Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu và bệnh không lây nhiễm trên thế giới
lượt xem 6
download
Bài tiểu luận môn Biến đổi khí hậu "Biến đổi khí hậu và bệnh không lây nhiễm trên thế giới" giúp các bạn nắm được khái niệm bệnh không lây nhiễm; tác động của biến đổi khí hậu đến các bệnh không lây nhiễm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu và bệnh không lây nhiễm trên thế giới
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN TIỂU LUẬN MÔN HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – EN3087 ĐỀ TÀI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM TRÊN THẾ GIỚI LỚP L01 – HK232 SVTH: Vũ Thị Vân Anh MSSV: 2012622 GVHD: PGS. TS. Võ Lê Phú
- Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 4/2024 MỤC LỤC
- DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ACE: Angiotensin – Converting Enzyme Men chuyển angiotensin BĐKH: Biến đổi khí hậu COPD: Chronic Obstructive Pulmonary Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính DALYs Disability – Adjusted life Year Số năm sống điều chỉnh : theo tình trạng khuyết tật NCD: Non - Communicable Diseases Các bệnh không lây nhiễm 3
- 1. Khái niệm bệnh không lây nhiễm Bệnh không lây nhiễm (NCD) là những bệnh không lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác, nhưng các bệnh này chiếm phần lớn trên toàn cầu. Các bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 80% gánh nặng bệnh tật ở các nước có thu nhập cao; và thấp hơn ở các nước thu nhập thấp và trung bình nhưng dự kiến sẽ tăng lên (Bollyky et al., 2017). Bệnh không lây nhiễm chủ yếu được tạo thành do môi trường, lối sống và các yếu tố khác. Những bệnh nhạy cảm với khí hậu bao gồm bệnh hô hấp không lây nhiễm, bệnh tim mạch, bệnh ung thư và các bệnh nội tiết trong đó có bệnh tiểu đường. 2. Tác động của BĐKH đến các bệnh không lây nhiễm 2.1. Bệnh tim mạch 2.1.1. Giới thiệu chung về bệnh tim mạch Bệnh tim mạch là một nhóm các rối loạn về tim và mạch máu bao gồm bệnh tim mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp khớp, bệnh tim bẩm sinh, huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu và hơn 3/4 số ca tử vong do bệnh tim mạch trên thế giới hiện xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (Roth, et al., 2020). 2.1.2. Tác động của BĐKH đến bệnh tim mạch Thứ nhất, ảnh hưởng của sự gia tăng nhiệt độ đến bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu thì các đợt nắng nóng có tác động không nhỏ đến các bệnh về tim mạch (Empana, J. P. et al., 2009). Nhiệt độ bề mặt toàn cầu trong hai thập kỷ đầu thế kỷ 21 (2001–2020) đã tăng 0,99 [0,84 đến 1,10]°C, so với giai đoạn 1850–1900 (thời kỳ tiền công nghiệp) (IPCC, 2023). Bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm không khí (USGCRP, 2016). Và sự phơi nhiễm đối với các chất gây ô nhiễm không khí bao gồm PM, ozone (thông qua tiền chất của nó), carbon đen, oxit nitơ, oxit lưu huỳnh, hydrocacbon và kim loại có thể gây ra tình trạng viêm và tạo huyết khối, rối loạn chức năng nội mô và phản ứng tăng huyết áp (Giorgini, P., et al., 2017), (Stewart et al., 2017). Từ đó gây ra các bệnh về tim mạch. 4
- Số ca tử vong quá mức trong các đợt nắng nóng cực độ xảy ra chủ yếu ở những người lớn tuổi và phần lớn có nguồn gốc từ tim mạch. Tuy nhiên, cũng có phân tích tổng hợp được thực hiện bởi Bunker và cộng sự (Bunker et al., 2016) chỉ ra rằng nguy cơ nhập viện do nhồi máu cơ tim giảm nhưng không đáng kể khi nhiệt độ môi trường tăng ở người cao tuổi. Dữ liệu từ nghiên cứu Euro-HEAT xác nhận sự gia tăng tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch trong những ngày nắng nóng ở các thành phố khác nhau của Châu Âu (Giorgini, P., et al., 2017). Trong đó các nhóm bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ cho thấy độ nhạy cảm với môi trường hơn (Bao et al., 2019), (Sun et al., 2018), (Wang et al., 2016). Nhiệt độ tăng dẫn đến lưu lượng máu nhanh hơn và huyết áp cao hơn, do đó giảm huyết áp đến việc cung cấp oxy cho cơ tim và khả năng thiếu máu cục bộ cơ tim có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim (Modesti et al., 2006). Ở Augsburg, nguy cơ nhồi máu cơ tim liên quan đến nhiệt ở những người mắc bệnh tiểu đường và mỡ máu cao cao hơn so với những người khác (Chen et al., 2019). Điều này có thể do người mắc bệnh tiểu đường bị suy giảm chức năng nội mô và lưu lượng máu qua da kém, dẫn đến tổn hại khả năng điều nhiệt ở nhiệt độ cao (Petrofsky, 2011). Còn những người bị mỡ máu cao có thể có nồng độ lipoprotein mật độ thấp trong huyết thanh cao khi nhiệt độ không khí tăng, dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim liên quan đến nhiệt cao (Chen et al., 2019) Ngoài ra, ở mỗi khu vực, có thể có nhiều yếu tố khác nhau như chất lượng nhà ở, tình trạng kinh tế xã hội và mức độ phổ biến của điều hòa không khí đều ảnh hưởng đến cường độ và chiều hướng của mối liên hệ quan sát được giữa nhiệt độ môi trường xung quanh và nhồi máu cơ tim (Turner et al., 2013). Thứ hai, ảnh hưởng của sự giảm nhiệt độ trong các tháng mùa đông đến bệnh tim mạch cũng được báo cáo rộng rãi (Marti-Soler, H. et al., 2014). Một số nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện thấy huyết áp và độ nhớt của máu tăng lên khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, đồng thời làm tăng nhu cầu oxy dẫn tới làm tăng khối lượng công việc của tim. Những hiện tượng này dẫn đến phản ứng thiếu máu cục bộ tiềm tàng ở cơ tim dễ bị tổn thương dẫn đến nhồi máu cơ tim (Neild et al., 1994). 5
- Có hai thành phần quan trọng góp phần điều hoà huyết áp, đó là hệ thần kinh giao cảm và hệ renin-angiotensin (Trí, 2010). Sự kích hoạt giao cảm tăng lên sau khi tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, liên quan đến huyết áp tâm thu và tâm trương tăng cao (Park J et al., 2012), và những người béo phì cần đặc biệt lưu ý đến phản ứng kích hoạt giao cảm này (Park J et al., 2012), (Lambert E et al., 2007). Trong một tập hợp các thí nghiệm, các tác giả đã chứng minh rằng những thay đổi giao cảm đáng kể do điều kiện lạnh xảy ra trong quá trình chuyển đổi trạng thái ngủ-thức/tư thế đứng-lâm sàng. Những phát hiện này có thể giải thích cho sự gia tăng các sự kiện về bệnh tim mạch thường xảy ra vào buổi sáng mùa đông (Kuo TB et al., 2014). Ngoài ra, các nghiên cứu khác quan sát thấy nồng độ angiotensin-II tăng cao khi tiếp xúc với không khí lạnh ở những bệnh nhân gặp các biến cố tim mạch nặng, cho thấy sự kích hoạt hệ thống renin angiotensin (Sun, 2010), (Zhang X et al., 2014). Có thể giải thích rằng khi tăng hoạt tính giao cảm sẽ làm tăng phóng thích renin từ bộ máy cận cầu thận (Duy, 2022). Renin thủy phân protein angiotensinogen máu để tạo thành angiotensin I, sau đó angiotensin I được biến đổi angiotensin II nhờ men chuyển angiotensin (ACE) (Luật, 2016). Angiotensin II có tác dụng làm co mạch và kích thích sản xuất aldosterone (Paul et al., 2006). Aldosterone có tác dụng làm tăng huyết áp và duy trì Na+ và K+ ở mức độ bình thường (Luật, 2016). Bên cạnh đó, các nghiên cứu ở châu Âu cho thấy đợt rét đậm có liên quan đến tỷ lệ tử vong do tim mạch cao hơn ở các nhóm tuổi khác nhau và ở cả nam và nữ (Kysely J et al., 2009). Các kết quả tương tự cũng đạt được trong các nghiên cứu ở Trung Quốc, với sự gia tăng về mọi nguyên nhân và tỷ lệ tử vong do tim mạch từ 40 đến 65% trong các đợt lạnh so với cùng kỳ các năm lân cận (Xie H et al., 2013), (Zhou MG et al., 2014). Thứ ba, các sự kiện khác liên quan đến nhiệt độ cao do BĐKH có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như: BĐKH được dự đoán sẽ làm tăng số lượng và mức độ nghiêm trọng của các vụ cháy rừng (Liu et al., 2015b), (Youssouf et al., 2014) và các bằng chứng đối với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tim mạch liên quan đến khói cháy rừng là gợi ý về nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh tim mạch tăng lên (Chen et al., 2021a) bao gồm sự gia tăng đáng kể trong một số kết quả liên quan đến tim mạch như ngừng tim 6
- (Dennekamp et al., 2015). Rủi ro mắc các bệnh tim mạch với những người có mức độ phơi nhiễm cao như lính cứu hỏa (Navarro et al., 2019) và có thể tăng lên khi mức độ phơi nhiễm tăng thêm do biến đổi khí hậu. Song song đó, BĐKH có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch thông qua việc giảm hoạt động thể chất do thời tiết nóng (Obradovich et al., 2017), rối loạn giấc ngủ (Obradovich et al., 2017) và mất nước (Lim et al, 2015), (Frumkin and Haines, 2019). Ngoài ra, gia tăng xâm nhập mặn do mực nước biển dâng có thể làm tăng lượng muối ăn vào của những người dân bị ảnh hưởng (Taylor et al., 2012). Đây là một yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp đã được quan sát thấy là làm tăng huyết áp ở những người bị phơi nhiễm (Talukder et al., 2017). 2.2. Bệnh hô hấp không lây nhiễm 2.2.1. Giới thiệu chung về bệnh hô hấp không lây nhiễm Các bệnh về phổi, bao gồm hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và ung thư phổi, là nhóm bệnh phổi không lây nhiễm lớn nhất (Ferkol and Schraufnagel, 2014). Nhìn chung, gánh nặng toàn cầu về bệnh phổi không lây nhiễm bao gồm tất cả các bệnh phổi mãn tính và ung thư phổi là rất lớn, gây ra 10,6% số ca tử vong và 5,9% số năm sống điều chỉnh theo tình trạng khuyết tật (DALYs) trên toàn cầu vào năm 2019 (Vos et al., 2020). 2.2.2. Tác động của BĐKH đến bệnh hô hấp không lây nhiễm Một số bệnh hô hấp không lây nhiễm nhạy cảm với khí hậu dựa trên mức độ phơi nhiễm. Nhiều con đường phơi nhiễm góp phần gây ra bệnh hô hấp không lây nhiễm (Deng et al., 2020) một số trong đó có liên quan đến khí hậu (Rice et al., 2014) bao gồm: Thứ nhất, việc tập trung và phát tán bụi (Schweitzer et al., 2018); và sự thay đổi nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí như các hạt nhỏ (PM2.5) (Hansel et al., 2016). Tác động của bão bụi đến sức khỏe chủ yếu được xác định bởi kích thước hạt (Huang et al., 2014). Đường hô hấp là đích đến chính của các hạt hít vào. Các hạt lớn hơn thường được hệ thống chất nhầy trong mũi hoặc cổ họng làm sạch. Các hạt hít vào nhỏ hơn PM10 không tránh được các bộ lọc này và sau đó có thể đến các phế quản hoặc thậm chí phế nang (Pinkerton et al., 2000), (Sandstrom and Forsberg, 2008). Trong khi 7
- hầu hết PM10 lắng đọng trong đường hô hấp thì hạt mịn (PM 2.5) chiếm tới 96% số hạt được phát hiện trong nhu mô phổi, xâm nhập vào các vùng trao đổi khí của phổi (Churg and Brauer, 1997). Năm 1995, Ả Rập Saudi báo cáo tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn trên toàn quốc là 23%, cho thấy mức tăng đáng kể từ 8% vào năm 1986. Những hạt này mang theo một lượng lớn chất gây dị ứng, từ mạt bụi, phấn hoa, chất ô nhiễm do con người gây ra và bào tử nấm (Griffin, 2007), (Maki et al., 2010). Bên cạnh đó, Số ca nhập viện do đợt cấp của bệnh COPD đã tăng đáng kể ở Hồng Kông trong các trường hợp nồng độ PM10 và PM2.5 được phát hiện tăng cao. Điều này xảy ra quanh năm nhưng đặc biệt là vào mùa đông (Ko et al., 2007). Thứ hai, ozone được hình thành do các phản ứng quang hóa nhạy cảm với nhiệt độ (Hansel et al., 2016). Ozone tầng đối lưu được hình thành thông qua các phản ứng quang hóa có liên quan đến oxit nitơ (NOx), carbon monoxide (CO), metan (CH4) và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) khi có ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao (A., D.E. Satterthwaite, F. Aragón-Durand, J. Corfee-Morlot, R.B.R. Kiunsi, M. Pelling, D.C. Roberts, and W. Solecki, 2014). Vì vậy, nếu nhiệt độ tăng lên, nhiều mô hình ô nhiễm không khí cho thấy sản lượng ozone tăng (Ebi et al., 2008), (Tsai et al., 2008), (Chang et al., 2010), (Polvani et al. , 2011)lên đặc biệt trong và xung quanh các khu đô thị (Hesterberg et al. , 2009). Việc tiếp xúc với nồng độ ozone cao có liên quan đến việc tăng tỷ lệ nhập viện vì viêm phổi, COPD, hen suyễn, viêm mũi dị ứng và các bệnh về đường hô hấp khác cũng như tử vong sớm (Mudway and Kelly, 2000), (Gryparis et al., 2004), (Bell et al., 2005), (Ito et al., 2005). Thứ ba, chất gây ô nhiễm không khí từ cháy rừng. Cháy rừng, xảy ra phổ biến hơn sau các đợt nắng nóng và hạn hán, giải phóng các hạt vật chất và các chất độc hại khác có thể ảnh hưởng đến nhiều người trong nhiều ngày đến nhiều tháng (Finlay et al. , 2012), (Handmer et al., 2012). Trong vụ hỏa hoạn gần Denver (Mỹ) vào tháng 6 năm 2009, nồng độ hạt bụi có đường kính khí động học
- 24 giờ đạt tới 91 µg.m–3 và 44 µg.m–3 (Vedal and Dutton, 2006), so với Hướng dẫn Chất lượng Không khí (AQG) của WHO trong 24 giờ đối với các chất ô nhiễm này ở mức 50 µg.m–3 và 25 µg.m–3 tương ứng. Một nghiên cứu về tỷ lệ tử vong sớm trên toàn thế giới do ô nhiễm không khí do cháy rừng ước tính có 339.000 ca tử vong mỗi năm (từ 260.000 đến 600.000) (Johnston et al., 2012). Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là châu Phi cận Sahara và Đông Nam Á (Johnston et al., 2012). Ngoài ra, mức độ PM 10 cực cao đã được quan sát thấy ở Moscow do cháy rừng do đợt nắng nóng gây ra vào năm 2010 (Smith et al., 2014) Thứ tư, sự thay đổi thời gian xuất hiện chất gây dị ứng trong không khí và thời gian phơi nhiễm (Ziska et al., 2019). Các bệnh dị ứng là phổ biến và một số bệnh nhạy cảm với khí hậu. Thời tiết ấm hơn thường tạo điều kiện cho việc sản xuất và giải phóng các chất gây dị ứng trong không khí (như bào tử nấm và phấn hoa thực vật) và do đó, có thể ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn và các bệnh hô hấp dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, cũng như tác dụng đối với bệnh viêm kết mạc và viêm da (Beggs, 2010). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng nồng độ phấn hoa cỏ dẫn đến các cuộc gọi cấp cứu thường xuyên hơn do các triệu chứng hen suyễn, với thời gian trễ từ 3 đến 5 ngày (Heguy et al., 2008). Bên cạnh đó, bằng chứng cho thấy tỷ lệ nhập viện vì hen suyễn cao hơn khi tiếp xúc với phấn hoa nhiều hơn (Sapkota et al., 2020) có mối liên quan với việc mùa phấn hoa ở Bắc Mỹ kéo dài do BĐKH (Ziska et al., 2019). Mức độ phấn hoa cũng có liên quan đến việc đến bệnh viện với các triệu chứng viêm mũi (Breton et al., 2006). 2.3. Bệnh ung thư 2.3.1. Giới thiệu chung về bệnh ung thư Biến đổi khí hậu có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ác tính, mặc dù mức độ rủi ro có thể tăng lên vẫn chưa rõ ràng. Ung thư, còn được gọi là khối u ác tính, bao gồm một tập hợp các bệnh không đồng nhất với nhiều con đường nguyên nhân khác nhau, nhiều nguyên nhân có ảnh hưởng từ môi trường. Các khối u ác tính gây ra gánh nặng bệnh tật đáng kể trên toàn cầu và là nguyên nhân gây ra hơn 10 triệu ca tử vong và 251 triệu DALYs toàn cầu vào năm 2019 (Vos et al., 2020). 9
- 2.3.2. Tác động của BĐKH đến bệnh ung thư Thứ nhất, có lo ngại rằng biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi số phận và sự vận chuyển các hydrocacbon đa thơm gây ung thư (Domínguez-Morueco et al., 2019), và tăng cường huy động các chất gây ung thư như bromua (Regli et al., 2015), các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ( POP) bao gồm polychlorin-biphenyl tích tụ ở những khu vực bị ô nhiễm bởi dòng chảy công nghiệp (Miner et al., 2018) và chất phóng xạ (Evangeliou et al., 2014). Việc tiếp xúc với các chất gây ung thư đã biết này có thể qua nhiều con đường và tăng lên do BĐKH ví dụ như do lũ lụt gia tăng liên quan đến các hiện tượng mưa cực đoan và huy động trầm tích nơi các chất gây ung thư đã tích tụ (León et al., 2017), (Santiago and Rivas, 2012). Hay do sự phơi nhiễm aflatoxin dự kiến sẽ tăng ở Châu Âu (Moretti et al., 2019), Ấn Độ (Shekhar et al., 2018), Châu Phi (Gnonlonfin et al., 2013), (Bandyopadhyay et al., 2016)và Bắc Mỹ (Wu et al., 2011). Song song đó, các chất độc gây ung thư khác có nguồn gốc từ sự nở hoa của vi khuẩn lam (Lee et al., 2017a),được dự đoán là sẽ tăng tần suất và phân bố theo biến đổi khí hậu (Wells et al., 2015), (Paerl et al., 2016), (Chapra et al., 2017). Thứ hai, có lo ngại rằng những thay đổi trong mức tiếp xúc với tia cực tím liên quan đến sự thay đổi lượng mưa có thể làm tăng tỷ lệ mắc khối u ác tính, đặc biệt đối với những người làm việc ngoài trời (Modenese et al., 2018). Thứ ba, các con đường có hại khác bao gồm sự di cư và tăng phơi nhiễm với sán lá gan, gây ung thư gan mật (Prueksapanich et al., 2018) và sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm như bệnh sán máng làm tăng nguy cơ ung thư do di cư liên quan đến khí hậu (Ahmed et al., 2014). Thứ tư, ở nhiều nước thu nhập thấp, khả năng tiếp cận điện còn hạn chế. Hơn một nửa dân số thế giới vẫn dựa vào nhiên liệu sinh khối và than để đáp ứng nhu cầu năng lượng của họ (WHO, 2006). Các sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn từ quá trình đốt sinh khối quy mô nhỏ chứa một số chất gây ô nhiễm có hại cho sức khỏe, bao gồm các hạt nhỏ, carbon monoxide, hydrocarbon đa vòng và một loạt các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại (Bruce et al., 2000). Mức độ phơi nhiễm của con người với các chất ô nhiễm này trong nhà là lớn so với mức độ phơi nhiễm ô nhiễm không khí ngoài trời. Ước tính tốt nhất hiện nay, dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học đã được 10
- công bố, là nhiên liệu sinh khối trong các hộ gia đình hàng năm gây ra khoảng 0,7 đến 2,1 triệu ca tử vong sớm ở các nước thu nhập thấp (do sự kết hợp của nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi). Khoảng 2/3 xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và phần lớn còn lại xảy ra ở phụ nữ (Smith et al., 2004). 2.4. Bệnh tiểu đường 2.4.1. Giới thiệu chung về bệnh tiểu đường Các hiện tượng thời tiết cực đoan và nhiệt độ tăng cao đã được phát hiện là làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở những người có biến chứng tim mạch (Méndez-Lázaro et al., 2018), (Zilbermint, 2020), (Hajat et al., 2017). Bằng chứng cho thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì có biến chứng là tuần hoàn máu kém dẫn đến mức độ lưu lượng máu qua da thấp hơn khi phản ứng với nhiệt, điều này làm giảm khả năng điều nhiệt của cơ thể. Bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể làm giảm khả năng đổ mồ hôi điều nhiệt, làm suy giảm khả năng truyền nhiệt từ cơ thể ra môi trường (Xu et al., 2019b). Tỷ lệ tư vấn bác sĩ cao hơn ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 và bệnh nhân tiểu đường có bệnh lý tim mạch đi kèm đã được quan sát thấy trong những ngày nắng nóng (Xu et al., 2019b). 2.4.2. Tác động của BĐKH đến bệnh tiểu đường Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến sức khỏe của người mắc bệnh mãn tính là do một loạt các yếu tố bao gồm sự gián đoạn giao thông, hệ thống y tế suy yếu bao gồm chuỗi cung ứng thuốc, mất điện và sơ tán người dân (Ryan et al., 2015a). Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 phải đến phòng cấp cứu sau khi Bão Sandy gia tăng (Velez-Valle et al., 2016). Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở những người có biến chứng tim mạch có sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn beta, có thể làm giảm khả năng phục hồi trước stress nhiệt (Stewart et al., 2017). Ngoài ra, do chế độ ăn nhiều calo, không lành mạnh đang gia tăng trên toàn cầu dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu gần như tăng gấp đôi trong 30 năm qua (Swinburn et al., 2019). 11
- TÀI LIỆU THAM KHẢO A., D.E. Satterthwaite, F. Aragón-Durand, J. Corfee-Morlot, R.B.R. Kiunsi, M. Pelling, D.C. Roberts, and W. Solecki. (2014). Urban areas. In: Climate Change 2014: Impacts, Adaptation, and Vulnerability. New York: Cambridge University Press. Ahmed et al. (2014). Time series trend of bilharzial bladder cancer in Egypt and its relation to climate change: a study from 1995–2005. Int. J. Pharm. Clin. Res, 46–53. Bandyopadhyay et al. (2016). Biological control of aflatoxins in Africa: current status and potential challenges in the face of climate change. World Mycotoxin J., 9(5), 771-789. doi:10.3920/wmj2016.2130 Bao et al. (2019). Effects of heat on first-ever strokes and the effect modification of atmospheric pressure: a time-series study in Shenzhen, China. Sci. Total Environ., 654, 1372–1378. doi:10.1016/j.scitotenv.2018.11.101 Beggs. (2010). Adaptation to impacts of climate change on aeroallergens and allergic respiratory diseases. International Journal of Environmental Research and Public Health, 3006-3021. Bell et al. (2005). A meta-analysis of time-series studies of ozone and mortality with comparison to the national morbidity, mortality,and air pollution study. Epidemiology, 436-445. Bollyky et al. (2017). Lower-income countries that face the most rapid shift in noncommunicable disease burden are also the least prepared. Health Aff, 36(11), 1866–1875. Breton et al. (2006). Relationship between climate, pollen concentrations of Ambrosia and medical consultations for allergic rhinitis in Montreal, 1994-2002. Science of the Total Environment, 39-50. Bruce et al. (2000). Indoor air pollution in developing countries: a major environmental and public health challenge. B. World Health Organ., 1097-1092. Bunker et al. (2016). Effects of air temperature on climate-sensitive mortality and morbidity outcomes in the elderly; a systematic review and meta-analysis of epidemiological evidence. EBioMedicine, 258-268. doi:10.1016/j.ebiom.2016.02.034 Chang et al. (2010). Impact of climate change on ambient ozone level and mortality in southeastern United States. International Journal of Environmental Research and Public Health, 2866-2880. Chapra et al. (2017). Climate change impacts on harmful algal blooms in US freshwaters: a screening-level assessment. Environ. Sci. Technol., 8933–8943. Chen et al. (2019). Temporal variations in the triggering of myocardial infarction by air temperature in Augsburg, Germany. Eur. Heart. J., 0, 1987–2014. doi:10.1093/eurheartj/ehz116 12
- Chen et al. (2021a). Projection of future temperature extremes, related mortality, and adaptation due to climate and population changes in Taiwan. Sci. Total Environ., 760. doi:10.1016/j.scitotenv.2020.143373 Churg and Brauer. (1997). Human lung parenchyma retains PM2.5. Am. J. Respir. Crit. Care Med, 2109-2111. Cissé, G., R. McLeman, H. Adams, P. Aldunce, K. Bowen, D. Campbell-Lendrum, S. Clayton, K.L. Ebi, J. Hess, C. Huang, Q. Liu, G. McGregor, J. Semenza, and M.C. Tirado. (2022). Health, Wellbeing, and the Changing Structure of Communities. In: Climate Change 2022: Impacts, Adaptation and Vulnerability. New York: Cambridge University. Deng et al. (2020). Climate change, air pollution, and allergic respiratory diseases: a call to action for health professionals. Chin. Med. J., 133(13), 1552–1560. doi:10.1097/cm9.0000000000000861 Dennekamp et al. (2015). Forest fire smoke exposures and out-of-hospital cardiac arrests in Melbourne, Australia: a case-crossover study. Environ. Health Perspect., 123(10), 959–964. doi:10.1289/ehp.1408436 Domínguez-Morueco et al. (2019). Combining monitoring and modelling approaches for BaP characterization over a petrochemical area. Sci. Total Environ., 658, 424–438. doi:10.1016/j.scitotenv.2018.12.202 Duy, T. N. (2022, 10 26). Cường thần kinh giao cảm và tăng huyết áp. Retrieved from Chuyên đề tim mạch học: https://timmachhoc.vn/cuong-than-kinh-giao-cam-va-tang- huyet-ap/ Ebi et al. (2008). Climate change, tropospheric ozone and particulate matter, health impacts. Environmental Health Perspectives, 1449-1455. Empana, J. P. et al. (2009). Increase in out-of-hospital cardiac arrest attended by the medical mobile intensive care units, but not myocardial infarction, during the 2003 heat wave in Paris, France. Crit. Care Med, 37, 3079–3084. Evangeliou et al. (2014). Wildfires in Chernobyl-contaminated forests and risks to the population and the environment: a new nuclear disaster about to happen? Environ. Int., 73, 346–358. doi:10.1016/j.envint.2014.08.012 Ferkol and Schraufnagel. (2014). The global burden of respiratory disease. Ann. Am. Thorac. Soc., 11(3), 404–406. doi:10.1513/AnnalsATS.201311-405 PS Finlay et al. . (2012). Health impacts of wildfires. PLoS Currents. Frumkin and Haines. (2019). Global environmental change and noncommunicable disease risks. Annu. Rev. Public Health, 41(1), 261–282. doi:10.1146/annurev-publhealth- 040218-043706 Giorgini, P., et al. (2017). Climate changes and human health: a review of the effect of environmental stressors on cardiovascular diseases across epidemiology and biological mechanisms. Curr. Pharm. Des., 23(22), 3247–3261. doi:10.2174/1381612823666170317143248 13
- Gnonlonfin et al. (2013). A review on aflatoxin contamination and its implications in the developing world: a sub-Saharan African perspective. Crit. Rev. Food Sci. Nutr, 53(4), 349-365. doi:10.1080/10408398.2010.535718 Griffin. (2007). Atmospheric movement of microorganisms in clouds of desrt dust and implicatons for human health. Clin. Microbiol. Rev, 459-477. Gryparis et al. (2004). Acute effects of ozone on mortality from the “Air Pollution and Health: A European Approach” project. Am. J. Respir. Crit. Care Med, 1080-1087. Hajat et al. (2017). Health effects of milder winters: a review of evidence from the United Kingdom. Environ. Health, 16, 109. doi:10.1186/s12940-017-0323-4 Handmer et al. (2012). Changes in impacts of climate extremes: human systems and ecosystems. In: Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance Climate Change Adaptation. A Special Report of Working Groups I and II of the Intergovernmental Panel on Climate Change. New York: Cambridge University Press. Hansel et al. (2016). The effects of air pollution and temperature on COPD. COPD, 13(3), 372–379. doi:10.3109/15412555 Heguy et al. (2008). Associations between grass and weed pollen and emergency department visits for asthma among children in Montreal. Environmental Research, 203-211. Hesterberg et al. . (2009). Critical review of the human data on short-term nitrogen dioxide (NO2) exposures: evidence for NO2 no-effect levels. Critical Reviews in Toxicology, 743-781. Huang et al. (2014). Effects of water soluble PM2.5 extracts exposure on human lung epithelial cells (A549): A proteomic study. J. Appl. Toxicol., 34, 675-687. IPCC. (2023). Summary for Policymakers. In: Climate Change 2023: Synthesis Report. Geneva: IPCC. Ito et al. (2005). Associations between ozone and daily mortality: analysis and meta-analysis. Epidemiology, 446-457. Johnston et al. (2012). Estimated global mortality attributable to smoke from landscape fires. Environmental Health Perspectives, 695-701. Ko et al. (2007). Temporal relationship between air pollutants and hospital admissions for chronic obstructive pulmonary disease in Hong Kong. Thorax, 62, 780-785. Kuo TB et al. (2014). Effects of cold exposure on autonomic changes during the last rapid eye movement sleep transition and morning blood pressure surge in humans. Sleep Med, 15, 986-997. Kysely J et al. (2009). Excess cardiovascular mortality associated with cold spells in the Czech Republic. BMC Public Health, 9, 19. Lam HCY et al. (2018). Short-term association between ambient temperature and acute myocardial infarction hospitalizations for diabetes mellitus patients: a time series study. PLoS Med, 15, e1002612. 14
- Lambert E et al. (2007). Gender differences in sympathetic nervous activity: influence of body mass and blood pressure. J Hypertens, 25, 1411-1419. Lee et al. (2017a). Cyanobacterial toxins in freshwater and food: important sources of exposure to humans. Annu. Rev. Food Sci. Technol., 281-304. doi:10.1146/annurev- food-030216-030116 León et al. (2017). Impact of flash flood events on the distribution of organic pollutants in surface sediments from a Mediterranean coastal lagoon (Mar Menor, SE Spain). Environ. Sci. Pollut. Res. Int., 24(5), 4284–4300. doi:10.1007/s11356-015-4628-y Lim et al. (2015). Effects of cold and hot temperature on dehydration: a mechanism of cardiovascular burden. Int. J. Biometeorol., 59(8), 1035–1043. doi:10.1007/s00484- 014-0917-2 Liu et al. (2015a). Cardiovascular response to thermoregulatory challenges. Am. J. Physiol. Circ. Physiol., 309(11), H1793–H1812. doi:10.1152/ajpheart.00199.201 Liu et al. (2015b). A national assessment of the epidemiology of severe fever with thrombocytopenia syndrome, China. Sci. Rep., 5, 9679. doi:10.1038/srep09679 Luật, P. T. (2016, 9 4). HỆ THỐNG RENIN-ANGIOTENSIN-ALDOSTERONE: VAI TRÒ TRONG ĐIỀU HÒA THĂNG BẰNG ĐIỆN GIẢI, THỂ TÍCH MÁU VÀ HUYẾT ÁP. Retrieved from Medlatec: https://medlatec.vn/tin-tuc/-he-thong- reninangiotensinaldosterone-vai-tro-trong-dieu-hoa-thang-bang-dien-giai-the-tich- mau-va-huyet-ap-s28-n6908 Maki et al. (2010). Phylogenetic analysis of atmospheric halotolerant bacterial communities at high altitude in an Asian dust (KOSA) arrival region, Suzu City. Sci. Total Environ , 4556-4562. Marti-Soler, H. et al. (2014). Seasonal variation of overall and cardiovascular mortality: a study in 19 countries from different geographic locations. PLoS ONE 9, e113500. Méndez-Lázaro et al. (2018). Climate change, heat, and mortality in the tropical urban area of San Juan, Puerto Rico. Int. J. Biometeorol., 62(5), 699-707. doi:10.1007/s00484-016- 1291-z Miner et al. (2018). Quantitative screening level assessment of human risk from PCBs released in glacial meltwater: Silvretta Glacier, Swiss Alps. Ecotoxicol. Environ. Saf, 166, 251–258. doi:10.1016/j.ecoenv.2018.09.066 Modenese et al. (2018). Solar radiation exposure and Solar radiation exposure and. Int. J. Environ. Res. Public Health, 15(10). doi:10.3390/ijerph15102063 Modesti et al. (2006). Weather related changes in 24-hours blood pressure profile : effects of age and implications for hypertension management. Hypertension 47, 155-161. Moretti et al. (2019). Mycotoxin risks under a climate change scenario in Europe. Trends Food Sci. Technol., 84, 38-40. doi:10.1016/j.tifs.2018.03.008 Mudway and Kelly. (2000). Ozone and the lung: a sensitive issue. Mol. Aspects Med, 1-48. 15
- Navarro et al. (2019). Wildland firefighter smoke exposure and risk of lung cancer and cardiovascular disease mortality. Environ. Res., 173, 462–468. doi:10.1016/j.envres.2019.03.060 Neild et al. (1994). Cold induced increases in erythrocyte count, plasma cholesterol and plasma fibrinogen of elderly people without a comparable rise in protein C or factor X. Clin. Sci. (Lond). , 86, 43-48. Obradovich et al. (2017). Climate change may alter human physical activity patterns. Nat. Hum. Behav., 1, 97. doi:10.1038/s41562-017-0097 Paerl et al. (2016). Mitigating cyanobacterial harmful algal blooms in aquatic ecosystems impacted by climate change and anthropogenic nutrients. Harmful Algae, 54, 213-222. doi:10.1016/j.hal.2015.09.009 Park J et al. (2012). Abnormal sympathetic reactivity to the cold pressor test in overweight humans. Am J Hypertens, 25, 1236-1241. Paul et al. (2006). Physiology of local renin-angiotensin systems. Physiol Rev, 747-803. Petrofsky. (2011). The effect of type-2-diabetes-related vascular endothelial dysfunction on skin physiology and activities of daily living. J Diabetes Sci Technol, 5, 657-667. Pinkerton et al. (2000). Distribution of particulate matter and tissue remodeling in the human lung. Environ. Health Perspect., 1063-1069. Polvani et al. . (2011). Stratospheric ozone depletion: the main driver of twentieth-century atmospheric circulation changes in the Southern Hemisphere. Journal of Climate, 798- 812. Prueksapanich et al. (2018). Liver fluke-associated biliary tract cancer. Gut Liver, 12(3), 236– 245. doi:10.5009/gnl17102 Regli et al. (2015). Estimating potential increased bladder cancer risk due to increased bromide concentrations in sources of disinfected drinking waters. Environ. Sci. Technol., 49(22), 13094–13102. doi:10.1021/acs.est.5b03547 Rice et al. (2014). Climate change. A global threat to cardiopulmonary health. Am. J. Respir. Crit. Care Med., 189(5), 512–519. doi:10.1164/rccm.201310-1924PP Roth, et al. (2020). Global burden of cardiovascular diseases and risk factors. update from the GBD 2019 study. J. Am. Coll. Cardiol., 76(25), 2982–3021. doi:10.1016/j.jacc.2020.11.010 Ryan et al. (2015a). Identifying and describing the impact of cyclone, storm and flood related disasters on treatment management, care and exacerbations of non-communicable diseases and the implications for public health. PLoS Curr. doi:10.1371/currents.dis.62e9286d152de04799644dcca47d9288 Sandstrom and Forsberg. (2008). Desert dust: an unrecognized source of dangerous air pollution? Epidemiology, 808-809. Santiago and Rivas. (2012). Polychlorinated biphenyls in selected sites in Pasig River and Laguna Lake in the Philippines before and after a big flood event investigated under 16
- the UNU East Asia Regional POPs monitoring project. Bull. Environ. Contam. Toxicol, 89(2), Bull. Environ. Contam. Toxicol. doi:10.1007/s00128-012-0677-9 Sapkota et al. (2020). Association between changes in timing of spring onset and asthma hospitalization in Maryland. JAMA Network Open, 3(7). doi:10.1001/jamanetworkopen.2020.7551 Schweitzer et al. (2018). Lung health in era of climate change and dust storms. Environ. Res., 163, 36–42. doi:10.1016/j.envres.2018.02.001 Shekhar et al. (2018). Effects of climate change on occurrence of aflatoxin and its impacts on maize in India. Int. J. Curr. Microbiol. App. Sci, 109-116. Smith et al. (2004). Indoor air pollution from household use of solid fuels. Comparative Quantification of Health Risks: Global and Regional Burden of Disease Attributable to Selected Major Risk Factors, M. Ezzati, A.D. Lopez, A. Rodgers and C.J.L. Murray, Eds. Geneva: World Health Organisation. Smith et al. (2014). Human health: impacts, adaptation, and co-benefits . New York: Cambridge University. Stewart et al. (2017). Seasonal variations in cardiovascular disease. Nat. Rev. Cardiol., 14(11), 654–664. doi:10.1038/nrcardio.2017.76 Sun. (2010). Cardiovascular responses to cold exposure. Front Biosci, 2, 495-503. Sun et al. (2018). Effects of ambient temperature on myocardial infarction: a systematic review and meta-analysis. Environ. Pollut., 241, 1106–1114. doi:10.1016/j.envpol.2018.06.045 Swinburn et al. (2019). The global syndemic of obesity, undernutrition, and climate change: the Lancet commission report. Lancet, 393(10173), 791-846. doi:10.1016/s0140- 6736(18)32822-8 Talukder et al. (2017). Drinking water salinity and risk of hypertension: a systematic review and meta-analysis. Arch. Environ. Occup. Health, 72(3), 126–138. doi:10.1080/19338244.2016.1175413 Taylor et al. (2012). Ground water and climate change. Nat. Clim. Change, 3, 322. doi:10.1038/nclimate1744 Trí, N. T. (2010). Retrieved 4 16, 2024, from https://www.bomonnoiydhue.edu.vn/storage/files/chuyen_de_2ucttang_ii_va_tha.pdf Tsai et al. (2008). A study of ground-level ozone pollution, ozone precursors and subtropical meteorological conditions in central Taiwan. Journal of Environmental Monitoring, 109-118. Turner et al. (2013). Ambient temperature and cardiorespiratory morbidity: a systematic review and meta analysis. Epidemiology 23, 594. USGCRP. (2016, 4). The Impacts of Climate Change on Human Health in the United States: A Scientific Assessment. Washington, DC: U.S. Global Change Research Program. doi:http://dx.doi.org/10.7930/J0R49NQX 17
- Vedal and Dutton. (2006). Wildfire air pollution and daily mortality in a large urban area. Environmental Research, 29-35. Velez-Valle et al. (2016). Type II diabetes emergency room visits associated with Hurricane Sandy in New Jersey: implications for preparedness. J. Environ. Health, 30-37. Vos et al. (2020). Global burden of 369 diseases and injuries in 204 countries and territories, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. The Lancet, 396(10598), 1204-1222. Wang et al. (2016). Ambient temperature and stroke occurrence: a systematic review and meta-analysis. Int. J. Environ. Res. Public Health, 13(7). doi:10.3390/ijerph13070698 Wells et al. (2015). Harmful algal blooms and climate change: learning from the past and present to forecast the future. Harmful Algae, 49, 68-93. doi:10.1016/j.hal.2015.07.009 WHO. (2006). Preventing Disease through Healthy Environments: Towards an Estimate of the Environmental Burden of Disease. Geneva: World Health Organization. Wu et al. (2011). Climate change impacts on mycotoxin risks in US maize. World Mycotoxin J., 4(1), 79-93. doi:10.3920/wmj2010.1246 Xie H et al. (2013). Short-term effects of the 2008 cold spell on mortality in three subtropical cities in Guangdong Province, China. Environ Health Perspect, 121, 210-216. Xu et al. (2019b). Heatwaves and diabetes in Brisbane, Australia: a population-based retrospective cohort study. Int. J. Epidemiol., 1091–1100. Youssouf et al. (2014). Non-accidental health impacts of wildfire smoke. Int. J. Environ. Res. Public Health, 11(11), 11772–11804. doi:10.3390/ijerph111111772 Zhang X et al. (2014). Effects of moderate strength cold air exposure on blood pressure and biochemical indicators among cardiovascular and cerebrovascular patients . Int J Environ Res Public Health , 11, 2472-2487. Zhou MG et al. (2014). Health impact of the 2008 cold spell on mortality in subtropical China: the climate and health impact national assessment study (CHINAs). Environ Health, 13, 60. Zilbermint. (2020). Diabetes and climate change. J. Commun. Hosp. Intern. Med. Perspect., 10(5), 409-412. doi:10.1080/20009666.2020.1791027 Ziska et al. (2019). Temperature-related changes in airborne allergenic pollen abundance and seasonality across the northern hemisphere: a retrospective data analysis. Lancet Planet. Health, 124-131. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Sự biến đổi sinh học sau khi thu hoạch của rau và trái cây
26 p | 154 | 33
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến rừng ngập mặn tại tỉnh Sóc Trăng
21 p | 21 | 11
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái biển
18 p | 35 | 11
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu đe dọa đến ngành sản xuất cà phê trên thế giới
12 p | 22 | 11
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp tại đồng bằng sông cửu Long
30 p | 22 | 9
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở đồng bằng sông Cửu Long
33 p | 39 | 9
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đối khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long
41 p | 50 | 9
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe tinh thần
12 p | 23 | 8
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến sự xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
18 p | 17 | 8
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng cực đoan ở Tây Nguyên
30 p | 19 | 7
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với rừng nhiệt đới
23 p | 12 | 7
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏa con người
16 p | 20 | 7
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội người dân đồng bằng sông Cửu Long
16 p | 18 | 7
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
33 p | 9 | 7
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu và sức khỏe
21 p | 37 | 6
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh vật ngoại lai xâm lấn
30 p | 25 | 6
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu tới đồng bằng sông Hồng
18 p | 29 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn