intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TẠI SAO HÀ NỘI CHỈ CÒN LẠI MỘT CỬA Ô QUAN CHƯỞNG?

Chia sẻ: Haivan Haivan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

122
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hà Nội xưa, theo một số sách cũ để lại có đến 16 cửa ô được xây dựng vào đời Lê Hiển Tông (1740 - 1786), vào khoảng năm 1749. Các cửa ô phần lớn đều được xây bằng gạch rất chắc chắn, nhưng đến nay, chỉ còpn lại một cửa ô Thanh Hà, thường gọi là Ô Quan Chưởng. Vậy tại sao lại gọi là Ô Quan Chưởng?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TẠI SAO HÀ NỘI CHỈ CÒN LẠI MỘT CỬA Ô QUAN CHƯỞNG?

  1. TẠI SAO HÀ NỘI CHỈ CÒN LẠI MỘT CỬA Ô QUAN CHƯỞNG? Hà Nội xưa, theo một số sách cũ để lại có đến 16 cửa ô được xây dựng vào đời Lê Hiển Tông (1740 - 1786), vào khoảng năm 1749. Các cửa ô phần lớn đều được xây bằng gạch rất chắc chắn, nhưng đến nay, chỉ còpn lại một cửa ô Thanh Hà, thường gọi là Ô Quan Chưởng. Vậy tại sao lại gọi là Ô Quan Chưởng? Theo sách Đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá viết: "Cửa Ô Quan Chưởng có thể có từ thời Lê, vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) đã đắp thành đất bao quanh kinh đô Thăng Long, có mở một số cửa ô. Về tên gọi của cửa ô này, hiện nay có nhiều cách giải thích: Có thuyết cho rằng vào cuối đời Lê, có một viên quan Chưởng ấn về hưu, lập dinh cơ ở cạnh ô, do đó mà thành tên. Có thuyết lại cho rằng vào đời Nguyễn, có một chức quan Chưởng cơ kiểm soát ô này, phàm thuyền bè ghé các bến quanh đây đều phải trình giấy ở viên quan ấy. Vì vậy mà thành tên. Có thuyết giải thích là hồi giặc Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ nhất (1873), có một viên quan Chưởng vệ đã hy sinh ở đây. Để tưởng nhớ, nhân dân đã gọi cửa ô này là Quan Chưởng". Còn hỏi tại sao Hà Nội xưa có tới 16 cửa ô thì 15 cái bị phá nay không còn dấu vết. Chỉ riêng Ô Quan Chưởng còn tồn tại? Để giải đáp thắc mắc này phóng viên VOVNews đã tới gặp ông Đào Tam Trọng - một hậu duệ của gia đình có khoảng hơn 300 năm sinh sống tại Hà Nội. Ông kể: "Sau khi quân Pháp sang đánh chiếm nước ta, chúng đã cho phá dần các cổng ô để mở rộng thành phố. Với các cửa ô khác không rõ việc phá dỡ tiến hành như thế nào. Còn cửa Ô Quan Chưởng lúc đó thuộc tổng Đồng Xuân do một ông họ Đào làm Thiên hộ trông coi (chức Thiên hộ thời đó ngang với chức Chánh tổng). Ông họ Đào người làng Khúc Thuỷ tên là Đào Đăng Chiểu, sinh năm ất Tỵ (1845), mất ngày 25/6 năm Bình Thìn (1916), nguyên là Chánh tổng Tổng Đồng Xuân, sau này thành phố Hà Nội đổi ra làm 8 hộ, ông được cử làm Thiên hộ hộ thứ nhất. Bọn Pháp gọi ông Đào Thiên hộ đến và bảo: "Để người Pháp tiện việc xây dựng mở mang đường sá, thuận lợi giao thông dân bản xứ, nên phải phá Ô Quan Chưởng. Vậy ông về làm một tờ đơn trình bày đề nghị quan Pháp cho phá cửa ô. Đơn phải có chữ ký của các đại biểu bô lão dân làng. Hẹn 10 ngày nữa ông mang tới đây". Ông Đào Thiên hộ về bàn với dân làng rồi cùng mọi người nhất trí nhận định: "Pháp nó sang chiếm đóng đô hộ nước ta, nó muốn làm gì chẳng được, sao nó lại cần xin ý kiến của ta. vậy ta không đồng ý chắc nó không dám phá! Với lại ai mà biết nó phá cửa ô để làm đường hay làm gì!". Đúng 10 ngày sau ông Đào Thiên hộ đến gặp quan Pháp và trả lời: "Dân làng tôi không ai chịu ký vào đơn. Họ nói cửa ô là của dân cả nước, có phải là của riêng họ đâu mà họ ký. Nếu các quan Pháp muốn phá thì cứ phá, nhưng nếu xảy ra chuyện gì, dân chúng tôi không chịu trách nhiệm".Nghe xong chuyện này, mấy người Pháp tức tối lắm, chúng bảo: "Các
  2. cửa ô khác, dân chúng sở tại đều làm đơn cả rồi, sao dân ở đây lại bướng bỉnh, không muốn được mở mang khai phá hay sao?" Chúng yêu cầu ông Đào phải về bàn lại với dân làng. Sau ông Đào Thiên hộ lại phải lên trả lời cho bọn chúng: "Dân làng tôi họ nói, các nơi khác người ta có làm đơn hay không là việc của người ta. Còn dân làng tôi họ không chịu ký, và tôi cũng không ép buộc được họ". Bọn Pháp cho gọi ông Đào lên mấy lần, chúng còn hăm doạ, nhưng vẫn không đạt được mục đích. Sau đó ông Đào Thiên hộ tìm mọi cớ tránh không lên gặp bọn chúng nữa. Rồi sau không biết vì nó ngại dân tổng Đồng Xuân rất cứng đầu cứng cổ hay vì còn có nhứng lý do nào khác, nên không thấy chúng nhắc nhở đả dộng đến việc phá vỡ cửa ô này nữa. Và thế là cửa Ô Quan Chưởng an toàn tồn tại cho đến ngày nay. Đây cũng là công đóng góp của dân tổng Đồng Xuân và một phần không nhỏ của ông Đào Thiên hộ." Vậy ông có thể cho biết do đâu lại biết được câu chuyện này không? Ông Đào Tam Trọng trả lời: "Bố tôi là hậu duệ của ông đào Thiên hộ, sự việc này có ghi trong gia phả gốc bằng chữ Hán của họ Đào. Tiếc rằng trong chiến tranh chống Pháp, gia đình tản cư, đồ đạc sách vở để lại ở Hà Nội bị mất cả. Sau này chúng tôi chỉ được nghe bố tôi kể lại mà thôi"
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2