BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH<br />
<br />
LÊ HOÀI NAM<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA<br />
THỂ THAO GIẢI TRÍ Ở HÀ NỘI<br />
<br />
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất<br />
Mã số:<br />
<br />
62 14 01 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC<br />
<br />
Bắc Ninh - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
<br />
Hướng dẫn 1:<br />
<br />
GS.TS Dương Nghiệp Chí<br />
<br />
Hướng dẫn 2:<br />
<br />
TS Nguyễn Thế Truyền<br />
<br />
1. Phản biện 1: PGS.TS Huỳnh Trọng Khải<br />
Trường Đại học Sư phạm TDTT T.p Hồ Chí Minh.<br />
2. Phản biện 2: PGS.TS Phạm Đình Bẩm<br />
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.<br />
3. Phản biện 3: GS.TS Nguyễn Xuân Sinh<br />
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:<br />
………………………………….….vào hồi: ……giờ …… ngày….<br />
tháng …<br />
năm…….<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
2. Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.<br />
<br />
1<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ<br />
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br />
1. Lê Hoài Nam (2014), “Thực trạng hoạt động thể thao giải trí ở các quận nội<br />
thành Hà Nội”, Tạp chí Khoa học thể thao, Viện Khoa học TDTT, số (6), tr. 7072.<br />
2. Lê Hoài Nam, Dương Nghiệp Chí (2015), “Hiện trạng mô hình hoạt động thể<br />
thao giải trí và giải pháp phát triển”, Tạp chí Khoa học đào tạo và huấn luyện thể<br />
thao, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, số (4), tr.21-24.<br />
3. Lê Hoài Nam, Dương Nghiệp Chí (2015), “Thực trạng hoạt động thể thao<br />
giải trí ở Hà Nội”, Tạp chí Khoa học thể thao, Viện Khoa học TDTT, số (4),<br />
tr.56-60.<br />
<br />
1<br />
<br />
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br />
1. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
Năm 2006 Quốc hội ban hành “Luật thể dục, thể thao” quy định<br />
nội hàm, cơ cấu của thể dục thể thao quần chúng của nước ta bao<br />
gồm: thể thao dân tộc, thể dục thể thao cho người cao tuổi, thể dục<br />
phòng bệnh, chữa bệnh, thể dục thể thao cho người khuyết tật, thể<br />
thao quốc phòng và thể thao giải trí. Trong đó theo xu thế của thế giới<br />
trong những năm gần đây thể thao giải trí là nội hàm quan trọng nhất<br />
của thể dục thể thao quần chúng.<br />
Theo xu thế này, thể thao giải trí ở Hà Nội đang được phát triển<br />
mạnh mẽ. Thể thao giải trí đã được nhiều nhà khoa học nước ngoài<br />
nghiên cứu song ở trong nước thì còn khiêm tốn, đòi hỏi cần tiếp tục<br />
nghiên cứu để phát triển.<br />
Trong các kết quả nghiên cứu về thể thao giải trí chưa thấy<br />
nghiên cứu sâu về đặc điểm, giá trị của thể thao giải trí. Trong khi đó<br />
đây lại là những vấn đề quan trọng, cần thiết làm rõ để có căn cứ và<br />
tính kích thích tiếp tục phát triển thể thao giải trí đạt hiệu quả cao<br />
hơn. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài khoa học:<br />
“Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở<br />
Hà Nội”.<br />
Mục đích nghiên cứu :<br />
Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực tiễn phát triển thể<br />
thao giải trí, một bộ phận quan trọng của thể dục thể thao quần chúng<br />
để làm sáng tỏ đặc điểm, giá trị đối với xã hội của thể thao giải trí ở<br />
Hà Nội, tạo bước tiến có hiệu quả cho sự phát triển thể thao giải trí.<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu :<br />
Để đạt mục đích nói trên, đề tài phải giải quyết các nhiệm vụ sau<br />
:<br />
<br />
2<br />
<br />
Nhiệm vụ 1 : Đánh giá một số đặc điểm xã hội của thể thao giải<br />
trí ở Hà Nội.<br />
Nhiệm vụ 2: Đặc điểm hoạt động của tổ chức thể thao giải trí ở Hà<br />
Nội.<br />
Nhiệm vụ 3: Giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội.<br />
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
<br />
Trên cơ sở các chỉ tiêu lựa chọn, đề tài đi sâu đánh giá về thực<br />
trạng của thể thao giải trí và đặc điểm xã hội của thể thao giải trí ở 12<br />
quận của Hà Nội.<br />
Đề tài luận án đã chỉ ra được các tổ chức thể thao giải trí ở 12<br />
quận của Hà Nội tồn tại dưới 06 hình thức cơ bản. Mỗi hình thức đều<br />
đi sâu đánh giá về các mặt: tổ chức quản lý, thời gian tập luyện, nơi<br />
tập, nội dung tập, ưu điểm và nhược điểm. Mỗi hình thức thu hút<br />
những đối tượng tập luyện riêng và đáp ứng được một phần nhu cầu<br />
tập luyện thể thao giải trí khác nhau của người dân các quận Hà Nội.<br />
Đề tài đánh giá được giá trị xã hội của thể thao giải trí ở các<br />
quận nội thành Hà Nội trên về các mặt:<br />
Giá trị về sức khỏe thể chất (đa phần đều có chuyển biến tốt về<br />
chức năng sinh lý, cảm giác và chức năng vận động, bệnh tật thường<br />
gặp...).<br />
Giá trị về sức khỏe tinh thần (đa phần đều có sự cải thiện đáng<br />
kể về trạng thái tâm lý, quá trình tâm lý hay cảm xúc tâm lý).<br />
Giá trị về những vấn đề liên quan đến công việc lao động, học<br />
tập, năng lực lao động, quan hệ xã hội đều được đa số người tập đánh<br />
giá có chuyển biến tích cực.<br />
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN<br />
<br />
Luận án được trình bày trong 120 trang A4 bao gồm: Mở đầu<br />
(03 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (30 trang);<br />
<br />