intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc dùng trong bệnh nhuyễn xương

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

102
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhuyễn xương là tình trạng giảm sự khoáng hóa calci và phospho (không đủ) của khung xương, nếu đang tăng trưởng ở tuổi ấu thơ gây biến dạng xương được gọi là còi xương, nếu ở người lớn gây nhuyễn xương. Những nguyên nhân gây bệnh Có rất nhiều nguyên nhân: rối loạn hấp thu vitamin D, khẩu phần ăn thiếu, thiếu ánh sáng; một số thuốc như thuốc trị động kinh, thuốc ngủ barbituric, hợp chất nhôm, fluorid, stidronat...; thiếu calci, phospho do khẩu phần ăn hoặc mất qua thận; do bệnh ở gan, ruột, đường mật, cắt dạ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc dùng trong bệnh nhuyễn xương

  1. Thuốc dùng trong bệnh nhuyễn xương Nhuyễn xương là tình trạng giảm sự khoáng hóa calci và phospho (không đủ) của khung xương, nếu đang tăng trưởng ở tuổi ấu thơ gây biến dạng xương được gọi là còi xương, nếu ở người lớn gây nhuyễn xương. Những nguyên nhân gây bệnh Có rất nhiều nguyên nhân: rối loạn hấp thu vitamin D, khẩu phần ăn thiếu, thiếu ánh sáng; một số thuốc như thuốc trị động kinh, thuốc ngủ barbituric, hợp chất nhôm, fluorid, stidronat...; thiếu calci, phospho do khẩu phần ăn hoặc mất qua thận; do bệnh ở gan, ruột, đường mật, cắt dạ dày, do kháng vitamin D; hạ phospho
  2. máu mạn tính; toan ống thận, bệnh Wilson; ức chế khoáng hóa; do khối u; Franconi... Thiếu vitamin D thường xảy ra ở các nước nghèo hoặc đang phát triển. Thiếu phospho hay gặp nhất do rối loạn tái hấp thu do mắc phải vì chế độ ăn hoặc nghiện rượu, do khối u mô mềm bài tiết phospho qua đường niệu. Việc giảm khoáng tùy thuộc vào tuổi và mức độ nặng nhẹ. Căn cứ để chẩn đoán: Xét nghiệm máu. Đo tỷ trọng xương. Xquang hoặc sinh thiết xương. Đặc biệt qua xét nghiệm máu để phân biệt loãng xương hay nhuyễn xương. Loãng xương gần như không có thay đổi xét nghiệm sinh hóa. Phòng và điều trị bệnh nhuyễn xương Tùy thuộc vào nguyên nhân. Chế độ ăn thiếu vitamin: Thiếu hụt calci do không ăn đủ vitamin D, cần bổ sung vitamin D. Tác dụng của chúng là duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết tương, được hấp thu các chất khoáng khi ăn vào (có trong dầu cá, gan cá, bơ, trứng, sữa).
  3. Dùng ergocalciferol (vitamin D2) để bù đắp và dự trữ cho cơ thể. Tiếp theo là điều trị duy trì (dài hạn). Cần bổ sung qua đường uống, có thuốc viên kết hợp sẵn như calci+vitamin D hoặc những thuốc multivitamin. Nếu kém hấp thu vitamin D cần uống liều cao làm sao đảm bảo duy trì nồng độ 25-hydroxy D huyết thanh trong giới hạn bình thường cùng với calci, đồng thời phải theo dõi 25-hydroxy D huyết thanh và calci huyết thanh, calci niệu trong 24 giờ và cứ 3-6 tháng 1 lần. Phospho là cực kỳ cần thiết cho tạo xương và chuyển hóa năng lượng tế bào. Khoảng 85% phospho có ở xương, số còn lại ở trong tế bào, chỉ có 1% ở dịch ngoại bào. Phospho tồn tại trong cơ thể ở dạng phosphat nhưng đậm độ tập trung ở huyết thanh biểu hiện khối lượng phospho (1mg/dl phospho = 0,32mM/l phosphat). Giới hạn bình thường là 3-4,5mg/dl. Thiếu phospho do mất qua thận (còi xương kháng vitamin D) đáp ứng tốt bổ sung phosphat suốt đời và cũng phải thêm vitamin D để cải thiện giảm hấp thu calci do thiếu phosphat.
  4. Dùng thuốc qua đường tiêu hóa: ưu và nhược Các thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa (miệng, dạ dày, ruột non, hậu môn) được sử dụng nhiều hơn cả. Đây là đường hấp thu tự nhiên và dễ sử dụng. Tuy nhiên ở đường dùng này lại có một số nhược điểm như dễ bị các enzym tiêu hóa phá huỷ (làm hỏng thuốc ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh) hoặc thuốc tạo phức với thức ăn làm chậm hấp thu. Một số thuốc còn kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa gây viêm loét... - Thuốc dùng ngậm dưới lưỡi hấp thu qua niêm mạc miệng. Hay sử dụng như nifedipin (chống tăng huyết áp), nitroglycerin (chống đau thắt ngực)... Tại đây, thuốc vào thẳng vòng tuần hoàn nên không bị dịch vị của dạ dày phá huỷ. - Đối với thuốc uống:
  5. + Tại dạ dày: nói chung thuốc ít được hấp thu do niêm mạc dạ dày ít mạch máu, lại chứa nhiều cholesterol, thời gian thuốc lưu lại ở dạ dày không lâu. Hơn nữa độ pH của dạ dày khoảng 1 - 3, không lý tưởng cho việc hấp thu thuốc ngoại trừ các các acid yếu, ít bị ion hóa như aspirin, phenylbutazon, barbiturat. Nếu uống thuốc vào lúc đói (dạ dày rỗng), thuốc sẽ hấp thu nhanh hơn nhưng lại dễ bị kích ứng. + Tại ruột non: đây là nơi có diện tích hấp thu rất rộng, lại được tưới máu nhiều, pH tăng dần tới trung tính và base (pH từ 6 - 8)... nên đây là nơi hấp thu thuốc chủ yếu khi uống thuốc. -Thuốc đặt trực tràng: đường đưa thuốc này được sử dụng trong những trường hợp không dùng được đường uống (do nôn, do hôn mê, hoặc ở trẻ em). Với đường dùng này có ưu điểm thuốc không bị enzym tiêu hóa phá huỷ, khoảng 50% thuốc hấp thu qua trực tràng sẽ qua gan, chịu chuyển hóa ban đầu nhưng nhược điểm là hấp thu không hoàn toàn và có thể gây kích ứng niêm mạc hậu môn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2