intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán học: Tính điều khiển được của một số lớp phương trình Parabolic

Chia sẻ: Khetien Khetien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

45
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung nghiên cứu tính điều khiển được về 0 của phương trình parabolic chứa toán tử Grushin không có/có thế vị kì dị trong trường hợp nhiều chiều, phương trình parabolic một chiều nửa tuyến tính suy biến có thế vị kì dị. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán học: Tính điều khiển được của một số lớp phương trình Parabolic

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI<br /> ——————— * ———————<br /> <br /> VŨ MẠNH TỚI<br /> <br /> TÍNH ĐIỀU KHIỂN ĐƯỢC CỦA<br /> MỘT SỐ LỚP PHƯƠNG TRÌNH PARABOLIC<br /> <br /> Chuyên ngành: Phương trình vi phân và tích phân<br /> Mã số: 62 46 01 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TOÁN HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Cung Thế Anh<br /> <br /> Phản biện 1: GS. TSKH. Vũ Ngọc Phát, Viện Toán học, Viện<br /> Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thiệu Huy, Trường Đại học Bách<br /> khoa Hà Nội<br /> Phản biện 3: TS. Phạm Triều Dương, Trường Đại học Sư phạm<br /> Hà Nội<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp<br /> Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi .... giờ<br /> .... ngày .... tháng .... năm .....<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội<br /> hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1.<br /> <br /> LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> <br /> Trong khoảng hai thập kỉ gần đây, tính điều khiển được (bao<br /> gồm tính điều khiển được chính xác, tính điều khiển được về 0,<br /> tính điều khiển được xấp xỉ) đã được nghiên cứu đối với nhiều<br /> lớp phương trình đạo hàm riêng tuyến tính và nửa tuyến tính.<br /> Bởi phương pháp duy nhất Hilbert (Hilbert Uniqueness Method<br /> (HUM)) đề xuất bởi J.-L. Lions (1988), tính điều khiển được của<br /> bài toán tuyến tính được qui về tính quan sát được của bài toán<br /> liên hợp tương ứng. Để thiết lập tính quan sát được của bài toán<br /> liên hợp tương ứng thông qua các bất đẳng thức quan sát, một<br /> trong những công cụ hiệu lực nhất là các ước lượng kiểu Carleman<br /> toàn cục. Còn tính điều khiển được của bài toán nửa tuyến tính<br /> được chứng minh bằng cách sử dụng tính điều khiển được của bài<br /> toán tuyến tính hóa tương ứng và phương pháp điểm bất động<br /> đề xuất lần đầu tiên bởi Zuazua (1991-1993) cho phương trình<br /> truyền sóng nửa tuyến tính một chiều.<br /> Một trong những lớp phương trình đạo hàm riêng được nghiên<br /> cứu nhiều là lớp phương trình tiến hóa kiểu parabolic, chứa đựng<br /> phương trình truyền nhiệt cổ điển, nhiều lớp phương trình parabolic<br /> xuất hiện trong hóa học, sinh học và trong cơ học chất lỏng.<br /> Nghiên cứu tính điều khiển được của các phương trình parabolic<br /> đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà toán học trong khoảng hai<br /> thập niên gần đây. Sau những nghiên cứu tiên phong của Fursikov<br /> và Imanuvinov (1995,1996), Lebeau và Robbiano (1995) bằng công<br /> cụ ước lượng Carleman, đã có nhiều tiến bộ trong việc tìm hiểu<br /> về các tính chất điều khiển được của các phương trình parabolic<br /> không suy biến với các hệ số biến thiên. Các kết quả này cũng được<br /> mở rộng cho các bài toán parabolic nửa tuyến tính bởi Fabre et al.<br /> (1995), Fernández-Cara (1997), Zuazua (1997,1999), FernándezCara và Zuazua (2000), Doubova et al. (2002), Fernández-Cara<br /> 1<br /> <br /> và Guerrero (2006). Các kết quả đạt được đều dựa trên công cụ<br /> chính là bất đẳng thức Carleman cho nghiệm của bài toán liên hợp<br /> tương ứng. Các bất đẳng thức Carleman được thiết lập khi này<br /> yêu cầu phần chính của phương trình là toán tử elliptic đều, miền<br /> bị chặn và không có thế vị kì dị. Bên cạnh đó, tính điều khiển<br /> được của các phương trình parabolic đều trong miền không bị<br /> chặn cũng đã được nghiên cứu bởi Cabanillas et al. (2001), Miller<br /> (2005), González-Burgos và Teresa (2007). Có thể nói ngày nay lí<br /> thuyết điều khiển được đối với các phương trình parabolic đều đã<br /> khá hoàn thiện trong cả trường hợp tuyến tính và nửa tuyến tính.<br /> Trong khoảng một thập kỉ trở lại đây, tính điều khiển được<br /> của phương trình parabolic suy biến, không có hoặc có thế vị kì<br /> dị, đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà toán học. Những nghiên<br /> cứu này được thúc đẩy bởi nhiều bài toán vật lí khác nhau như<br /> mô hình tầng lớp biên Buchot và Raymond (2002), các mô hình<br /> di truyền quần thể cá, các mô hình khí hậu Bydyko-Sellers, . . . .<br /> Tuy nhiên, hầu hết các kết quả đạt được hiện tại chủ yếu trong<br /> trường hợp một chiều (xem Martinez et al. (2003), Cannarsa et al.<br /> (2005,2006,2008), Vancostenoble (2006,2011), Fotouhi và Salimi<br /> (2012) và các tài liệu trích dẫn trong đó), trong khi mới chỉ có rất<br /> ít kết quả điều khiển được trong trường hợp nhiều chiều, chủ yếu là<br /> trường hợp hai chiều đối với phương trình parabolic chứa toán tử<br /> div(A(x)∇u) bởi Cannarsa et al. (2016), phương trình parabolic<br /> chứa toán tử Grushin bởi Beauchard et al. (2014), phương trình<br /> Kolmogorov bởi Beauchard (2014), Rousseau và Moyano (2016),<br /> và một lớp phương trình suy biến nhiều chiều với số hạng đối lưu<br /> bởi Wang và Du (2010,2013,2014). Ngoài ra, các kết quả về tính<br /> điều khiển được của các phương trình suy biến/kì dị nửa tuyến<br /> tính vẫn còn rất ít. Đây đang là những vấn đề thời sự thu hút<br /> được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà toán học.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> Như đã đề cập đến trong phần Lí do chọn đề tài, việc nghiên<br /> cứu tính điều khiển được của các phương trình parabolic suy biến<br /> hoặc có thế vị kì dị trong trường hợp nhiều chiều hoặc trong trường<br /> hợp nửa tuyến tính đang là vấn đề thời sự hiện nay. Chúng tôi<br /> điểm qua một số kết quả tiêu biểu theo hướng nghiên cứu này:<br /> Một trong các lớp phương trình suy biến mà được nghiên cứu<br /> mạnh trong những năm gần đây là lớp phương trình chứa toán<br /> tử Grushin Gs u = ∆x u + |x|2s ∆y u, s ≥ 0. Toán tử này được<br /> đưa ra đầu tiên bởi Grushin (1971). Chú ý rằng G0 = ∆ toán<br /> tử Laplace, và Gs khi s > 0, không là elliptic trong những miền<br /> có giao với mặt x = 0. Sự tồn tại và dáng điệu tiệm cận nghiệm<br /> của các phương trình và hệ parabolic nửa tuyến tính chứa toán<br /> tử này đã được nghiên cứu gần đây trong cả trường hợp ôtônôm<br /> và không ôtônôm (xem C.T.Anh et al. (2008), C. T. Anh (2010),<br /> C.T.Anh và V.M.Toi (2012)). Tính điều khiển được của phương<br /> trình parabolic chứa toán tử Grushin được nghiên cứu đầu tiên<br /> trong trường hợp hai chiều bởi Beauchard et al. (2014). Xem thêm<br /> kết quả gần đây bởi Beauchard et al. (2015). Tuy nhiên, tính điều<br /> khiển được của lớp phương trình này trong trường hợp nhiều chiều<br /> vẫn còn nhiều vấn đề mở.<br /> Một lớp phương trình parabolic rất được quan tâm khác là lớp<br /> phương trình parabolic chứa toán tử: Aµ = −∆ − µ/|x|2 . Các kết<br /> quả về tính đặt đúng của bài toán cũng như dáng điệu tiệm cận<br /> nghiệm của phương trình parabolic chứa tử Aµ đã được nghiên cứu<br /> bởi nhiều nhà toán học (xem Baras và Goldstein (1984), Brezis và<br /> Vázquez (1997), Vázquez và Zuazua (2000), C.T.Anh và T.T.H.<br /> Yen (2011) và các tài liệu trích dẫn trong đó). Trong khi đó, tính<br /> điều khiển được của phương trình parabolic chứa toán tử này đã<br /> nhận được bởi Vancostenoble-Zuazua (2008) và Ervedoza (2008)<br /> cho trường hợp kì dị ở bên trong miền, và bởi Cazacu (2014) cho<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2