intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Quản lý môi trường: Công trình kiến trúc xanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

49
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận "Quản lý môi trường: Công trình kiến trúc xanh" có nội dung chia làm 4 chương. Chương 1: Tổng quan; Chương 2: Tình hình áp dụng; Chương 3: Lợi ích của công trình kiến trúc xanh; Chương 4: Một số đề xuất trong quy hoạch và phát triển công trình kiến trúc xanh tại đô thị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Quản lý môi trường: Công trình kiến trúc xanh

  1. lOMoARcPSD|16991370 KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG  TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC XANH Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16991370 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN...............................................................................2 1.1 Công trình xanh........................................................................................2 1.1.1 Khái niệm..........................................................................................2 1.1.2 Nguyên tắc phát triển công trình xanh...............................................2 1.1.3 Quan niệm đúng về công trình xanh..................................................2 1.2 Tiêu chí đánh giá công trình xanh.............................................................3 1.2.1 Thế giới:.............................................................................................3 1.2.2 Việt Nam............................................................................................4 1.2.3 Một số công cụ đánh giá tiêu chuẩn xanh..........................................4 1.3. Xu hướng phát triển tất yếu.....................................................................5 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG................................................................6 2.1 Kiến trúc xanh trong dân gian..................................................................6 2.2 Việt Nam..................................................................................................7 2.2.1 Một số công trình đạt các chứng chỉ về Công trình xanh...................7 2.2.2 Một số công trình Việt Nam nhận giải Kiến trúc xanh.......................9 2.1.3 Kiến trúc xanh và những vấn tồn tại của Việt Nam......................13 2.2 Thế giới..................................................................................................14 CHƯƠNG 3 LỢI ÍCH CỦA CÔNG TRÌNH XANH.......................................26 3.1 Tiết kiệm năng lượng..............................................................................27 3.2 Lợi ích về môi trường.............................................................................29 3.3 Lợi ích về mặt sức khỏe và xã hội..........................................................29 3.4 Lợi ích về kinh tế....................................................................................30 3.5 Củng cố thương hiệu..............................................................................30 3.6 Lợi ích cho chính phủ.............................................................................32 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN CTX TẠI ĐÔ THỊ............................................................................................33 4.1 Các đề xuất chủ yếu trong phát triển CTX.............................................33 4.1.1 Tiến hành tuyên truyền, giáo dục.....................................................33 4.1.2. Ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đển phát triển CTX. .33 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16991370 4.1.3 Hình thành hệ thống tổ chức đánh giá, xét chọn, công nhận và cấp chứng chỉ “Công trình xanh”....................................................................33 4.1.4. Xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển CTX..................................................................................................34 4.1.5. Tiến hành tổng điều tra và đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng, cấp nước và các tài nguyên khác trong công trình xây dựng ở nước ta.....35 4.1.6. Thiết kế và xây dựng thí điểm mô hình mẫu công trình xanh.........35 4.1.7. Huy động các tổ chức CT-XH, các hội KHKT tham gia phát triển CTX..........................................................................................................35 4.1.8 Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong phát triển công trình xanh .................................................................................................................. 36 4.1.9 Giáo dục ý thức trách nhiệm cộng đồng, nâng cao dân trí xã hội trong đầu tư xây dựng, vận hành đô thị xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững..........................................................................................................36 4.2 Về quy hoạch xây dựng..........................................................................36 4.2.1. Quy hoạch hệ thống không gian xanh liên hoàn.............................36 4.2.2. Quy hoạch hệ thống giao thông xanh..............................................37 4.2.3. Quy hoạch hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, rác thải thông minh .................................................................................................................. 39 4.2.4. Quy hoạch không gian, công trình kiến trúc phù hợp điều kiện tự nhiên.........................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................41 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh MỞ ĐẦU Từ cuối thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21, thế giới đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn về mất cân sinh thái và ô nhiễm môi trường, thể hiện rõ rệt nhất là qua “Biến đổi khí hậu”- hiện tượng đang ngày càng trở nên trầm trọng, đe dọa hủy diệt cuộc sống trên Trái đất. Trong khi đó quá trình đô thị hóa đang phát triển nhanh trên thế giới, cùng với nó là xây dựng nhà cửa, đường giao thông, xí nghiệp… ngày một nhiều hơn. Thống kê của Liên hợp quốc năm 2000 có 2,8 tỷ người (~47%) sống ở các đô thị, và năm 2014 sẽ có 54% dân số thế giới sống ở các đô thị (theo Báo cáo về triển vọng đô thị hóa thế giới 2014 của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 10/7). Châu Á sẽ có thể là nơi mất nhiều đất nhất trên toàn cầu, khoảng 55%. Tại Việt Nam trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đạt 33% (theo số liệu điều tra tỷ lệ đô thị hóa năm 2013). Theo cách tính của ĐH Kiến trúc quốc gia Thành công, Đài Loan, một nhà ở chiều cao trung bình, diện tích 116 m2 sẽ phát thải một năm khoảng 34.000 kg CO2 , tương đương lượng CO2 hấp thụ để quang hợp của một cây cổ thụ trong 40 năm. Nói khác đi, để hấp thụ hết lượng CO2 này, mỗi ngôi nhà cần có 40 cây cổ thụ. Vậy một đô thị 500.000 dân cần trồng 5 triệu cây (~40 cây cho 1 hộ dân, 4 người), do đó mỗi đô thị cần tới 5000 ha cây xanh, điều khó có thể đáp ứng. Thông tin từ hội thảo quốc tế về quản lý, thiết kế, thi công công trình nhà cao tầng và định hướng phát triển công trình xanh trên địa bàn TP.HCM, do Sở Xây dựng TP.HCM phối hợp với Công ty Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức ngày 21-10 tại TP.HCM cho biết: kết quả nghiên cứu cho thấy ở các công trình xây dựng tiêu tốn 30 - 40% năng lượng quốc gia, 20 - 30% nguồn nước sạch, phát thải 30% khí gây hiệu ứng nhà kính, thải 1/2 lượng khí CO2 và tiêu tốn nhiều vật liệu khác từ thiên nhiên. Chính vì các vấn đề nêu trên, năm 1990 – 1995, Phong trào Công trình xanh (CTX) ra đời và được coi là hoạt động quan trọng, tích cực và hiệu quả nhất trong các hoạt động có ý thức của toàn cầu ứng phó với Biến đổi khí hậu. Lý do của sự đánh giá này là các công trình xây dựng (kể từ khi xây dựng, vận hành đến lúc phá hủy) đã thải ra khoảng 50% khí nhà kính CO2 – nguyên nhân chủ yếu gây ra Biến đổi khí hậu. Mỗi công trình xanh sẽ tiết kiệm cho người sử dụng từ 20-40% chi phí vận hành hàng tháng nhờ thiết kế thông minh, từ đó có thể thu hồi vốn nhanh từ các chi phí bỏ ra. Trang 1 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Công trình xanh 1.1.1 Khái niệm Cụm từ "công trình xanh" hay "green building" đã trở nên phổ biến không chỉ trong giới hành nghề chuyên môn, mà còn cả trong giới đầu tư và các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế. Tại Viê ̣t Nam, khái niệm này mới xuất hiện vài năm trở lại đây. Khái niệm Công trình Xanh do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ – gọi tắt là USGBC đưa ra, nhằm nói đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. 1.1.2Quan niệm đúng về công trình xanh Không nên nhầm lẫn giữa kiến trúc xanh với hình ảnh của các khu nghỉ sang trọng rợp bóng cây hay các toà nhà hi-tech cực hiện đại. Một cách ngắn gọn và cụ thể, có thể dựa trên các câu hỏi do Cơ quan uy tín về kiến trúc Hoa Kỳ - American Institute of Architects - hàng năm khi bình chọn trao giải công trình xanh như: + Có sử dụng năng lượng hiệu quả không? + Có tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm nước không? + Công trình có hoà nhập với cộng đồng chung quanh không? + Cái mà ta xây có tác động thế nào đến môi trường tự nhiên và xã hội chung quanh ta? Cũng không nên quan niệm “xanh” là hoàn toàn không dùng máy lạnh, mà nên hiểu là trong phương án thiết kế có sử dụng các giải pháp cách nhiệt tốt, che chắn nắng tốt…, để máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao. Xanh cũng không phải là không dùng kính (vì kính giúp đưa ánh sáng vào nhà giảm chi phí chiếu sáng) nhưng phải dùng kính hai lớp, phản quang, cách nhiệt, cách âm, chống bụi tốt. ở những nơi có thể, người ta tận dụng tối đa thông thoáng tự nhiên, cải tạo vi khí hậu quanh nhà bằng cây xanh, hồ nước, thảm cỏ… Từ đó tiến dần đến ngôi nhà hoàn toàn dùng thông thoáng tự nhiên Cần phải tránh thái độ cực đoan về công trình xanh (xanh là mái nhà tranh trong vườn cây xanh mướt) vì đời sống hiện đại không phải lúc nào cũng như thế được. Luôn cần có sự hiểu biết sâu sắc về môi trường tự nhiên và xã hội trước khi đề ra giải pháp thiết kế cho “kiến trúc xanh”. 1.1.3 Nguyên tắc phát triển công trình xanh Công trình xanh là công trình vì môi trường. Nguyên tắc xuyên suốt của nó là những gì công trình lấy của thiên nhiên thì phải cố gắng trả lại nhiều nhất có thể cho thiên nhiên. Những nội dung chủ yếu của công trình xanh: Trang 2 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh - Kiến trúc thích ứng với khí hậu - Lựa chọn quy mô công trình hợp lý - Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên: năng lượng gió, năng lượng mặt trời. - Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả, ít tốn kém. - Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động - Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường - Sự dụng các vật liệu có năng lượng tự thân thấp ,vật liệu tái chế hoặc có thể tái chế lại được. - Tái sử dụng các công trình trong đô thị nếu có thể. 1.2 Tiêu chí đánh giá công trình xanh 1.2.1 Thế giới: Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh của một số nước trên thế giới có thể rút ra 5 nhóm tiêu chí cơ bản sau: - Địa điểm xây dựng bền vững: khai thác và tận dụng tối đa điều kiện cụ thể thuận lợi của địa điểm phục vụ xây dựng công trình, không hủy hoại, làm biến đổi đặc điểm môi trường hiện hữu. Bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh thái, đảm bảo tỷ lệ cây xanh cao trong khu vực xây dựng. Đảm bảo tối ưu việc sử dụng đất đai xây dựng có hiệu quả. Đảm bảo giao thông cơ giới, xe đạp, đi bộ. - Không gian xanh: Đô thị xanh là có nhiều không gian xanh, có chất lượng môi trường xanh, sạch (môi trường không khí, nước, đất). Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và những nguyên nhân làm suy thoái môi trường. Chất lượng môi trường trong và ngoài nhà, tăng cường thông gió tự nhiên, kiểm soát ô nhiễm hóa học, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên, tiện nghi vi khí hậu, âm thanh… - Hiệu quả sử dụng nước: Tiết kiệm nước trong sinh hoạt, sản xuất, trồng trọt. Tăng cường việc kiểm soát, lưu giữ và sử dụng nước mưa, giảm dùng nước sạch tưới cây, áp dụng công nghệ xử lý nước thải để tái sử dụng… - Hiệu quả năng lượng: Tăng cường tối đa sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện cho chiếu sáng, điều hòa không khí, thông thoáng, vận hành công trình. Sử dụng năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt với mục tiêu giảm được từ 30% đến 50% năng lượng có nguồn gốc hóa thạch. Sử dụng thiết bị kiểm soát năng lượng. - Vật liệu xây dựng: Tăng cường sử dụng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, vật liệu có sẵn tại địa phương. Vật liệu xây dựng phải phù hợp với đặc điểm khí hậu của mỗi khu vực địa lý khác nhau. Tránh lạm dụng quá nhiều kính trong việc thiết kế mặt ngoài công trình để giảm thiểu tác hại tăng nhiệt độ công trình Trang 3 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh do hiệu ứng “nhà kính”. Lưu giữ, thu gom, tái chế vật liệu, rác thải sinh hoạt, sản xuất, tái sử dụng cấu kiện, quản lý chất thải xây dựng… 1.2.2 Việt Nam Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, tiến hành biên soạn Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tòa nhà xanh ở Việt Nam, được gọi là Hệ thống đánh giá LOTUS, đặc biệt chú trọng đến các đặc tính tự nhiên và kinh tế của Việt Nam, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và chính sách xây dựng hiện hành của Việt Nam. Hệ thống đánh giá LOTUS đã được Hội đồng Công trình xanh Thế giới và Bộ Xây dựng công nhận. Hệ thống 10 nhóm chỉ tiêu công trình xanh của LOTUS: 1. Giảm thiểu tiêu thụ năng lượng nhân tạo, tận dụng năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo; 2. Tiết kiệm sử dụng nước, tận dụng nước mưa và tái sử dụng nước thải…; 3. Tiết kiệm sử dụng vật liệu xây dựng, sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu dễ chế tạo, vật liệu được tạo thành tiêu tốn ít năng lượng…; 4. Bảo vệ sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực của việc xây dựng công trình đến hệ sinh thái xung quanh, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển thảm thực vật, trồng cây xanh trên mái và các tầng nhà; 5. Giảm thiểu chất thải và ô nhiễm môi trường, giảm thiểu xả thải nước thải, chất thải rắn, khí thải, khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải trong suốt quá trình xây dựng, và giai đoạn vận hành; 6. Bảo đảm tiện nghi và sức khỏe, chất lượng không khí trong nhà, tiện nghi nhiệt, vi khí hậu, tiện nghi ánh sáng, tiện nghi ồn, rung; 7. Thích ứng và giảm nhẹ thiên tai, phòng chống úng ngập, bảo đảm công trình bền vững dưới tác động của bão tố, động đất, thảm họa thiên nhiên. Công trình không gây ra hiệu ứng đảo nhiệt, khuyến khích người sử dụng công trình đi lại bằng xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng vật liệu địa phương để giảm nhu cầu giao thông vận tải; 8. Kết nối cộng đồng, tham vấn cộng đồng khi tự xây dựng dự án, kết nối với các tiện ích, cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẵn có, có không gian phục vụ cộng đồng, tiện nghi cho người; 9. Quản lý trong giai đoạn thiết kế công trình, trong giai đoạn thi công công trình và trong giai đoạn vận hành công trình đều là đảm bảo tối ưu hóa các hoạt động quản lý, khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý môi trường; 10. Khuyến khích các sáng kiến mang lại lợi ích cho môi trường nằm ngoài các yêu cầu. 1.2.3 Một số công cụ đánh giá tiêu chuẩn xanh Trên thế giới hiện nay có khoảng 12 hệ thống đánh giá kiến trúc xanh như: Trang 4 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh - Tiêu chuẩn LEED của Hội đồng Công trình xanh của Mỹ (USGBC) - Hệ thống tiêu chí công trình xanh BREEAM - GBTool của Bộ Tài nguyên Canada - Green Star của Hội đồng công trình xanh Úc (GBCA) - BCA Green Mark của Cục Công trình và Xây dựng, Bộ Phát triển quốc gia Singapore - EEWH của Viện nghiên cứu kiến trúc và xây dựng Đài Loan - GOBAS của Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc. - GRIHA của Ấn Độ - Tiêu chuẩn LOTUS của Hội đồng Công trình xanh Viê ̣t Nam (VGBC) 1.3. Xu hướng phát triển tất yếu Trào lưu công trình xanh chỉ thực sự bắt đầu cách đây hơn 2 thập kỷ, kể từ khi Hội đồng Công trình xanh của Mỹ (USGBC) được thành lập năm 1993. Cơ quan này biên soạn ra các nhóm tiêu chí về tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường...,thể hiện trong tiêu chuẩn viết tắt là LEED (Leadership in Energy and Environmental Design). Công trình xanh là xu hướng tất yếu của thế giới nên hiện đã có hơn 36.000 dự án thương mại và 38.000 công trình nhà riêng đã được cấp giấy chứng nhận LEED trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều công trình cao tầng sử dụng năng lượng hiệu quả. Ngay tại TPHCM, số lượng các công trình xanh cũng rất ít. Chỉ mới có một công trình có chứng nhận của LEED; 2 công trình chứng nhận Green Mark (Singapore); 2 công trình đạt chứng nhận EDGE và chưa có công trình nào đạt chứng nhận Lotus (Việt Nam). Trong khi đó, Bangkok (Thái Lan) đã có 38 công trình đạt chứng nhận của LEED; Kuala Lumpur (Malaysia) có 89 công trình; Singapore có 56 công trình đạt chứng nhận LEED; Phnom Penh (Campuchia) cũng có 7 dự án nhà ở đạt chứng nhận LEED. Sau 10 năm thực hiện CTX, các công trình ở Mỹ (số công trình được cấp chứng chỉ LEED năm 2000 là 1500 và năm 2006 là 5000) đã tiết kiệm được 30% – 50% nước và năng lượng. Tại Đài Loan, sau 7 năm thực hành CTX (2000 – 2007) đã tiết kiệm được 432 triệu kWh điện, giảm được 285.000 tấn CO2, tương đương lượng hấp thụ của 950 ha rừng, giảm 18,3 triệu m3 nước sạch. Với lợi ích to lớn như vậy, nên phong trào CTX lúc ra đời, năm 1990 – 1995, mới như một “làn sóng”, năm 2000 đã trở thành “Cơn bão” và đến nay đã trở thành “Cuộc cách mạng” (J. Yudelson) trong lĩnh vực xây dựng thế giới, đã lan tỏa trong hơn 100 quốc gia. Tại Singapore, khởi đầu từ năm 2005, đến 2012 đã có 1500 công trình được nhận chứng chỉ CTX, chiếm 21% tổng số lượng nhà cửa, và dự kiến tới năm 2030 sẽ có 80% công trình đạt chứng chỉ Trang 5 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh CTX. Malaysia bắt đầu phát triển phong trào CTX năm 2009, đến năm 2013 đã có 5 triệu m2 diện tích sàn đạt chứng chỉ CTX. Trang 6 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG 2.1 Kiến trúc xanh trong dân gian Ở Việt Nam khái niệm kiến trúc xanh cũng khá mới mẻ, tuy nhiên nếu xét về phương diện kiến trúc tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường thì kiến trúc truyền thống Việt Nam có thể xem như là một hình mẫu của kiến trúc xanh. Sinh ra và lớn lên trong một môi trường khí hậu nóng ẩm, từ xa xưa ông cha ta đã có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức ngôi nhà truyền thống từ chọn hướng xây dựng nhà ở, bố cục và tổ chức không gian khuôn viên đến lựa chọn vật liệu xây dựng, bố trí ao hồ, cây xanh… để ngôi nhà của mình phù hợp với điều kiện tự nhiên nhằm tạo một cuộc sống thích nghi phù hợp với tâm sinh lý của người Việt trong điều kiện kinh tế cho phép. Lấy nhà ở dân gian làm ví dụ, dạng công trình này mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, đặc biệt là có thể ứng phó rất uyển chuyển với thời tiết thay đổi thất thường. Các yếu tố về khí động học và thông gió cũng được áp dụng hợp lý, nhằm mang lại một môi trường sống thoải mái mà không dùng đến năng lượng (đơn giản vì chưa có điện mà dùng). Hình 1: Bố trí không gian nhà ở truyền thống Việt Nam Một ví dụ khác, một công trình nhà ở dân gian của Malaysia, có cấu trúc tương tự nhà rông của Viê ̣t Nam, đã đạt chứng chỉ công trình xanh LEED của Mỹ mức cao nhất là Bạch kim. Trang 7 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh Hình 2: Nhà truyền thống ở Malaysia đạt chứng chỉ LEED mức Bạch Kim Rõ ràng, tư duy bền vững trong thiết kế công trình không mới. Có chăng là các kỹ thuật thực hiện ngày càng phức tạp, một phần vì thiết bị ngày càng nhiều, giải pháp ngày càng đa dạng và yêu cầu của con người ngày càng cao. 2.2 Việt Nam 2.2.1 Một số công trình đạt các chứng chỉ về Công trình xanh. Năm 2007, Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) được thành lập, là một tổ chức phi chính phủ, chi nhánh của Hội đồng CTX California. Năm 2011, VGBC đưa ra Hệ thống đánh giá CTX đầu tiên ở Việt Nam, gọi là Lotus. Tại Việt Nam, có 2 công trình xanh vừa đạt Hệ thống chứng chỉ EDGE của IFC, đã cải thiện ít nhất 20% mức tiêu thụ năng lượng, nước, vật liệu so với các công trình điển hình: - Công trình chung cư EHome 5 Nam Long tại TPHCM Các căn hộ ở đâu đã giảm được 31% chi phí năng lượ ng do giảm tỷ lệ cửa sổ - tường, dùng kết cấu che nắng ngoài, sơn phản quang cho tường bao và mái, cách nhiệt tường bao và mái, kính chỉ số chống nhiệt cao, đèn tiết kiệm điện. Trang 8 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh Hình 3: Chung cư Ehome 5 Giảm 22% chi phí về nước do dùng các loại vòi sen, bếp dòng chảy thấp, giảm 34% vật liệu sử dụng do dùng trần và sàn đổ bê tông, tường bao và tường chia xây gạch bê tông khí trưng áp. - Công trình FPT tại Đà Nẵng Công trìng này cũng giảm được 21% khi dùng pin mặt trời, cảm biến thu nhiệt khí thải, kính hệ số chống nóng cao, mái - tường cách nhiệt, đèn tiết kiệm điện; giảm 32% chi phí nước khi dùng hệ thống làm mát có tháp giải nhiệt khô nhằm giảm thiểu tiêu thụ nước cho hệ thống điều hòa thông gió; giảm 20% vật liệu sử dụng do dùng tường bao xây gạch block bê tông khí trưng áp, sàn bê tông… Trang 9 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh Hình 4: Công trình FPT Complex tại Đà Nẵng 2.2.2 Một số công trình Việt Nam nhận giải Kiến trúc xanh Các công trình Việt Nam nhận giải Kiến trúc xanh bao gồm: Nhà S House 2, Nhà hàng Son La Restaurant, Nhà trẻ Farming Kindergarten, Cafe Gió và Nước, House for Trees, Green Renovation. - Cafe Gió và Nước Ý tưởng đặc biệt nhất của công trình là ứng dụng nguyên tắc khí động học. Công trình sử dụng năng lượng gió và khả năng làm mát của nước để tạo thành máy điều hòa tự nhiên, tiết kiệm được chi phí mua máy điều hòa, chi phí vận hành máy điều hòa và năng lượng điện sử dụng. Trang 10 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh Hình 5: Bên trong Cafe Gió và Nước Cây tầm vông được xử lý theo phương pháp truyền thống, ngâm sình, hun khói, đảm bảo thẩm mỹ và không gây độc hại, chi phí thấp, độ bền cao... nên không gian được mở rộng. Cả kiến trúc đều không có cột bê tông, hay trụ chống mà chỉ đỡ nhau bằng những dây giằng vững chắc nhưng không kém phần mềm mại. -Nhà trẻ Farming Kindergarten Hình 6: Nhà trẻ Farming Kindergarten Khác hẳn một nhà trẻ thông thường, công trình Nhà trẻ Farming Kindergarten được thiết kế với không gian xanh, rộng rãi vừa có đủ không gian Trang 11 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh cho trẻ em vui chơi nhưng có ý nghĩa giáo dục cho trẻ về tầm quan trọng của nông nghiệp, cũng như việc quý trọng và bảo vệ môi trường sống xung quanh. - House for Trees Hình 7: Ngôi nhà “House for Trees” “House for Trees” do KTS Võ Trọng Nghĩa cùng hai cộng sự người Nhật Bản là Masaaki Iwamoto và Kosuke Nishijima thiết kế tại quận Tân Bình, TP HCM. Dựa trên ý tưởng những chậu cây xanh, ngôi nhà “House for Trees” được chia làm 5 lăng trụ có thể trồng được cây xanh trên mái, khoảng đất trống giữa 5 lăng trụ được tận dụng làm thành những khu vườn nhỏ. - Green Renovation Lo ngại về sự phát triển đô thị nhanh chóng của Việt Nam, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã giúp một căn nhà 15 năm tuổi vốn tối tăm, ẩm thấp ở trung tâm thành phố Hà Nội dường như được hồi sinh với những thay đổi về cây xanh và ánh sáng. Trang 12 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh Hình 8: Ngôi nhà Green Renovation "Ngôi nhà Green Renovation có đặc trưng là mặt tiền phủ xanh bởi một giàn dây leo màu xanh có tên Greenfall, giống như một thác nước màu xanh lá cây. Điều này giúp chủ nhà có cảm giác mát mẻ từ bên trong lẫn cả bên ngoài” - Nhà hàng Sơn La Hình 9: Nhà hàng Sơn La Trang 13 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh Công trình Son La Complex được hoàn thành tháng 1/2014, được xây dựng trên diện tích 14.000m2 bằng những vật liệu địa phương, gồm tre luồng và đá chẻ. Toàn bộ phần mái của công trình được lắp ráp từ hàng ngàn cây tre luồng và không sử dụng chất liệu kim loại để khớp mối nối. Trần cao thoáng và những ô hứng sáng độc đáo xen kẽ mang lại ánh sáng tự nhiên vào bên trong công trình. 2.1.3 Kiến trúc xanh và những vấn tồn tại của Việt Nam Về vật liệu xây dựng Vật liệu xây dựng cho mô hình kiến trúc xanh thường có giá thành ban đầu cao vì phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt. Năng lượng tiêu hao để tạo ra sản phẩm sẽ phải được chọn ở mức thấp nhất.Đây là vấn đề xuất phát từ ý thức của con người nhằm làm giảm tác động lên môi trường., suất đầu tư ban đầu sẽ lớn hơn hẳn với nhà thông thường cùng loại. Năng lượng tiêu hao để vận hành sử dụng toà nhà cũng sẽ được xem xét từ trong quá trình thiết kế. Về khung thể chế và pháp lý Ở Việt Nam, ngày 3/9/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP về việc "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" trong đó có đề cập đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng. Hưởng ứng Nghị định này Bộ Xây dựng đã có kế hoạch biên soạn Quy chuẩn xây dựng- Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả và Quy chuẩn này đã được ban hành vào tháng 11/2005 (QCXDVN 05: 2005). Đây là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi thiết kế và sử dụng các thiết bị như thiết bị chiếu sáng, điều hoà không khí, thiết bị đun nước nóng hoặc các thiết bị khác sử dụng nhiều năng lượng trong các công trình thương mại, trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước, nhà ở cao tầng, khách sạn... Ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 79/2006/QĐ-CP về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bộ Xây dựng là một trong các Bộ được giao chủ trì thực hiện nội dung "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa trong toà nhà" .Bộ Xây dựng cũng đó ra nhiều tiờu chuẩn như “Nhà ở cao tầng - hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, “Nhà văn phòng - hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”,… Tuy nhiên, chưa có một chế tài cụ thể cho việc khuyến khích các công trình được xây dựng theo mô hình kiến trúc xanh, cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ. Bản thân công trình vốn đã không được sự “hưởng ứng” từ phía các nhà đầu tư (vì suất đầu tư ban đầu khá cao) lại không được khuyến khích và quảng bá một cách thiết thực từ các nhà quản lý xây dựng, từ chính Trang 14 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh quyền đô thị. Vì thế trong thực tế, các công trình “nhà ở thông minh”, “công trình tiết kiệm năng lượng”… vẫn tồn tại lẻ tẻ dưới dạng một dự án đơn lẻ mà không có bất cứ sự “tuyên dương”, giới thiệu hay quảng bá nào và được ít người biết đến để rút kinh nghiệm và học tập. Hiểu biết chung về kiến trúc xanh: còn hạn chế Số lượng các tài liệu về kiến trúc xanh lưu hành tại Việt Nam chưa nhiều và chưa được phổ cập rộng rãi. Kiến trúc xanh không có một quy tắc chung mà vấn đề bối cảnh địa phương phải đặt lên hàng đầu, từ đó mới xem xét giải pháp nào là phù hợp, tức là cách ứng dụng nguyên lý thiết kế ở đâu, như thế nào… mới là kết quả cuối cùng cho một mô hình kiến trúc xanh. Một số nghiên cứu của các kiến trúc sư, nhà hoạt động môi trường trong khu vực… cần phải được quảng bá và phổ cập rộng rãi cho những người làm nghề cũng như người sử dụng. Tóm lại, trước khi muốn ứng dụng rộng rãi mô hình kiến trúc xanh trong tiết kiệm năng lượng, chúng ta cần có những bước khảo sát, chuẩn bị, nghiên cứu lý thuyết… để có thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất và đặc biệt cần thiết phải đưa ra được một mô hình hợp lý để năng lượng được sử dụng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam. 2.2 Thế giới Xu hướng phát triển CTX được khởi đầu từ năm 1990 ở nước Anh và năm 1991 ở Hoa Kỳ. Năm 1993 xu hướng này đã trở thành trào lưu phát triển xây dựng xanh (phát triển công trình xanh, đô thị xanh) ở Hoa Kỳ, Canada và một số nước phát triển, đến nay trào lưu phát triển công trình xanh đã lan ra ở hơn 100 nước trên thế giới Ở châu Á Singapore là nước dẫn đầu về phát triển CTX, năm 2005 Singapore mới ban hành bộ tiêu chí đánh giá CTX (Green Mark), năm 2006 đã xây dựng xong Kế hoạch Quốc gia về phát triển CTX đến năm 2030. Thực hiện kế hoạch này, năm 2008 tất cả các công trình xây dựng mới hay cải tạo nâng cấp có diện tích từ 2000 m 2 trở lên đều được thiết kế và xây dựng theo tiêu chí CTX; Theo Kế hoạch trên thì đến năm 2030 tối thiểu 80% các công trình xây dựng bằng vốn đầu tư của nhà nước và tư nhân phải đạt tiêu chí CTX, tiết kiệm khoảng 35% năng lượng so với năm 2005 .Hiện nay Singapore đã trở thành một thành phố xanh nổi tiếng trên Thế giới. Sau 10 năm thực hiện CTX, các công trình ở Mỹ (số công trình được cấp chứng chỉ LEED năm 2000 là 1500 và năm 2006 là 5000) đã tiết kiệm được 30% – 50% nước và năng lượng. Tại Đài Loan, sau 7 năm thực hành CTX (2000 – 2007) đã tiết kiệm được 432 triệu kWh điện, giảm được 285.000 tấn CO2, tương đương lượng hấp thụ của 950 ha rừng, giảm 18,3 triệu m3 nước sạch. Trang 15 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh Ngoài ra, trên thế giới hiện nay cũng đã có rất nhiều cuộc thi, các giải thưởng để khuyến khích kiến trúc xanh được phổ biến rộng rãi hơn như các cuộc thi thiết kế nhà tiết kiệm năng lượng tại các trường đại học; các mô hình sử dụng tài nguyên hiệu quả; các giải thưởng cho công trình kiến trúc thân thiện môi trường. Các công trình kiến trúc xanh nổi tiếng thế giới Đó là những công trình thân thiện môi trường và tối ưu hóa các tính năng về năng lượng cũng như bảo vệ môi trường. Những công trình kiến trúc phỏng sinh học được đánh giá là tương lai của ngành kiến trúc trong những thế kỷ tới, tiến một bước gần hơn đến với Thế Giới Tự Nhiên. Với sự tính toán về mặt toán học và nghiên cứu về cấu trúc tự nhiên một cách cực kì phức tạp, các kiến trúc sư và kỹ sư nổi tiếng đã xây dựng nên những công trình đáng kinh ngạc: +Tòa nhà Anti-Smog (Pháp) Tòa nhà Anti-Smog được thiết kể bởi kỹ sư tài năng Vincent Callebaut. Callebaut đã miêu tả công trình của mình như là một tòa nhà ăn khói bụi độc hại từ tình trạng giao thông kinh khủng của Paris bằng việc hấp thụ và tái chế khí thải. Bên cạnh đó,tòa nhà Anti-Smog còn khai thác nước mưa từ các vùng xanh trên mái nhà nhằm sử dụng cho toàn bộ tòa nhà. Hình 10: Tòa nhà Anti-Smog (Pháp) Trang 16 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16991370 Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh + Tòa nhà Ascent ( Mỹ) Tòa nhà Ascent ở gần cầu Roebling, bang Cincinnati, Mỹ, được xây dựng bởi kiến trúc sư Daniel Libeskind. Phần mái nhà hình trăng lưỡi liềm lấy ý tưởng từ thiên nhiên, và cũng giúp cho những vị khách tham quan tòa nhà có tầm nhìn rộng tới toàn cảnh thành phố. Hình 11: Tòa nhà Ascent ( Mỹ) + Ark of the World (Costa Rica) Ark of the world là tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng – Greg Lynn. Dựa trên nền tảng kiến trúc do chính ông tạo dựng “kiến trúc giọt nước” – kiểu nhà dựa trên hình dáng gần giống như các con amip và một số biến thể tự nhiên khác của nó tạo nên các thiết kế nền tảng của các tòa nhà. “Ark of the world” được xây dựng tại khu rừng mưa Costa Rica, nhằm phục vụ cho nghiên cứu sinh thái và giảng dạy. Phần mái của tòa nhà được làm căng ra hết cỡ tạo thành một sân rộng cho những ai thích ngắm cảnh qua khu rừng mưa, còn khu vườn nước theo kiểu cột giúp cho nơi đây luôn mát mẻ. Trang 17 GVHD: Ths.Nguyễn Thanh Quang HVTH: Nhóm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2