Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản: Sân khấu truyền thống Nhật Bản
lượt xem 24
download
Đề tài đóng góp phần nhỏ vào lịch sử các công trình nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản. Tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu truyền thống của Nhật Bản.Từ những tìm hiểu của bài nghiên cứu, đề tài sẽ đưa đến cho người đọc những giá trị văn hóa, từ đó tiếp thu và học hỏi giá trị tinh hoa của nhân loại, nâng cao sự hiểu biết lên tầm cao mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản: Sân khấu truyền thống Nhật Bản
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG Khoa Xã hội và Nhân văn TIỂU LUẬN SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN GVHD: ThS. Dương Ngọc Phúc Môn học: Văn hóa Nhật Bản Lớp học phần: KXH - 212_DDP0070_02 Nhóm sinh viên thực hiện: 1. 197DP02304 - Huỳnh Thị Mỹ Nhi 2. 197DP01885 - Lê Ngọc Y Bình 3. 197DP01892 - Nguyễn Thị Minh Châu 4. 197DP02706 - Lê Ngọc Đan Vy 5. 197DP02577 - Nguyễn Thị Thùy Trang 6. 197DP02729 - Trần Thị Tường Vy 7. 197DP06567 - Trịnh Thị Minh Thư Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2022
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Dương Ngọc Phúc và các anh chị trợ giảng. Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Văn hóa Nhật Bản, chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy cũng như là các anh chị. Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích. Từ những kiến thức mà thầy truyền đạt, chúng em xin trình bày lại những gì đã tìm hiểu về đề tài “Sân khấu truyền thống Nhật Bản” gửi đến thầy. Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Văn hóa Nhật Bản của chúng em vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này. Mong thầy xem và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Kính chúc thầy luôn hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”, luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức. Bên cạnh đó, chúng em cũng xin chúc anh chị trợ giảng gặt hái được nhiều thành công trong học tập. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 1
- MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 3 2. Đặt vấn đề ................................................................................................. 4 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu đề tài .................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................5 B. PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG .......................................................... 6 CHƯƠNG 2. BA LOẠI HÌNH SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG CHÍNH CỦA NHẬT BẢN ...................................................................................... 12 2.1. KỊCH BUNRAKU .............................................................................. 12 2.2. KỊCH NOH ..........................................................................................34 2.3. KỊCH KABUKI ...................................................................................69 CHƯƠNG 3. TẦM ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC GIÁ TRỊ ......................... 110 CỦA SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG ................................................... 110 C. KẾT LUẬN .............................................................................................. 114 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 115 E. PHỤ LỤC ................................................................................................. 116 1. Trả lời câu hỏi phản biện ......................................................................116 2. Bảng phân chia công việc .....................................................................120 2
- A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhật Bản hay còn gọi là “Đất nước mặt trời mọc” từ trước đến nay được cả thế giới ngã mũ ngưỡng mộ bởi tính cách và con người Nhật mang đậm chất văn hóa văn minh sâu sắc. Nhật Bản còn gắn liền với hình ảnh xứ sở hoa anh đào, hình tượng núi Phú Sĩ, những bộ phim hoạt hình đầy ý nghĩa hay những bộ đồ Kimono truyền thống... tất cả những hình ảnh đẹp ấy là một trong những lý do chúng em trở thành sinh viên ngành Nhật Bản học với mong muốn tìm hiểu và khám phá những nét đẹp văn hóa của đất nước này. Mặt khác, với mong muốn học hỏi và giao lưu văn hóa của sinh viên ngành Nhật Bản học, chúng em muốn tìm hiểu cũng như nghiên cứu sâu hơn về con người nơi đây qua các vở kịch truyền thống để cảm nhận, tiếp thu được nét đẹp văn hóa đặc trưng về bộ môn nghệ thuật này. Cũng như du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, họ muốn được thưởng thức các vở chèo, tuồng, múa rối nước, cải lương mang đậm nét văn hóa của dân tộc, thì khi đặt chân đến Nhật Bản chắc hẳn một lần ai cũng muốn tận mắt đắm chìm trong bầu không khí của nước Nhật cổ xưa qua các vở kịch truyền thống như Bugaku, Kyogen, Bunraku, Noh hay Kabuki ở nhà hát. Chính vì những lý do trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu này với mong muốn được hiểu rõ hơn về văn hóa nước Nhật từ xa xưa và muốn giới thiệu rộng rãi đến sinh viên đã và đang theo ngành Nhật Bản học hay những người muốn tìm hiểu về đất nước, văn hóa và con người Nhật Bản. Muốn trau dồi kiến thức của mình về văn hóa truyền thống ở “Đất nước mặt trời mọc” thì hy vọng bài tiểu luận này sẽ góp phần đem đến những kiến thức bổ ích cho người đọc. 3
- 2. Đặt vấn đề Đối với Nhật Bản cũng như các quốc gia trên thế giới, khi mà nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội cùng khoa học – kỹ thuật và công nghệ đang mang những giá trị có tính toàn cầu, thì văn hóa chính là “tấm căn cước” khẳng định những nét đặc trưng riêng vốn có của quốc gia đó và để giao lưu với các quốc gia khác. Là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa Nhật Bản, kịch nghệ truyền thống Nhật Bản với những giá trị nhân văn mang đậm bản sắc dân tộc Nhật Bản đã và đang phát huy vị trí, vai trò trong đời sống văn hóa, nghệ thuật đất nước. Đặc biệt tính cách người Nhật Bản luôn được cả thế giới kính trọng từ xưa đến nay, vậy nguyên nhân là gì? Một trong những nguyên nhân mà người Nhật được thế giới ngưỡng mộ là họ rất chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Người Nhật nổi tiếng với những nét văn hoá truyền thống vô cùng đặc sắc, họ luôn tự hào và không ngừng gìn giữ chúng. Bên cạnh việc phát triển và du nhập của các nét văn hoá phương Tây, người Nhật chủ động tiếp cận và biến chúng thành phong cách của họ nhưng không làm mất đi bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và biến đổi không ngừng của xã hội hiện nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển, nhiều loại hình mới ra đời thu hút sự chú ý của khán giả hơn thì loại hình truyền thống dần bị quay lưng, không còn được nhiều người săn đón như trước. Vậy làm thế nào để môn nghệ thuật sân khấu truyền thống này tồn tại và phát triển, không đánh mất đi nét đẹp truyền thống của Nhật Bản trong các vở kịch sân khấu mà vẫn giữ được nét riêng cho đến ngày nay. Để biết rõ hơn về môn nghệ thuật này, ta cùng tìm hiểu sâu hơn về quá trình hình thành cũng như các giá trị mà nó mang lại qua bài nghiên cứu. 4
- 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích Đề tài đóng góp phần nhỏ vào lịch sử các công trình nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản. Tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu truyền thống của Nhật Bản. Từ những tìm hiểu của bài nghiên cứu, đề tài sẽ đưa đến cho người đọc những giá trị văn hóa, từ đó tiếp thu và học hỏi giá trị tinh hoa của nhân loại, nâng cao sự hiểu biết lên tầm cao mới. 3.2. Mục tiêu - Khái quát, tìm hiểu về lịch sử và quá trình hình thành của ba loại hình kịch chính, đó là Bunraku, Noh và Kabuki để chúng ta có cái nhìn mới về văn hóa truyền thống Nhật Bản. - Tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Nhật Bản qua loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống. - Tổng hợp và phân tích các yếu tố đặc sắc, làm rõ các giá trị nghệ thuật truyền thống đối với đời sống xã hội Nhật Bản qua các loại hình kịch khác nhau. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các loại hình sân khấu truyền thống, đặc biệt là loại hình kịch Bunraku, Noh và Kabuki. Đây là đề tài thuộc lĩnh vực văn hóa truyền thống bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Trong bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu về lịch sử quá trình hình thành và những nét đặc sắc của các loại kịch nghệ này. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử: tạo cho bài viết trình bày theo một phong cách khoa học, rõ ràng cùng những sự kiện có liên quan đến đề tài. 5
- - Phương pháp phân tích – tổng hợp: báo, trang web…thu thập, tổng hợp, phân tích các dữ liệu lại nhằm đảm bảo tính hệ thống và hoàn chỉnh của bài viết. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG 1.1. Giới thiệu về văn hóa kịch truyền thống của Nhật Bản Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước có nền văn hóa nghệ thuật truyền thống độc đáo và đa dạng. Trong văn hóa Nhật Bản, các loại hình nghệ thuật truyền thống từ lâu đã là nguồn đam mê và cảm hứng trong nhiều thế kỷ qua, từ nghệ thuật Ikebana đến trà đạo. Đặc biệt là các loại hình kịch nghệ nổi tiếng như kịch Bugaku, Kyogen, Bunraku, Noh và Kabuki đầy sức lôi cuốn và được nhiều nơi trên thế giới biết đến và đã trở thành những nghệ thuật đầu tiên của Nhật Bản được ghi vào danh sách của UNESCO năm 2008 giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của những nghệ thuật này đối với di sản và lịch sử biểu diễn của Nhật Bản. Trong bài nghiên cứu này sẽ khai thác sâu tìm hiểu về 3 loại kịch chính đó là kịch múa rối Bunraku, kịch Kabuki và kịch Noh. Trước khi đi sâu vào nội dung ta cùng tìm hiểu sơ lược về nét văn hóa nổi bật của từng loại kịch này. Đầu tiên là kịch múa rối Bunraku. Đây là loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật được phát triển tại Osaka vào khoảng thế kỷ XVIII thời kỳ Edo và được kế thừa cho đến ngày nay. Khi nghe đến kịch múa rối, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ đây là loại hình dành cho trẻ em, nhưng thực tế là dành cho người lớn. Cốt truyện của vở kịch thường xoay quanh những 6
- người anh hùng thời cổ đại, tình yêu nam nữ thời kỳ Edo và cả những vụ tự sát vì tình (tự sát của những cặp đôi yêu nhau),... Bên cạnh đó, trên các sân khấu nhỏ bằng gỗ khắp Nhật Bản, kịch Noh vẫn đang được biểu diễn. Các diễn viên phục sức lộng lẫy với những khoảnh khắc diễn xuất xuất thần, giọng nói buồn thảm kèm theo tiếng sáo và trống, tạo nên cảm giác như một giấc mơ. Một trong số tín đồ người Nhật của loại hình này là ông Toshio Hosokawa, nhà soạn nhạc đã kết hợp sự nghiệp tiên phong thành công ở châu Âu và sự tuân thủ trung thành với cội nguồn Nhật Bản. Kịch Noh đã cuốn hút ông bằng khả năng thanh tẩy qua cách tiếp xúc với thế giới tinh thần, thông qua sự phụ thuộc vào sức mạnh của sự im lặng, qua diễn xuất những cử chỉ nghi thức của các nhạc công và diễn viên trước một tiếng trống hoặc một lần vung kiếm. Ông Hosokawa nói: "Âm nhạc của tôi là thư pháp vẽ trên tấm vải của không gian và thời gian", "Chuyển động lặng lẽ trong không khí – như khi người chơi trống thực hiện các cử chỉ - cũng sống động chẳng kém gì âm thanh. Và chuyển động như vậy ẩn chứa trong âm nhạc của tôi." Cùng với kịch Bunraku và kịch Noh, hình thức nghệ thuật nổi tiếng nhất đó là Kabuki. Kabuki ra đời vào đầu thế kỷ XVII, dưới hình thức biểu diễn tạp kỹ, sau đó trở thành một loại hình kịch nghệ được ưa chuộng nhất trong thời kỳ Edo (1603-1868). Loại hình kịch này trình diễn nhiều cảnh bạo lực, máu me và cảnh quan hệ kích động giữa những người nam giả nữ. Bằng sự kết hợp giữa nghệ thuật diễn xuất, múa và âm nhạc, Kabuki là môn nghệ thuật hết sức độc đáo và hiện được công nhận là một trong những loại hình kịch nghệ truyền thống vĩ đại của thế giới. Không thể phủ nhận cả ba loại hình nghệ thuật này được giữ gìn và bảo tồn đến tận ngày nay chính bởi thông điệp rất riêng được truyền tải vô cùng tinh tế và sâu sắc. Khi thật sự thấu hiểu chúng, khán giả sẽ cảm nhận được không gian khơi gợi trí tưởng tượng của Noh cùng với những mẫu chuyện cổ 7
- điển đầy tính sáng tạo của Bunraku. Và nếu muốn ngắm nhìn một sân khấu được bài trí tuyệt đẹp cùng sự diễn xuất tuyệt vời của các nam diễn viên trong vài tiếng đồng hồ, có khi là cả ngày cho một vở Kabuki là không hề lãng phí. Quả vậy, với sự tồn tại và được thừa nhận của Bunraku, Noh và Kabuki, sức sống mãnh liệt của văn hóa truyền thống một lần nữa lại được chứng minh trong dòng chảy của xã hội hiện đại Nhật Bản. 1.2. Lịch sử hình thành Vào thời Nara (710 – 794), cùng với trào lưu du nhập văn hóa Trung Hoa, một loại hình âm nhạc mang phong cách đại lục có tên là Sangaku ( 散 楽 ) cũng bắt đầu được biết đến tại Nhật Bản. Cùng với Nhã nhạc Gagaku (雅楽), Sangaku chủ yếu được trình diễn trong cung đình. Vào khoảng giữa thời Heian (794 – 1185), Sangaku dần được bản địa hóa và bắt đầu biểu diễn rộng rãi trong xã hội với cái tên mới là Sarugaku (猿楽). Sarugaku chính là nền tảng của kịch Noh (能). Theo dòng chảy lịch sử quá trình phát triển nghệ thuật kịch Noh ra đời từ thế kỷ XIII phát triển thành môn hình nghệ thuật lãnh đạo người biểu diễn, nhà soạn kịch thiên tài Kannami (1333-1384) và con trai ông, Zeami (1363-1443) Kịch Noh bao gồm múa và diễn kịch bằng điệu bộ. Kịch Noh phát triển thịnh vượng vào thời kỳ ông Zeami, dưới sự bảo trợ tướng quân Ashikaga Yoshinitsu. Sau này, vào thời kỳ Edo (1603-1868), kịch Noh trở thành môn nghệ thuật biểu diễn chính thức. Về lịch sử nghệ thuật rối Nhật Bản, sách có ghi lại vào kỷ XI. Người ta cho rằng thậm chí trước đó, những thợ săn lang thang kiếm tiền thêm bằng cách dùng con rối nhỏ diễn kịch mua vui tại các thị trấn. Về sau nhiều người định cư tại Sanjo đảo Awaji, nơi sinh ngành kịch rối chuyên nghiệp. Kịch Bunraku phát triển qua từng thời đại và đỉnh cao là thời Edo, ông Chikamatsu Monzaemon, góp phần chuyển Bunraku từ hình thức giải trí quần chúng thành nhà hát nghệ thuật. 8
- Có thể nói kịch Kabuki và Bunraku có mối liên hệ qua lại. Các diễn viên Kabuki chịu ảnh hưởng phong cách của những người kể chuyện Bunraku và thậm chí bắt chước những điệu bộ được cách điệu hóa của những con rối. Khi Kabuki mới ra đời, có phụ nữ tham gia diễn xuất, từ sau năm 1653 Kabuki mới ra đời và chỉ có đàn ông trưởng thành mới được diễn. Cho đến thời Genroku, cấu trúc của kịch Kabuki mới định hình và có nhiều yếu tố cách điệu hóa. Nối tiếp thời Minh Trị Duy tân, trong thời kì Kabuki có nhiều biến động nhưng bên cạnh không phần thành công. 1.3. Khái niệm Sân khấu truyền thống Nhật Bản là sự kết hợp đầy màu sắc và cuốn hút của vũ đạo, kịch và nhạc đệm. Sân khấu truyền thống là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, là sản phẩm của nền văn hóa, nơi kết tinh tâm hồn, trí tuệ, góp phần làm nên nét độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghệ thuật sân khấu truyền thống đã đem đến những món ăn tinh thần bổ ích, nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nên những đức tính, phẩm chất tốt đẹp cho con người. Có thể nói một cách cụ thể hơn, sân khấu truyền thống Nhật Bản là các vở kịch. Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp. Có sự tham gia của nhiều yếu tố, nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau: tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, nhạc công, họa sĩ thiết kế… Là sự kết hợp giữa 2 yếu tố bi và hài kịch. Đặc trưng của bộ môn nghệ thuật này là phải hành cuộc sống bằng các hành động kịch, thông qua các xung đột tính cách xảy ra trong quá trình xung đột xã hội, được khái quát và trình bày trong một cốt truyện chặt chẽ với độ dài thời gian không quá lớn. Căn cứ vào nội dung kịch, có thể chia thành các thể loại: hài kịch, bi kịch, bi hài kịch, chính kịch... Cũng có thể căn cứ vào nội dung của các đề tài mà chia kịch thành: kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại. 9
- 1.4. Vai trò Sân khấu truyền thống Nhật Bản được coi là suối nguồn của văn hóa xã hội. Góp phần đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống và luân lý đạo đức đời thường. Là nguồn cảm hứng nội tâm, nâng cao ý chí nghị lực trong cuộc sống. Ngoài ra, còn tạo nên những cung bậc cảm xúc tinh tế. Tính giáo dục của sân khấu truyền thống ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống con người. Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc. Một tác phẩm sân khấu có giá trị tư tưởng và chất lượng nghệ thuật cao sẽ góp phần tạo nên những mỹ cảm mới mẻ ở người xem, nâng cao giá trị chân thiện mỹ cho con người. 1.5. Mục đích Thu hút và liên kết những cảm xúc của con người lại với nhau giúp con người tìm hiểu về cuộc sống một cách sâu sắc hơn. Góp phần quan trong trong việc xây dựng con người có chức năng bồi dưỡng đạo đức, tình cảm cho con người. Nằm trong dòng chảy đó, nghệ thuật sân khấu gắn với cuộc sống của thời đại đem đến cho con người những giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, tạo ra một hệ chuẩn mang tinh thần nhân văn cao đẹp. Với sự nghiệp cao cả đó đã đặt ra cho người nghệ sĩ phải có trách nhiệm lớn lao là đem tác phẩm nghệ thuật để giáo dục, bồi dưỡng hình thành nhân cách, vun trồng đời sống tâm hồn trong sáng, phong phú, tinh tế, nhân hậu 10
- cho con người, nâng cao tính xúc cảm chân thực mãnh liệt trước cái đẹp, cái tốt trong quan hệ giữa người với người, trong quan hệ giữa gia đình, bạn bè và xã hội góp phần xây dựng nền móng đạo đức thẩm mỹ của con người. 1.6. Các loại hình sân khấu truyền thống của Nhật Bản Gồm Noh và Kyogen: bổ khuyết cho nhau. Noh là hình thức kịch nghệ Nhật Bản tồn tại lâu đời nhất và có tên gọi bắt nguồn từ chữ năng trong “kỹ năng” hoặc “tài năng”. Đây là loại hình nghiêm túc hơn, trong đó diễn viên chính đeo mặt nạ trong một số phân cảnh để góp phần truyền tải câu chuyện tốt hơn. Noh cũng dựa vào âm nhạc ở mức độ nhiều hơn. Ban đầu Kyogen đóng vai trò là màn biểu diễn trong lúc tạm nghỉ giữa các màn kịch Noh và thiên về hội thoại cùng hành động hài hước, kết hợp cả hai thể loại này gọi là kịch nghệ Nogaku. Noh có nguồn gốc từ thế kỷ VIII nhưng đã phát triển thành hình thức ngày nay vào thế kỷ XIV, được thúc đẩy bởi người biểu diễn kiêm nhà viết kịch Kannami và con trai ông, Zeami. Nhiều vở kịch họ viết vẫn là những phần quan trọng trong khoảng 250 vở kịch tạo nên vốn tiết mục biểu diễn Noh. Kabuki: được cho là hình thức kịch sân khấu Nhật Bản nổi tiếng nhất và xuất hiện vào đầu thế kỷ XVII tại Kyoto, nơi có truyền thuyết rằng một vu nữ ở Đại đền Izumo Taisha của thành phố đã khởi xướng biểu diễn phong cách kịch múa mới. Những màn trình diễn đó đã thu hút sự chú ý của triều đình, nơi cô được mời đến để biểu diễn. Sau khi được triều đình đóng dấu chấp thuận, các đoàn kịch cạnh tranh nhanh chóng xuất hiện và Kabuki đã phát triển thành màn biểu diễn của phụ nữ kết hợp nhảy múa và kịch. Tuy nhiên, trước giai đoạn cuối thế kỷ thứ XVII, phụ nữ bị cấm biểu diễn và mọi vai diễn đều do nam giới đảm nhận, những người đàn ông đảm nhận vai nữ được gọi là “Onnagata”. 11
- Bunraku: hay còn gọi là kịch rối Nhật Bản, được xem là hình thức giải trí cao cấp nhất trên thế giới, với một nhân vật duy nhất được ba nghệ sĩ múa rối điều khiển. Sự tinh tế trong chuyển động của con rối, dáng đi giống như thật, sự hài hòa hoàn hảo giữa hành động của búp bê, lời dẫn của người kể chuyện và âm nhạc đã trải qua nhiều thế hệ để đạt đến độ hoàn hảo. Bunraku được trình diễn lần đầu tiên tại Osaka vào năm 1684. Các bậc thầy múa rối, người thường xuất hiện trên sân khấu với trang phục màu đen, được hỗ trợ bởi “tayu”, người lồng tiếng cho tất cả các nhân vật trong vở kịch cũng như đóng vai trò người dẫn chuyện. Âm nhạc là thành phần cuối cùng – nhưng cũng quan trọng không kém của màn trình diễn, với đàn luýt “shamisen” cùng dàn nhạc gồm sáo “shakuhachi”, nhạc cụ có dây “koto” và đôi khi là trống “taiko”. CHƯƠNG 2. BA LOẠI HÌNH SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG CHÍNH CỦA NHẬT BẢN 2.1. KỊCH BUNRAKU 2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BUNRAKU Bunraku là một trong những nghệ thuật sân khấu truyền thống của Nhật Bản, nằm trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận vào năm 2003. Đây là một hình thức hợp tác chặt chẽ, kết hợp đồng bộ giữa ngâm thơ tường thuật, âm nhạc Shamisen và múa rối trong biểu diễn. Người kể chuyện kể lại bằng tất cả sức lực của mình, âm thanh sống động, tinh tế của đàn Shamisen và chuyển động đẹp mắt của những con rối khiến khán giả kinh ngạc. Mang phong cách độc đáo nổi bật, Bunraku được ca tụng là nghệ thuật sân khấu múa rối tinh vi bậc nhất thế giới. 12
- Con rối Bunraku. Nguồn: idesign.vn Thuật ngữ chính xác và nguyên thủy nhất cho kịch rối truyền thống Nhật Bản là Ningyo Joruri (人形浄瑠璃). Đây là sự kết hợp của nghệ thuật lĩnh xướng và kịch nghệ gọi là Joruri, con rối hay búp bê gọi là Ningyo trong tiếng Nhật. Tên gọi thay thế và nổi tiếng hơn của Ningyo Joruri là Bunraku (文楽). Tên gọi này xuất phát từ một nhà hát Bunraku chuyên nghiệp thương mại ở Osaka duy nhất còn tồn tại từ khi thành lập vào năm 1872 đến nay. Danh xưng Bunraku nổi tiếng đến mức nhiều người Nhật Bản và thế giới đã dùng cụm từ này để chỉ chung mọi loại hình kịch rối truyền thống ở xứ Phù Tang. 2.1.1.1. Nguồn gốc và sự ra đời của kịch Bunraku Nghệ thuật kịch rối Nhật Bản là sự kết hợp giữa người kể chuyện Tayu, múa rối Ningyo và âm nhạc Shamisen khởi phát vào cuối thế kỷ XVI và phát triển chủ yếu vào thế kỷ XVII và XVIII, là một bốn hình thức sân khấu cổ điển Nhật Bản bên cạnh Kabuki, Noh và Kyogen. Song song với Kabuki, Bunraku phát triển như một phần của nền văn hóa thương nhân sôi động của thời kỳ Edo (1603 – 1868). Tuy vậy những yếu tố cấu thành Bunraku lại xuất 13
- hiện từ rất sớm từ thời Heian (794 – 1185) nhưng lại hoạt động một cách độc lập và riêng lẻ. Nguồn: Chickgolden.com Theo Tiến sĩ Jukka O. Miettinen của Học viện Sân khấu Helsinki múa rối có lịch sử lâu đời ở Nhật Bản. Bắt nguồn từ các nghi thức cổ xưa, trong đó các con rối đóng vai trò đại diện cho những người đã khuất. Khi mối liên hệ với Trung Quốc được thiết lập vào thế kỷ thứ VII, múa rối cũng được chấp nhận bên cạnh các yếu tố văn hóa khác. Bằng chứng là các văn bản tồn tại từ thời Heian (794 – 1185) đã đề cập đến các nhóm người múa rối lưu động. Những người múa rối này được gọi là Kugutsumawashi vận hành những con rối đơn giản bởi một người đã đi khắp Nhật Bản để trình diễn. Hình thức giải trí đường phố này tiếp tục phát triển qua thời kỳ Edo (1603 – 1868). Nghệ thuật múa rối kết hợp với tụng kinh và đệm đàn Shamisen đã trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ XVII ở Edo (nay là Tokyo), nơi nó nhận được sự bảo trợ của các Shogun và các nhà lãnh đạo quân sự khác. Giai đoạn hoàng kim đạt sự phát triển đỉnh cao của Bunraku vào giữa thế kỷ XVIII. Loại hình này thu hút và đáp ứng nhu cầu giải trí của hầu hết các tầng lớp trong xã hội Nhật Bản đương thời. Sự hấp dẫn của nội dung chính là điểm mạnh của Bunraku, không chỉ là những vở kịch lịch sử hào nhoáng, oai hùng, Bunraku còn mở rộng hơn ở các chủ đề hấp dẫn, kịch tính mà gần gũi 14
- với đời sống thường nhật. Sự mở rộng phạm vi trình diễn gần như trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, tiếp cận hơn với nhiếu đối tượng khán giả cũng khiến Bunraku nổi danh hơn bao giờ hết. Đi kèm đó là sự cạnh tranh của những đoàn kịch nghệ tại thời điểm đó là Takemoto-za lẫy lững và Tokyotaka-za tươi mới trong giới kịch rối đương thời. Nguồn: Osaka-chushin.jp Sự suy giảm mức độ phổ biến của Bunraku bắt đầu từ đầu thời kỳ Meiji (1868 – 1912), khi các hình thức giải trí được Tây hóa trở thành trào lưu. Tuy nhiên may mắn thay, sự tiếp nối của truyền thống được đảm bảo bởi một nghệ nhân nhiệt huyết là Masai Kahei (1737 – 1810), với nghệ danh là Ueamura Bunrakuken. Ông thành lập nhà hát múa rối của riêng mình ở Osaka vào năm 1782. Từ đây, Osaka trở thành quê hương mới, là nơi tái sinh nghệ thuật kịch rối truyền thống Nhật Bản dưới một tên gọi khác là Bunraku. Ngày nay, nhà hát Bunraku-za hoặc Bunraku của Osaka vẫn là trung tâm của loại hình nghệ thuật, mặc dù các buổi biểu diễn cũng có thể được xem tại Nhà hát Quốc gia 15
- Tokyo. Bunraku là loại hình giải trí bình dân đã từng rất nổi tiếng và được yêu thích bởi mọi người ở nhiều tầng lớp và địa vị khác nhau trong xã hội Nhật Bản. Nhưng ngày nay lượng khán giả của Bunraku đang giảm dần và nhiều người liên tưởng nó với hình thức giải trí bác học, một nghệ thuật sân khấu cổ điển khó tiếp cận. 2.1.1.2. Tiểu sử người sáng tạo ra Bunraku Bunraku được đặt theo tên một người đã khám phá ra môn nghệ thuật này và phổ biến nó rộng rãi đến với công chúng là Uemura Bunrakuken. Ningyo Joruri Bunraku (sau này Bunrakuza ) người sáng lập. Tên thật Masai (Masaki) Yobei sinh ra ở Awaji Kokuya. Vào những năm Kansei (1789 – 1801) sau khi bãi bỏ Takemotoza và Toyokuza, ông đã đến Osaka và mở một chiếc ghế Ningyo Joruri ở phía đông của Dotonbori và bên bờ biển Kozubashi Minamizume. Bunrakuken là nghệ danh của tài tử Yoshita, Uemura được cho là đã đào tạo Gennobu Uemura, người được cho là tổ tiên của búp bê Awaji. Sau đó, ông chuyển đến thành phố Horie qua đời ở tuổi 60 vào năm 1810. Okura (Bunraku-an), thế hệ thứ tư, đã xuất sắc trong việc quản lý và cải thiện tài sản của mình. Năm 1972 (Meiji 5), nó chuyển đến Matsushima một vùng đất mới được mở bởi một sắc lệnh của chính phủ và lần đầu tiên có tên chính thức là Bunrakuza. Chuyển đến các khu vực vào năm 1984, Takemoto Settsu thời đại hoàng kim Bunraku được xây dựng xung quanh Daidaiyo, nhưng sau cái chết của đèo Bunraku, quản lý đã chết và vào năm 1909 quyền quản lý đã được chuyển cho Shochiku. 16
- 2.1.1.3. Các soạn giả và các vở kịch nổi tiếng a) “Kanadehon Chushingura” của Chikamatsu Monzaemon Là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Chikamatsu Monzaemon. Câu chuyện dài 10 giờ với 10 màn và phần mở đầu. Dựa trên một sự kiện có thật xảy ra vào năm 1702, kể về 47 Samurai đã trả thù cho cái chết của chúa công của họ và sau đó tự sát. Cũng một vở kịch khác của Chikamatsu Monzaemon là “Sonzezaki Shinju”, nói về vụ tự sát vì tình của cặp đôi yêu nhau tha thiết nhưng không đến được với nhau dựa trên một câu chuyện có thật ở Sonezaki. Nguồn: Idesign.vn b) “Imoseyama Onna Teiken” của Chikamatsu Hanji Đôi khi được coi là Romeo và Juliet của Nhật Bản mặc dù sự hòa giải cho hai gia đình thù địch thông qua cái chết của một cặp vợ chồng trẻ chỉ là một phần của câu chuyện đầy lừa dối và ghen tị. Hành động trung tâm của câu chuyện là người mẹ chính tay kết liễu con gái và đâm chết một người phụ nữ ghen tuông bằng một cây sáo thần, làm máu của cô có thể trộn với máu của 17
- một con hươu để phá vỡ câu thần chú bảo vệ tên thủ lĩnh độc ác đang kiểm soát Nhật Bản rồi tự tử. Nguồn: Idesign.vn c) “Ehon Taikoo” của Chikamatsu Yanagi Được coi là tác phẩm Bunraku vĩ đại cuối cùng. Mặc dù tiêu đề có nghĩa là biên niên sử của Taiko gợi ý rằng vở kịch nói về Toyotomi Hideyoshi, được biết đến với cái tên Taiko nhưng Akechi Mitsuhide vị tướng bất ngờ chống lại thủ lĩnh tàn bạo Oda Nobunaga lại được nhắc đến nhiều hơn. Trong một cảnh bi thảm Akechi (được biết đến với cái tên Takechi trong vở kịch) đã giết mẹ mình bằng một ngọn giáo tre tự chế vì nghĩ rằng bà là Hideyoshi cải trang (Hisayoshi trong vở kịch) ngay trước khi con trai của Akechi xuất hiện. Những vở kịch nổi tiếng khác bao gồm “Shinju Ten ni Amijima” (Tự tử vì tình yêu ở Amijima) và “Yoshitsune Sembon Zakura” (Yoshitsune và những cây anh đào ngàn thu). 2.1.1.4. Kịch Bunraku ngày nay Nhà hát múa rối đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ XVIII với các vở kịch của Chikamatsu Monzaemon. Sau đó, nó suy giảm vì thiếu các tác giả Joruri xuất sắc nhưng trong nửa sau của thế kỷ XX nó đã thu hút sự quan tâm mới. Năm 18
- 1963, hai nhóm nhỏ đối thủ đã tham gia thành lập Bunraku Kyokai (Hiệp hội Bunraku), có trụ sở tại Asahi-za (ban đầu được gọi là Bunraku-za) một nhà hát Bunraku truyền thống ở Osaka. Ngày nay, các buổi biểu diễn được tổ chức tại Kokuritsu Bunraku Gekijo (Nhà hát Bunraku Quốc gia mở cửa năm 1984) ở Osaka. Năm 2003, UNESCO đã tuyên bố Bunraku là một kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Bunraku chủ yếu được biểu diễn trong những nhà hát hiện đại phong cách châu Âu. Vở diễn kéo dài trong một ngày gồm hai phân đoạn (phân đoạn một vào đầu giờ chiều và phân đoạn hai vào buổi tối) mỗi phân đoạn lại có nhiều hồi. Các nhà hát thường bán vé cho từng phân đoạn của vở diễn, trong một vài trường hợp có thể tồn tại vé theo từng hồi của mỗi phân đoạn. Giá vé xem Bunraku dao động trong khoảng từ 1.500 – 6.500 yên (325.000 – 1.410.000 VNĐ). 2.1.2. GIÁ TRỊ VÀ CON RỐI BUNRAKU 2.1.2.1. Văn hóa Edo trong các vở kịch Bunraku Vào thời kỳ Edo, tầng lớp bình dân đã tham gia đóng góp cho nền văn hóa Nhật Bản những yếu tố mới văn hóa này được gọi là “văn hóa thị dân”. Văn hóa thị dân (Chonindo: lối sống người thành thị) là văn hóa của các tầng lớp thị dân, nghệ sĩ, kỹ nữ. Linh hồn của văn hóa này nằm trong một triết lý sống gọi là Ukiyo (Phù thế), nghĩa là phù sinh, vô thường, trôi nổi theo thời gian. Triết lý sống Ukiyo thể hiện tính phù du của cuộc đời phiêu dạt, được tầng lớp bình dân và cả giới võ sĩ đạo tiếp nhận tiêu biểu là múa rối. 2.1.2.2. Nhân vật và kết cấu vở kịch Ba yếu tố chính để tạo ra một vở kịch hoàn hảo đó là: Ningyotsukai (con rối), Tayu (người kể chuyện) và cuối cùng là người chơi Shamisen. Các nghệ sĩ múa rối biểu diễn trên sân khấu chính gọi là Hombutai trong khi Tayu và nhạc công ngồi trên vách ngăn lệch sang một bên gọi là Yuka. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Vấn đề cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn"
25 p | 1080 | 405
-
Tiểu luận: Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật Bản
36 p | 2292 | 326
-
Tiểu luận “Xây dựng văn hoá xe buýt Hà Nội - Khả năng và hiện thực”
10 p | 974 | 262
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này
121 p | 908 | 169
-
Tiểu luận Một số khía cạnh dẫn đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản và một số bài học bổ ích cho thời kỳ “đổi mới”của kinh tế Việt Nam
28 p | 417 | 160
-
Tiểu luận: So sánh doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam
27 p | 591 | 66
-
Đề tài: "Việc học ngữ pháp Tiếng Nhật của sinh viên năm thứ 2 khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản-Trường đại học ngoại ngữ Huế"
20 p | 227 | 64
-
Tiểu luận: Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
22 p | 241 | 55
-
Tiểu luận:Khai thác các hoạt động du lịch về đêm tại quận 5 Thành Phố Hồ Chí Minh
25 p | 391 | 47
-
Tiểu luận triết học - Một số điều kiện thúc đẩy việc xây dựng thành công văn hoá xe buýt Hà Nội
8 p | 208 | 46
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á giai đoạn 1977-2016
171 p | 65 | 16
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chiến lược kinh doanh của công ty Nestlé
22 p | 69 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam
121 p | 65 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán theo định hướng ERP tại Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận quốc tế Đà Nẵng - Danatrans
95 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Tiểu thuyết Rừng Na-Uy từ góc nhìn phân tâm học
158 p | 65 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với Châu Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay tv
130 p | 43 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội
27 p | 60 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn