intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu bồi dưỡng Sinh 10 phần Vi sinh vật

Chia sẻ: Ngô Thanh Trà | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

381
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu bồi dưỡng Sinh 10 phần Vi sinh vật gồm có 16 câu hỏi kèm theo hướng dẫn trả lời. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức môn Sinh học 10. Để nắm vững nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu bồi dưỡng Sinh 10 phần Vi sinh vật

  1.                TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG SINH 10 PHẦN VI SINH VẬT       Câu 1: nêu đặc điểm chung của virut? Nguyên nhân nào giúp virut tránh được sự tiêu diệt của  thuốc kháng sinh hiện nay? Đáp án: ­ đặc điểm chung của virut là        + không có cấu tạo tế bào, sống kí sinh nội bào bắt buộc        + chỉ có 1 loại axit nucleic (AND hoặc ARN)        + không có hệ thống tổng hợp protein riêng( không có riboxom), không có hệ                    thống biến dưỡng riêng       +không bị tác động bởi thuốc kháng sinh, không có khung xương tế bào,    không tăng  trưởng ­ nguyên nhân giúp virut tranh được sự tiêu diệt của thuốc kháng sinh hiện nay là do chúng kí  sinh trong nhân tế bào và tronh tế bào nên thuốc kháng sinh không thể trực tiếp tiếp cận và  tiêu diệt chúng       Câu 2:  a) cho dịch huyền phù Bacillus subtilis ( trực khuẩn có khô) vào môi trường có lizozim và được  đường hóa 2mol/lít.Các vi khuẩn trên có thể bị nhiễm phagơ không ? vì sao? b) Tại sao virut thực vật không thể tự xâm nhập vào trong tế bào thực vật? Virut thực vật lan  truyền theo những con đường nào c) Để phòng các bệnh cây trông do virut thực vật gây ra ta cần thực hiện những biện pháp gì? Đáp án a)    ­   lizozim có tác dụng phá hoại thành tế bào của vi khuẩn → trên thành tế bào không còn  thụ thể nên phagơ không thể gắn vào vi khuẩn được →vi khuẩn không bị nhiễm phagơ b)    ­ virut thực vật không thể tự xâm nhập vào tế bào thực vật vì thành tế bào thực vật dày và  không có thụ thể. Đa số virut xâm nhập được vào tế bào  thực vật là nhờ côn trùng: chúng ăn  lá, hút nhựa cây bị bệnh và truyền qua cây lành. Một số virut xâm nhập qua vết xây xát hoặc  qua phấn hoa, qua giun ăn rễ…. c)    ­ cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh, tạo giống sạch bằng  phương pháp nuôi cấy mô Câu 3: Để nghiên cứu kiểu ho hấp của 3 loại vi khuẩn: trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn đường ruột,  trục khuẩn uốn ván, người ta cấy sâu chúng vào môi trường thạch loãng trong ống nghiệm có  nước thịt và gan(VF) với thành phần như sau(g/l) : nước chiết thịt gan­30, glucozo­2, thạch ­6,  nước cất­1. sau 24h nuôi ở nhiệt độ phù hợp, kết quả thấy trực khuẩn mủ xanh tập trung ở phần  bề mặt của ống nghiệm, trực khuẩn đương ruột phân bố rộng khắp nơi trong ống nghiệm, trực  khuẩn uốn ván chỉ xuất hiện ở phần đáy ống nghiệm nuôi cấy a) môi trường VF là  loại môi trường gì b) xác định kiểu hô hấp của mỗi loại vi khuẩn và giải thích c) con đường phân giải glucozo và chất nhận hidro cuối cùng trong từng trương hợp Đáp án a) môi trường VF là môi trường bán tổng hợp b) kiểu hô hấp của mỗi loại vi khuẩn là               + trực khuẩn mủ xanh: là hô hấp hiếu khí vì chúng chỉ sống ở phần gần mặt thoáng có  nhiều oxi
  2.              + trực khuẩn đương ruột: là hô hấp hiếu khí, kị khí không bắt buộc vì chúng sống được  trong toàn bộ khối thạch              +trực khuẩn uốn ván: là hô hấp kị khí bắt buộc vì chúng chỉ sống được ở đáy ống  nghiệm       Câu 4: a) vì sao có những virut có thể lây nhiễm cho nhiều loài (ví dụ: virut cúm H5N1 có thể lây  cho lợn, gà, vịt…)nhưng một số phagơ T chỉ có thể lây nhiễm ở E.Coli b) phagơ có thể xâm nhập vào tế bào chủ bằng cách nào ? đáp án a) vì một loại virut chỉ có thể lây nhiễm và sống trong một số tế bào chủ nhất định. Điều  này được quyết định bởi tính đặc hiệu, tức là sự ăn khớp măng tính “khóa=chìa” giữa  phân tử bề mặt của virut với phân tử bề mặt của tế bào chủ b) phagơ tiết lizozim làm tan thành tế bào, đâm trục đuôi qua màng để tiêm AND vào tế bào  chất của tế bào chủ        Câu 5: Hãy nêu các phương pháo bảo quản nông sản? Vì sao sử dụng các phương pháp đó lại có thể bảo  quản được nông sản Đáp án   + bảo quản khô:làm giảm hàm lượng nước →giảm tốc độ hô hấp   + bảo quản lạnh: dung nhiệt độ thấp để ức chế phản ứng enzim → ức chế quá trình hô hấp   + bảo quản trong nồng độ CO2 cao: nồng độ CO2  sẽ ức chế quá tình hô hấp       Câu 6: a) dựa vào nhu cầu  oxi, nấm men rượu thuộc nhóm vi sinh vật nào ?hoạt động sống của  chúng diễn ra ntn b) vì sao vi sinh vật kị khí không thể sống trong môi trương hiếu khí Đáp án a) nấm men rượu thuộc nhóm vi sinh vật kị khí không bắt buộc ­ hoạt động sống của chúng là:            + trong môi trương có oxi: hô hấp hiếu khí phân giải đường thành năng lượng, đẩy nhanh  tốc độ sinh sản            + trong môi trường không có oxi: lên men tạo ra rượu b) vi sinh vật kị khí không sống được trong môi trương hiếu khí là do: chúng không có các loại  enzim như catalaza,m perosidaza,SOD để phân giải các chất độc hại sinh ra trong môi  trường hiếu khí       Câu 7: a) quá trình nuôi nấm men trong thùng với các điều kiện:pH phù hợp, nhiệt độ thích hợp, đầy  đủ chất dinh dưỡng và thổi khí liên tục. đây có phải quá trình lên men không? Vì sao b) tại sao các gói hải sản bán trong siêu thị thường đóng trong túi nilong đã được hút chân  không c) tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc, nấm men, ít khi là vi khuẩn Đáp án a) quá trình này không phải là lên men    giải thích         + vì lên men là hô hấp kị khí, trong đó chất nhận điện cuối cùng là chất hữu cơ. Khi không  có oxi, nấm men sẽ tiến hành lên men tạo thành cồn etylic         + trong trường hợp trên , khi có oxi(thổi khí) chúng chỉ sinh trưởng cho sinh khối mà không  lên men 
  3.         → không phải quá trình lên men b) túi hải sản hút chân không sẽ tạo điều kiện kị khí vì đa số vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm  là hiếu khí c) ­ trong các loại quả thì nồng độ đường và axit cao nên không thích hợp với vi khuẩn ­ nấm men, nấm mốc ưa axit, ưa nồng độ đường cao nên sống được  →làm hư quả ­ khi nấm men, nám mốc hoạt động làm lượng đường, axit giảm mới tạo điều kiện cho vi  khuẩn phân giải Câu 8: Hô hấp hiếu khí,hô hấp kị khí và lên men ở vi sinh vật khác nhau như thế nào về sản phẩm và  chất nhận điện tử cuối cùng  Đáp án        Hô hấp hiếu khí       Hô hấp kị khí             Lên men Chất nhận điện tử   Oxi phân tử Phân tử vô cơ (oxi liên  Phân tử hữu cơ       cuối cùng              kết như NO3 ­, SO42­)      Sản phẩm CO2, H2O2, năng lượng Năng lượng,CO2,  ATP, CO2(có hoặc  H2O,sản phẩm  không) rượu… phụ(N2, H2S, CH4)       Câu 9: Khi nghiên cứu các đặc tính sống cơ bản của virut, nhiều học sinh băn khoăn khi xem virut là 1  thể sống. theo em, lí do các bạn đó băn khoăn là gì? Thế nào là virut ôn hòa, virut độc Đáp án ­ virut là thể sống kí sinh trong tế bào chủ, là thể vô sinh khi ở ngoài tế bào chủ ­ virut độc là loại virut chỉ nhân lên theo chu trình tan.chu trình nhân lên của virut mà kết thúc  bằng sự giết chết và làm tan tế bào             → chu trình tan ­ virut ôn hòa là loại virut nhân lên theo chu trình tiềm tan (nhưng chúng có cả 2 quá trình tan và  tiềm tan) chu trình lây nhiễm không tạo ra virut mới hay không giết chết tế bào, trong đó gen  của virut gắn vào NST của tế bào    → chu trình tiềm tan. Khi tế bào sinh sản, NST của tế bào phân chia thì virut cững được phân  chia cùng. Nếu được tác động bởi yếu tố ngoại cảnh( chiếu tiaUV hoặc hóa chất) thì virut sẽ  tách khỏi NST để bắt đầu chu trình tan       Câu 10: Hãy kể 1 số enzim vi sinh vật được dùng phổ biến tỏng đời song và công nghiệp Đáp án ­ trong đời sống + amilaza được dùng trong rượu nếp, làm tương + amilaza và proteaza được dùng làm chất trợ tiêu hóa ­ trong công nghiệp  + amilaza được dùng trong công nghiệp làm bánh kẹo, công nghiệp dệt + amilaza và proteaza được dùng trogn công nghiệp sản xuất tương + proteaza và lipaza được dung trong công nghệ thuộc da  + amilaza, proteaza, lipaza được dung trong công nghiệp chất tẩy rửa + xenlelaza được dùng trong công nghiệp chế biến rác thải      Câu 11
  4.  a)    Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khím lên men đều là qua trình dị hóa? Căn cứ vào  đặc điểm nào mà người ta phân biệt 3 quá trình này c)   quá trình vận chuyển H+ từ xoang gian màng vào chất nền của ti thể để tổng hợp ATP  thực hiện theo hình thức vận chuyển nào? Điều kiện để xảy ra hình thức vận chuyển đó đáp án a) ­  vì cả 3 quá trình này là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng  ­  căn cứ vào chất nhận điện cuối cùng   b) hình thức vận chuyển: bị động khuếch tán        điều kiện: cần phaiur có chênh lệch nồng độ, kênh protein (với các chất cần kênh)        Câu 12 a) chứng minh rằng virut nằm giữa ranh giới cơ thể sống và không sống b) dựa vào nhu cầu oxi cần sinh trưởng thì động vật nguyên sinh, vi khuẩn uốn ván, nấm  men rượu và vi khuẩn giang mai được xếp vào các nhóm sinh vật nào Đáp án  a)       ­ khi trong tế bào vật chủ nó có biểu hiện những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của cơ thể  sống (trao đổi chất và dinh dưỡng, sinh sản)      ­ chưa có cấu tạo tế bào, khi tồn tại bên ngoài tế bào chủ thì không có các dấu hiệu đặc  trưng cho sự sống  b)     ­   động vật nguyên sinh: hiếu khí bắt buộc    ­   vi khuẩn uốn ván: kị khí bắt buộc    ­   nấm men rượu: kị khí không bắt buộc    ­   vi khuẩn giang mai: vi hiếu khí       Câu 13 a) trong nước mắm và nước tương có rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu?  Do vi sinh vật nào tác động để tạo thành b) làm nước siro trong bình nhựa kín, sau 1 thời gian thì bình sẽ căng phồng. hãy giải thích  tại sao? Đáp án a) ­ axit amin trong nước mắm có nguồn gốc từ protein của cá, visinh vật tác động để tạo thành  là vi khuẩn ­ axit amin trong tương có nguồn gốc từ đậu tương, vi sinh vật tác động để tạo thành là nấm  sợi (nấm vàng hoa cau) c) trên vỏ quả có rất nhiều tế bào nấm men.nấm men sẽ lên men đường thành rượu etylic và  CO2       Câu 14: Nêu điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng của plasmit và phagơ ôn hòa ở vi khuẩn Điểm khác nhau          plasmit                Phagơ ôn hòa      Cấu trúc ­ plasmit là 1 phân tử ADN vòng,  ­ ADN của phagơ có thể là mạch kép  mạch kép hoặc mạch đơn,ARN mạch kép hoặc  mạch đơn ­ plasmit chỉ mang gen quy định các  ­ mang gen gây hại cho tế bào chủ đặc tính có lợi cho vi khuẩn
  5.       Chức năng ­ luôn nằm trong tế bào chất cua rvi  ­ AND của phagơ có thể xen vào ADN  khuẩn, không bao giờ làm tan tế  của tế bào chủ, khi có tác nhân kích  bào vi khuẩn thích thì sẽ làm tan tế bào chủ       Câu 15 Hãy nêu cơ chế hình thành lớp vỏ ngoài của một số virut ở người và vai trò của lớp vỏ này  đối với virut?  Đáp án ­ nguồn gốc của lớp màng( vỏ ngoài) của virut tùy thuộc vào loại virut, có thể từ màng  ngoài của tế bào ,màng nhân hoặc mạng lưới nội chất. Màng bọc của virut đã bị biến  đổi so với màng của tế bào chủ do một số protein của tế bào chủ sẽ thay thế bởi 1 số  protein của virut, các protein này được tổng hợp trong tế bào chủ nhờ hệ gen của virut ­ lớp màng có chức nawg bảo vệ virut khỏi bị tấn công bởi các enzim và các chất hóa học  khác khi nó tấn công vào tế bào cơ thể người ­ lớp màng giúp cho virut nhận biết tế bào chủ thong qua các thụ thể đặc hiệu nhờ đó mà  chúng lại tấn công sang các tế bào khác  gây đột biến, phá hủy tế bào, làm tổn thương các mô và gây sốt cao       câu 16: a) giải thích tại sao virut cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao.  b)Nếu dùng vacxin cúm của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm sau có được  không? Tại sao Đáp án a) ­ vật chất di truyền của virut cúm là ARN và vật chất dui truyền được nhân bản nhờ  ARN polimeraza phụ thuộc ARN (dung ARN làm khuôn để tổng hợp nên AND)  ­ enzim sao chép ngược này không có khả năng tự sửa chữa nên vật chất di truyền của  virut rất dễ đột biến b) ­ cần phải xác định xem dịch vụ cúm năm sau do chủng virut nào gây ra. Nếu chủng virut  vẫn trùng hợp với chủng của năm trước thì không cần đổi vacxin  ­ nếu xuất hiện các chủng đột biến mới thì phải dùng vacxin mới 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2