Theo dõi lưu lượng đỉnh và đếm bạch<br />
cầu ái toan trong đàm<br />
BS. Nguyễn Hữu Hoàng<br />
Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt<br />
<br />
I/ THEO DÕI LƯU LƯỢNG ĐỈNH:<br />
1/ Theo dõi lưu lượng đỉnh là gì?<br />
- Là theo dõi biến thiên của lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) theo thời gian.<br />
- Cộng cụ để theo dõi biến thiên PEF theo thời gian là lưu lượng đỉnh kế cơ học hoặc điện tử.<br />
<br />
2/ Theo dõi lưu lượng đỉnh trong trường hợp nào?<br />
<br />
<br />
Dùng để chẩn đoán hen:<br />
- Có triệu chứng hen + hô hấp ký bình thường.<br />
- Có triệu chứng hen + không đo được hô hấp ký.<br />
- Chẩn đoán hen nghề nghiệp: thay đổi PEF ở nơi làm việc và tại nhà.<br />
<br />
<br />
<br />
Dùng để đánh giá mức độ kiểm soát hen:<br />
- Đặc biệt là trên bệnh nhân hen nhận biết triệu chứng hen kém.<br />
<br />
3/ Cách sử dụng lưu lượng đỉnh kế:<br />
<br />
<br />
Người bệnh sẽ được hướng dẫn thổi ngày 2 lần sáng-tối, mỗi lần 3 thổi, sau đó ghi lại kết quả tốt<br />
nhất trong 3 lần thổi vào biểu đồ theo dõi.<br />
<br />
<br />
<br />
Ghi lại kết quả theo hướng dẫn của Bác sỹ và kỹ thuật viên vào bảng theo dõi lưu lượng đỉnh.<br />
<br />
Tính độ dao động PEF sáng chiều theo công thức:<br />
Dao động PEF =<br />
<br />
Chiều – Sáng<br />
Sáng + Chiều<br />
2<br />
<br />
4/ Ý nghĩa của lưu lượng đỉnh kế (PEF):<br />
<br />
<br />
Chẩn đoán hen trong trường hợp nghi ngờ hen nhưng hô hấp ký bình thường dựa vào:<br />
- Dao động PEF sáng chiều > 20% – 30%<br />
- Dao động PEF trong các ngày > 20% – 30%.<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá mức độ kiểm soát hen:<br />
<br />
Mức độ kiểm soát<br />
Kiểm soát<br />
<br />
Tiêu chí<br />
PEF > 80% dự đoán hay tốt nhất<br />
<br />
Kiểm soát 1 phần<br />
<br />
Dao động PEF sáng – chiều < 20%<br />
PEF > 80% dự đoán hay tốt nhất<br />
<br />
Không kiểm soát<br />
<br />
Dao động PEF sáng – chiều 20% – 30%<br />
PEF < 60% – 80% dự đoán<br />
Dao động PEF sáng – chiều >30%<br />
<br />
II/ ĐẾM BẠCH CẦU ÁI TOAN (Eosinophil) TRONG ĐÀM<br />
:<br />
1/ Đếm bạch cầu ái toan (Eosinophil) trong đàm là gì?<br />
<br />
<br />
Xác định phần trăm số lượng bạch cầu ái toan trong đàm của người bệnh.<br />
<br />
<br />
<br />
Công cụ dùng để đếm tế bào ái toan trong đàm chỉ là kính hiển vi quang học.<br />
<br />
2/ Đếm bạch cầu ái toan trong trường hợp nào?<br />
<br />
<br />
Chẩn đoán viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan không phải hen gây ho kéo dài:<br />
- Ho kéo dài + hô hấp ký bình thường.<br />
- Ho kéo dài + theo dõi lưu lượng đỉnh bình thường.<br />
<br />
<br />
<br />
Chẩn đoán COPD có yếu tố hen và tiên lượng đáp ứng tốt corticoid trên COPD:<br />
- COPD nhưng có tăng bạch cầu ái toan trong đàm.<br />
- COPD có yếu tố hen sẽ đáp ứng tốt điều trị corticoid<br />
<br />
a. Viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan<br />
- Tỷ lệ các nguyên nhân gây ho kéo dài là:<br />
Trào ngược dạ dày thực quản: 74%.<br />
Tai mũi họng: 53%.<br />
Hen suyễn: 29%<br />
Viêm phế quản bạch cầu ái toan không do hen: 25%.<br />
- Ho kéo dài trên 1 bệnh nhân có thể do nhiều nguyên nhân:<br />
+ Chỉ có 1 nguyên nhân: 30%.<br />
+ 2 nguyên nhân à 37.5%; 3 à 30%; 4 à 2,5%.<br />
<br />
b. Điều trị hen khó trị:<br />
- Hen khó trị là hen đã điều trị với corticoid hít liều cao trong thời gian ít nhất 6 tháng mà không<br />
thuyên giảm.<br />
<br />
- Đếm bạch cầu ái toan trong đàm giúp:<br />
+ Phát hiện bệnh nhân không tuân thủ điều trị.<br />
+ Phát hiện bệnh nhân xịt thuốc không đúng cách.<br />
+ Thay đổi liều thuốc điều trị dựa trên số lượng bạch cầu ái toan trong đàm<br />
<br />
3/ Cách làm xét nghiệm đếm bạch cầu ái toan trong đàm:<br />
<br />
<br />
Bệnh nhân đến phòng xét nghiệm được nhận một chai lấy mẫu đàm, Bệnh nhân khạc đàm vào<br />
chai và trả lại cho nhân viên phòng xét nghiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
Nếu Bệnh nhân khạc đàm khó khăn, nhân viên phòng xét nghiệm sẽ cho phun khí dung nước<br />
muối ưu trương 3% để kích thích khạc đàm.<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả đếm tế bào ái toan trong đàm sẽ có trong 30 phút sau khi có mẫu đàm.<br />
<br />
<br />
<br />
Để thuận lợi trong khạc đàm, Bệnh nhân nên đến phòng xét nghiệm vào buổi sáng.<br />
<br />
III/ THEO DÕI LƯU LƯỢNG ĐỈNH VÀ ĐẾM BẠCH CẦU<br />
ÁI TOAN TRONG ĐÀM CÓ KHẢ THI?<br />
<br />
<br />
Tính không xâm lấn: Đây là 2 xét nghiệm giản đơn không xâm lấn (không phải lấy máu, can thiệp<br />
mổ xẻ).<br />
<br />
<br />
<br />
Tính ứng dụng: 2 xét nghiệm này có tính ứng dụng cao trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng cho<br />
bệnh nhân ho kéo dài, bệnh nhân Hen, COPD, VMDU.<br />
<br />
<br />
<br />
Tính dễ tiếp cận: Hiện nay tại TPHCM, 2 xét nghiệm này đã được thực hiện tại Phổi Việt.<br />
<br />
<br />
<br />
Giá cả: 2 xét nghiệm này có giá cả chấp nhận được.<br />
<br />
IV/ KẾT LUẬN:<br />
Theo dõi biến thiên PEF & đếm bạch cầu ái toan trong đàm:<br />
<br />
<br />
Đã được thực hiện từ lâu trên thế giới nay đã có mặt lần đầu tiên tại VN.<br />
<br />
<br />
<br />
Là xét nghiệm không xâm lấn, dễ làm, giá cả chấp nhận được.<br />
<br />
<br />
<br />
Có tính ứng dụng rất cao trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng cho nhiều đối tượng:<br />
<br />
- Bệnh nhân ho kéo dài mà chưa được chẩn đoán nguyên nhân chính xác.<br />
- Bệnh nhân Hen dai dẳng khó trị với các điều trị thông thường.<br />
- Bệnh nhân COPD có yếu tố hen.<br />
- Bệnh nhân VMDU có nguy cơ chuyển thành hen.<br />
<br />