intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏa con người

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu "Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏa con người" với nội dung chính là tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người; giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏa con người

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN HỌC: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú LỚP: L01 – HK 232 SVTH: Nguyễn Lê Quang Thế MSSV: 2010636 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024
  2. MỤC LỤC 2
  3. CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên Mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên là một chủ đề quan trọng và đầy thách thức trong thời đại hiện nay. Trên một hành tinh ngày càng bị tác động và suy thoái, chúng ta không thể phớt lờ đi mối quan hệ này nữa. Con người phụ thuộc vào môi trường tự nhiên để tồn tại và phát triển. Từ không khí trong lành để hít thở, nước sạch để uống, đến đất đai mà chúng ta trồng cây và nuôi sống động vật, tất cả đều là những tài nguyên thiết yếu mà chúng ta nhận từ môi trường. Đồng thời, con người cũng có sự tác động đáng kể đến môi trường. Quá trình sản xuất công nghiệp, sự khai thác tài nguyên quá mức, và việc tiêu thụ không bền vững đã gây ra ô nhiễm môi trường, suy thoái đất đai, và mất cân bằng hệ sinh thái. Mỗi thay đổi từ môi trường cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Vì sự phụ thuộc của con người vào môi trường tự nhiên nên việc biến đổi khí hậu trở nên ngày càng trầm trọng trong vài thập kĩ gần đây đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Đặc biệt là sức khỏe của con người. Vậy biến đổi khí hậu là gì và nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu là gì? 1.2 Biến đổi khí hậu và nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai. [1] Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu đến từ 2 nhóm nguyên nhân chính: 3
  4. - Nguyên nhân đến từ chính Trái Đất gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này. [1] - Nguyên nhân đến từ các hoạt động sản xuất của con người. Việc gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu đang trở nên trầm trọng hơn. [1] Các nguyên nhân này có mối liên hệ phức tạp và tác động lẫn nhau, gây ra sự biến đổi khí hậu toàn cầu mà chúng ta đang chứng kiến ngày nay. 4
  5. CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI 2.1 Thực trạng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Việt Nam đã và đang phải đối mặt với thực trạng biến đổi khí hậu đáng lo ngại và các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn. Những thực trạng đáng phải lưu tâm: - Đầu tiên về nhiệt độ trung bình hàng năm tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Dữ liệu nhiệt độ gần đây của Việt Nam cho thấy xu hướng nóng lên ngày càng tăng trong những thập kỷ gần đây, với giá trị trung bình ~0,2°C/thập kỷ trong 40 năm qua và mức tăng cao nhất trong thập kỷ qua. [2]. - Tiếp theo là về lượng mưa. Trong cùng thời gian, lượng mưa hàng năm tăng nhẹ trung bình 5,5%, nhưng có xu hướng trái ngược nhau tùy theo khu vực. Ngoài ra, mực nước biển đang dâng cao với xu hướng trung bình 3,6 mm/năm trong giai đoạn 1993– 2018. Một bộ dữ liệu khí hậu mới đã được xây dựng riêng cho báo cáo này nhằm đánh giá rõ hơn các xu hướng khí hậu gần đây trên cả nước [2]. - Tần suất về thiên tai như bão, lũ lụt và hạn hán xảy ra càng nhiều ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Hậu quả của thiên tai liên tục gây thiệt hại về người và kinh tế của quốc gia [3]. Trong năm 2023, nước ta đã xảy ra trên 1.100 trận thiên tai với 21/22 loại hình thiên tai. Trong đó, một số đợt thiên tai lớn, gây hậu quả nghiêm trọng tập trung vào các loại hình thiên tai như mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất như: Mưa lớn gây sạt lở đất tại nhiều điểm khu vực Tây Nguyên, trong đó sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc làm 3 chiến sỹ và 1 người dân bị vùi lấp; sạt lở tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng làm 2 người chết, 5 người bị thương, … [4] - 5
  6. 2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sức khỏe con người: Các yếu tố môi trường có một ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe và hetinh thần của con người. Nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí, nước và đất đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng cuộc sống và trạng thái sức khỏe của chúng ta. Nhiệt độ môi trường có thể ảnh hưởng đến cơ thể con người. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như trầm cảm nhiệt, kiệt sức, đau đầu, đột quỵ và sốc nhiệt. Hình dưới đây cho thấy tác động của nhiệt độ đối với cơ thể con người theo từng khoảng nhiệt. Khi cơ thể nóng lên, nó sẽ toát mồ hôi. Đây được coi là hệ thống làm mát tự nhiên của con người. Khi mồ hôi bốc hơi, nó mang theo nhiệt trên bề mặt cơ thể và giúp giảm nhiệt. Tuy nhiên, độ ẩm không khí cao sẽ làm giảm khả năng đổ mồ hôi của cơ thể. Chính vì thế, sự kết hợp của nắng nóng và độ ẩm cao là mối nguy hại rất lớn với con người [5]. Hình 1. Nhiệt độ ngoài trời và tác động tới con người [5] Độ ẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe. Độ ẩm cao có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm, gây ra các bệnh nhiễm trùng và dị ứng. Trong khi độ ẩm thấp có thể gây khô da, khô mắt và niêm mạc, và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. 6
  7. Hình 2. Bảng chỉ số nhiệt cho thấy mối tương quan giữa nhiệt độ - độ ẩm và mức cảnh báo nguy hiểm với con người [5] Chất lượng không khí cũng ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của con người. Khí thải từ phương tiện giao thông, nhà máy công nghiệp và các hoạt động khai thác tạo ra các chất gây ô nhiễm như hợp chất gây ô nhiễm không khí và hạt nhỏ. Sự hít thở không khí ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề hô hấp, viêm phổi, hen suyễn và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất lượng nước cũng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe. Nước ô nhiễm có thể chứa các chất gây bệnh và gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nước ô nhiễm có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh đường ruột và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Đất ô nhiễm cũng gây ra ảnh hưởng đáng kể. Thức ăn và nước uống có thể bị ô nhiễm bởi các chất độc hại có trong đất. Việc tiếp xúc trực tiếp hoặc qua chuỗi thức ăn với đất ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 2.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người Biến đổi khí hậu đang có những ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến sức khỏe con người trên toàn cầu. Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, và các sự kiện khí hậu cực đoan có thể tăng cường sự lây lan của một số bệnh lây truyền qua nước (dịch bệnh đường tiêu hoá như tả), qua thực phẩm và suy dinh dưỡng. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe: 2.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ trung bình tăng cao: 7
  8. Nhiệt độ trung bình tăng lên có thể làm tăng số ca sốc nhiệt, đột quị và tỷ lệ tử vong. Nhiệt độ tăng lên còn có thể làm tăng ô nhiễm không khí và nguồn nước từ đó có hại cho sức khỏe (bệnh tim mạch, hô hấp). Khi phơi nhiễm với sóng nhiệt, con người đối mặt với các nguy cơ sức khỏe như chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức do nhiệt, sốc nhiệt (heat stroke) và tử vong. Việc kiệt sức do nhiệt là dạng nguy cơ sức khỏe hay gặp nhất do phải phơi nhiễm với nhiệt độ ngoài trời cao trong khoảng thời gian dài. Nếu như không để ý và không được điều trị kịp thời, tình trạng kiệt sức do nhiệt có thể chuyển thành dạng sốc nhiệt là dạng nghiêm trọng hơn và thường có các triệu chứng như mê sảng, co giật, hôn mê và tử vong. Sốc nhiệt có tỉ lệ tử vong khá cao. Các ca sốc nhiệt không gây tử vong cũng có thể để lại hậu quả ốm yếu kéo dài [6]. Theo một báo cáo của Lancet Countdown, một liên minh gồm 35 tổ chức, trong đó có WHO và Ngân hàng thế giới (WB), năm 2022 chứng kiến con người tiếp xúc với nhiệt độ trung bình "đe dọa tính mạng" trong 86 ngày liên tiếp. Cùng với đó, số người trên 65 tuổi thiệt mạng vì nắng nóng đã tăng 85% từ giai đoạn 1991-2000 đến 2013-2022. Lancet Countdown dự báo, nếu nhiệt độ trái đất đi theo kịch bản ấm lên 2 độ C, số người chết vì nắng nóng mỗi năm sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2050. Cùng với đó, hạn hán nhiều hơn cũng sẽ thúc đẩy nạn đói gia tăng, khiến 520 triệu người nữa sẽ gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực vừa hoặc nghiêm trọng vào năm 2050. Dĩ nhiên, các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như bão, lũ lụt và hỏa hoạn - hệ quả của nền nhiệt tăng - sẽ tiếp tục đe dọa người dân trên toàn thế giới [7]. 2.3.2 Ảnh hưởng do nguồn nước Ô nhiễm nguồn nước do biến đổi khí hậu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và đời sống hàng ngày của chúng ta. Đây là một vấn đề toàn cầu, khi các biến đổi khí hậu gây ra sự thay đổi về môi trường tự nhiên, gây ra hiện tượng như nạn hạn hán, tăng mực nước biển, thay đổi động thái thủy văn và chu kỳ mưa. Thông thường, nước sẽ chiếm chiếm 75 – 80% trong cơ thể. Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham gia cấu tạo các tế bào và cơ quan tổ chức, cũng như duy trì các hoạt động bình thường trong cơ thể. Khi cơ thể chúng ta mất 10% nước thì đã lâm vào 8
  9. tình trạng bệnh lý, mất từ 20 - 25% nước là đã có thể chết. Trong cơ thể, nước còn là dung môi cho các hệ thống sinh học. Nhu cầu về nước của mỗi cá nhân là không giống nhau. Nhìn chung, một người trưởng thành cần bổ sung vào cơ thể trung bình 2 lít nước mỗi ngày. Do đó, việc thiếu hụt nguồn nước sạch để sử dụng đe dọa trực tiếp đến sự sống còn của con người. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người chủ yếu thông qua hai con đường: Một là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong nước ô nhiễm; Hai là tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động. Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm có thể dẫn đến mắc một số bệnh: Điển hình là các bệnh về đường tiêu hoá do nhiễm khuẩn như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn,… [8] Theo WHO, khoảng 80% bệnh tật có liên quan tới chất lượng nước và tình trạng vệ sinh môi trường. Ở Việt Nam, bệnh tiêu chảy là một trong 10 bệnh có số ca mắc và tử vong cao nhất với khoảng từ 725.000 đến 930.000 ca mắc mỗi năm [8]. Bên cạnh đó việc thiếu hụt nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất lương thực gây ra tình trạng mất an ninh lương thực. Ăn và uống là những nhu cầu cơ bản nhất của con người nên yếu tố nguồn nước đang tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. 2.3.3 Ảnh hưởng do ô nhiễm không khí Không khí ô nhiễm tồn tại xung quanh chúng ta và rất khó để tránh khỏi, kể cả đối với những người đang sống ở những khu vực phát triển giàu có. Nồng độ khói bụi nhìn thấy được trong không khí không thể phản ánh được mức độ trong lành của môi trường sống. Trên khắp thế giới, môi trường ở cả thành phố hay vùng quê đều có các chất ô nhiễm độc hại trong không khí vượt quá giá trị chất lượng không khí trung bình WHO khuyến nghị. Hiện nay, hơn 90% người dân hít thở không khí ở mức độ ô nhiễm không tốt cho sức khỏe, phần lớn là do đốt nhiên liệu hóa thạch gây ra biến đổi khí hậu. Cạnh đó, giao thông vận tải tạo ra khoảng 20% lượng khí thải carbon toàn cầu. Hệ thống sản xuất công 9
  10. nghiệp tạo ra một phần ba lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính có thể gây nguy cơ dẫn đến 11 triệu ca tử vong sớm mỗi năm [9]. Ở khu vực châu Âu, gần như mọi công dân đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Hàng năm, hơn 90% người dân phải tiếp xúc với nồng độ những hạt bụi mịn ngoài trời cao hơn các chỉ tiêu về chất lượng không khí WHO đưa ra. Tổ chức này cho biết các máy đo ô nhiễm trực tuyến sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về không khí ô nhiễm ở nơi mà họ đang sinh sống hơn là nhìn bằng mắt thường. Mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người là rất nghiêm trọng, tương đương với tác hại của việc hút thuốc lá, và cao hơn nhiều so với tác động từ thói quen ăn quá nhiều muối. Cụ thể, 1/3 số ca tử vong do đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh tim mạch là do ô nhiễm không khí. Các chất ô nhiễm cực nhỏ trong không khí có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn, sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người. 2.3.4 Ảnh hưởng do thiên tai Thiên tai do biến đổi khí hậu, như cơn bão, lụt, hạn hán và nhiệt đới hoá, có ảnh hưởng lớn đến con người. Dưới đây là một số tác động chính của thiên tai do biến đổi khí hậu đối với con người: - Mất mạng và thương tật: Thiên tai do biến đổi khí hậu có thể gây ra mất mạng và thương tật nghiêm trọng. Cơn bão mạnh, ví dụ, có thể gây gió lốc, mưa lớn, và lũ lụt, dẫn đến thảm họa nhân đạo và thiệt hại về tài sản. Người dân có thể bị thương, mất nhà cửa, hay bị chia cắt khỏi nguồn cung cấp nước và thực phẩm. - Mất nhà cửa và di tản: Thiên tai do biến đổi khí hậu có thể làm mất nhà cửa và tài sản của người dân. Lũ lụt và tăng mực nước biển có thể làm ngập lụt các khu dân cư ven biển, trong khi hạn hán có thể làm khô cạn các nguồn nước và đồng cỏ. Điều này buộc các cư dân địa phương phải di tản và tìm kiếm nơi ở mới, tạo ra vấn đề về nhà ở và môi trường sống. - Sức khỏe và bệnh tật: Thiên tai do biến đổi khí hậu có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Trong các vùng bị lũ lụt, nước ô nhiễm và thiếu vệ sinh có thể dẫn đến lây lan 10
  11. bệnh nhiễm trùng và bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tăng nhiệt đới và độ ẩm cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như muỗi và vi khuẩn, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh như sốt rét và bệnh dengue. - An ninh lương thực: Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực. Hạn hán kéo dài có thể làm giảm sản lượng nông nghiệp và làm tăng giá cả thực phẩm, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thực phẩm và dinh dưỡng của người dân. Điều này có thể gây ra sự không ổn định xã hội, đe dọa an ninh và gây ra các cuộc xung đột. - Tác động tâm lý và xã hội: Thiên tai do biến đổi khí hậu có thể gây ra tác động tâm lý và xã hội lớn. Mất mát tài sản, nhà cửa và môi trường sống làm gia tăng căng thẳng tinh thần và cảm giác không an toàn. Người dân phải đối mặt với tình trạng mất điện, mất nước và thiếu tài nguyên cơ bản, góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng và xung đột trong xã hội. 11
  12. CHƯƠNG 3: GIẢM ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI 3.1 Các phương pháp giảm biến đổi khí hậu Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người đang ngày càng trở nên khác nghiệt phần lớn đều là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Do đó để bảo vệ chúng ta của hiện tại và thế hệ tương lai thì việc làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu là việc cần ưu tiên và là phương pháp giảm quyết nguồn gốc vấn đề Có nhiều phương pháp và biện pháp có thể được áp dụng để giảm biến đổi khí hậu và giữ cho hành động của chúng ta trong giới hạn mà Trái đất có thể chịu đựng. Dưới đây là một số phương pháp quan trọng: - Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo: Một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ra khí thải carbon dioxide. Chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và năng lượng hạt nhân sạch có thể giảm lượng khí thải nhà kính và phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch. - Tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu suất năng lượng: Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng có thể giảm lượng năng lượng cần thiết và giảm khí thải. Cách tiếp cận bao gồm cải thiện cách cách nhiệt và cách âm trong các tòa nhà, sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng trong xe hơi và thiết bị gia đình, và thúc đẩy việc tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp và hệ thống vận chuyển. - Ưu tiên giao thông công cộng và đi lại bền vững: Thúc đẩy sử dụng giao thông công cộng, xe điện và xe chia sẻ có thể giảm lượng khí thải từ phương tiện giao thông cá nhân. Đồng thời, việc xây dựng hạ tầng cho xe điện và xe chạy bằng năng lượng tái tạo cần được tăng cường. - Tăng cường nỗ lực quốc tế và hợp tác: Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu và yêu cầu sự hợp tác giữa các quốc gia. Tăng cường nỗ lực quốc tế như đàm phán và thực hiện Hiệp định Paris, hỗ trợ công nghệ và tài chính cho các quốc gia đang phát triển, và xây dựng các đối tác quốc tế có thể đóng vai trò quan trọng trong giảm biến đổi khí hậu. 12
  13. Lưu ý rằng việc giảm biến đổi khí hậu là một công việc phức tạp và đòi hỏi sự đồng lòng và hành động từ cộng đồng toàn cầu. Các phương pháp và biện pháp trên chỉ là một phần trong một chiến lược toàn diện hơn để giảm tác động của chúng ta lên biến đổi khí hậu. 3.2 Các phương pháp giảm tác động của ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người Để bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân trước thời tiết cực đoan hiện nay, có một số biện pháp quan trọng mà bạn có thể thực hiện: - Theo dõi dự báo thời tiết: Theo dõi thông tin thời tiết để biết trước về các điều kiện thời tiết cực đoan như nắng nóng, lạnh giá, mưa lớn hoặc bão. Bạn có thể sử dụng ứng dụng di động, trang web hoặc nguồn tin thời tiết đáng tin cậy để nhận thông tin cập nhật. - Điều chỉnh hoạt động ngoài trời: Trong trường hợp thời tiết cực đoan như nắng nóng mạnh, bạn nên hạn chế hoặc tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian nguy hiểm. Đảm bảo mặc đồ bảo vệ (mũ, áo dài tay, kính mát) và sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại. - Duy trì đủ nước và giữ cơ thể mát mẻ: Khi thời tiết nắng nóng, quan trọng để uống đủ nước để tránh mất nước và biến chứng liên quan đến nhiệt độ. Hãy tránh thức uống chứa cồn và nhiều cafein, vì chúng có thể làm mất nước cơ thể. Ngoài ra, sử dụng quạt hay máy lạnh để giữ cơ thể mát mẻ và thoải mái. - Bảo vệ đường hô hấp: Đối với thời tiết cực đoan như ô nhiễm không khí cao hoặc bụi mịn, hãy đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp khỏi các hạt nhỏ và chất ô nhiễm. Hạn chế hoạt động ngoài trời trong các khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và sử dụng máy lọc không khí trong nhà nếu cần thiết. - Duy trì ăn uống và hoạt động cân đối: Đảm bảo có chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Thực hiện thường xuyên hoạt động thể dục nhẹ nhàng hoặc tập thể dục trong môi trường an toàn để duy trì sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. 13
  14. - Tìm kiếm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy: Đảm bảo rằng bạn đang cập nhật thông tin từ các nguồn tin tức và tổ chức y tế đáng tin cậy về các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong thời tiết cực đoan. Hãy tuân thủ các hướng dẫn và lời khuyên từ các chuyên gia và cơ quan chính phủ. - Đề phòng các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn: Thời tiết cực đoan có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của mọi người, đặc biệt là những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được hướng dẫn và chăm sóc phù hợp. Những biện pháp trên có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe cá nhân trong thời tiết cực đoan. Tuy nhiên, luôn lưu ý rằng mỗi người có yếu tố cá nhân khác nhau, vì vậy hãy tìm hiểu và tuân thủ các hướng dẫn và lời khuyên cụ thể dành cho khu vực và tình huống của bạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] VH, "Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu," 2021. [Online]. 14
  15. Available: https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/bien-doi-khi-hau-va- tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-594203.html. [Accessed 15 4 2024]. [2] Nghĩa Lê, "Việt Nam đối mặt với biến đổi khí hậu: Băng tan và sự nóng lên toàn cầu," 2023. [Online]. Available: https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/viet-nam-doi-mat-voi-bien -doi-khi-hau-bang-tan-va-su-nong-len-toan-cau-646724.html. [Accessed 15 4 2024]. [3] Nguyễn Hương, "Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân, thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam," 2023. [Online]. Available: https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/bien-doi-khi-hau-la-gi-883-95524- article.html. [Accessed 15 4 2024]. [4] Tuấn Anh, "Thiên tai gây thiệt hại lớn trên 8.200 tỷ đồng trong năm 2023," 2023. [Online]. Available: https://www.tuyengiao.vn/thien-tai-gay-thiet-hai-lon-tren-8-200-ty-dong-trong- nam-2023-152401. [Accessed 15 4 2024]. [5] Phương Ly, "Mối nguy hiểm khi nhiệt độ tăng cao," 2016. [Online]. Available: https://znews.vn/moi-nguy-hiem-khi-nhiet-do-tang-cao-post654419.html. [Accessed 15 4 2024]. [6] Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, "Biến đổi khí hậu ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?," 2023. [Online]. Available: https://hcdc.vn/bien-doi-khi-hau-anh-huong-suc-khoe-nhu-the-nao-4EsLOy.html. [Accessed 15 4 2024]. [7] Nguyễn Thúc Hoàng Linh, "Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?," 2023. [Online]. Available: https://hanoimoi.vn/bien-doi-khi-hau-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-649206.html. [Accessed 15 4 2024]. [8] Cổng TTĐT tỉnh Quảng Trị, "Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người," 2020. [Online]. Available: https://www.quangtri.gov.vn/chi-tiet-tin/-/view- article/1/1606790241513/1606790529795. [Accessed 15 4 2024]. [9] Ngọc Mai, "Tác động khôn lường tới sức khỏe con người," 2023. [Online]. Available: https://baophapluat.vn/tac-dong-khon-luong-toi-suc-khoe-con-nguoi- post489106.html#:~:text=Theo%20c%C3%A1c%20nh%C3%A0%20nghi%C3%AAn%20c%E1%B B%A9u,r%C3%A9t%2C%20%C4%91%E1%BB%99t%20qu%E1%BB%B5.... [Accessed 15 4 2024]. 15
  16. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2