intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ công nghệ thông tin trong nhà trường

Chia sẻ: Kkkk Kkkk | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

96
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ công nghệ thông tin trong nhà trường có bố cục nội dung gồm 7 phần: Cấu trúc tổng quan của máy tính điện tử; lắp đặt bộ máy tính từ các linh kiện; cài đặt hệ điều hành, phần mềm ứng dụng; sử dụng chương trình Norton Ghost; xây dựng và quản trị hệ thống mạng Lan; lưu trữ an toàn và bảo mật thông tin; một số kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phòng máy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ công nghệ thông tin trong nhà trường

  1. www.dienbiencflit.edu.vn – online@dienbiencflit.edu.vn TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG Điện Biên, tháng 8 năm 2013
  2. MỤC LỤC PHẦN 1: CẤU TRÚC TỔNG QUAN CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ ..................................... 1 1. Cấu trúc chung của máy vi tính ........................................................................................... 1 2. Các thành phần cơ bản của máy tính ................................................................................... 1 PHẦN 2: LẮP ĐẶT BỘ MÁY TÍNH TỪ CÁC LINH KIỆN ................................................ 3 1. Chọn thiết bị theo mục đích sử dụng ................................................................................... 3 2. Tính tương thích khi chọn thiết bị ....................................................................................... 3 3. Chuẩn bị thiết bị cho một bộ máy tính: ............................................................................... 4 4. Các bước tiến hành lắp ráp linh kiện thành bộ máy ............................................................ 6 PHẦN 3: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH, PHẦN MỀM ỨNG DỤNG...................................... 7 1. Giới thiệu về BIOS và thiết lập cấu hình............................................................................. 7 2. Các bước cài đặt hệ điều hành Windows XP .................................................................... 10 3. Cài đặt Driver .................................................................................................................... 20 4. Giới thiệu 1 số công cụ hỗ trợ cài đặt tự động, dò tìm, nâng cấp và sao lưu driver.......... 27 4.1. Easy DriverPack ........................................................................................................ 27 4.2. Driver Pack Solution .................................................................................................. 28 5. Cài đặt Driver máy in (Print) ............................................................................................. 29 6. Cài đặt một số phần mềm cơ bản ...................................................................................... 33 6.1. Cài đặt phần mềm Microsoft Office (Office 2003)..................................................... 33 6.2. Cài đặt font và bộ gõ tiếng Việt: Vietkey 2000 và Unikey ......................................... 37 6.3. Chụp ảnh, quay video màn hình với phần mềm Techsmith Snagit (Snagit) .............. 41 6.4. Ghi đĩa với phần mềm Ahead Nero Burning Rom (Nero) .......................................... 47 6.5. Cài đặt và sử dụng phần mềm UltraISO .................................................................... 57 6.6. Đọc và xuất văn bản sang file PDF với phần mềm Foxit Reader.............................. 64 6.7. Giới thiệu một số chương trình ứng dụng khác ......................................................... 67 PHẦN 4: SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH NORTON GHOST ............................................. 68 1. Giới thiệu, một số khái niệm ............................................................................................. 68 2. Tạo file Ghost .................................................................................................................... 71 3. Bung file Ghost .................................................................................................................. 75 PHẦN 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG MẠNG LAN ................................... 80 1. Tổng quan về mạng LAN .................................................................................................. 80 1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 80 1.2. Phân loại .................................................................................................................... 80
  3. 1.3. Ưu nhược điểm ........................................................................................................... 81 1.4. Các thành phần kết nối............................................................................................... 81 1.5. Một số cách nối mạng Lan kiếu hình Star (hình sao) ................................................ 82 2. Thiết kế mạng LAN ........................................................................................................... 83 2.1. Các yêu cầu thiết kế ................................................................................................... 83 2.2. Các bước thiết kế ........................................................................................................ 84 2.3. Xây dựng mạng LAN mẫu (quy mô một trường học) ................................................. 84 3. Thiết lập địa chỉ IP và chia sẻ tài nguyên, máy in dùng chung trong mạng LAN ............ 85 3.1. Thiết lập địa chỉ IP ..................................................................................................... 85 3.2. Chia sẻ tài nguyên trong mạng LAN .......................................................................... 87 3.3. Hướng dẫn truy nhập trong mạng LAN ..................................................................... 89 3.4. Chia sẻ máy in dùng chung trong mạng LAN ............................................................ 90 4. Hướng dẫn cấu hình một số Modem và thiết bị Wifi thông dụng ..................................... 91 4.1. Hướng dẫn cấu hình Modem TP-LINK TD-8817 ...................................................... 91 4.2. Hướng dẫn cấu hình Rounter Wifi TP-LINK TL-WR740N ........................................ 98 PHẦN 6: LƯU TRỮ AN TOÀN VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN ........................................ 103 1. Bảo vệ máy tính khỏi phần mềm độc hại và tin tặc ........................................................ 104 1.1. Virút máy tính ........................................................................................................... 104 1.2. Phần mềm gián điệp ................................................................................................. 104 1.3. Những mẹo khi sử dụng chương trình diệt virút ...................................................... 105 1.4. Phòng nhiễm virút máy tính ..................................................................................... 105 2. Bảo vệ thông tin khỏi những nguy cơ vật lý trực tiếp ..................................................... 106 3. Tạo và duy trì mật khẩu bảo mật với phần mềm KeePass .............................................. 106 4. Bảo vệ các tệp dữ liệu tối mật trên máy tính với phần mềm TrueCrypt ......................... 107 5. Phục hồi dữ liệu bị xóa với phần mềm Nucleus Kernel for FAT and NTFS .................. 108 6. Phá hủy những thông tin nhạy cảm với phần mềm Eraser .............................................. 109 6.1. Hướng dẫn sử dụng Eraser với Windows Explorer ................................................. 109 6.2. Hướng dẫn xóa sạch thùng rác Windows ................................................................ 110 PHẦN 7: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÒNG MÁY............................................................................................................ 112
  4. PHẦN 1: CẤU TRÚC TỔNG QUAN CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 1. Cấu trúc chung của máy vi tính Máy tính là một hệ thống được ghép nhiều thành phần tạo nên. Do đo, để mày tính có thể hoạt động được ta phải lắp ghép các thành phần của nó một cách hợp lý và khai báo với các thành phần khác. Ngày nay ngành tin học dựa trên các máy tính hiện đang phát triển trên cơ sở hai phần: Phần cứng (Hardware): là các bộ phận (vật lý) cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét (scanner), vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD,… Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động người ta còn phân biệt phần cứng ra thành: - Thiết bị vào (Input): Các bộ phận thu nhập dữ liệu hay mệnh lệnh như là bàn phím, chuột… - Thiết bị ra (Output): Các bộ phận trả về thông tin cho người dùng, phát tín hiệu, hay thực thi lệnh ra bên ngoài như là màn hình, máy in, loa,… Ngoài các bộ phận nêu trên liên quan tới phần cứng của máy tính còn có các khái niệm quan trọng sau đây: - Bus: chuyển dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng. - BIOS (Basic Input Output System): còn gọi là hệ thống xuất nhập cơ bản nhằm khởi động, kiểm tra, và cài đặt các mệnh lệnh cơ bản cho phần cứng và giao quyền điều khiển cho hệ điều hành - CPU: bộ phân vi xử lý điều khiển toàn bộ máy tính - Kho lưu trữ dữ liệu: lưu giữ, cung cấp, thu nhận dữ liệu - Các loại chíp hỗ trợ: nằm bên trong bo mạch chủ hay nằm trong các thiết bị ngoại vi của máy tính các con chip quan trọng sẽ giữ vai trò điều khiển thiết bị và liên lạc với hệ điều hành qua bộ điều vận hay firmware. – Bộ nhớ: là thiết bị bên trong bo mạch chủ giữ nhiệm vụ trung gian cung cấp các mệnh lệnh cho CPU và các dữ liệu từ các bộ phận như là BIOS, phần mềm, kho lưu trữ, chuột đồng thời tải về cho các bộ phận vừa kể kết quả các tính toán, các phép toán hay các dữ liệu đã/đang được xử lý các cổng vào/ra. Phần mềm (Software): Là các chương trình (Program) điều phối các hoạt động phần cứng của máy tính và chỉ đạo việc xử lý số liệu. Phần mềm của máy tính có thể chia ra làm hai loại: Phần mềm hệ thống (System Software) và phần mềm ứng dụng (Applications Software). Phần mềm hệ thống khi được đưa vào bộ nhớ chính, nó chỉ đạo máy tính thực hiện các công việc. Phần mềm ứng dụng là các chương trình được thiết kế để giải quyết một bài toán hay một vấn đề cụ thể để đáp ứng một nhu cầu riêng trong một số lĩnh vực. Mày tính cá nhân PC (Personal Computer): Theo đúng tên gọi của nó là máy tính có thể được sử dụng bởi riêng một người. 2. Các thành phần cơ bản của máy tính Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn -1-
  5. Cac Các thành phần chính của máy tính để bàn. 1: Màn hình (Monitor) 2: Bo mạch chủ (Main) 3: CPU 4: Chân cắm ATA 5: RAM 6: Các thẻ cắm mở rộng chức năng cho máy 7: Nguồn điện (Power) 8: Ổ đĩa quang (CD, DVD Rom-Write) 9: Ổ đĩa cứng (HDD) 10: Bàn phím (Keyboard) 11: Chuột (Mouse) Các thành phần này sẽ đề cập, quan sát và thực hành nhiều hơn ở phần tiếp theo. Tham khảo video minh họa có trong đĩa CD đi kèm. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn -2-
  6. PHẦN 2: LẮP ĐẶT BỘ MÁY TÍNH TỪ CÁC LINH KIỆN Chọn thiết bị Chọn thiết bị là việc làm cần thiết khi lắp một bộ máy vi tính, nếu thiết bị chọn không đúng cách có thể làm cho máy chạy không ổn định, không tối ưu về tốc độ hoặc không đáp ứng được công việc. Chọn tốc độ cần dựa trên các yếu tố - Mục đích sử dụng máy tính - Tính tương thích của thiết bị 1. Chọn thiết bị theo mục đích sử dụng - Máy tính sử dụng cho các công việc đồ hoạ như + Vẽ thiết kế + Xử lý ảnh + Chơi Game 3D + Tạo phim hoạt hình. Cần thiết phải sử dụng cấu hình cao hơn máy tính sử dụng cho các công việc văn phòng. Nếu cấu hình thấp hơn thì máy sẽ chậm và không đảm bảo cho công việc. - Máy tính sử dụng cho các công việc văn phòng như: + Soạn thảo văn bản + Học tập + Truy cập Internet + Nghe nhạc, xem phim + Các công việc khác… Với cấu hình đáp ứng cho mục đích này thì có thể tiết kiệm được khoảng 40% chi phí so với bộ máy cấu hình cao mà vẫn đảm bảo cho công việc. 2. Tính tương thích khi chọn thiết bị - Trong máy tính có 3 thiết bị có tính tương thích, bạn phải chọn đồng bộ nếu không có thể chúng sẽ không hoạt động hoặc không phát huy hết tác dụng, ba thiết bị đó là: + Mainboard + CPU + Bộ nhớ RAM - Ba thiết bị này rằng buộc ở tốc độ Bus, bạn hãy chọn theo nguyên tắc sau: => Chọn Mainboard trước, Mainboard phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc sử dụng . => Chọn CPU có tốc độ Bus (FSB) nằm trong phạm vi Mainboard hỗ trợ. => Chọn RAM có tốc độ Bus tương ứng tốc độ Bus >= 50% tốc độ Bus của CPU. Theo bảng dưới dây là tốc độ tương thích tốt nhất: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn -3-
  7. Tốc độ FSB của CPU Tốc độ Bus của RAM Loại Mainboard 667 MHz DDR 400 MHz Có hỗ trợ cả hai tốc độ 800 MHz DDR 400 MHz - 1066 MHz DDR2 667 MHz - 1333 MHz 1333MHz DDR2 800 MHz - 1600MHz Core I DDR3 1066 MHz - Core I DDR3 1333 MHz - Core I DDR3 1600 MHz - Lưu ý: các main dùng CPU dòng Core I không có Bus Front Side (FSB) nữa mà có bus QPI (Quick Path Interconnect). 3. Chuẩn bị thiết bị cho một bộ máy tính: Một bộ máy tính tối thiểu cần những thiết bị sau: 1) Case (Thùng máy) Case là vỏ máy, hãy chọn case sao cho đảm bảo được độ thoáng mát cho máy, bộ nguồn thường đi theo case hoặc bán rời, hiện nay ta nên dùng nguồn có công suất >= 400W. 2) Mainboard (Bo mạch chủ) Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn -4-
  8. Mainboard là thiết bị quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm, Mainboard nó quyết định trực tiếp đến tốc độ và độ bền của máy, nên chọn mainboard của các hãng uy tín như Intel, Gigaby, Asus, và một số hãng khác và có sử dụng chipset của Intel. Khi chọn Mainboard cần quan tâm đến Socket và FSB của CPU và Bus của RAM. 3) CPU Phải chọn CPU thích hợp với Mainboard mà bạn đã chọn và CPU đó phải có tốc độ đảm bảo với yêu cầu công việc của mình. Lưu ý: theo mỗi CPU có kèm theo thông số như Tray (là hàng không đi theo quạt), Box (là hàng đóng hộp có kèm theo quạt). 4) RAM Chọn RAM có dung lượng đảm bảo cho yêu cầu công việc, còn tốc độ Bus thì phụ thuộc vào Bus của CPU. 5) HDD (Ổ cứng) Phổ thông hiện nay là các ổ có dung lượng 320GB, 500GB. 6) Keyboard (bàn phím) và Mouse (chuột) Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn -5-
  9. Bạn có thể chọ một bàn phím bất kỳ theo sở thích . 7) Ổ đĩa quang Bạn có thể lắp hay không lắp ổ CD (DVD) đều được, nhưng khi muốn cài đặt phần mềm hoặc tools đặc biệt ta phải cần đến nó (ngày nay thì phần lớn các mainboard có hỗ trợ tất cả từ USB, tuy nhiên nếu có ổ CD-ROM thì sẽ đơn giản hơn cho các bạn mới), bạn có thể dùng ổ CD (DVD) cũ hay mới đều được mà không ảnh hưởng đến độ tương thích của máy. 8) Monitor (màn hình) 4. Các bước tiến hành lắp ráp linh kiện thành bộ máy - Lắp CPU, RAM vào Mainboard (khi này Mainboard chưa được lắp vào Case) - Lắp Mainboard vào case - Lắp Power (nguồn) vào case - Lắp các ổ đĩa (CD, DVD; HDD) - Lắp Card mở rộng (nếu có, như card mạng, card đồ họa) - Nối các dây kết nối với nguồn, dữ liệu, cổng USB,… - Đóng vỏ máy của case và gắn các thiết bị ngoại vi (Màn hình, bàn phím, chuột, loa, máy in, máy scan, dây mạng,…) Tham khảo video minh họa có trong đĩa CD đi kèm. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn -6-
  10. PHẦN 3: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH, PHẦN MỀM ỨNG DỤNG 1. Giới thiệu về BIOS và thiết lập cấu hình BIOS (Basic Input/Output System) – hệ thống nhập xuất cơ bản. BIOS nằm bên trong máy tính, trên bo mạch chính (Mainboard). BIOS được xem như chương trình được chạy đầu tiên khi máy tính khởi động. Vì sao phải thiết lập cấu hình cho máy? - Khi ta bật máy tính, đầu tiên BIOS sẽ cung cấp chương trình để khởi động máy, tiếp sau đó là quá trình kiểm tra thiết bị còn gọi là POST (Power On Seft Test - Bật nguồn và kiểm tra), quá trình POST được thực thi theo nội dung nạp trong RAM CMOS. - Cấu hình mặc định (Default) của máy được nhà sản xuất nạp trong BIOS, khi ta kích hoạt chương trình CMOS SETUP thì phiên bản mặc định được nạp lên bộ nhớ và hiển thị lên màn hình cho phép ta có thể thay đổi các lựa chọn. - Sau khi thay đổi xong, nếu ta bấm SAVE thì bản CMOS ta vừa thay đổi đó được nhớ vào bộ nhớ RAM CMOS, nếu RAM CMOS đã có nội dung thì mỗi lần khởi động CMOS SETUP nó sẽ lấy nội dung từ đây. - RAM CMOS là một loại bộ nhớ tiêu thụ rất ít điện năng, RAM CMOS hiện nay được tích hợp trong Chipset Sourth Bridge và được nuôi bằng Pin 3V trên Mainboard. - Trong quá trình POST máy thì CPU sẽ lấy thông tin trong RAM CMOS để thực thi, trường hợp dữ liệu trong RAM CMOS bị xoá hoặc hết Pin thì máy sẽ chạy tạm bằng chương trình mặc định có trong ROM, nếu chương trình mặc định mà không phù hợp với cấu hình của máy hiện tại thì máy sẽ bị báo lỗi trong khi khởi động. Thiết lập cấu hình BIOS Setup: Trên thị trường hiện nay, thông thường, công việc BIOS Setup do nơi cung cấp máy tính thực hiện ngay sau khi lắp ráp bộ máy tính. Tùy mỗi loại mainboard theo từng hãng (Pheonix, Ami, Award,…) mà các mục trong BIOS Setup có thể khác nhau, tuy nhiên về căn bản chúng tương tự nhau. Với mỗi BIOS trên các mainboard khác nhau chúng ta tự tìm hiểu thêm từ những kiến thức cơ bản được thao tác, thực hành ở phần này. Vào màn hình CMOS Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn -7-
  11. Khởi động lại máy, trong lúc máy khởi động => bấm liên tiếp vào phím Delete để đi vào màn hình CMOS (Chú ý nếu bấm Delete không được thì bấm F2 hoặc F10) hoặc một số phím khác tùy từng hãng sản xuất quy định hiện trên màn hình. Nếu không, ta có thể kiểm tra trên các tài liệu đi kèm với máy tính để biết thêm chi tiết về điều này. Minh họa mainboard vào BIOS thông qua phím F11 - Khi vào được BIOS, một Menu tổng quan của chương trình này. Menu này sẽ chứa những thông tin cơ bản về hệ thống và một vài lựa chọn mà các nhà thiết kế thiết lập ra. Tuy đơn giản nhưng việc có một cái nhìn sơ khai về màn hình Menu này là rất cần thiết. Có nhiều tùy chọn, các mục khác nhau. Trong tài liệu và nội dung tập huấn này chỉ đề cập đến 1 số tùy chọn cơ bản có liên quan đến các phần trong tài liệu này (theo tôi, các tùy chọn khác chúng ta nên tạm để mặc định như hiện có). - Để mở một mục, bạn di vệt sáng đỏ vào mục đó và Enter - Để di chuyển vệt sáng ta dùng các phím mũi tên - Để thay đổi lựa chọn ta sử dụng phím PageUp, PageDow hoặc phím F5, F6 hoặc có thể là phím +, - (tùy loại mainboard khác nhau) - Các lựa chọn: Enabled là cho phép, Disabled là không cho phép - Sau khi thiết lập xong thì nhấn phím F10 để lưu lại và thoát Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn -8-
  12. - Thiết lập CMOS về chế độ mặc định là trả về trạng thái ban đầu của máy, thông thường trạng thái ban đầu là trạng thái chuẩn: Di vệt sáng xuống dòng LOAD BIOS DEFAULTS (Enter) Xuất hiện hộp thoại Load Option Settings (Y/N)? N. Bạn chọn phím Y và nhấn Enter Di tiếp vệt sáng xuống dòng LOAD SETUP DEFAULTS Và cũng làm tương tự như trên. Kênh IDE/SATA - Có thể bạn sẽ thấy menu chỉ ra ổ đĩa IDE hay SATA đang kết nối với hệ thống máy tính của mình và số kênh mà chúng đang sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu như bạn vừa mới cài đặt một ổ đĩa và muốn chắc chắn rằng hệ thống đã nhận ra thiết bị mới. Nếu không thấy một ổ đĩa mới nào, hãy kiểm tra lại để chắc chắn Channel không ở tình trạng “disable” Cấu hình chuẩn SATA - Bạn có thể cấu hình chuẩn SATA theo 3 hướng sau: RAID nếu bạn muốn kết hợp 2 hay nhiều ổ đĩa. Chế độ AHCI để bật thêm những tính năng phụ của chuẩn SATA hay chuẩn IDE dể đạt được độ tương thích lớn nhất. - Một số ý kiến cho rằng cấu hình theo chế độ AHCI sẽ tăng tốc được ổ đĩa cứng. Tuy nhiên, điều này là chưa được khẳng định hoàn toàn mà chỉ dựa trên cảm nhận của một số người. Trong trường hợp bạn cấu hình ổ đĩa theo chuẩn này mà máy tính không khởi động được, hãy trả lại về giá trị mặc định ban đầu. IDE Detect Timeout - Một số mẫu Motherboards khởi động quá nhanh đến nỗi ổ IDE chưa kịp vận hành, gây ra hiện tượng máy tính không thể khởi chạy được. Để tránh tình trạng trên, một thông số kỹ thuật được đưa ra là IDE Detect Timeout (Thời gian chờ phát hiện ổ IDE). Nếu ổ IDE của bạn thường xuyên “không được” nhận ra, hãy tăng giá trị của IDE Detect Timeout để đạt được kết quả khả quan hơn. Một số loại BIOS giấu thiết lập này trong menu Advanced Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn -9-
  13. Boot Priority (Lựa chọn Boot mặc định) - Chế độ này giúp cho máy tính xác định được thiết bị sẽ được Boot mặc định. Thông thường ổ đĩa cứng HDD sẽ được chọn là “First Boot Device” để giảm thời gian khởi động. Tuy nhiên, nếu định cài lại Windows hoặc sử dụng đĩa Hiren Boot thì người dùng sẽ phải cấu hình boot từ ổ đĩa CDROM đầu tiên. Nếu người dùng cài đặt hệ điều hành hay Boot từ USB thì mục First Boot Device phải chọn là USB tương ứng. 2. Các bước cài đặt hệ điều hành Windows XP Chuẩn bị: - Một máy tính đã lắp ráp hoàn chỉnh. Đã được chia ổ đĩa, nếu chưa nên tiến hành chia ổ đĩa trước (tham khảo chương trình chia ổ đĩa bằng chương trình Partition Magic của hãng Symantec hoặc Acronis Disk Director Suite của hãng Acronis. Cả 2 chương trình này đều đã được tích hợp trong đĩa Hirrent Boot có trong chương trình tập huấn này). - Một đĩa cài đặt Windows XP: SP2 hoặc SP3 Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 10 -
  14. - Vào CMOS Setup thiết lập cấu hình cho máy và thiết lập cho ổ CD ROM khởi động trước (Xem lại ở mục trước) Bắt đầu: 1) Cho đĩa cài đặt Windows vào ổ CDROM và khởi động lại máy. 2) Khi hiện lên màn hình chọn khởi động từ CD, hãy nhấn một phím bất kỳ trên bàn phím để chấp nhận. Lưu ý màn hình chỉ hiện lên vài giây, nếu không kịp bạn hãy cho máy khởi động lại và làm lại. 3) Windows bắt đầu được cài đặt, lúc này bạn không thể sử dụng chuột được cho nên hãy sử dụng bàn phím. Khi hiện ra màn hình Welcome to Setup, hãy nhấn phím Enter. 4) Tại màn hình Windows XP Licensing Agreement, nhấn phím F8. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 11 -
  15. 5) Màn hình kế tiếp sẽ cho bạn lựa chọn cài đặt Windows XP lên ổ đĩa nào (nếu có nhiều ổ dĩa), ở bước này bạn có thể tạo các phân vùng (nhấn C) hoặc xóa các phân vùng (nhấn D và sau đó nhấn L) có sẵn của ổ dĩa cứng. 6) Nhấn Enter để chọn Unpartitioned space, mặc nhiên nó đã được chọn sẵn. 7) Màn hình này sẽ cho bạn chọn định dạng (Format) phân vùng, hãy chọn kiểu mà bạn muốn hoặc chọn Format the partition using the NTFS file system rồi nhấn Enter. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 12 -
  16. 8) Phân vùng được định dạng và các tập tin cài đặt sẽ được chép lên, quá trình này sẽ mất một khoảng thời gian cho nên bạn có thể đi đâu đó khoảng 20 đến 30 phút rồi quay lại nếu muốn. 9) Windows XP sẽ tự khởi động lại và tiếp tục quá trình cài đặt, từ bây giờ trở đi bạn có thể sử dụng chuột. Khi hiện lên bảng Regional and Language Options, nhấn Next để tiếp tục. (Bạn có thể chỉnh các thông số này sau khi cài xong Windows). Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 13 -
  17. 10) Tại bảng Personalize Your Software, điền tên và cơ quan của bạn hoặc bất cứ gì bạn thích. Một số phần mềm sẽ lấy thông tin này để cài đặt tự động khi cần. Nhấn Next để tiếp tục. 11) Tại bảng Your Product Key, điền mã số kèm theo dĩa CD Windows XP vào các ô trống. Mỗi khi cài Windows XP bạn đều cần đến các mã số này, nhấn Next để tiếp tục. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 14 -
  18. 12) Tại bảng Computer Name and Administrator Password, trong ô Computer name hãy điền tên của máy vi tính, tên này dùng để nhận dạng máy của bạn khi dùng trong hệ thống mạng. Hãy chọn một cái tên tùy ý nhưng đừng trùng với tên của bạn đặt tại bước 10 và không có khoảng trống. Điền mật khẩu để ngăn không cho người khác sử dụng máy của bạn vào ô Administrator password, và lập lại một lần nữa tại ô Confirm password. Tuy nhiên nếu không cần thiết bạn nên để trống 2 ô này, sau này có thể làm khi cần. Nhấn Next để tiếp tục. 13) Tại bảng Date and Time Settings, bạn sẽ chỉnh ngày giờ hiện tại. Ở phần Time Zone, hãy chọn nơi ở (vùng) của bạn, nếu bạn ở việt Nam thì hãy chọn như trong hình. Nhấn Next để tiếp tục. 14) Khi hiện ra bảng Networking Settings, nhấn Next để tiếp tục. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 15 -
  19. 15) Tại bảng Workgroup or Computer Domain, nhấn Next để tiếp tục. 16) Windows XP sẽ cài đặt cấu hình trong khoảng từ 20 đến 30 phút và sẽ tự khởi động lại khi hoàn tất. Khi hiện ra bảng Display Settings, nhấn OK. 17) Khi hiện ra bảng Monitor Settings, nhấn OK. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 16 -
  20. 18) Màn hình Welcome to Microsoft Windows xuất hiện, nhấn Next. 19) Tại bảng Help protect your PC nếu muốn Windows tự động cập nhật thì chọn ô Help protect my PC by turning on Automatic Updates now (bạn cần phải có kết nối Internet). Nhấn Next để tiếp tục. 20) Windows Xp sẽ kiểm tra kết nối Internet, hãy chọn kiểu kết nối trong bảng Will this computer connect to the Internet directly, or through a network? Nếu không biết bạn cứ để nguyên như vậy và nhấn Next Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 17 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2