Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIỚI TÔM CÀNG XANH<br />
(Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) NHỜ VÀO NHIỆT ĐỘ<br />
TESTING EFFECT OF TEMPERATURE ON TRANSSEXUAL<br />
(Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879)<br />
Saysamone DALAKHAM1, Phạm Quốc Hùng2, Bùi Thị Liên Hà3<br />
Ngày nhận bài: 10/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 23/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ lên biến thái của ấu trùng và chuyển đổi giới tính tôm<br />
càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Về biến thái của ấu trùng, thời gian kết thúc chuyển bột ở nghiệm thức đối chứng<br />
dài nhất (32,25 ngày), kế tiếp tại nghiệm thức sốc nhiệt và nhiệt độ cao có thời gian ngắn hơn tương ứng là 26,75 ngày<br />
và 24,75 ngày, thời gian bắt đầu chuyển tôm bột ở nghiệm thức đối chứng tại ngày thứ 23, nhiệt độ cao ngày thứ<br />
17,25 và nghiệm thức về sốc nhiệt ngày thứ 28,25. Tỷ lệ biến thái thành tôm bột nghiệm thức đối chứng = 24,69%, sốc<br />
nhiệt = 33,07% và nhiệt độ cao = 37,71%.<br />
Kết quả thí nghiệm nuôi tôm bột 30 ngày về tỷ lệ sống có sự sai khác giữa nghiệm thức (nhiệt cao 0 ngày) NC0<br />
(80,67%) với (sốc nhiệt 30 ngày) SN 30 (60,11 %) và nghiệm thức (nhiệt cao 30 ngày) NC30 (63,78 %). Theo kết quả của<br />
thí nghiệm chuyển đổi giới tính đàn tôm càng xanh toàn đực thành còn cái giả bằng nhiệt độ cao và sốc nhiệt trong bài báo<br />
này không có khả năng chuyển giới tính tôm càng xanh được như sau khi kiểm tra cho thấy đàn tôm trong các nghiệm thức<br />
có tỷ lệ đực 100% không xuất hiện con cái.<br />
Từ khóa: tôm càng xanh, chuyển giới tính, nhiệt độ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The aims of this study were to evaluate the effect of temperature on larval metamorphosis and transsexual of<br />
Macrobrachium rosenbergii. The shock (SN) and high of temperature (NC) were applied as transsexual property of larval<br />
and post larval of M. rosenbergii and the room temperature was use as control groups. The results showed that at the room<br />
temperature could cause larval metamorphosis to be post larval longer time than shock and high temperature were 32.25,<br />
26.75 and 24.75 days, respectively. For the survival due to the development of larval metamorphosis to be post larval<br />
found that at the room temperature could show no significantly different survival when compared with shock and high<br />
temperature (24.69, 33.07 and 37.71%, respectively). After rearing post larvae in the SN and NC for 30 days found that the<br />
post larvae were survived 60.11 and 63.78%, respectively. However, when post larvae of both SN and NC were reared in the<br />
room temperature found that it could survive as high as 75.33 and 80.67%, respectively. This study investigated that shock<br />
and high temperature was not shown to be effect of transexual of Macrobrachium rosenbergii.<br />
Keywords: Macrobrachium rosenbergii, transsexual, temperature<br />
<br />
Saysamone DALAKHAM: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2011 – Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Phạm Quốc Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
3<br />
KS. Bùi Thị Liên Hà: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiệt độ là một yếu tố môi trường xác định giới<br />
tính đực và cái, trong cùng một sinh cảnh sự không<br />
đồng đều của môi trường và các yếu tố môi trường<br />
có tác dụng khác nhau lên sự phát triển để thành<br />
đực và cái. Môi trường đó như là một cơ chế riêng<br />
có khả năng lớn nhất quyết định đến giới tính của<br />
loài đó trong tương lai. Chẳng hạn như: rùa tai đỏ<br />
(Trachemys Scripta) là một loài mà giới tính được<br />
xác định do yếu tố nhiệt độ, trong điều kiện nhiệt độ<br />
ấm 31oC sẽ tạo ra tất cả con rùa đều là cái, trong khi<br />
đó nhiệt độ lạnh 26 oC tạo ra tất cả đều là con đực và<br />
nếu nhiệt độ trung bình giữa 29 oC đến 30 oC cho kết<br />
quả khác nhau về tỷ lệ còn đực và cái [5]. Cho đến<br />
nay, vẫn chưa có công bố chính thức nào nghiên<br />
cứu về cơ chế ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ lên<br />
việc biệt hoá giới tính của tôm càng xanh. Đối với<br />
tôm càng xanh đã có nhiều phương pháp chuyển<br />
đổi giới tính song kết quả chưa được cao. Vì vậy,<br />
nhiệt độ có hay không khả năng chuyển đổi giới tính<br />
tôm càng xanh vẫn chưa có một kết luận cuối cùng.<br />
Chính vì các lý do trên đề tài “Thử nghiệm công<br />
nghệ chuyển giới tôm càng xanh (Macrobrachium<br />
rosenbergii) nhờ vào nhiệt độ” được thực hiện.<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Số 4/2013<br />
300 con/m3 để thí nghiệm tiếp và chia bố trí vào các<br />
nghiệm thức như: Nhóm tôm bột có nguồn từ ấu<br />
trùng nhiệt độ cao và sốc nhiệt sẽ được chia thành 3<br />
nghiệm thức: 0 ngày (sau khi chuyển bột nuôi trong<br />
điều kiện nhiệt độ thường), 15 ngày (15 ngày nuôi<br />
trong điều kiện sốc nhiệt, nhiệt độ cao và 15 ngày<br />
nhiệt độ thường) và 30 ngày (sau khi chuyển bột<br />
nuôi trong điều kiện nhiệt độ cao và sốc nhiệt 30<br />
ngày) và nghiệm thức đối chứng được nuôi trong<br />
điều kiện nhiệt độ thường, sau khi nuôi được 30<br />
ngày lấy các số liệu như: Tỷ lệ sống giai đoạn post<br />
30 và tỷ lệ đực cái.<br />
4. Phân tích số liệu<br />
Số liệu thu thập được phân tích bằng SPSS<br />
16.0. Sử dụng phân tích tương quan ở mức P