Thái Ngọc Sơn<br />
<br />
110<br />
<br />
TÍNH TOÁN VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG LÀM MÁT CHUỒNG TRẠI<br />
BẰNG NGUỒN NƯỚC NGẦM<br />
CALCULATING AND OPERATING THE COOLING SYSTEM OF FARMHOUSES USING<br />
UNDERGROUND WATER<br />
Thái Ngọc Sơn<br />
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng; thaingocson@gmail.com<br />
Tóm tắt - Nguồn nước ngầm tại miền Trung Việt Nam có trữ lượng<br />
phong phú, nhiệt độ trong mùa hè lại thấp hơn nhiệt độ không khí<br />
khá nhiều. Để làm mát chuồng trại chăn nuôi gia cầm có rất nhiều<br />
phương pháp như tưới nước, phun sương, sử dụng buồng phun,<br />
thiết bị trao đổi nhiệt kiểu vách ngăn, thông gió qua tấm làm mát<br />
(cooling pad), điều hòa không khí... Bài báo đã phân tích, lựa chọn<br />
một phương pháp làm mát hỗn hợp: vừa phun mưa để giảm lượng<br />
nhiệt truyền vào chuồng do bức xạ mặt trời qua mái, vừa dùng tấm<br />
làm mát cooling pad, sử dụng nước ngầm để thông gió và làm mát<br />
không khí cho chuồng trại. Bài báo trình bày các điểm cơ bản trong<br />
tính toán thiết kế hệ thống làm mát nêu trên, kết quả triển khai ứng<br />
dụng và phương pháp vận hành hệ thống.<br />
<br />
Abstract - The central region of Vietnam has abundant reserves of<br />
underground water. During summer, the water temperature is much<br />
lower than the ambient air temperature. For cooling poultry farms,<br />
there are many popular methods such as watering, spraying, using<br />
spray chambers (air washer), surface heat exchangers, direct<br />
evaporative coolers, using the cooling pad, air conditioning systems<br />
and so on. In this article, we analyze and select a complex cooling<br />
system which combines water spray method and direct evaporative<br />
coolers using cooling pads. The former method is utilized to reduce<br />
the amount of heat entering the farmhouse due to solar radiation<br />
through the roof.Meanwhile, the latter one is applied to cool the air<br />
by evaporating the underground water as it goes through the cooling<br />
pad. This article presents the basics of calculating in designing a<br />
combined cooling system as mentioned above, the results of the<br />
application and the method of operating the whole the system.<br />
<br />
Từ khóa - không khí ẩm; phương pháp lặp; nước ngầm; làm mát<br />
chuồng trại; tấm làm mát<br />
<br />
Key words - moist air; iterative methods; ground water; cooling<br />
animal sheds; cooling pad<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Khí hậu Việt Nam chia làm hai mùa rõ rệt, đặc biệt là<br />
tại miền Trung, “nắng lắm mưa nhiều”. Bài toán đặt ra cho<br />
các nhà chăn nuôi là làm sao để khống chế vi khí hậu trong<br />
các trang trại chăn nuôi ở điều kiện tốt nhất có thể trong<br />
khi vốn đầu tư còn nhỏ.<br />
Để làm mát chuồng trại chăn nuôi gia cầm có rất nhiều<br />
phương pháp như: tưới nước, phun sương, sử dụng buồng<br />
phun, thiết bị trao đổi nhiệt kiểu vách ngăn, thông gió qua<br />
tấm làm mát (cooling pad), điều hòa không khí... Khảo<br />
sát nguồn nước ngầm ở Quảng Nam, Đà Nẵng trong các<br />
năm từ 2014 - 2017 cho thấy nhiệt độ khá ổn định, nằm<br />
trong khoảng 24,5 - 25,5°C. Với trữ lượng khá lớn, nguồn<br />
nhiệt này có thể sử dụng để làm mát chuồng trại. Bài báo<br />
phân tích, lựa chọn một phương pháp thích hợp, trình bày<br />
các điểm cơ bản trong tính toán thiết kế hệ thống làm mát<br />
đó, nêu kết quả triển khai ứng dụng và phương pháp vận<br />
hành hệ thống.<br />
<br />
tháng 7 nhiệt độ không khí cao nhất lúc 12h là 33,4°C cũng<br />
chính là lúc độ ẩm tương đối của không khí thấp nhất 57%.<br />
Việc làm mát cho chuồng trại thường được thực hiện trong<br />
các giờ nắng nóng cao điểm, do vậy ta chọn các thông số<br />
để tính toán ứng với thời gian đó, tức là thông số ngoài trời:<br />
nhiệt độ tN = 34,4°C, độ ẩm tương đối N = 57%.<br />
Điều kiện vi khí hậu đối với chăn nuôi gia cầm, cụ thể<br />
là gà, tối ưu là t = 18 - 24°C, = 60 - 70%. Điều kiện này<br />
chỉ có thể đáp ứng được khi sử dụng hệ thống điều hòa<br />
không khí với chi phí đầu tư ban đầu và cả chi phí vận hành<br />
(tiền điện) rất cao. Trong điều kiện sản xuất của Việt Nam,<br />
theo [2], khi khảo sát chuồng nuôi gà đẻ, nhiệt độ trong<br />
chuồng có thể chấp nhận là trong khoảng 27 - 30°C, độ ẩm<br />
82 - 90%, tốc độ gió 1,7 – 2 m/s. Ở điều kiện này gà chưa<br />
thể hiện stress nhiệt. Vậy ta chọn điều kiện trong chuồng<br />
như sau: nhiệt độ tT = 28,6°C; độ ẩm T = 89%.<br />
Nhiệt thừa được tính toán dựa trên tài liệu [3].<br />
Nhiệt do nguồn sáng nhân tạo Q1 = 0,90 kW.<br />
Nhiệt thừa của gia cầm tương đối khó tính toán do<br />
không có các số liệu nghiên cứu, ta tạm tính theo nhiệt thừa<br />
trung bình của người dựa trên tỷ lệ da người và gà, thu được<br />
Q2 = 22,5 kW.<br />
Nhiệt do bức xạ mặt trời vào phòng qua kết cấu bao che<br />
(ở đây là qua mái khi không có các biện pháp giảm nhiệt<br />
bức xạ như phun mưa, phun sương...) Q3 = 33,4 kW.<br />
Nhiệt truyền qua kết cấu bao che (tường, trần, nền đất)<br />
Q4 = 8,9 kW.<br />
Vậy tổng nhiệt thừa là Q = 65,7 kW, trong đó nhiệt thừa<br />
do bức xạ qua mái chiếm hơn một nửa.<br />
Lượng ẩm thừa do gà sinh ra được xác định gần đúng,<br />
<br />
2. Giải quyết vấn đề<br />
Tính toán và triển khai hệ thống làm mát tại trang trại ở<br />
Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng có kích thước dài D = 70 m;<br />
rộng R = 8,5 m; chiều cao của không gian cần làm mát là<br />
H = 3 m. Chuồng nuôi 6.000 con gà.<br />
2.1. Thông số khí hậu, tính toán nhiệt thừa, ẩm thừa<br />
Xét điều kiện thời tiết tại Đà Nẵng [1], tháng nóng nhất<br />
trong năm là tháng 7 với nhiệt độ không khí cao nhất trung<br />
bình trong mùa hè là tN = 34,4°C. Phân tích biến trình ngày<br />
của nhiệt độ không khí và biến trình ngày của độ ẩm tương<br />
đối trong tháng 7, nhận thấy khi nhiệt độ không khí lên cao,<br />
độ ẩm tương đối của không khí xuống thấp, ví dụ trong<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 5(126).2018<br />
<br />
bằng lượng nước cung cấp hàng ngày cho gà, được gà thải<br />
qua phân và hô hấp: W = 0,029 kg/s.<br />
2.2. Lựa chọn phương án làm mát<br />
Phương án sử dụng điều hòa không khí là tối ưu để điều<br />
khiển nhiệt độ và độ ẩm không khí trong chuồng như các<br />
nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên chi phí đầu tư rất cao,<br />
chi phí vận hành cũng lớn nên chưa thích hợp với phần<br />
nhiều trang trại tại miền Trung.<br />
Phương án dùng thiết bị trao đổi nhiệt kiểu vách ngăn<br />
không khả thi do độ chênh nhiệt độ của nước ngầm với<br />
không khí trong chuồng thấp, nếu sử dụng loại thiết bị này<br />
sẽ rất cồng kềnh, đòi hỏi một lượng nước ngầm rất lớn. Mặt<br />
khác, nước ngầm luôn có chứa nhiều tạp chất, khi bám vào<br />
mặt trong của thiết bị trao đổi nhiệt sẽ làm tăng nhiệt trở,<br />
rất khó vệ sinh, làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt.<br />
Phương pháp phun sương đòi hỏi nước tương đối sạch<br />
để tránh làm nghẹt béc phun. Mặt khác, khi phun sương trên<br />
mái sẽ làm mát cả bầu không khí xung quanh gây lãng phí.<br />
Bên cạnh đó, nếu phun trực tiếp vào chuồng sẽ cần hệ thống<br />
phân phối gió để ẩm không tập trung, dễ làm gia cầm dịch<br />
bệnh. Do vậy, phương pháp phun sương không thích hợp.<br />
Phương pháp cho nước chảy theo rãnh của mái tôn được<br />
tính toán kỹ [4], đòi hỏi lưu lượng nước lớn. Khi sử dụng<br />
nước ngầm với nhiệt độ 25°C, lưu lượng 5,4 m3/h có thể<br />
giảm khoảng 30% lượng nhiệt truyền qua mái.<br />
Để làm mát mái, ta có thể dùng phương pháp phun mưa<br />
trên mái. Phương pháp này giống như phun sương, nhưng<br />
đường kính hạt lớn hơn, do đó tránh hiện tượng nghẹt béc<br />
phun. Thiết bị phun mưa đơn giản, năng lượng điện tiêu<br />
hao ít hơn phun sương. Khi sử dụng, nước ra khỏi tấm làm<br />
mát có nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ nhiệt kế ướt với lưu lượng<br />
là 2,7 m3/h, lượng nhiệt xâm nhập qua mái sẽ là QT = 3,5<br />
kW, giảm gần 90% lượng nhiệt truyền qua mái.<br />
Để giảm nhiệt độ không khí trong chuồng, ta có thể<br />
dùng thiết bị trao đổi nhiệt kiểu hỗn hợp, cụ thể là buồng<br />
phun (có hoặc không có lớp đệm). Tuy nhiên buồng phun<br />
khá cồng kềnh, lượng nước tuần hoàn lớn nên hiện tại<br />
phương pháp dùng tấm làm mát tương đối phổ biến.<br />
Tấm làm mát (cooling pad) có thể làm giảm nhiệt độ<br />
xuống đến giới hạn chấp nhận được trong các ngày hè nóng<br />
bức với độ ẩm phù hợp trong chăn nuôi. Nước sau khi đi<br />
qua tấm làm mát có nhiệt độ gần với nhiệt độ nhiệt kế ướt,<br />
ta lấy nước đó phun mưa lên mái, theo như trên đã phân<br />
tích, sẽ làm giảm đáng kể công suất nhiệt của hệ thống.<br />
Vậy ta sẽ sử dụng đồng thời hai phương pháp làm mát:<br />
nước ngầm vào thời gian nắng nóng cao điểm sẽ được hút<br />
và bơm qua hệ thống cooling pad; nước ra khỏi hệ thống sẽ<br />
được trữ lại để tái tuần hoàn qua cooling pad hoặc phun<br />
mưa làm mát mái.<br />
2.3. Tính toán hệ thống phun mưa<br />
Nước tạo thành một màng mỏng bao phủ toàn bộ mái<br />
tôn. Tùy theo lưu lượng nước phun mà nhiệt độ của mái sẽ<br />
giảm xuống.<br />
Bài toán: Cho không khí ngoài trời có nhiệt độ tN, độ<br />
ẩm tương đối φN. Không khí trong chuồng có nhiệt độ tT,<br />
độ ẩm tương đối φT, nước phun mưa lên mái nhà có lưu<br />
lượng Gn, nhiệt độ t'L. Xác định lượng nhiệt truyền qua mái<br />
<br />
111<br />
<br />
vào chuồng QT, nhiệt độ đầu ra khỏi mái của nước t''L.<br />
Giải: Bài toán giải theo phương pháp lặp. Trong quá<br />
trình tính toán có sử dụng một số giả thiết sau:<br />
- Toàn bộ mái được phủ một lớp nước có nhiệt độ tính<br />
toán là nhiệt độ trung bình của nước phun lên mái t' L và<br />
nước thu hồi sau khi làm mát mái t"L.<br />
- Nhiệt độ của bề mặt ngoài của mái xem như bằng nhiệt<br />
độ của nước.<br />
- Nhiệt lượng bức xạ mặt trời do mái hấp thụ xem như<br />
truyền toàn bộ cho nước do hệ số tỏa nhiệt từ bề mặt ngoài<br />
của mái vào màng nước khá lớn.<br />
- Bỏ qua quá trình trao đổi nhiệt khối giữa nước từ vòi<br />
phun đến khi tạo thành lớp màng trên bề mặt mái. Trong<br />
thực tế, quá trình này sẽ làm giảm bớt lưu lượng nước chảy<br />
trên mái và thay đổi trạng thái không khí gần bề mặt mái.<br />
<br />
Hình 1. Tính cân bằng nhiệt cho nước phủ trên mái<br />
<br />
Nước phun mưa là nước đã đi qua cooling pad, khi đó<br />
nước sẽ có nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ nhiệt kế ướt.<br />
Bảng 1. Tính nhiệt hệ thống phun mưa<br />
Ký hiệu/Công<br />
thức<br />
Gn<br />
<br />
Kết<br />
quả<br />
0,75<br />
<br />
t'L<br />
<br />
26,9<br />
<br />
t''L<br />
<br />
34,6<br />
<br />
Rαn<br />
<br />
0,002<br />
<br />
Nhiệt trở dẫn nhiệt mái (m2K/W)<br />
<br />
Rm = δm/λm<br />
<br />
0,033<br />
<br />
Nhiệt trở của không khí (m2K/W)<br />
Nhiệt trở dẫn nhiệt trần (m2K/W)<br />
Nhiệt trở tỏa nhiệt bên trong của<br />
kết cấu bao che (m2K/W)<br />
<br />
Rkk<br />
Rt = δt/λt<br />
<br />
0,172<br />
0,067<br />
<br />
RαT = 1/αT<br />
<br />
0,086<br />
<br />
Diễn giải<br />
Lưu lượng nước phun (kg/s)<br />
Nhiệt độ nước phun ra mái bằng<br />
nhiệt độ nước ra khỏi cooling pad<br />
(°C)<br />
Nhiệt độ nước ra khỏi mái (chọn)<br />
Nhiệt trở tỏa nhiệt từ bề mặt ngoài<br />
của mái vào nước (m2K/W)<br />
<br />
Tổng nhiệt trở R (m2K/W)<br />
Diện tích mái<br />
Nhiệt truyền từ trong chuồng vào<br />
nước (kW)<br />
Hệ số hấp thụ của mái<br />
Nhiệt bức xạ đối với mặt ngang<br />
(kW/m2)<br />
Nhiệt lượng bức xạ từ mặt trời<br />
vào mái (kW)<br />
Lượng nhiệt truyền từ không khí<br />
ngoài trời vào nước (kW)<br />
Diện tích bề mặt bay hơi (m2)<br />
Tốc độ gió trung bình (m/s)<br />
(m2)<br />
<br />
R = Rαn+ Rm+<br />
Rkk+ Rt+ RαT<br />
Fm<br />
<br />
0,360<br />
595<br />
<br />
QT=Fm(tT-tL)/R<br />
<br />
-3,5<br />
<br />
εS<br />
<br />
0,61<br />
<br />
E<br />
<br />
0,777<br />
<br />
Qε = FmεSE<br />
<br />
282,0<br />
<br />
QN = Fm.αN.(tNtL)<br />
Fbh = (L+Hs)Lm<br />
ωtb<br />
<br />
50,5<br />
856<br />
1,78<br />
<br />
Thái Ngọc Sơn<br />
<br />
112<br />
<br />
Hệ số bay hơi (kg/(s.m2.Pa)) [6]<br />
Áp suất hơi nước bão hòa theo<br />
nhiệt độ của nước (Pa)<br />
Áp suất hơi nước bão hòa theo nhiệt<br />
độ của không khí ngoài trời (Pa)<br />
Áp suất riêng phần của hơi nước<br />
trong không khí ngoài trời (Pa)<br />
Lượng nước bay hơi trên toàn bộ<br />
bề mặt mái (kg/s) [6]<br />
Lượng nhiệt chuyển pha cần để<br />
bay hơi nước (kW)<br />
Tồng lượng nhiệt cung cấp cho<br />
nước (kW)<br />
Biến thiên enthalpy của nước<br />
(kW)<br />
Nhiệt độ đầu ra của nước (tính)<br />
(°C)<br />
Sai số nhiệt độ đầu ra<br />
<br />
c=(17,17+13,0<br />
5ωtb).10-5/3600<br />
<br />
1,12<br />
E-07<br />
<br />
ps<br />
<br />
4 398<br />
<br />
ps_N<br />
<br />
5 399<br />
<br />
ph = ps_N.φN<br />
<br />
3 078<br />
<br />
W = Fbhc(ps-рh)<br />
<br />
0,127<br />
<br />
Qbh = W.r<br />
<br />
307,9<br />
<br />
Q = Qε+QT+QN<br />
<br />
328,9<br />
<br />
ΔI = Q-Qbh<br />
<br />
21,1<br />
<br />
t"L_Tính= t'L+ΔI/<br />
[(Gn-W).cp]<br />
<br />
35,0<br />
<br />
εt=abs(t"Lt"L_Tính)/t"L_Tính<br />
<br />
1,3%<br />
<br />
Việc phun nước trên mái nhà chủ yếu để giảm lượng<br />
nhiệt bức xạ mặt trời và lượng nhiệt truyền từ không khí<br />
ngoài trời qua mái vào chuồng. Khi phun nước có lưu<br />
lượng lớn hơn, nhiệt độ trung bình của nước sẽ giảm, đến<br />
thời điểm nhiệt độ của nước nhỏ hơn nhiệt độ của không<br />
khí trong chuồng, khi đó nhiệt sẽ truyền từ trong chuồng ra<br />
nước. Tuy nhiên, nhiệt trở truyền nhiệt từ trong chuồng lên<br />
mái rất lớn, để làm mát không khí trong chuồng hoàn toàn<br />
không có lợi.<br />
2.4. Tính toán hệ thống cooling pad<br />
a. Tính chọn quạt<br />
Không khí lưu thông qua chuồng trong những ngày hè<br />
có 2 mục đích: cung cấp lượng không khí tươi tối thiểu cần<br />
thiết và duy trì tốc độ gió cần thiết để thải nhiệt cho gia cầm.<br />
Lượng không khí tươi tối thiểu G min [5]:<br />
Gmin = GN.n.ρ/60 = 32,8 kg/s<br />
Trong đó, năng suất chuồng trại n = 6.000 con; khối lượng<br />
trung bình mỗi con gà m = 2 kg/con; định lượng không khí<br />
tươi cho 1 kg gà GN = 5 CFM (cube feet per min; 1 cubic<br />
feet=28,3 lít); khối lượng riêng của không khí tại 30°C là<br />
ρ = 1,16 kg/m3.<br />
Để làm mát trong mùa hè, không khí trong chuồng cần<br />
lưu chuyển tối thiểu với tốc độ 2 – 3 m/s. Ứng với tốc độ 2<br />
m/s cần lưu lượng Gmax = ρ.ω.F = 59,2 kg/s. Chọn quạt hút<br />
Kolowa SLR54-3DS với lưu lượng gió: 24.000 CFM, hiệu<br />
suất 0,8, ta tính được cần dùng 4 quạt để duy trì lưu lượng<br />
không khí tươi tối thiểu cho gà và cần thêm 4 quạt để duy<br />
trì tốc độ không khí trong chuồng trong các ngày hè nóng<br />
bức là 2,4 m/s<br />
b. Tính chọn cooling pad<br />
Bài toán: Cho không khí và nước trao đổi nhiệt – khối<br />
khi đi qua tấm cooling pad. Biết không khí có lưu lượng<br />
vào thiết bị là 62,7 kg/s; nhiệt độ là tN = 34,4°C, φN = 57%.<br />
Nước ngầm vào thiết bị có nhiệt độ t'n = 25°C. Xác định<br />
nhiệt độ của không khí ẩm ra khỏi thiết bị và ra khỏi chuồng<br />
gà có nhiệt thừa, ẩm thừa đã tính trong mục 2.1, lưu lượng<br />
nước để không khí ẩm ra khỏi thiết bị có độ ẩm 85 - 90%;<br />
số tấm làm mát cần thiết.<br />
<br />
Giải: Khi cho nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ nhiệt kế<br />
ướt chảy qua cooling pad, không khí ẩm biến đổi trạng thái<br />
theo đường đẳng enthalpy, từ nhiệt độ ban đầu t' k = tN đến<br />
nhiệt độ ra khỏi cooling pad t" k_u, quá trình diễn ra theo<br />
đường AB. Sau đó không khí ẩm tại trạng thái B được thổi<br />
vào chuồng, nhận nhiệt thừa và ẩm thừa, biến đổi đến trạng<br />
thái điểm E.<br />
Khi nước ngầm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nhiệt kế<br />
ướt vào cooling pad, không khí sẽ cung cấp thêm một<br />
lượng enthalpy ΔIn để làm tăng nhiệt độ nước đến nhiệt độ<br />
nhiệt kế ướt, quá trình diễn ra theo đường AC (Hình 2).<br />
Không khí ẩm sau đó được thổi vào chuồng, cũng nhận<br />
nhiệt thừa và ẩm thừa, biến đổi đến trạng thái F.<br />
<br />
Hình 2. Quá trình trao đổi nhiệt - khối của không khí ẩm khi<br />
qua cooling pad<br />
<br />
Vậy E và F tương ứng với trạng thái không khí ẩm trong<br />
chuồng khi nước tưới cooling pad là nước tuần hoàn trong<br />
hệ thống cooling pad (có nhiệt độ của nhiệt kế ướt) và nước<br />
ngầm. Với cùng nhiệt thừa, ẩm thừa, trạng thái E có nhiệt<br />
độ cao hơn nhưng độ ẩm tương đối thấp hơn; trạng thái F<br />
có nhiệt độ thấp hơn nhưng độ ẩm tương đối cao hơn. Đây<br />
là vấn đề cần lưu ý khi vận hành hệ thống.<br />
Chọn tấm cooling pad Celdek 7090-15 với kích thước<br />
H×W×D = 1800 x 600 x 100 mm. Nhiệt độ không khí ẩm<br />
ra khỏi cooling pad phụ thuộc vào tốc độ của không khí và<br />
bề dày của cooling pad. Số lượng tấm cooling pad phụ<br />
thuộc vào lưu lượng và tốc độ không khí cần làm mát.<br />
Khi nước vào cooling pad với nhiệt độ nhiệt kế ướt,<br />
nhiệt độ không khí qua tấm cooling pad 7090-15 được tính<br />
theo công thức thực nghiệm sau [7]:<br />
tk_u” = tk’ – η.(tk’-tư)<br />
trong đó, η là hiệu suất làm mát.<br />
Để có được độ ẩm cần thiết và tấm làm mát hoạt động<br />
tối ưu, cần cung cấp lượng nước cD nhất định cho 1 m2 bề<br />
mặt trên cùng của tấm làm mát. Lượng nước GD cung cấp<br />
cho toàn bộ chiều dài được tính như sau:<br />
GD = cD LD<br />
Trong đó, L = nW: Tổng chiều dài các tấm cooling pad<br />
(m); D: Bề dày tấm cooling pad (m).<br />
Các giá trị η và cD xác định từ catalogue của cooling<br />
pad Celdek 7090-15 [7].<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 5(126).2018<br />
<br />
Bảng 2. Tính nhiệt hệ thống cooling pad<br />
Diễn giải<br />
BÀI TOÁN<br />
Không khí vào cooling pad<br />
Lưu lượng khối lượng<br />
không khí (kg/s)<br />
Lưu lượng khối lượng<br />
KKK (kg/s)<br />
Nhiệt độ (°C)<br />
Độ ẩm tương đối<br />
Không khí ra khỏi chuồng<br />
Độ ẩm yêu cầu<br />
Nước<br />
Nhiệt độ nước vào (°C)<br />
GIẢI<br />
Khối lượng riêng trung bình<br />
của không khí khô (kg/m3)<br />
Lưu lượng thể tích KKK, (m3/s)<br />
Chọn tốc độ gió vào các<br />
tấm cooling pad (m/s)<br />
Tổng diện tích các tấm<br />
cooling pad (m2)<br />
Số lượng tấm cooling pad<br />
Chọn số tấm cooling pad<br />
Kiểm tra lại tốc độ gió vào<br />
các tấm cooling pad (m/s)<br />
Nhiệt độ nhiệt kế ướt<br />
Hiệu suất làm mát<br />
Nhiệt độ không khí ra<br />
cooling pad (°C)<br />
Ẩm dung không khí ra<br />
cooling pad (kg/kgKKK)<br />
Lượng nước bay hơi (kg/s)<br />
Lượng nước xả bỏ (kg/s)<br />
Lượng nước cần bổ sung<br />
khí bơm tuần hoàn (kg/s)<br />
Định lượng tưới (kg/(s.m2))<br />
Tổng chiều dài các tấm<br />
cooling pad (m)<br />
Lượng nước cung cấp GD<br />
cho toàn bộ chiều dài (kg/s)<br />
Lưu lượng nước qua toàn<br />
bộ cooling pad (kg/s)<br />
Lưu lượng nước bơm qua<br />
toàn bộ cooling pad (kg/s)<br />
(theo bơm chọn thực tế)<br />
Biến thiên enthalpy của<br />
nước (kW)<br />
Enthalpy của không khí<br />
giảm (kJ/kgKKK)<br />
Enthalpy thực tế của không<br />
khí khi ra khỏi cooling pad<br />
(kJ/kgKKK)<br />
Nhiệt độ thực tế của không<br />
khí ra khỏi cooling pad (°C)<br />
Độ ẩm tương đối thực tế của<br />
không khí ra khỏi cooling pad<br />
<br />
Ký hiệu/Công thức<br />
<br />
Kết<br />
quả<br />
<br />
G0<br />
<br />
62,7<br />
<br />
Gk<br />
<br />
61,5<br />
<br />
t'k = tN<br />
φ'k = φN<br />
<br />
34,4<br />
0,57<br />
<br />
φT<br />
<br />
0,850,9<br />
<br />
tn'<br />
<br />
25<br />
<br />
ρ<br />
<br />
1,15<br />
<br />
Vk = Gk/ρ<br />
<br />
53,5<br />
<br />
ωc<br />
<br />
2,5<br />
<br />
F = Vk/ωc<br />
<br />
21,4<br />
<br />
ncp=F/(W.H)<br />
n<br />
<br />
19,8<br />
20<br />
<br />
ω=Vk/(n.W.H)<br />
<br />
2,48<br />
<br />
tư<br />
η<br />
<br />
26,9<br />
0,67<br />
<br />
tk_u” = tk’ – η.(tk’-tư)<br />
<br />
29,4<br />
<br />
dk” = f(tk_u”, i'k)<br />
E = Gk(dk"-dk')<br />
B = CbE = 0,2E<br />
<br />
0,021<br />
8<br />
0,125<br />
0,025<br />
<br />
F = E+B<br />
<br />
0,150<br />
<br />
cD<br />
<br />
1,0<br />
<br />
L = nW<br />
<br />
12,00<br />
<br />
GD = cD LD<br />
<br />
1,20<br />
<br />
Glt = GD+B<br />
<br />
1,23<br />
<br />
Gn<br />
<br />
1,50<br />
<br />
ΔIn = GnCpn(tư -tn')<br />
<br />
12,23<br />
<br />
Δik = ΔIn/Gk<br />
<br />
0,199<br />
<br />
ik" = ik'-Δik<br />
<br />
84,9<br />
<br />
tk" = f(dk”, ik")<br />
<br />
29,2<br />
<br />
φk" = f(dk”, tk")<br />
<br />
0,84<br />
<br />
113<br />
<br />
Nhiệt thừa khi sử dụng phương<br />
pháp phun mưa với lưu lượng<br />
Q = Qp-QT<br />
35,85<br />
nước 0,75 kg/s (kW)<br />
Enthalpy không khí mang<br />
IT' = Gkik"<br />
5222<br />
vào chuồng (kW)<br />
Enthalpy không khí mang ra<br />
IT'' = Q+IT'<br />
5257<br />
khỏi chuồng (kW)<br />
Ẩm thừa do gà tỏa ra (kg/s)<br />
W=nmamc/(24*3600) 0,029<br />
Không khí ra khỏi chuồng cũng là không khí trong chuồng<br />
Enthalpy riêng (kJ/kg)<br />
iT = iT"=iT"/Gk<br />
85,51<br />
Dung ẩm (g, kg/kgKKK)<br />
dT = dk"+W1/Gk<br />
0,022<br />
Nhiệt độ (°C)<br />
tT = f(iT,dT)<br />
28,6<br />
Độ ẩm tương đối<br />
φT = f(tT,dT)<br />
0,89<br />
<br />
2.5. Sơ đồ nguyên lý hệ thống làm mát<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ nguyên lý hệ thống làm mát<br />
<br />
Nước được bơm 3 với lưu lượng Gn_c hút từ giếng ngầm<br />
1 lên phân phối vào các tấm cooling pad 5 dựng ở 1 đầu<br />
của chuồng gia cầm. Ở đầu kia của chuồng gia cầm đặt quạt<br />
hút 7 với lưu lượng Gk tạo áp suất âm trong chuồng, không<br />
khí ngoài trời với nhiệt độ tN, độ ẩm tương đối φN đi qua<br />
các tấm cooling pad 5 trao đổi nhiệt - khối với nước, hòa<br />
trộn với không khí trong chuồng đạt đến trạng thái nhiệt độ<br />
tT, độ ẩm tương đối φT. Nước sau khi đi qua cooling pad<br />
hồi về bể chứa 2 qua đường số 10.<br />
Nước từ bể chứa 2 theo đường ống số 11 được bơm 4<br />
với lưu lượng Gn_m hút lên và qua hệ thống ống 6 phun mưa<br />
trên mái. Nước gom từ mái về ống góp 8 rồi đưa về bể chứa<br />
9 để dùng cho các nhu cầu vệ sinh chuồng trại, trồng trọt...<br />
Khi nhiệt độ ngoài trời không quá cao ta có thể chỉ cần<br />
sử dụng nước từ bể chứa 2 tuần hoàn để làm mát.<br />
2.6. Vận hành hệ thống<br />
Kết quả vận hành và đo đạc trong một số ngày mùa hè<br />
năm 2017 được thể hiện trong Bảng 3, trong đó có các ký<br />
hiệu viết tắt về phương pháp vận hành hệ thống như sau:<br />
- PM: Sử dụng nước từ bể chứa nước sau khi qua<br />
cooling pad để phun mưa trên mái nhà;<br />
- NN: Sử dụng nước ngầm để cung cấp cho hệ thống<br />
cooling pad; sử dụng nước từ bể chứa nước sau khi qua<br />
cooling pad để phun mưa trên mái nhà;<br />
- CL: Sử dụng nước từ bể chứa nước sau khi qua<br />
cooling pad để cung cấp cho hệ thống cooling pad (tuần<br />
hoàn kín); sử dụng nước từ bể chứa nước sau khi qua<br />
cooling pad để phun mưa trên mái nhà.<br />
<br />
Thái Ngọc Sơn<br />
<br />
114<br />
<br />
Bảng 3. Số liệu khảo sát thực tế làm mát chuồng trại hè 2017<br />
Thông số<br />
Nhiệt độ không khí ngoài trời (°C)<br />
Độ ẩm không khí ngoài trời<br />
Số tấm cooling pad ướt<br />
Nhiệt độ nước vào cooling<br />
pad (°C)<br />
Phương pháp<br />
Nhiệt độ trong chuồng (°C)<br />
Độ ẩm trong chuồng<br />
Nhiệt độ nước phun (°C)<br />
Độ chênh nhiệt độ ngoài trời trong chuồng<br />
Ngày<br />
10/07/17<br />
Giờ<br />
12<br />
13<br />
14<br />
tN<br />
33,8 34,6<br />
35,2<br />
φN<br />
0,63 0,65<br />
0,54<br />
n<br />
20<br />
10<br />
20<br />
tn'<br />
27,5<br />
25<br />
24,8<br />
PP<br />
CL<br />
NN<br />
NN<br />
tT<br />
29,7 29,9<br />
29,1<br />
φT<br />
0,85 0,89<br />
0,85<br />
t'L<br />
27,5 27,9<br />
27,5<br />
tN-tT<br />
4,1<br />
4,7<br />
6,1<br />
<br />
Ngày<br />
Giờ<br />
tN<br />
φN<br />
n<br />
<br />
16/06/2017<br />
7<br />
9<br />
11<br />
31,7 34,5<br />
37<br />
0,76 0,55 0,49<br />
20<br />
20<br />
<br />
tn'<br />
<br />
27,3<br />
<br />
25<br />
<br />
PM<br />
30,1<br />
0,8<br />
27<br />
<br />
CL<br />
30<br />
0,82<br />
27,3<br />
<br />
NN<br />
29,8<br />
0,82<br />
27,2<br />
<br />
1,6<br />
<br />
4,5<br />
<br />
7,2<br />
<br />
PP<br />
tT<br />
φT<br />
t'L<br />
tN-tT<br />
13<br />
38<br />
0,46<br />
20<br />
24,7<br />
NN<br />
30,6<br />
0,82<br />
27,8<br />
7,4<br />
<br />
01/08/17<br />
14<br />
15<br />
36,1 38,1<br />
0,52 0,54<br />
20<br />
20<br />
27,6 24,7<br />
CL<br />
NN<br />
30,4 30,6<br />
0,79 0,88<br />
27,6 28,2<br />
5,7<br />
7,5<br />
<br />
16<br />
35,7<br />
0,54<br />
20<br />
28<br />
CL<br />
30,6<br />
0,82<br />
28<br />
5,1<br />
<br />
Để dự đoán nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng khi sử dụng hệ<br />
thống làm mát, tác giả xây dựng một phần mềm tính toán<br />
trong Excel. Đầu vào là các số liệu cập nhật thực tế như ngày,<br />
giờ, nhiệt độ và độ ẩm tương đối ngoài trời (trong bóng râm);<br />
nhiệt độ nước ngầm hoặc nước trong bể chứa nước tuần hoàn<br />
từ cooling pad; số lượng cooling pad cho nước đi qua... Phần<br />
mềm sẽ tính toán nhiệt thừa, ẩm thừa, chế độ phun mưa và<br />
vận hành cooling pad theo các công thức tính đã đề cập trong<br />
phần 2 ở trên. Trong một số bài toán, cần sử dụng phương<br />
pháp lặp để đạt đến sai số cho phép, tácgiar đã dùng VBA<br />
(Visual Basic for Applications) để lập trình, kết hợp với các<br />
mô-đun phần mềm tính toán thông số nhiệt động của nước,<br />
hơi nước, thông số nhiệt động của không khí khô, không khí<br />
ẩm và tính bức xạ mặt trời. Kết quả tính toán của phần mềm<br />
là nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng. Kiểm tra so sánh kết quả<br />
vận hành thực tế với kết quả tính toán của phần mềm, thấy<br />
rằng sai số nằm trong khoảng 3 - 15%. Nguyên nhân là do<br />
các thiết bị đo đều có sai số khá lớn; phương pháp đo thô sơ<br />
và biến động điều kiện thời tiết theo thời gian. Tuy nhiên<br />
phần mềm cho thấy có thể dự kiến trước kết quả để vận hành<br />
hệ thống tốt hơn.<br />
2.7. Đánh giá về hiệu quả làm mát<br />
Làm mát trong ngày hè được thực hiện bằng cách kết<br />
hợp 3 biện pháp: phun mưa, tưới nước ngầm qua cooling<br />
pad và tưới nước tuần hoàn qua cooling pad. Việc kết hợp<br />
giữa các biện pháp nhằm làm giảm lưu lượng khai thác<br />
nước ngầm, giãn thời gian khai thác nước ngầm nhằm phục<br />
hồi lưu lượng nước ngầm tự nhiên. Tổng hợp số liệu 15<br />
ngày khảo sát rải rác trong hè năm 2017 được thể hiện tại<br />
Bảng 4. Cột “Nhỏ nhất trung bình” thể hiện trung bình các<br />
giá trị (nhiệt độ, độ ẩm...) nhỏ nhất trong 15 ngày khảo sát.<br />
<br />
Cột “Trung bình” thể hiện trung bình các giá trị (nhiệt độ,<br />
độ ẩm...) trong 15 ngày khảo sát. Cột “Lớn nhất trung bình”<br />
thể hiện trung bình các giá trị (nhiệt độ, độ ẩm...) lớn nhất<br />
trong 15 ngày khảo sát.<br />
Bảng 4. Tổng hợp số liệu thực tế làm mát trại gà hè 2017<br />
Nhỏ nhất<br />
trung bình<br />
Nhiệt độ không khí ngoài trời (°C)<br />
30,5<br />
Độ ẩm không khí ngoài trời<br />
0,49<br />
Nhiệt độ trong chuồng (°C)<br />
28,4<br />
Độ ẩm trong chuồng<br />
0,76<br />
Độ chênh nhiệt độ ngoài trời 1,2<br />
trong chuồng (°C)<br />
Thông số<br />
<br />
Trung Lớn nhất<br />
bình trung bình<br />
34,1<br />
37,0<br />
0,60<br />
0,74<br />
29,7<br />
30,7<br />
0,84<br />
0,89<br />
4,6<br />
<br />
6,9<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Bài báo đã đưa ra cơ sở lý thuyết tính toán hệ thống làm<br />
mát chuồng trại kết hợp giữa phun mưa làm mát mái và sử<br />
dụng các tấm làm mát công nghiệp (cooling pad) với nguồn<br />
nước ngầm.<br />
Tác giả đã tính toán ứng dụng cụ thể và triển khai hệ<br />
thống làm mát cho 1 trang trại gà. Kết quả cho thấy hệ<br />
thống làm mát đã thiết kế có khả năng giảm nhiệt độ tối đa<br />
trung bình đến 6,9°C, ứng với các giờ cao điểm của nắng<br />
nóng. Trung bình trong các ngày nóng có thể giảm đến<br />
4,6°C, tạo nhiệt độ trung bình trong chuồng là 29,7°C với<br />
độ ẩm tối đa trung bình dưới 90%, nằm trong ngưỡng gà<br />
có thể chịu đựng trong điều kiện Việt Nam.<br />
Tác giả đã xây dựng được phần mềm dự báo nhiệt độ,<br />
độ ẩm của chuồng trại khi vận hành hệ thống. Kiểm tra so<br />
sánh kết quả vận hành thực tế với phần mềm cho thấy sai<br />
số nằm trong khoảng 5 - 15%, có thể chấp nhận được trong<br />
thực tế sản xuất.<br />
Hệ thống làm mát sử dụng nước ngầm tưới qua các tấm<br />
cooling pad kết hợp với phun mưa có vốn đầu tư thấp, hiệu<br />
quả giải nhiệt nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được.<br />
Hệ thống có thể vận hành hiệu quả theo dự báo nhiệt độ,<br />
độ ẩm chuồng trại của phần mềm tính toán.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Bộ Xây dựng Việt Nam, QCVN 02:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật<br />
quốc gia số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, Hà Nội, 2009.<br />
[2] Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Lưu Hữu Mãnh, Lê Thanh Phương,<br />
“Khảo sát chất lượng không khí và vị trí chuồng nuôi lên năng suất<br />
sinh sản của gà đẻ trứng giống hisex brown”, Tạp ̣ chı́ Khoa học<br />
Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề Nông nghiệp (2), 2016,<br />
trang 83-90.<br />
[3] Võ Chí Chính, Giáo trình Điều hòa không khí, NXB Khoa học và<br />
Kỹ thuật, Hà Nội, 2005.<br />
[4] Thai Ngoc Son, Vo Chi Chinh, Pham Quoc Thang, “Solving the<br />
Problem of Heat Transfer of Cooling Shed for Animals”,<br />
Proceedings - 2017 International Conference on System Science<br />
and Engineering (ICSSE) ISBN: 978-1-5386-3422-6/17, pp. 632635, 2017 DOI: 10.1109/ICSSE.2017.8030952.<br />
[5] Hệ thống lạnh trong chăn nuôi, http://ksp.com.vn/cho-an-tudong/he-thong-lanh-trong-chan-nuoi/121/ [truy cập 09/08/2017].<br />
[6] Уравнение массоотдачи, https://studopedia.ru/8_163496_uravneniemassootdachi.html [truy cập 09/08/2017].<br />
[7] Munters, Evaporative Cooling with CELdek, Technical Manual.<br />
<br />
(BBT nhận bài: 5/5/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 23/5/2018)<br />
<br />