Tiểu luận Triển khai an ninh trong Thương mại điện tử
lượt xem 29
download
Tiểu luận Triển khai an ninh trong Thương mại điện tử trình bày một số biện pháp hoặc phương pháp bảo mật khi triển khai kinh doanh; giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến lược thương mại điện tử thành công và hạn chế được các rủi ro. Mời các bạn cùng tham khảo tiểu luận để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Triển khai an ninh trong Thương mại điện tử
- LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, Thương Mại Điện Tử tại Việt Nam chứng kiến sự phát triển vượt bậc với các tên tuổi lớn như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo, Vntrip, Hotdeal hay Luxstay. Bên cạnh tiềm năng phát triển, vẫn tồn tại những thách thức và rủi ro kìm hãm sự bứt phá của các doanh nghiệp TMĐT như : vấn đề lòng tin của người tiêu dùng, vấn đề bảo mật đối với hệ thống công nghệ thông tin, khó khăn trong việc bảo vệ dữ liệu khách hàng trước rủi ro bị tin tặc tấn công đánh cắp. Tuy nhiên, TMĐT cũng tạo ra thách thức lớn liên quan đến khung khổ pháp lý hoạt động kinh doanh và bảo vệ người tiêu dùng. Vậy, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT, đó là vấn đề còn nhiều bất cập. Vì vậy nhóm chúng em đã thực hiện đề tài “Triển khai an ninh trong Thương Mại Điện Tử” để mang đến những biện pháp hoặc phương pháp bảo mật khi triển khai kinh doanh một lĩnh vực nào đó. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này, nhóm chúng em còn nhiều hạn chế và thiếu sót, mong cô hướng dẫn và giúp đỡ nhóm em hoàn thành tốt đề tài này. Xin chân thành cảm ơn Cô! Nhóm sinh viên : 1. Lê Minh Huệ 516100028 2. Nguyễn Mạnh Kiên – 516100034 3. Nguyễn Hải Lâm – 516100035
- Hà Nội, tháng 04 năm 2020 MỤC LỤC
- Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Hình Thương Mại Điện Tử 1. KHÁI NIỆM Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. Thương mại điện tử đang trở thành phương thức kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại trên cơ sở phát triển nhanh chóng của các ngành công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin. Thương mại điện tử, vì vậy, trở thành phương thức kinh doanh đại diện cho nền kinh tế trí thức. Toàn cầu hóa đã tạo điều kiện để thương mại điện tử phát huy những điểm mạnh như đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi phí, vượt qua các trở ngại về không gian và thời gian,v.v… Hiện tại, không có một quốc gia nào không tham gia vào thương mại điện tử và mức độ tập trung các nguồn lực để phát triển thương mại điện tử ngày càng cao.
- 2. TÌNH HÌNH CHUNG Theo sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2019, trong những năm gần đây, TMĐT trên thế giới phát triển một cách bùng nổ, năm 2019 đã vượt doanh thu hơn 2.000 tỷ USD. Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó khu vực châu Á Thái Bình Dương là khu vực mà TMĐT đang phát triển sôi động. Tuy nhiên, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch điện tử vẫn phổ biến đang là “điểm trừ” lớn nhất hiện nay của hoạt động thương mại điện tử. Để xóa bỏ thói quen này, Ngân hàng Nhà nước và các đối tác trong hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, dịch vụ, tăng trải nghiệm của khách hàng… Số liệu cũng cho thấy, ước tính hiện có khoảng 39,9 triệu người Việt Nam đã tham gia mua sắm trực tuyến năm 2018, gần gấp đôi năm 2016, bình quân giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt khoảng 202 USD. Tuy nhiên tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước chỉ đạt 4,2%, con số này các năm trước chỉ ở mức trên dưới 3%. Với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng Internet, hạ tầng thanh toán điện tử cũng như các hạ tầng logistics, Việt Nam hiện đang được đánh giá là một trong những thị trường mà TMĐT phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 25%. Việc TMĐT xuyên biên giới đang phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng tất yếu trong thương mại toàn cầu, nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho các quốc gia trong việc hợp tác phát triển cũng như kiểm soát hoạt động này. TMĐT là lĩnh vực kinh doanh mới xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng đang có sự phát triển đột phá, mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình những năm qua là từ 25% 30%/năm. Hiện nay, có khoảng 1/3 dân số Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến. Không thể phủ nhận vai trò của TMĐT trong việc giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận sản phẩm, rút ngắn thời gian mua sắm, tiết kiệm chi phí đi lại, thuận tiện trong giao dịch cũng như được hưởng nhiều tiện ích khác.
- Về chính sách và quy định, những hạn chế lớn của Việt Nam về luồng dữ liệu xuyên biên giới có thể hạn chế các hoạt động thương mại điện tử, trong khi các quy định về bảo mật dữ liệu và quy định bảo vệ người tiêu dùng được coi là có tác động tích cực đến sự phát triển của thương mại điện tử. Số liệu thống kê tình hình thương mại điện tử ở một số quốc gia trên thế giới 2019 Hình Thống kê số liệu Việt Nam là thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba khu vực, sau Indonesia (12,2 tỷ USD năm 2018) và Thái Lan (3 tỷ USD năm 2018) và sẽ còn phát triển hơn nữa. Quy mô của thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã tăng từ 0,4 tỷ USD năm 2015 lên 2,8 tỷ USD năm 2018. Phát hiện từ năm 2014 này đã được nhiều cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử và doanh nghiệp biết tới. Từ năm 2015 Hiệp hội Thương mại điện tử đã chủ động đề xuất một số giải pháp và hành động cụ thể nhằm từng bước thu hẹp sự chênh lệch này. Các đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ từ một số địa phương và hội viên. Hiệp hội Thương mại điện tử sẽ tiếp tục tư vấn, kết nối các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp và doanh
- nghiệp phối hợp hành động để thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn 2019 – 2025. Dưới đây là bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử Hình Bảng xếp hạng Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khi bán hàng lên mạng, người bán sử dụng hình ảnh thật, nhưng khi sản phẩm khách hàng nhận được lại là hàng giả, hàng nhái. Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng khi mua phải hàng giả, hàng nhái nhưng vì tâm lý e ngại đã không lên tiếng, không phản ánh đến cơ quan chức năng. Dự đoán rằng năm 2020 thương mại điện tử sẽ tăng lên 10 tỉ USD. 3. XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2020
- Tại Việt Nam, xu hướng này cũng bắt đầu diễn ra ngay trong năm 2019 với việc hai công ty thương mại điện tử lớn công bố đóng cửa sàn thương mại trực tuyến của họ để tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận. Trong đó, Lotte.vn đóng cửa ngay giữa lúc họ có kế hoạch thay đổi chiến lược bán lẻ. Một trang web thương mại điện tử khác đã bị ảnh hưởng là Adayroi của tập đoàn Vingroup nó bị đóng cửa khá đột ngột vào cuối năm 2019 và được cho là đang chuyển sang mô hình bán lẻ mới. Nhìn vào những trang thương mại điện tử lớn còn lại trong nước, dễ dàng nhận thấy hầu hết trong số đó đều phụ thuộc vào túi tiền của các nhà đầu tư. Shopee Vietnam, Lazada Vietnam, Tiki.vn và Sendo bốn trang thương mại điện tử trực tuyến được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam đều báo cáo các khoản lỗ lớn trong năm 2018 và sau đó tiếp tục huy động thêm nguồn tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2019. Hình Xu hướng mới Đáng chú ý nhất trong số đó là Tiki Now một chính sách vận chuyển hỏa tốc của Tiki hứa hẹn sẽ giao sản phẩm tận tay người mua trong vòng hai tiếng đồng hồ. Để thực hiện chiến lược này, startup thương mại điện tử của Việt
- Nam đã yêu cầu người bán giữ tất cả các mặt hàng của họ tại kho của mình (dưới dạng ký gửi). Để đảm bảo hơn, họ cũng đang đầu tư tiền vào kho bãi bằng việc ký hợp đồng với Unidepot , một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần đang sở hữu có 35.000 mét vuông không gian lưu kho trong nước. 4. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ a. Ưu điểm Chi phí tài chính thấp : Một trong những ưu điểm lớn nhất của TMĐT chính là chi phí đầu tư ban đầu thấp. Các cửa hàng bán lẻ truyền thống phải chi trả hàng nghìn đô la cho chi phí thuê mặt bằng. Ngoài ra, họ còn phải trả trước các chi phí như bảng hiệu, thiết kế, hàng tồn kho, thiết bị phục vụ bán hàng và hơn thế nữa. Ngoài ra, các cửa hàng này còn phải trả chi phí nhân viên để làm việc và điều hành cho từng địa điểm. Thuê nhân viên bảo vệ nếu như hàng hóa trong cửa hàng có giá trị cao. Thu nhập tiềm năng 24/7 : Một trong những lợi thế khác của TMĐT chính là việc các cửa hàng luôn hoạt động 24/24. Với quảng cáo Facebook, bạn có thể thu hút khách hàng lúc 11 giờ đêm hoặc 4 giờ sáng. Trong khi đa phần các cửa hàng truyền thống chỉ mở cửa từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối. Với việc hoạt động mọi lúc này, bạn có thể thu hút khách hàng chọn mua sản phẩm vào bất kỳ lúc nào trong ngày. Bạn cũng có thể thu hút những đối tượng có lịch làm việc khác thường hoặc những người không có thời gian mua sắm bên ngoài. Khi có khách mua hàng lúc nửa đêm, bạn không cần phải có nhân viêc trực ca đêm giải quyết các đơn hàng này. Và bạn cũng không bao giờ phải thuê nhân viên bảo vệ. Bán hàng trên toàn thế giới : Tiếp theo trong danh sách những ưu thế của kinh doanh TMĐT chính là việc một thương hiệu mới cũng thể thể bán hàng trên toàn thế giới một cách dễ dàng. Bạn có khả năng tiếp cận khách hàng cho dù họ ở Anh, Nam Mỹ hay các quốc gia láng giềng khác. Nếu bạn chọn kinh doanh Dropshipping từ AliExpress, có rất nhiều sản phẩm được hỗ trợ gói dịch vụ vận chuyển ePacket hoặc thậm chí là miễn phí
- vận chuyển hoàn toàn. Điều này cho phép bạn định giá và chi phí vận chuyển hàng hóa ở mức giá cạnh tranh cho khách hàng trên toàn thế giới. Dễ dàng giới thiệu các sản phẩm bán chạy : Việc trưng bày giới thiệu các sản phẩm bán chạy trên cửa hàng TMĐT giúp việc hiển thị sản phẩm tới khách hàng một cách dễ dàng. Mặc dù bạn có thể xây dựng một cửa hàng thực sự để thu hút khách mua hàng, nhưng khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm bán chạy nhất dễ dàng hơn trên cửa hàng trực tuyến. Lý do bạn muốn khách chọn mua các sản phẩm bestseller này là vì chúng đã được chứng minh rằng những người khác đã mua và thật sự hài lòng, yêu thích món hàng đó. Nếu bạn muốn giới thiệu sản phẩm mới, bạn có thể đưa chúng vào mục Upsell, email marketing hoặc chạy quảng cáo đối tượng mục tiêu. Cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng trực tuyến : Website chú trọng trải nghiệm cá nhân – một trong những ưu thế của kinh doanh trực tuyến, giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm online cho khách hàng. Bằng cách phân loại danh sách email từ đơn hàng đã mua, địa điểm sinh sống hoặc số tiền họ đã chi tiêu. Bạn cũng có thể chạy quảng cáo nhắm vào những khách hàng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng, nhưng lại không tiếp tục thanh toán. Nếu trang web của bạn có tính năng người dùng đăng nhập, bạn có thể cho hiện lên thông báo chào mừng họ như “Welcome back (name)”. Sản phẩm bán chung một gói giúp khách hàng mua được cùng lúc nhiều món với giá tốt hơn. Bạn cũng có thể cá nhân hóa việc gia tăng bán hàng (upsell) dựa trên những món mà khách đã xem hoặc những món bạn nghĩ khách sẽ thích dựa trên hành vi mua hàng của họ. b. Nhược điểm Khách không thể mua hàng nếu web bị lỗi : Bất tiện lớn nhất của TMĐT chính là việc website đột nhiên gặp vấn đề, dẫn đến khách không thể tiếp tục mua hàng. Đây là lý do tại sao bạn cần đảm bảo website của bạn được lưu trữ dữ liệu trên nền tảng phù hợp. Ví dụ, nếu bạn sử dụng một hosting chất lượng thấp, khi bạn có một lượng truy cập lớn nhờ vào quảng cáo hoặc từ một chương trình tivi như
- Shark Tank, web của bạn có thể bị sập. May mắn thay, shopify | Platfox hỗ trợ hosting miễn phí đã bao gồm trong phí hàng tháng của họ, cho phép website của bạn được chạy trên một trong những máy chủ lớn nhất trên thị trường. Trong những năm gần đây chỉ ghi lại một lần duy nhất hệ thống này gặp vấn đề. Tuy nhiên, không chỉ riêng các cửa hàng TMĐT bị ảnh hưởng. Kể cả Twitter, Spotify, Soundclod và nhiều site khác cũng chịu ảnh hưởng trong lần đó. Vấn đề ngay sau đó đã được giải quyết trong ngày. Việc này rất hiếm khi xảy ra nên sẽ không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn đâu. Khách hàng không thể thử sản phẩm trước khi mua : Tuy đây là vấn đề rất nhiều nhà bán lẻ gặp phải, nhưng nó sẽ không phải là vấn đề lâu dài. Trên thực tế, nhiều cửa hàng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR (augmented reality) cho phép khách hàng thử và trải nghiệm sản phẩm trước khi mua. Các công ty phát triển công nghệ AR cho TMĐT như Holition and Augment, cung cấp các giải phải kinh doanh để tạo ra các trải nghiệm tương tác cho khách hàng. Nếu bạn sở hữu một cửa hàng mỹ phẩm, bạn có thể xem qua ứng dụng Virtual Artist của Sephora, đây là một ví dụ về trải nghiệm công nghệ thực tế ảo trong làm đẹp. Mức độ cạnh tranh cao : Tìm ra được niche sản phẩm phù hợp cũng là một trong những bất lợi của TMĐT. Trên thực tế, những ngành hàng hóa tốt nhất cũng chính là những ngành có mức độ cạnh tranh cao nhất. Mức độ cạnh tranh càng cao, chi phí quảng cáo cho niche đó càng tăng. Có một số cách để khắc phục điều này. Đầu tiên, bạn có thể chọn đối tượng khách hàng khác với các đối thủ cạnh tranh. Nếu các đối thủ đang marketing thông qua Facebook ads, bạn có thể tăng thứ hạng tìm kiếm từ khóa bằng cách tối ưu hóa SEO. Nếu họ sử dụng Pinterest, bạn có thể tiếp cận khách hàng qua Instagram. Thứ hai, nếu chi phí chạy quảng cáo của bạn cao, bạn có thể tăng lưu lượng truy cập vào các trang blog, sau đó retargeting các đối tượng này để giảm chi phí quảng cáo.
- Khách hàng thường thiếu kiên nhẫn : Ở các cửa hàng truyền thống, nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, nhân viên bán hàng sẽ sẵn sàng trả lời họ. Tuy nhiên, đối với cửa hàng trực tuyến, các câu hỏi của khách hàng thường được trả lời chậm hơn. Thực tế là hầu hết khách hàng mong sẽ nhận được phản hồi từ cửa hàng trong vòng 1 tiếng. Nếu bạn trì hoãn việc trả lời tin nhắn, họ sẽ cảm thấy khó chịu, tức giận và quyết định mua sắm ở một cửa hàng khác. Vì vậy bạn cần phải trực tuyến 24/7. Bạn có thể thuê nhân viên chăm sóc khách hàng được đào tạo để làm hài lòng khách hàng thông qua trang tuyển dụng Upwork.
- Chương 2. VẤN ĐỀ VỀ AN NINH TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. CÁC VẤN ĐỀ AN NINH CÓ THỂ ẢNH HƯỚNG ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Quyền được phép : quá trình đảm bảo cho người có quyền này được truy cập vào một số tài nguyên của mạng Xác thực : quá trình xác thực một thực thể xem họ khai báo với cơ quan xác thực họ là ai Thu thập thông tin : quá trình thu thập thông tin về các ý đồ muốn truy cập vào tài nguyên nào đó trong mạng bằng cách sử dụng quyền ưu tiên và các hành động khác. Sự riêng tư : là bảo vệ thông tin mua bán của người tiêu dùng Tính toàn vẹn : Khả năng bảo vệ dữ liệu không bị thay đổi Không thoái thác : khả năng không thể từ chối các giao dịch đã thực hiện Từ góc độ người sử dụng : Làm sao biết được Web server được sở hữu bởi một doanh nghiệp hợp pháp ? Làm sao biết được trang web này không chứa đựng những nội dung hay mã chương trình không an toàn ? Làm sao biết được web server không lấy thông tin của mình cung cấp cho bên thứ ba ? Từ góc độ doanh nghiệp : Làm sao biết được người dùng không có ý định phá hoại hoặc làm thay đổi nội dung của trang web hay website ? Làm sao biết được họ có làm gián đoạn hoạt động của server hay không ?
- Từ cả hai phía : Bằng cách nào họ có thể biết đường truyền sẽ không bị theo dõi ? Bằng cách nào họ có thể chắc chắn rằng các thông tin được lưu chuyển giữa 2 bên sẽ không bị thay đổi ? 2. CÁC KHÍA CẠNH CỦA AN NINH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ a. Tính toàn vẹn Đề cập đến khả năng đảm bảo cho an ninh thông tin được hiển thị trên một website hoặc chuyển nhận thông tin từ internet. Các thông tin này không bị thay đổi nội dung bằng bất cứ cách nào bởi người không được phép b. Chống phủ định Liên quan đến khả năng đảm bảo các bên tham gia trong thương mại điện tử không phủ định các hành động trực tuyến mà họ đã thực hiện. c. Tính xác thực Liên quan đến các khả năng nhận biết các đối tác tham gia giao dịch trực tuyến trên internet Làm thế nào để nhận biết được người bán hàng trực tuyến là người có thể khiếu nại được hay những gì khách hàng nói là đúng sự thật d. Tính tin cậy Liên quan đến khả năng đảm bảo ngoài những người có quyền, không ai có thể xẻm các thông điệp và truy cập những dữ liệu có giá trị e. Tính riêng tư Liên quan đến việc kiểm soát các thông tin cá nhân mà khách hàng cung cấp về chính bản thân họ Cần thiết lập chính sách nội bộ để quản lý việc sử dụng các thông tin về khách hàng
- Cần bảo vệ thông tin , tránh sử dụng vào những việc không chính đáng f. Tính ích lợi Liên quan đến khả năng đảm bảo các chức năng của website được thực hiện đúng như mong đợi 3. CÁC LOẠI TỘI PHẠM TRÊN INTERNET a.i. Gian Lận Thanh Toán Gian lận thanh toán là vấn đề nan giải, đã xuất hiện ngay từ khi TMĐT ra đời. Đây là hình thức mà kẻ gian hoặc hacker lợi dụng lỗi của hệ thống thanh toán để thực hiện những giao dịch ảo dẫn tới thất thoát lớn cho doanh nghiệp TMĐT. Ví dụ: Ví điện tử X ra mắt chương trình tặng tiền vào tài khoản cho người dùng mới đăng ký. Nếu ứng dụng X còn tồn tại lỗ hổng trong việc kiểm duyệt và xác minh tài khoản đăng ký mới, rất có thể kẻ gian sẽ tạo được nhiều tài khoản để nhận được nhiều tiền. Gian lận thanh toán còn là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa. Với ưu thế thuận tiện và nhanh chóng, thanh toán trực tuyến ngày càng phổ biến và trở thành một trong những phương thức được ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên, các trường hợp gian lận liên quan tới loại hình thanh toán này được ghi
- nhận gần đây diễn biến ngày càng phức tạp đã được ghi nhận. Gần đây, tội phạm trong giao dịch thanh toán thẻ trực tuyến hoạt động ngày càng tinh vi, có thể kể đến như: Giả danh cán bộ ngân hàng thông báo với khách hàng về các khoản tiền chuyển đến tài khoản khách hàng và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin số thẻ, cùng mã mật khẩu xác thực một lần (One Time Password – OTP) để tác nghiệp ghi có vào tài khoản khách hàng. Sau đó, đối tượng sẽ lợi dụng các thông tin được cung cấp, để mua sắm hàng hóa, dịch vụ qua mạng Internet, dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt như thẻ games trực tuyến, thẻ trả trước Internet, thẻ điện thoại (tại Việt Nam) hoặc dịch vụ du lịch, vật phẩm cao cấp (tại nước ngoài). a.ii. Spam Khi mà email marketing đang là kênh thúc đẩy doanh số hiệu quả, thì đó cũng là kênh để những kẻ phá phách thực hiện hành vi SPAM. Không chỉ vậy, chúng có thể spam bình luận, form liên hệ bằng những đường link có gắn mã độc, hoặc spam với tần suất lớn khiến cho tốc độ tải trang giảm đáng kể. Người dùng hộp thư có thể có cảm giác bị "tra tấn" bằng các thư điện tử quảng cáo. Các spam thì vô hại nhưng mỗi ngày nhiều người có thể vì các spam mail này mà bị đầy cả hộp thư. Trong năm 2003, khi các phần mềm chống spam chưa phổ biến và cỡ của các hộp thư điện tử còn giới hạn thì đã có rất nhiều người dùng email phải nhận cả trăm spam trong một ngày mà chỉ có đúng vài nội dung khác nhau. Tại sao các spam lại lặp đi lặp lại một cái thư quảng cáo cả chục lần cho một hộp thư? Một lý do là các hãng quảng cáo muốn dùng hiệu ứng tâm lý. Khi hình ảnh sản phẩm nào đó cứ đập vào mắt người đọc mãi thì đến lúc cần mua một thứ có chức năng tương tự (hay cùng loại) thì chính hình ảnh thương hiệu của cái spam mail sẽ hiện đến trong óc người đó trước tiên. Lý do khác là kích thích sự tò mò của người dùng email muốn đọc thử một spam xem có nội dung gì bên trong. Những người gửi spam thường ngụy tạo những thông tin giả như là tên, địa chỉ, số điện thoại... để đánh lừa các ISP. Họ cũng thường dùng số giả hay số ăn cắp
- của các thẻ tín dụng để chi trả cho các tài khoản. Việc này cho phép họ di chuyển thật nhanh từ một tài khoản này sang tài khoản khác mỗi lần bị phát hiện và bị đóng tài khoản bởi các chủ ISP. Phổ biến là việc dùng các địa chỉ được đăng bởi những người chủ để dùng trong các mục tiêu khác nhau. Thí dụ như địa chỉ của các nhóm Google thường là mục tiêu của những người làm spam. Hoặc người làm spam có tên đăng ký trong các danh sách bàn thảo qua thư điện tử (discussion mailing lists). Nhiều chương trình tiện ích có thể dùng để tìm ra các địa chỉ trên các trang web. Hình Spam - tin rác a.iii. Phishing
- Hình Phishing Tấn công mạng theo hình thức lừa đảo Phishing luôn nằm top những rủi ro bảo mật phổ biến của TMĐT. Với hình thức này, Hacker thường giả mạo thành doanh nghiệp hoặc đơn vị có uy tín để lừa người tiêu dùng cung cấp thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng, tài khoản – mật khẩu trang TMĐT. Để đạt được mục đích này, chúng tạo ra một website giả trông gần giống như bản gốc khiến người dùng nhầm lẫn và nhập thông tin quan trọng. Cũng có khi chúng gửi một email, tin nhắn SMS mạo danh nhân viên công ty hoặc thực hiện một cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng để chiếm được lòng tin của nạn nhân. Thông thường, tin tặc sẽ giả mạo thành ngân hàng, trang web giao dịch trực tuyến, ví điện tử, các công ty thẻ tín dụng để lừa người dùng chia sẻ các thông tin nhạy cảm như: tài khoản & mật khẩu đăng nhập, mật khẩu giao dịch, thẻ tín dụng và các thông tin quý giá khác. Phương thức tấn công này thường được tin tặc thực hiện thông qua email và tin nhắn. Người dùng khi mở email và click vào đường link giả mạo sẽ được yêu cầu đăng nhập. Nếu “mắc câu”, tin tặc sẽ có được thông tin ngay tức khắc.
- a.iv. Bots Kẻ gian có thể viết ra một chương trình (bot) có khả năng thu thập dữ liệu quan trọng trong website Thương mại điện tử của bạn, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng cho họ. Những thông tin dễ bị thu thập là các mặt hàng đang “hot”, số lượng hàng tồn kho, hay số lượng hàng đã bán. Những thông tin này tuy không ảnh hưởng trực tiếp, nhưng ảnh hưởng gián tiếp tới doanh thu của sàn TMĐT nếu như kẻ xấu biết tận dụng đúng cách. a.v. DdoS DDoS (tấn công từ chối dịch vụ) luôn là nỗi ác mộng của các website thương mại điện tử. Để đảm bảo trải nghiệm khách hàng, các trang web TMĐT được kỳ vọng sẽ liên tục online và có thể chịu được một lượng traffic đủ lớn phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng (tùy từng giai đoạn phát triển). Tuy nhiên, chỉ cần một cuộc tấn công DDoS khiến website bị sập, doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt hại cả về doanh thu trực tiếp lẫn gián tiếp (mất uy tín). Một phương thức tấn công phổ biến kéo theo sự bão hoà máy mục tiêu với các yêu cầu liên lạc bên ngoài, đến mức nó không thể đáp ứng giao thông hợp pháp, hoặc đáp ứng quá chậm. Trong điều kiện chung, các cuộc tấn công DoS được bổ sung bởi ép máy mục tiêu khởi động lại hoặc tiêu thụ hết tài nguyên của nó đến mức nó không cung cấp dịch vụ, hoặc làm tắc nghẽn liên lạc giữa người sử dụng và nạn nhân. Không phải tất các dịch vụ đều ngừng chạy, thậm chí đó là kết quả của một hoạt động nguy hại, tất yếu của tấn công DoS. Tấn công từ chối dịch cũng có thể dẫn tới vấn đề về nhánh mạng của máy đang bị tấn công. Ví dụ băng thông của router giữa Internet và LAN có thể bị tiêu thụ bởi tấn công, làm tổn hại không chỉ máy tính ý định tấn công mà còn là toàn thể mạng. a.vi. Bruteforce Attack Tấn công bruteforce là kiểu tấn công nhắm vào tài khoản admin của quản trị viên trang web TMĐT. Bằng cách sử dụng công cụ chuyên dụng và test thử tất cả các cụm từ phổ biến, kẻ tấn công có thể dò ra mật khẩu và chiếm quyền quản trị website. Chính vì vậy, bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi bruteforce
- attacks bằng cách đặt mật khẩu phức tạp, và đừng quên thay đổi mật khẩu định kỳ. Hình Brute-force Attack a.vii. SQL injections Tấn công tiêm SQL (hay SQL injection) nhắm vào cơ sở dữ liệu của website thương mại điện tử. Hacker tiêm một đoạn mã độc hại vào database, thường thông qua submit form (tìm kiếm, đăng ký email…). Khi đó, chúng có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu của website, thu thập những thông tin như data khách hàng, inventory, và nhiều dữ liệu khác. Các cuộc tấn công SQL Injection được thực hiện bằng cách gửi lệnh SQL độc hại đến các máy chủ cơ sở dữ liệu thông qua các yêu cầu của người dùng mà website cho phép. Bất kỳ kênh input nào cũng có thể được sử dụng để gửi các lệnh độc hại, bao gồm các thẻ , chuỗi truy vấn (query strings), cookie và tệp tin.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: An toàn dữ liệu và mã hoá
34 p | 1146 | 389
-
Đề án “Tác Động Của Tiến Bộ Khoa Học Công Nghệ Tới Phát Triển Ngành Than Ở Quảng Ninh”
26 p | 323 | 91
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hợp: Đề tài: “Quản lý công tác thu thuế, phí và lệ phí nhằm cân đối ngân sách xã Minh Hương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”
32 p | 319 | 64
-
Tiểu luận:Kiến nghị Chính sách đối ngoại Việt Nam để đảm bảo định hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
21 p | 208 | 56
-
Luận văn Nghiên cứu và xây dựng một vài chương trình tấn công trên mạng Internet qua giao thức Telnet
76 p | 164 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đánh giá thực trạng triển khai đề án “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
130 p | 161 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xác định giá trị và tính khả thi của phương pháp quan sát với acid acetic (VIA) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Bắc Ninh và Cần Thơ, một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung
157 p | 198 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý dự án công trình huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
118 p | 65 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xác định giá trị và tính khả thi của phương pháp quan sát với acid acetic (VIA) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Bắc Ninh và Cần Thơ, mộ số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung
26 p | 157 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội hỗ trợ sinh kế đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
196 p | 18 | 13
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Chiến lược “Trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc và tác động đến an ninh khu vực Đông Nam Á đầu thế kỉ XXI
27 p | 73 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân
138 p | 75 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: Phát triển du lịch bền vững Hạ Long - Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Tuần Châu
110 p | 54 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Việt Nam trong chính sách đối ngoại của hoa kỳ dưới thời tổng thống B. Obama
22 p | 85 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu an ninh nguồn nước cho phát triển bền vững lưu vực sông Mã
27 p | 44 | 6
-
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Hội nhập khu vực ở châu Âu: Trường hợp nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu
27 p | 92 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội hỗ trợ sinh kế đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
27 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn