Nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan giữa giới tính và
dân tộc đối với tình trạng dinh dưỡng. Cụ thể là, người
tham gia là nữ có vấn đề về dinh dưỡng cao hơn nam
1,2 lần với PR = 1,2, KTC 95% = 1,1-1,7, p = 0,005.
Trong khi đó, người dân tộc khác ghi nhận có vấn đề
dinh dưỡng gấp 1,8 lần so với người dân tộc Kinh với
PR = 1,8, KTC 95% = 1,4-1,9, p = 0,002.
4. BÀN LUẬN
Nghiên cứu cắt ngang đánh giá tình trạng dinh dưỡng
và nhu cầu tư vấn dinh dưỡng của người dân đến khám
ngoại trú tại Trung Tâm Y tế huyện Bù Đốp, tỉnh Bình
Phước từ tháng 11/2024 đến tháng 2/2025 thông qua
khảo sát 128 đối tượng tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu ghi nhận đa số đối tượng tham gia nghiên
cứu là nữ (50,8%), tuổi từ 50 trở lên (83,6%), dân tộc
Kinh (86,7%), học vấn THCS (48,4%), nghề nghiệp
chủ yếu là nông dân (75,8%), bệnh lý xương khớp được
ghi nhận chiếm tỉ lệ cao nhất (45,3%). Đa số người dân
có tình trạng dinh dưỡng bình thường (69,5%), tuy
nhiên cũng ghi nhận 21,9% người dân có thừa cân - béo
phì và một tỉ lệ nhỏ bị SDD (8,6%). Kết quả này không
tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hà và
cộng sự đánh giá người bệnh đến khám tại Bệnh viện
Bệnh nhiệt đới Trung ương ghi nhận tỉ lệ người bệnh bị
thiếu năng lượng trường diễn là 9,6% và tỉ lệ người
bệnh thừa cân là 11,3%, không có người bệnh nào đến
khám với tình trạng béo phì [4]. Tuy nhiên, do nghiên
cứu của chúng tôi chỉ đánh giá tình trạng dinh dưỡng
dựa trên BMI, do đó có thể đã bỏ qua một số đối tượng
có nguy cơ SDD. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc
sàng lọc và đánh giá dinh dưỡng cho bệnh nhân là vô
cùng quan trọng trong quá trình khám và điều trị.
Có đến 52% người tham gia cho rằng dinh dưỡng có
liên quan đến bệnh tật và 15% cho rằng rất liên quan.
Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn
Thị Liên Hà và cộng sự ghi nhận có đến 63,2% người
tham gia cho rằng dinh dưỡng có liên quan đến bệnh tật
[4]. Kết quả này cũng cho thấy hầu hết người bệnh đều
thấy được vai trò và tầm quan trọng của chế độ ăn có
thể ảnh hưởng đến bệnh đang mắc, từ đó người bệnh sẽ
có nhu cầu tìm kiếm chế độ ăn phù hợp với bệnh lý của
mình [4]. Tuy nhiên, đa số người dân cho rằng dinh
dưỡng không ảnh hưởng đến điều trị (57%), 18% đánh
giá ở mức bình thường, chỉ có 12% người tham gia cho
rằng dinh dưỡng rất ảnh hưởng đến điều trị bệnh. Kết
quả của chúng tôi khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị
Liên Hà và cộng sự khi ghi nhận 61,4% đối tượng tham
gia nghiên cứu cho rằng dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá
trình điều trị [4]. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải
tư vấn kịp thời cho người bệnh biết tầm quan trọng của
dinh dưỡng đối với điều trị, để người bệnh có thể tuân
thủ chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh.
Nghiên cứu ghi nhận có 59,4% người tham gia muốn
được tư vấn dinh dưỡng khi đến khám và điều trị; thời
gian mong muốn tư vấn là từ 15-30 phút chiếm 43,8%;
việc tư vấn dinh dưỡng nên được bảo hiểm y tế chi trả
hoàn toàn chiếm 46,9%. Kết quả này tương đồng với
các nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hà và Nguyễn Thị
Đính tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều [4], [5].
Nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan giữa giới tính và
dân tộc đối với tình trạng dinh dưỡng. Cụ thể là, người
bệnh là nam có vấn đề về dinh dưỡng cao hơn nữ với
PR = 0,8, KTC 95% = 0,5-0,9, p = 0,005. Trong khi đó,
người dân tộc khác có vấn đề về dinh dưỡng cao gấp
1,8 lần so với người dân tộc Kinh với PR = 1,8, KTC
95% = 1,4-1,9, p = 0,002. Kết quả này tương đồng với
nghiên cứu của Feraco A và cộng sự khi ghi nhận giới
tính có ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn thực phẩm
và thói quen ăn uống, và nữ giới thường có thói quen
chọn thực phẩm lành mạnh hơn và duy trì bữa ăn đều
đặn [6]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cần đẩy
mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân biết
và sử dụng các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, đặc biệt là
những người bệnh là nam và là người dân tộc thiểu số.
5. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải tăng cường công
tác đánh giá, sàng lọc vấn đề dinh dưỡng ở người bệnh
ngoại trú để người bệnh có thể được hỗ trợ về mặt dinh
dưỡng sớm. Hơn nữa, kết quả này có thể dùng làm cơ
sở cho các chương trình giáo dục dinh dưỡng cho bệnh
nhân tại bệnh viện, đồng thời có thể mở rộng cho cộng
đồng, giúp họ nhận thức rõ hơn về vai trò của dinh
dưỡng và có hành động thích hợp trong việc phòng
ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] WHO, Nutrition, https://www.who.int/health-
topics/nutrition#tab=tab_2, accessed on 6
March, 2025.
[2] Bộ Y tế, Thông tư số 18/2020/TT-BYT, ngày 12
tháng 11 năm 2020 Quy định về hoạt động dinh
dưỡng trong bệnh viện.
[3] WHO, A healthy lifestyle - WHO recommenda-
tions, 2010, https://www.who.int/europe/news-
room/fact-sheets/item/a-healthy-lifestyle-who-
recommendations, accessed on 6 March,2025.
[4] Nguyễn Thị Liên Hà và CS, Tình trạng dinh
dưỡng và nhu cầu khám, tư vấn dinh dưỡng của
người bệnh khám ngoại trú tại Bệnh viện Bệnh
nhiệt đới Trung ương năm 2022, Tạp chí Truyền
nhiễm Việt Nam, 2023, 1 (45), tr. 81-87.
[5] Nguyễn Thị Đính và CS, Nhu cầu, khả năng chi
trả cho suất ăn bệnh lý và tư vấn dinh dưỡng của
người bệnh ung thư tại Bệnh viện K, cơ sở Tân
Triều, năm 2019, Tạp chí Nghiên cứu Y học,
2020, 129 (5), tr. 172-178.
[6] Feraco A et al, Assessing gender differences in
food preferences and physical activity: a
population-based survey, Front Nutr, 11:
1348456, doi:10.3389/fnut.2024.1348456, 2024.