện sớm những vùng da có nguy cơ loét do đè ép hoặc các tổn thương khác trên da của NKT. • Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì phải xử trí sớm hoặc nhờ sự trợ giúp, tư vấn của nhân viên y tế. Lưu ý: Không xoa bóp vùng da bị loét hoặc tấy đỏ vì có thể gây tổn thương hoặc nặng thêm tổn thương trên da của NKT.
- Bài 4. Hướng dẫn người khuyết tật tự tắm rửa 1. Áp dụng với: • Người khuyết tật có rối loạn nhận thức nhẹ, rối loạn trí nhớ, sa sút trí tuệ. • Người khuyết tật có giảm vận động, gặp khó khăn trong quá trình tự chăm sóc bản thân. 2. Mục đích: • Giúp người khuyết tật hình thành và duy trì khả năng tự tắm gội, tăng cường sự độc lập trong sinh hoạt hàng ngày. • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh các bênh lây nhiễm khác 3. Chuẩn bị: • Quần áo cho người khuyết tật; • Đồ dùng để tắm: - Khăn tắm, dầu gội đầu, xà phòng tắm để ở nơi dễ dàng lấy được. - Miếng chà: Một khăn bông mềm nhỏ, một miếng vải bông mềm hoặc một miếng kỳ cọ bán sẵn, nên dùng loại có cán để người khuyết tật có thể cầm nắm dễ dàng. - Vòi hoa sen hoặc chậu đựng nước, gáo múc nước. - Một ghế nhựa nhỏ cho người khuyết tật ngồi tắm; • Nước tắm: Bật sẵn nước nóng nếu gia đình có sử dụng bình nước nóng hoặc đun nước nóng sẵn sàng để pha nước tắm cho người khuyết tật. 4. Các bước thực hiện: • Làm ướt người: Dùng vòi sen cầm tay nhẹ nhàng, từ từ làm ướt từng phần rồi đến toàn thân. • Sử dụng dầu gội đầu, xà bông thoa khắp cơ thể. • Dùng bông tắm có cán để kì cọ khắp cơ thể nhẹ nhàng, cẩn thận.
- • Bảo đảm vệ sinh sạch sẽ vùng kín của người khuyết tật (đặc biệt với người khuyết tật tiểu tiện không tự chủ). Vệ sinh sạch sẽ giữa các nếp gấp ở da, ở dưới vú, vùng nách. • Dùng khăn khô lau khô cơ thể. Dùng khăn chạm vào da để khô nước thay vì chà xát mạnh. • Chăm sóc người khuyết tật sau khi tắm: Kiểm tra xem người khuyết tật có bị đau rát hay không, lau khô cơ thể chưa và mặc quần áo đúng chưa. Có thể dùng kem dưỡng ẩm để làm mềm da, bột bắp hoặc banking soda để làm khô, khử mùi. • Mặc đồ mới vào (có hoặc không cần trợ giúp). Cách người khuyết tật vào vị trí tắm.(Chú ý: ghế nên có tựa và thành) 5. Lưu ý: • Đơn giản hóa quá trình tắm, Sử dụng dầu tắm đa năng để tắm và gội. • Không nên tắm quá nhiều lần trong tuần: nếu không có nhiều hoạt động thể lực thì chỉ nên tắm 2-3 ngày/lần • Giữ an toàn trong phòng tắm - Đừng bao giờ để người khuyết tật một mình trong phòng tắm. - Luôn kiểm tra nhiệt độ của nước ngay cả khi người khuyết tật tự xả nước. - Lắp tay vịn và sử dụng ghế ngồi trong bồn tắm hoặc dưới vòi sen. - Sàn phòng tắm tránh trơn trượt hoặc trải thảm Bài 5. Tập đi với nạng cho người khuyết tật 1. Áp dụng với: • Người khuyết tật không có khả năng đi bằng 2 chân nhưng có 2 tay đủ khỏe, thường gặp là người khuyết tật liệt 1 chân, liệt hai chân, gãy xương hoặc cắt cụt 1 chân 2. Mục đích: • Giúp người khuyết tật sử dụng nạng một cách phù hợp để di chuyển một cách linh hoạt và thuận lợi.
- 3. Chuẩn bị: • Người khuyết tật có thể sử dụng nạng nách hoặc nạng khuỷu • Kích thước của nạng phải phù hợp với từng NKT : - Chiều cao nạng nách: Từ đất đến điểm cách hố nách 2-3 khoát ngón tay - Chiều cao nạng khuỷu: Từ sàn nhà đến cổ tay, đoạn tựa khuỷu từ khuỷu đến cổ tay. 4. Các bước thực hiện: • Bước 1: người khuyết tật đứng thăng bằng vững với 2 nạng • Bước 2: Người khuyết tật đưa 2 nạng lên trước cùng một lúc với khoảng cách bằng khoảng cách một bước chân bình thường (30 – 35 cm), dồn trọng lượng vào phía trước chống vào nạng và đu 2 chân tiến lên trước đến vị trí đặt của 2 nạng. • Bước 3: người khuyết tật đưa hai nạng ra phía trước và làm tương tự với các bước tiếp theo 5. Lưu ý: • Khi đã thành thạo, người khuyết tật có thể đu chân xa hơn vị trí đặt nạng, khoảng cách tối đa bằng một bước chân bình thường. • Người chăm sóc hỗ trợ để quá trình tập luyện diễn ra thuận lợi, giúp người khuyết tật không bị đau, không bị ngã, không chấn thương. • Luôn luôn động viên, khuyến khích để người khuyết tật tiến bộ sau những lần tập.
- Bài 6. Hướng dẫn người khuyết tật liệt nửa người ra vào xe lăn Áp dụng với: Người khuyết tật liệt nửa người 2. Mục đích: Giúp người khuyết tật di chuyển được dễ dàng, tăng cường khả năng độc lập và tham gia các hoạt động trong gia đình và xã hội 3. Chuẩn bị: Xe lăn phù hợp với từng người khuyết tật về chiều cao, độ chắc chắn hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu. 4. Các bước thực hiện: a. Hướng dẫn người khuyết tật dịch chuyển từ giường sang xe lăn: Bước 1: Người khuyết tật ngồi ngay ngắn ở mép giường. Người chăm sóc đẩy xe lăn đến gần, tháo tựa để tay, tựa để chân của xe lăn cùng bên với nửa người liệt Bước 2: Người chăm sóc đẩy xe lăn đến sát mép giường phía bên lành của người khuyết tật. Xe lăn tạo với giường 1 góc 15 – 30 độ. Bước 3: Người khuyết tật dùng tay lành đỡ chân liệt hơi lùi ra sau, mũi chân hướng ra ngoài. Bước 4: Người khuyết tật chống tay lành vào tựa để tay của xe lăn, nghiêng người ra trước dồn trọng lực vào tay và chân lành, vừa đứng dậy vừa xoay thân mình theo chiều của xe lăn. Bước 5: + Người khuyết tật ngồi vào xe lăn, tự đặt chân lành vào tựa để chân, dùng tay lành nhấc chân liệt để lên chân lành và hạ tựa để chân bên liệt xuống, rồi nhấc chân liệt để xuống tửa để chân.
- + Người chăm sóc hỗ trợ đặt lại tựa để tay, chỉnh lại tư thế người khuyết tật ngay ngắn trên xe b. Hướng dẫn người khuyết tật dịch chuyển từ xe lăn sang giường: Bước 1: Người chăm sóc đẩy xe lăn đến sát mép giường, phía bên liệt tạo với giường một góc 15 – 30 độ, khóa bánh xe, tháo tựa để tay phía sát mép giường. Bước 2: Người khuyết tật dùng tay lành nhấc chân liệt đặt lên chân lành, gấp tựa để chân, nhấc chân liệt để xuống mặt sàn rồi dẫm chân lành xuống sàn. Bước 3: Người khuyết tật chống tay lành vào tựa để tay, dồn trọng tâm vào tay và chân lành. Bước 4: Trong lúc đứng lên, người khuyết tật xoay chân lành hướng lưng về phía giường, đến vị trí thuận lợi người khuyết tậ hạ thấp trọng tâm và ngồi xuống giường; Bước 5: Người khuyết tật tự điều chỉnh tư thế ngồi nay ngắn. Người chăm sóc thu dọn, cất xe lăn. 5. Lưu ý: Người chăm sóc hỗ trợ để quá trình tập luyện diễn ra thuận lợi, giúp người khuyết tật không bị đau, không bị ngã, không chấn thương. Luôn luôn động viên, khuyến khích để người khuyết tật tiến bộ sau những lần tập.
- Bài 7. Hỗ trợ người khuyết tật sử dụng xe lăn di chuyển qua các địa hình 1. Áp dụng với: • Người khuyết tật cần sử dụng xe lăn để di chuyển qua các địa hình. 2. Mục đích: • Giúp người khuyết tật di chuyển được xe lăn một cách an toàn qua các địa hình không bằng phẳng. 3. Chuẩn bị: • Xe lăn phù hợp với người khuyết tật về kích thước và độ chắc chắn 4. Các bước thực hiện: a. Đẩy xe lăn qua bậc cao (cho 1 bậc): • Bước 1: Người chăm sóc đẩy xe lăn đến sát bậc cao . • Bước 2: Người chăm sóc cầm hai tay nắm và đạp chân lên thanh nâng 2 bánh trước, cho xe nghiêng ra sau trên hai bánh xe lớn để nâng bánh xe trước lên. • Bước 3: Người chăm sóc đẩy xe lăn tới trước sao cho hai bánh xe sau sát với bậc • Bước 4: Nhẹ nhàng đẩy hai bánh sau vượt qua bậc b. Đẩy xe lăn xuống bậc cao: • Bước 1: Người chăm sóc đẩy xe lăn đến gần bậc cao, quay lưng xe lăn về phía bậc
- • Bước 2: Đi lùi xe lăn nhẹ nhàng qua bậc, hạ hai bánh xe nhỏ xuống mặt đường. Chú ý dùng tay hãm xe lăn, tránh để xe trượt qua bậc với tốc độ cao dễ gây sang chấn cho người khuyết tật 5. Lưu ý: • Thao tác cẩn trọng, nhẹ nhàng • Chú ý dùng chân hãm xe lăn, tránh để xe trượt qua bậc với tốc độ cao dễ gây sang chấn cho người khuyết tật. • Chú ý bên dưới đường (phía sau lưng) khi đưa NKT xuống bậc • Thông báo với người khuyết tật khi chuẩn bị vượt qua bậc hoặc xuống bậc để người khuyết tật không bị bất ngờ. Bài 8. Điều chỉnh, sửa chữa trong nhà giúp người khuyết tật thuận tiện trong sinh hoạt 1. Đối tượng hưởng lợi: • Người khuyết tật (NKT) vận động • NKT hoặc người già, người có vấn đề về thăng bằng, nguy cơ ngã, vấn đề nhận thức 2. Mục đích: • Thiết kế trong nhà phù hợp sẽ giúp NKT độc lập tối đa. • Tăng cảm giác tự chủ cho NKT, do vậy tăng sự tự tin. • NKT có thể di chuyển và sinh hoạt an toàn hơn 3. Thực hiện: Tùy theo hoàn cảnh cụ thể về nhà ở và điều kiện kinh tế, xã hội và tập tục khác nhau mà có thể thực hiện các thay đổi cho thích hợp. 3.1. Bố trí phòng ngủ cho phù hợp với NKT: • Phòng ngủ thông thoáng, có ánh sáng mặt trời vào phòng và phòng rộng rãi để dễ chăm sóc cho NKT • Giường: Chiều cao giường phù hợp với NKT để di chuyển từ xe lăn sang giường. diện tích của giường rộng rãi để NKT có thể thoải mái lăn trở và vận động, sinh hoạt trên giường. • Tủ quần áo, bàn trang điểm, bàn làm việc: phù hợp với chiều cao và tầm với của NKT
- 3.2. Bố trí đường đi trong nhà cho phù hợp với NKT: • Khoảng không trong nhà có đủ khoảng cách để NKT có thể di chuyển một cách thoải mái, không nên có các bậc cầu thang lên nhà hay giữa các phòng, đủ khoảng cách cho xe lăn đi và xoay • Hệ thống chiếu sáng cũng cần được bố trí sao cho người khuyết tật có thể chủ động bật, tắt và đủ ánh sáng khi người khuyết tật di chuyển trong phòng và trên các lối đi. 3.3. Bố trí Nhà vệ sinh cho phù hợp với NKT • Sử dụng các thanh vịn để đi vào nhà vệ sinh. • Đường đi vào nhà vệ sinh đủ rộng để cho xe lăn và khung đi, trong nhà vệ sinh có đủ không gian để xe lăn đi vào và để di chuyển từ xe lăn sang bệ vệ sinh • Nhà vệ sinh có chiều cao phù hợp, có tay cầm hỗ trợ ở vị trí và chiều cao hợp lý, có thể có thanh truyền từ xe lăn sang bệ vệ sinh • Vòi nước xả vệ sinh ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho NKT. Có thể sử dụng nhà vệ sinh hiện đại, tự xả và rửa sau khi đi vệ sinh. • Có các dụng cụ hỗ trợ để việc đi vệ sinh, tắm rửa được thực hiện dễ dàng hơn: Có một số ghế đi vệ sinh, bô.. hỗ trợ NKT đi vệ sinh tại giường… • Vào ban đêm, có thể để dụng cụ hỗ trợ vệ sinh tại giường cho NKT để hạn chế việc đi lại, di chuyển ban đêm, với mục đích an toàn và tránh ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của NKT và người chăm sóc 3.4. Bố trí bếp cho phù hợp với NKT: • Bếp có khoảng không đủ rộng cho sự di chuyển của NKT (xe lăn, gập, ván..) • Các đồ vật trong bếp được thay đổi để phù hợp với tầm với và chiều cao của NKT (bếp nấu ăn, kệ/ chạn bát; bàn ăn; ghế) • Các vật dụng được thiết kế để NKT có thể sử dụng được (bát, đĩa, thìa, dao, thớt…)…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đại cương Thực phẩm chức năng
9 p | 288 | 97
-
Vitamin và khoáng chất – nhân tố tối quan trọng với sức khỏe
3 p | 119 | 12
-
Khi nào cần dùng thuốc bổ, vitamin và khoáng chất?
4 p | 138 | 11
-
Tác dụng phụ của 1 số loại thuốc bổ
5 p | 122 | 8
-
UNG THƯ PHỔI – PHẦN 1
9 p | 82 | 8
-
Những xét nghiệm bổ sung trong thai kỳ (Phần 2)
5 p | 79 | 7
-
Sử dụng thuốc bổ sung vitamin cho trẻ như thế nào?
4 p | 152 | 6
-
Có nên sử dụng vitamin và khoáng chất bổ sung?
3 p | 123 | 6
-
Bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ
2 p | 60 | 5
-
Nguyên nhân mắt sưng, đỏ và cách điều trị
5 p | 66 | 5
-
Á sừng có khó chữa
9 p | 69 | 5
-
Những bệnh cần cẩn trọng với vitamin
3 p | 49 | 4
-
Bổ sung vitamin cho trẻ thế nào?
6 p | 84 | 4
-
Khuyến nghị về bổ sung dưỡng chất cho bột mỳ và bột ngô (Báo cáo hội nghị: Tuyên bố đồng thuận tạm thời)
7 p | 56 | 4
-
Tài liệu 4 nhóm thực phẩm giúp trẻ khỏe mạnh ngày xuân
7 p | 69 | 3
-
Bổ sung vitamin với món salad
5 p | 61 | 1
-
Miến cua bể bổ sung canxi cho bà bầu
5 p | 56 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn