intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 7: Chủ đề - Tốc độ. Đồ thị

Chia sẻ: Phan Duy Cường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu môn "Khoa học tự nhiên lớp 7: Chủ đề - Tốc độ. Đồ thị" được biên soạn nhằm cung cấp một số bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết nhằm củng cố kiến thức cho các em học sinh, giúp các em nâng cao khả năng làm bài, và phát triển tư duy của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 7: Chủ đề - Tốc độ. Đồ thị

  1. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH ĐỀ KIỂM TRA CHỦ ĐỀ: TỐC ĐỘ. ĐỒ THỊ SĐT: 0989 476 642 ĐỀ SỐ 1 TRẮC NGHIỆM 4 ĐÁP ÁN Câu 1. Công thức tính tốc độ của một vật là t s A. v  s  t . B. v  . C. v  . D. v  s  t . s t Câu 2. Bạn An đi bộ từ nhà đến trường trong thời gian 10 phút, biết quãng đường từ nhà bạn An đến trường là 1km . Giả sử tốc độ đi bộ của An trên cả quãng đường là không đổi. Tốc độ đi bộ của bạn An là? 5 A. 6 km / h . B. m/ s. C. 100 m / min . D. A, B, C đều đúng. 3 Câu 3. Hai xe đi trên cùng một đoạn đường thẳng từ A đến B . Xe thứ nhất đến B sớm hơn xe thứ hai 5 phút. So sánh tốc độ của hai xe? A. Xe thứ hai đi nhanh hơn. B. Xe thứ nhất đi nhanh hơn. C. Tốc độ của hai xe là như nhau. D. Không đủ dữ kiện để so sánh. Câu 4. Một vận động viên chạy bộ trên một đoạn đường s hết 15 phút. Nếu tăng tốc độ lên gấp đôi so với ban đầu thì thời gian chạy lúc này sẽ bằng? A. 30 phút. B. 7,5 phút. C. 450 giây. D. B và C đều đúng. Câu 5. Từ đồ thị quãng đường – thời gian ta có thể A. tính được tốc độ chuyển động của vật. B. mô tả chuyển động của vật. C. xác định được vị trí của vật ở một thời điểm bất kì. D. A, B, C đều đúng. Câu 6. Đơn vị của tốc độ phụ thuộc vào A. đơn vị của quãng đường. B. đơn vị của thời gian. C. đơn vị của quãng đường và thời gian. D. đơn vị của tốc độ không phụ thuộc vào đơn vị của các đại lượng khác. Câu 7. Trong các vật sau, vật nào chuyển động chậm nhất? Coi như tốc độ của các đối tượng đang xét là không đổi trên toàn bộ quãng đường đi. A. Con kiến bò được 30 cm trong 5 giây. B. Trong 1 giờ đoàn tàu đi được 35km . C. Mỗi phút, vận động viên bơi được 1000 m . D. Người chạy bộ trung bình chạy được 13km trong 1 giờ. Page | 1
  2. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Cho đồ thị quãng đường – thời gian của một vật như sau. Trả lời các câu 8, 9, 10 Câu 8. Tốc độ của vật đó bằng A. 0, 0125 m / s . B. 0, 75 m / s . C. 0, 75 m / phut . D. A và C đều đúng. Câu 9. Dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian ở trên thì tại thời điểm phút thứ 4 vật cách vị trí xuất phát bao nhiêu mét? A. 1m . B. 2 m . C. 3m . D. 4 m . Câu 10. Từ phút thứ 4 đến phút thứ 8 vật đi được quãng đường dài bao nhiêu mét? A. 6 m . B. 4m . C. 3m . D. 2 m . Câu 11. Quãng đường đi của một vật được xác định bởi công thức s  v  t . Nếu tăng tốc độ chuyển động lên 3 lần trong cùng một khoảng thời gian t thì quãng đường đi sẽ A. tăng 6 lần. B. giảm 3 lần. C. tăng 3 lần. D. không thay đổi. Câu 12. Khi nói tốc độ chuyển động của xe máy là 36 km / h thì có nghĩa là A. trong 1 giờ xe máy đi được 36km . B. xe máy đi được 36 km trong mỗi phút. C. xe máy đi được 36km trong toàn bộ thời gian chuyển động. D. trong 1 giây xe máy đi được 36km . Page | 2
  3. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Đánh dấu  vào lựa chọn của em. Câu 1. Xét tính đúng – sai của các phát biểu sau a) Tốc độ của một vật cho biết mức độ chuyển động nhanh hay chậm của vật đó. đúng; sai b) Tốc độ được xác định bằng quãng đường đi trong một đơn vị thời gian. đúng; sai c) Đồ thị quãng đường – thời gian là một đường thẳng luôn luôn đi qua gốc tọa độ của hệ trục tọa độ Ost . đúng; sai d) Xét hai vật trong cùng một khoảng thời gian, nếu vật nào đi được quãng đường dài hơn thì vật đó có tốc độ nhỏ hơn. đúng; sai Câu 2. Xét một vật chuyển động với tốc độ v trên đoạn đường s . s a) Thời gian chuyển động được tính bằng công thức t  . v đúng; sai b) Nếu tăng tốc độ lên 2 lần thì thời gian đi giảm 2 lần. đúng; sai v c) Nếu tốc độ lúc sau là thì thời gian đi là 3  t 3 đúng; sai d) Nếu tăng hay giảm tốc độ thì thời gian đi luôn không thay đổi so với ban đầu. đúng; sai Câu 3. Hai người xuất phát cùng lúc từ hai địa điểm A và B đi ngược chiều nhau trên cùng một đoạn đường thẳng. Tốc độ của người thứ nhất là 3 m / s , tốc độ của người thứ hai là 5 m / s . Biết quãng đường AB dài 15km . a) Thời gian từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau của hai người là bằng nhau. đúng; sai b) Hai người sẽ gặp nhau sau 31, 25 phút. đúng; sai c) Quãng đường đi được của hai người bằng nhau vì họ xuất phát cùng một lúc. đúng; sai d) Vị trí gặp nhau cách điểm xuất phát của người thứ nhất  A  5625m . đúng; sai Page | 3
  4. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 4. Cho đồ thị quãng đường – thời gian của hai vật như sau s (mét) 8 6 4 (1) 2 (2) t (phút) 5 a) Mỗi phút vật thứ nhất đi được 3m . đúng; sai 2 b) Tốc độ của vật thứ hai là m / phut . 3 đúng; sai c) Vật thứ nhất xuất phát cách vị trí xuất phát của vật thứ hai 2 m . đúng; sai d) Hai vật gặp nhau sau 6 phút chuyển động. Vị trí gặp nhau cách vị trí xuất phát của vật thứ nhất 2 m . đúng; sai Page | 4
  5. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA TỰ LUẬN Câu 1. Đổi các đơn vị sau a) 54 km / h  .......... m / s ; b) 30 m / s  .......... km / h ; c) 15 m / phut  .......... m / s ; c) 0, 02 km / s  .......... km / h ; Câu 2. Bạn Trinh khởi hành lúc 6 giờ 15 phút đi từ nhà đến trường với tốc độ không đổi, biết nhà cách trường 3km . Đến 6 giờ 20 phút, quãng đường Trinh đi được là 0, 9 km . Hãy tìm tốc độ của Trinh và cho biết bạn đến trường lúc mấy giờ? Câu 3. Một vật chuyển động với quãng đường đi và thời gian được cho trong bảng sau Thời gian (phút) 0 20 40 60 80 Quãng đường  km  0 5 10 10 15 a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của vật. b) Mô tả chuyển động của vật. c) Tính tốc độ của vật trong các giai đoạn sau - Từ phút thứ 0 đến phút thứ 40 . - Từ phút thứ 40 đến phút thứ 60 . - Từ phút thứ 60 đến phút thứ 80 . Câu 4. Lúc 7 giờ, hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A, B cách nhau 180 km và đi ngược chiều nhau. Tốc độ của xe đi từ A đến B là 40 km / h , tốc độ của xe đi từ B đến A là 32 km / h a) Tính khoảng cách giữa hai xe vào lúc 8 giờ. b) Đến mấy giờ thì hai xe gặp nhau? Vị trí hai xe gặp nhau cách A bao nhiêu km ? Câu 5. Loài dơi có khả năng định vị con mồi thông qua sóng siêu âm (sonar). Đầu tiên, chúng phát ra chuỗi sóng siêu âm vào môi trường xung quanh. Khi bắt gặp loài bướm đêm, nguồn sóng này sẽ bật ngược trở lại giúp dơi định hướng con mồi. Sóng siêu âm của dơi có tần số trên 20000 Hz , trên ngưỡng con người có thể nghe được. Biết thời gian từ lúc phát ra sóng siêu âm cho đến khi con dơi nhận được sóng phản hồi là 0,15 s . Tính khoảng cách từ con dơi đến con mồi của nó, biết tốc độ truyền sóng trong không khí là 340 m / s . Page | 5
  6. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH ĐỀ KIỂM TRA CHỦ ĐỀ: TỐC ĐỘ. ĐỒ THỊ SĐT: 0989 476 642 ĐỀ SỐ 2 TRẮC NGHIỆM 4 ĐÁP ÁN Câu 1. Nếu thời gian tính bằng đơn vị giây, quãng đường tính bằng đơn vị mét thì tốc độ sẽ có đơn vị tương ứng là A. km / s . B. m / h . C. km / h . D. m / s . Câu 2. Bạn Nhi xuất phát lúc 6 giờ sáng, đến trường lúc 6 giờ 15 phút. Quãng đường từ nhà đến trường dài 1,5 km . Tốc độ của bạn Nhi là? (Coi như tốc độ không đổi trên toàn bộ quãng đường đi) 5 A. 0,1 km / h . B. m/ s. C. 6 km / h . D. B và C đều đúng. 3 Câu 3. Đồ thị quãng đường – thời gian là một A. đường cong. B. đường thẳng. C. đường tròn. D. đường gấp khúc. Câu 4. Cho đồ thị quãng đường – thời gian như hình vẽ. Từ giây thứ 6 đến giây thứ 8 vật đi được bao nhiêu mét? A. 15m . B. 20 m . C. 5 m . D. 10 m . Câu 5. Xe khách Thuận Tiến đi từ bến xe Đức Long đến bến xe Miền Đông với tốc độ không đổi trên toàn quãng đường là 85 km / h , biết quãng đường từ Gia Lai đến Sài Gòn là 600 km . Thời gian đi xấp xỉ bằng A. 5 tiếng. B. 6 tiếng. C. 7 tiếng. D. 8 tiếng. Câu 6. Chọn phát biểu sai A. Trên cùng một quãng đường, tốc độ càng lớn thì thời gian đi càng nhiều. B. Tốc độ được xác định bằng quãng đường đi trong một đơn vị thời gian. C. Đơn vị của tốc độ phụ thuộc vào đơn vị của quãng đường và đơn vị của thời gian. D. Từ đồ thị quãng đường – thời gian có thể tính được tốc độ của vật. Câu 7. Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết mối liên hệ giữa A. Quãng đường đi được của vật và thời gian. B. Quãng đường đi của vật và tốc độ. C. Tốc độ và thời gian vật đi được. D. Quãng đường đi và hướng chuyển động của vật. Page | 6
  7. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 8. Một vật chuyển động đều với tốc độ 9 km / h . Quãng đường đi được trong 15 phút là A. 135m . B. 37,5 m . C. 2250 m . D. 8100 m . Câu 9. 120 cm / s bằng với A. 1200 m / s . B. 12 m / s . C. 1, 2 m / s . D. 0,12 m / s . Câu 10. Một bạn chạy cự li 60 m trên sân vận động. Đồng hồ bấm giây cho biết thời gian bạn chạy từ vạch xuất phát tới vạch đích là 30 s . Tốc độ của bạn đó là bao nhiêu? A. 4 m / s . B. 3 m / s . C. 2 m / s . D. 5 m / s . Câu 11. Cho đồ thị quãng đường – thời gian như hình vẽ. Tốc độ của vật bằng 50 A. 60 km / h . B. m/s. 3 C. 0 km / h . D. A và B đều đúng. Câu 12. Chọn phát biểu đúng Trong cùng một khoảng thời gian, nếu ai đi được quãng đường dài hơn thì A. chuyển động chậm hơn. B. chuyển động nhanh hơn. C. không thể xác định ai đi nhanh hơn. D. chuyển động như nhau. Page | 7
  8. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Đánh dấu  vào lựa chọn của em. Câu 1. Xét tính đúng – sai của các phát biểu sau a) Xe máy đi với tốc độ không đổi 72 km / h thì trong 1 giây đi được 20 m . đúng; sai b) Khi vật đứng yên thì đồ thị quãng đường – thời gian là một đường thẳng song song với trục thời gian Ot . đúng; sai c) Xe đạp có tốc độ 2 m / s đi nhanh hơn người chạy bộ có tốc độ 10 km / h . đúng; sai d) Tốc độ chuyển động của một vật có thể là số âm. đúng; sai Câu 2. Việt Nam thống trị 4  400 m nữ qua bốn kỳ SEA Games. Chiến thắng của Hoàng Thị Ngọc, Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Huyền ở SEA Games 31 vừa qua đã giúp Việt Nam đoạt huy chương vàng tiếp sức 4  400 m nữ kỳ SEA Games thứ tư liên tiếp với thành tích làm tròn đến phút là 3 phút 38 giây. Huy chương Bạc thuộc về Thái Lan với thành tích 3 phút 43 giây và huy chương Đồng thuộc về Philippines với thành tích 3 phút 43 giây. (Cự ly tiếp sức 4  400 m nghĩa là mỗi vận động viên phải chạy 400 m sau đó chuyển gậy cho đồng đội) a) Tổng quãng đường chạy của các vận động viên là 400 m . đúng; sai b) Dựa theo thành tính ghi nhận đó thì đội Việt Nam chạy nhanh nhất. đúng; sai c) Tốc độ chạy trung bình của bốn vận động viên Thái Lan là 7,17 m / s . đúng; sai d) Tốc độ chạy trung bình của bốn vận động viên Việt Nam là 26, 424 km / h . đúng; sai Page | 8
  9. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 3. Cho đồ thị quãng đường – thời gian của hai vật như hình vẽ. a) Vật 1 xuất phát cùng vị trí với vật  2  nhưng sau vật  2  1 giờ. đúng; sai b) Hai vật gặp nhau tại thời điểm 2 giờ và cách vị trí xuất phát 40 km . đúng; sai c) Tốc độ của vật 1 là 40 km / h ; tốc độ của vật  2  là 20 km / h . đúng; sai d) Hai vật đều đi trên một đoạn đường dài 80 km . đúng; sai Page | 9
  10. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 4. Một chiếc xe chuyển động trên quãng đường s  km  . Trong nửa quãng đường đầu, xe đi với tốc độ v1  60 km / h ; trong nửa quãng đường còn lại, xe đi với tốc độ v2  40 km / h . Cho biết: Nếu một vật di chuyển trên các đoạn đường với các tốc độ khác nhau thì được gọi là chuyển động không đều, tốc độ trên cả quãng đường được gọi là tốc độ trung bình và được tính bằng công s1  s2 thức vtb  t1  t2 a) Đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên là đúng; sai s b) Thời gian đi hết nửa quãng đường đầu là t1   h  và thời gian đi hết nửa quãng 2  v1 s đường sau là t2   h . 2  v2 đúng; sai c) Tốc độ trung bình của xe trên toàn bộ quãng đường được xác định bởi công thức s s 2  v1  v2 vtb  1 2  t1  t2 v1  v2 đúng; sai d) Tốc độ trung bình của xe trên toàn bộ quãng đường là vtb  48 km / h . đúng; sai Page | 10
  11. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA TỰ LUẬN Câu 1. Bảng dưới đây ghi lại số liệu quãng đường đi được theo thời gian của hai học sinh A và B t  min  0 5 10 15 20 s A  km  0 1 2 3 4 sB  km  0 0.5 1 1,5 2 Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của hai học sinh trên cùng một hệ trục tọa độ Ost và tính tốc độ của mỗi học sinh. Câu 2. Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của ba học sinh A, B và C . a) Bạn nào đi nhanh nhất? bạn nào đi chậm nhất? Vì sao? b) Tính tốc độ của mỗi bạn? Câu 3. Để đo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Người ta chiếu về phía Mặt Trăng một tia laser và đo khoảng thời gian giữa thời điểm phát và thu. Biết khoảng thời gian giữa hai thời điểm phát và nhận tia laser là 2, 667 s , tốc độ của tia laser là 3.108 m / s . Tính khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Câu 4. Hai người xuất phát cùng lúc từ hai địa điểm A , B cách nhau 10 km và đi cùng chiều trên một đường thẳng từ A đến B . Tốc độ của người xuất phát tại A là 35 km / h , tốc độ của người xuất phát tại B là 15 km / h . a) Sau bao lâu, người xuất phát tại A đuổi kịp người xuất phát tại B ? b) Vị trí gặp nhau cách B bao nhiêu km ? Page | 11
  12. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 5*. Nếu một vật di chuyển trên các đoạn đường với các tốc độ khác nhau thì được gọi là chuyển động không đều, tốc độ trên cả quãng đường được gọi là tốc độ trung bình và được s s tính bằng công thức vtb  1 2 t1  t2 Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB . Nửa đoạn đường đầu tiên đi với tốc độ 12 km / h . Hỏi người đó phải đi nửa đoạn đường còn lại với tốc độ bằng bao nhiêu để tốc độ trung bình trên cả quãng đường AB là 8 km / h ? Câu 6. Cho đồ thị quãng đường – thời gian của hai người 1 và  2  . a) Người thứ hai xuất phát ở vị trí nào? b) Tính tốc độ của mỗi người. c) Sau bao lâu thì hai người gặp nhau? Page | 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2