intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thí nghiệm 6 - Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

68
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua bài "Thí nghiệm 6 - Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu", học sinh có thể xác định được nước vào cây phần lớn thoát ra ngoài qua lỗ khí ở lá. Cuối bài thí nghiệm có phần hỏi đáp giúp học sinh hoàn thiện và củng cố kiến thức bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thí nghiệm 6 - Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu

  1. Lời mở đầu  Các thí nghiệm và bài thực hành sinh học 6 sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo,  các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục  vụ bài dạy, bài học, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình (gồm  7 bài thực hành bắt buộc và 7 thí nghiệm trong các bài học). Nội dung Tài liệu gồm 14 bài thực hành, thí nghiệm  trong chương trình sinh học 7,  mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần  thiết, các bước tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập  cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng,  vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi ­ trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo  hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học.   Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí  nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành,  thí nghiệm  những kiến thức mở  rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học hoặc hướng dẫn học sinh  thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh  rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và  vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho  học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được  các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn  Thêm­Trường THCS Quế Nham­Tân Yên­ Bắc Giang   buivanthembg@yahoo.com.vn ĐT: 0912.716.203.   Danh mục Các bài thực hành   và thí nghiệm cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 6 TN, Tiết trong  Bài, phần  TT Nội dung SGK trang TH CT trong bài Th 1  Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng 4 5 17 TH 2 Quan sát tế bào thực vật. 5 6 21 Th 3 Quan sát biến dạng của rễ. 12 12 40 Th 4 Quan sát biến dạng của thân 18 18 57 Bài tập thực hành: Tập làm mẫu ép Lá  Th 5 29 53 173 cây TH 6 Sưu tập các mẫu Nấm, Địa y 65 Th 7 Tham quan thiên nhiên. 68­69­70 53 173­176 tn­1 Sự hút nước và muối khoáng của rễ 10 11  35 tn­2 Sự dài ra của thân 14 14  46 tn ­3 Vận chuyển các chất trong thân 17 17  54 tn­4 Các thí nghiệm quang hợp 23­24 21  68 tn­5 Hô hấp 26 23 77 tn­6 Vận chuyển nước trong cây 27 24 80 tn­7 Điều kiện  cho hạt nảy mầm 42 35 113
  2. TN 6 ­  BÀI 24 : PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU (SGK Tr 80) ­Mục đích: Qua thí nghiệm xác định được nước vào cây phần lớn thoát ra ngoài qua  lỗ khí ở lá. 1­Thí nghiệm của nhóm Dũng (Dùng túi nilông trùm vào cây) a­Chuẩn bị thí nghiệm: +1chậu trồng cây đã cắt bỏ lá (chậu A). +1 chậu trồng cây để nguyên lá (chậuB). +2 túi nilông trùm vào cây. b­ Các bước tiến hành thí nghiệm: B1­Trồng 2 cây giống nhau vào 2 châu A, B  và chăn sóc, tưới ầm cho cây phát triển tốt.                                                                      B2­Cắt bỏ lá cây trong chậu A, cây trong chậu B để nguyên lá, dùng túi nilông buộc  kín 2 cây để hơi nước không ra ngoài. B3­Để 2 chậu cây thí nghiệm ra ngoài sáng khoảng 1 giờ. B4­Quan sát hiện tượng ở hai tuí nilông trong chậu A và B. B5­Nhận xét hiện tượng trong túi nilông ở cây B. Thảo luận và kết luận gì về sự  thoát hơi nước của cây? ­Túi nilông có các hạt hơi nước đọng bên trong làm mờ đi. ­Kết luận: nước trong cây thoát ra ngoài môi trường qua lá cây. c­Câu hỏi–bài tập: 1.Tại sao phải cắt lá ở cây A, cây B để nguyên lá? Trả lời: 2.Những cây không có lá như xương rồng thì nước có thoát ra ngoài không, nếu  thoát thì qua đâu?
  3. Trả lời: 2­Thí nghiệm cuả  nhóm Tuấn và Hải  a­Chuẩn bị thí nghiệm:               +1Cân đĩa, quả cân.            +2 bình tam giác A, B +2 cây còn đủ rễ, thân, lá.          +dầu,  sáp nến   lỗ khí và sự thoát  hơi nước b­Các bước tiến hành thí nghiệm: B1­Nhổ 2 cây tươi còn đủ rễ, thân, lá. B2­Cắm 1cây vào bình A để nguyên lá, đổ nước ngập rễ, dùng bút mầu đánh dấu  mức nước trong bình, dùng sáp nến gắn kín miệng lọ để nước không bay hơi Cắm 1 cây đã cắt bỏ lá vào bình B (gắn kín miệng bình bằng sáp hoặc đổ 1  lớp dầu nhờn vào lọ để tránh nước bay hơi). B3­Đem 2 lọ ra chỗ thoáng và sáng và để lên cân đĩa, chỉnh cho cân thăng bằng  nhau và để khoảng 1 giờ. B4­Quan sát  mức thăng bằng của cân, mức nước trong 2 bình so với ban đầu,  thảo  luận và kết luận về sự thoát hơi nước của lá. Nước trong bình A đã thoát ra ngoài qua lá cây làm cho cân lệch về bên bình B cây  không có lá Kết luận: Nước trong cây thoát ra ngoài qua lỗ khí ở lá.  c­Câu hỏi­bài tập 1.Hơi nước thoát ra ngoài qua bộ phận nào của lá? Trả lời: 2.Trong thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải nếu cắt bỏ cả lá ở 2 cây thì điầu gì xảy  ra ở 2 bình, Cân lệch về bên nào?
  4. Trả lời: 3.Khi đánh cây đi trồng người ta thường cắt bớt lá trước khi trồng, biện pháp này  có tác dụng gì? Trả lời: Hỏi đáp về thoát nước của cây   Hỏi:  Hiện tượng ứ giọt nước ở lá cây “Cây khóc” xảy ra như thế nào? Trả lời:   Quá trình thoát hơi nước trước hết là "cái họa tất yếu" của cây thực hiện  qua các khí khổng, ở miền mạch lỗ vỏ... Nước thoát ra ngoài cơ thể thực vật theo 2  hình thức: +Hình thức dưới dạng hơi, đó là quá trình thoát hơi nước bình thường khi  không khí có ẩm độ thấp, nước hoá thành hơi nước và bay lẫn vào không khí mà  mắt thường khó nhìn thấy. Tính trung bình 1000g nước cũng chỉ dùng để đồng hóa  2g để tạo ra chừng 3g chất hữu cơ. Lượng nước thoát vào và hút ra vượt quá nhiều  lượng nước tối thiểu cần cho cây. +Hiện tượng trong quá trình thoát hơi nước bình thường ở thực vật, gặp khi không  khí có độ ẩm quá cao, nước không bốc thành hơi mà bị thải khỏi bề mặt lá qua lỗ  khí thành giọt trên bề mặt lá cây gọi là hiện tượng ứ giọt. Có thể nhận biết điều này qua thí nghiệm nhỏ sau:  Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm, ta sẽ thấy các giọt nước ứ ra ở  mép lá qua thuỷ khổng. Như vậy mặc dù không khí trong chuông thuỷ tinh đã bão  hoà hơi nước, nước vẫn bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá và không thoát được thành  hơi nên ứ thành các giọt. Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra trên bề mặt lá cây sau nhữnởutận mưa,  khi không khí bão hoà hơi nước vào các buổi sớm…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1