intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi – folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30 - 69 tuổi tại Hà Nội

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

131
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học, chuyên ngành Dinh dưỡng tiết chế với đề tài "Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi – folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30 - 69 tuổi tại Hà Nội" do Nguyễn Đỗ Vân Anh thực hiện nhằm mục tiêu xác định sự kết hợp giữa một số thói quen sinh hoạt, tình trạng thừa cân, phân bố mỡ trong cơ thể với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người trưởng thành (30-69 tuổi) sống ở nội thành Hà Nội; đánh giá hiệu quả của sử dụng viên tỏi - folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30-69 tuổi. Sau đây là bản tóm tắt của luận án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi – folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30 - 69 tuổi tại Hà Nội

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG ----------- NGUYỄN ĐỖ VÂN ANH MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIÊN TỎI – FOLATE ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU TRÊN NGƯỜI 30-69 TUỔI TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Dinh Dưỡng Tiết Chế Mã số: 62.72.73.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2014
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ----------- Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh 2. GS.TS. Phùng Đắc Cam Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thị Hương - Trường Đại học Y Hà Nội. Phản biện 2: PGS.TS. Lê Khắc Đức - Học viện Quân Y. Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Thị Khánh Hỷ-Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện Tổ chức tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Vào hồi ………giờ ….phút, ngày…..tháng….. năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
  3. 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn chuyển hóa lipid máu hiện nay là một trong những vấn đề đang được y học thế giới quan tâm, nghiên cứu bởi mối liên quan chặt chẽ của nó với bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid máu ngoài việc phục vụ cho điều trị, còn mang một ý nghĩa dự phòng rất lớn đối với nguy cơ tim mạch. Vai trò của tỏi trong điều trị bệnh đã được chứng minh bằng rất nhiều nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỏi lên các chỉ tiêu lipid máu vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, còn nhiều mâu thuẫn, thiếu tính thống nhất. Ở Việt Nam tỏi là một thực phẩm gia vị, được trồng và sử dụng rất phổ biến, công dụng của tỏi và liều dùng hầu như chỉ dựa trên kinh nghiệm dân gian, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của sử dụng tỏi-folate trên người bệnh có rối loạn chuyển hóa lipid máu. Những đóng góp mới của luận án 1. Nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện ở giai đoạn I của luận án để kiểm định sự kết hợp giữa một số yếu tố nguy cơ với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, là một nghiên cứu mới, có giá trị và đáng tin cậy, làm căn cứ khoa học để đưa ra giải pháp can thiệp phòng chống tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, liên quan đến việc kiểm soát tình trạng thừa cân, béo bụng, phần trăm mỡ cơ thể cao, tiêu thụ acid béo no, chất xơ khẩu phần và thói quen hút thuốc lá. 2. Những minh chứng về hiệu quả cải thiện tình trạng tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu của viên tỏi – folate trong luận án là đóng góp mới, mở ra liệu pháp điều trị thay thế, sử dụng sản phẩm sản xuất trong nước, từ nguồn thực phẩm sẵn có trong nước, an toàn hơn so với những thuốc hạ cholesterol thông thường hiện nay, hoàn toàn phù hợp với đường lối y học của nước ta nhằm cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Bố cục của luận án Luận án gồm 118 trang, trong đó phần mở đầu: 2 trang; tổng quan: 35 trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 18 trang; phần kết quả và bàn luận: 57 trang. Luận án bao gồm 19 bảng và 10 hình vẽ, 1 sơ đồ và 162 tài liệu tham khảo (31 tài liệu tiếng Việt, 131 tài liệu tiếng Anh).
  4. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ LIPID Lipid trong cơ thể gồm 3 nhóm chính: triglycerid, phospholipid và cholesterol. Trong cơ thể lipid tồn tại dưới 3 dạng: dạng cấu trúc, dạng dự trữ và dạng lưu hành (lipid được kết hợp với một loại protein để tạo thành lipoprotein (LP) vận chuyển trong máu và hệ bạch huyết). Có các typ lipoprotein sau: chylomicron, LP tỷ trọng rất thấp (VLDL-CP), LP tỷ trọng thấp (LDL-C), LP tỷ trọng trung gian (IDL), LP tỷ trọng cao (HDL-C). 1.2. LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Chuyển hóa lipid dưới sự điều hòa của nội tiết: hormon làm tăng thoái hóa lipid và kích thích tổng hợp triglyceride. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid: nhiều bằng chứng dịch tễ học cho thấy có mối liên quan dương tính giữa chế độ ăn với nồng độ lipid máu cũng như tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Một số thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid: tập luyện thể thao có tác dụng điều hòa lượng mỡ máu, giảm xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Hiệu quả đối với bệnh tim mạch của một chương trình luyện tập được quy định bởi một loạt các yếu tố như: loại bài tập, cường độ và khối lượng vận động, tần số buổi tập và phương pháp luyện tập. Từ năm 1940, người ta đã tìm thấy có mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ bị bệnh tim mạch. Trong nhiều thập kỷ qua, tác động của ethanol lên quá trình tổng hợp, đào thải và oxy hóa lipid đã được phát hiện: một số nghiên cứu dịch tễ học đã đưa ra những kết luận trái ngược về tác động của tiêu thụ rượu lên bệnh tim mạch. Thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố thúc đẩy phát sinh các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, ung thư. Sự phân bố mỡ trong cơ thể cũng được quan tâm, người béo phì trung tâm thường mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư nhiều hơn người béo phì ngoại biên. 1.3. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU Rối loạn chuyển hóa lipid máu (RLCHLPM) là một thuật ngữ nhằm chỉ sự biến đổi của các thành phần lipid máu cao hoặc thấp hơn chỉ số hóa sinh bình thường. Ngày nay trên thế giới cũng như Việt Nam, số người RLCHLPM ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu trong bệnh viện cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa rối loạn chuyển hóa lipid máu với bệnh đái tháo đường, tình trạng tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
  5. 5 1.4. HIỂU BIẾT VỀ TỎI VÀ FOLATE Tỏi được cả thế giới coi như là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Một amino acid chứa lưu huỳnh được phân lập từ tỏi và đặt tên là alliin (S-allyl-L- cysteine sulfoxide). Bản thân alliin không có hoạt tính kháng khuẩn và tương đối bền. Trong các điều kiện phản ứng khác nhau, alliin dễ dàng bị chuyển hoá để tạo ra các sản phẩm. Một trong những phản ứng chuyển hoá cơ bản và quan trọng nhất là sự tạo thành allicin (Diallyl thiosulfinate) dưới tác dụng của enzym allinase. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu trên thế giới về vai trò của tỏi trong phòng chống rối loạn lipid máu và bệnh tim mạch đã được công bố. Tuy nhiên, cho đến nay các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỏi lên mức cholesterol vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, còn nhiều mâu thuẫn và thiếu tính thống nhất. Do vậy, việc tiếp tục tiến hành nghiên cứu để đưa ra những kết luận đáng tin cậy về hiệu quả của tỏi với tình trạng RLCHLPM vẫn là một việc làm hết sức cần thiết. Folate, acid folic (hay viamin B9) là một chất đồng yếu tố rất quan trọng trong cơ thể. Acid folic cần thiết để giúp cho sự phân chia tế bào, với vai trò đồng yếu tố tham gia trực tiếp vào chu trình methyl. Biểu hiện rõ ràng khi giảm hoạt động chu trình methyl hóa dẫn đến tăng homocysteine huyết tương. Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư và các bệnh tim mạch. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não, ngoài các yếu tố nguy cơ kinh điển như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, béo phì, hút thuốc lá, yếu tố nguy cơ vừa mới lộ diện đó là homocystein máu. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.GIAI ĐOẠN I 2.1.1. Mục tiêu: Xác định sự kết hợp giữa một số thói quen sinh hoạt, tình trạng thừa cân, sự phân bố mỡ trong cơ thể với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người trưởng thành (30-69 tuổi) sống ở nội thành Hà Nội. 2.1.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu Bệnh- Chứng 2.1.3. Đối tượng nghiên cứu:  Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng cho nhóm bệnh: Là những người trong độ tuổi 30-69 tuổi, sống ở nội thành Hà Nội. Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
  6. 6  Kết quả xét nghiệm lipid máu tại thời điểm nghiên cứu có RLCHLPM. Tại thời điểm điều tra không có thai hoặc cho con bú, không mắc các bệnh cấp tính, không bị dị tật bẩm sinh.  Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng cho nhóm chứng: Là những người trong độ tuổi 30-69 tuổi, sống ở nội thành Hà Nội. Tự nguyện tham gia nghiên cứu. Kết quả xét nghiệm lipid máu tại thời điểm nghiên cứu không có RLCHLPM. Từ trước đến nay chưa từng điều trị RLCHLPM bằng thuốc hay bất kỳ liệu pháp điều trị nào khác. Tại thời điểm điều tra không có thai hoặc cho con bú, không mắc các bệnh cấp tính, không bị dị tật bẩm sinh. 2.1.4. Địa điểm nghiên cứu: 5 phường nội thành Hà Nội. 2.1.5. Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính theo công thức: {1/[p1(1-p1)] + 1/[p0(1-p0)]} n = Z21-α/2______________________ [ln(1- ε)]2 Sau khi tính toán, cỡ mẫu nghiên cứu là 300 đối tượng. 150 đối tượng cho mỗi nhóm bệnh và chứng. 2.1.6.Chọn mẫu: Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu của cả hai nhóm bệnh, chứng đều được chọn từ quần thể nghiên cứu. 2.1.7.Phương pháp thu thập  Phỏng vấn trực tiếp: thông tin chung, thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh tật, kiến thức về RLCHLPM, khẩu phần ăn.  Cân đo các chỉ tiêu nhân trắc: cân nặng, đo chiều cao, đo vòng eo, vòng mông, đo tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể.  Lấy máu tĩnh mạch để xét nghiệm sinh hóa. 2.1.8. Chỉ tiêu đánh giá  Đánh giá RLCHLPM: Cholesterol tổng số >5,2 mmol/l (200mg/dl), hoặc HDL-C3,38 mmol/l (130mg/dl), hoặc Triglycerid huyết thanh >2,26mmol/l (90mg/dl).  Thừa cân khi BMI 23. Béo bụng khi tỷ số vòng eo/vòng mông (VE/VM) vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới. Tỷ lệ mỡ cơ thể cao khi giá trị đo được >30% đối với nữ và >25% đối với nam.  Hút thuốc thường xuyên (được quy định trong nghiên cứu): hút thuốc hàng ngày.
  7. 7  Thói quen uống rượu, bia (được quy định trong nghiên cứu này): uống ≥3 lần/tuần. Lạm dụng rượu bia: Lạm dụng rượu bia khi tiêu thụ trên 3 đơn vị rượu/ngày đối với nam và 2 đơn vị rượu/ngày đối với nữ.  Mức độ hoạt động nghề nghiệp (được quy đinh trong nghiên cứu này): nhẹ (Về hưu, thất nghiệp); trung bình (văn phòng, buôn bán, học sinh); nặng (công nhân, nông dân, lao động phổ thông).  Thói quen luyện tập thể thao (được quy định trong nghiên cứu này): Thường xuyên luyện tập thể thao: 3lần/tuần, mỗi lần từ 30 phút trở lên; Không thường xuyên luyện tập thể thao:
  8. 8  Nhóm can thiệp được uống viên nang tỏi -folate (hàm lượng bột tỏi 200mg, 0,1mg acid folic) 4 viên/ngày, chia 2 lần/ngày, trong thời gian 12 tuần liên tục. Nhóm đối chứng không dùng viên tỏi, chỉ dùng viên giả dược trong 12 tuần liên tục.  Sau 12 tuần can thiệp, tất cả đối tượng ở cả hai nhóm nghiên cứu được lấy máu lần 2, phỏng vấn khẩu phần ăn, thói quen luyện tập thể thao, thu thập các các chỉ tiêu cân nặng, chiều cao, VE, VM, % mỡ cơ thể, huyết áp. Công tác giám sát: tình hình sức khỏe chung, tác dụng phụ, số viên thuốc sử dụng thông qua phỏng vấn trực tiếp và mẫu phiếu định sẵn. 2.2.3. Phân tích số liệu: Số liệu sau khi thu thập được làm sạch, nhập vào phần mềm EPI data, sau đó chuyển sang SPSS 10.0 để xử lý bằng các test thống kê phù hợp. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 3.1. Sự kết hợp giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng RLCHLPM 3.1.1 Đặc điểm hai nhóm nghiên cứu Các đối tượng ở hai nhóm bệnh và nhóm chứng có sự tương đồng về tuổi, giới tính và nghề nghiệp giữa hai nhóm. 3.1.2. RLCHLPM và một số yếu tố nguy cơ Bảng 3.2: Mối nguy cơ của thừa cân, béo bụng, % mỡ cơ thể và RLCHLPM Nhóm bệnh Nhóm chứng OR p n (%) n (%) (CI.95%) (χ 2test) Tình trạng thừa cân: Có 89 (59,3) 65 ( 43,3) 1,9(1,2-3,0)
  9. 9 Bảng 3.3: Sự kết hợp giữa một số thói quen sinh hoạt và RLCHLPM Nhóm bệnh Nhóm chứng OR p n (%) n (%) (CI.95%) ( χ 2 test) Thói quen hút thuốc - Hút thường xuyên 17 (11,3) 11 (7,3) 1,6 (0,7-3,6) >0,05  0,05  ≥20 điếu 15 (10,0) 5 (3,3) 3,1 (1,2-8,9) 0,05 - Không hút 119 (79,3) 124 (82,7) - Thói quen uống rượu bia - Lạm dụng 3 (2,0) 4 (2,7) 0,7 (0,2-3,5) >0,05 - Uống >3 lần/tuần  0,05  1đơn vị /ngày 11 (7,4) 10 (6,7) 1,1 (0,4-2,8) >0,05 - Uống 0,05 - Không uống 43 (29,1) 42 (28,0) - Thói quen luyện tập thể thao - Không tập 45 (30,2) 38 (25,3) 1,3(0,8-2,2) >0,05 - Không thường xuyên 38 (25,5) 40 (26,7) 1(0,6-1,8) >0,05 - Thường xuyên 66 (44,3) 72 (48,0) - Kết quả bảng 3.3 cho thấy việc hút thuốc lá thường xuyên trên 20 điếu/ngày sẽ làm tăng nguy cơ RLCHLPM lên gấp 3,1 lần(p0,05  < 20% 137 (91,3) 126 (84,0) - Choleterol khẩu phần  ≥ 200mg 15 (10,0) 14 (9,3) 1,1(0,5-2,3) >0,05 
  10. 10 SFA  ≥ 7% 35 (23,3) 15 (10,0) 2,7(1,4-5,3) 0,05  ≥ 10% 3 (2,0) 7 (4,7) - Chất xơ 
  11. 11 Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, các chỉ tiêu nhân trắc, nồng độ lipid máu, khẩu phần ăn cũng như thói quen luyện tập thể thao của các đối tượng ở hai nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt (p>0,05). 3.2.2 . Sự chấp nhận can thiệp của các đối tượng nghiên cứu Viên tỏi - folate dùng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh cho phép tại thời điểm ngay sau khi xuất xưởng, sau 3, 6 và 9 tháng bảo quản. Hơi thở, cơ thể có mùi tỏi là biểu hiện hay gặp nhất chiếm tới 41,8% khi sử dụng liệu pháp can thiệp, ít gặp hơn là các biểu hiện ở dạ dày như ợ hơi, nóng bụng, đầy bụng chiếm 10,9%. Buồn nôn, nôn hiếm gặp, chỉ xuất hiện ở 1 đối tượng. Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác và dị ứng không thấy xuất hiện trong thời gian nghiên cứu. Phần đông đối tượng tham gia nghiên cứu (58,2%) không gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong thời gian 3 tháng sử dụng viên tỏi- folate. Kết thúc nghiên cứu, 56 đối tượng ở nhóm chứng và 55 đối tượng ở nhóm can thiệp đủ điều kiện đưa vào tính toán thống kê hiệu quả của can thiệp. Số đối tượng bị loại khỏi nghiên cứu, không đưa vào tính toán thống kê gồm 9 đối tượng trong đó 5 đối tượng ở nhóm can thiệp và 4 đối tượng ở nhóm chứng. 3.2.3. Sự thay đổi các chỉ tiêu nhân trắc Bảng 3.14 : Thay đổi các chỉ số nhân trắc và huyết áp ở hai nhóm nghiên cứu Đối chứng Can thiệp p (n=56) (n=55) ( t test) Tăng cân (kg) 0,25±0,15NS 0,24±0,15 NS >0,05 BMI 0,01±0,45 NS 0,08±0,45 NS >0,05 Tăng % mỡ 0,15±0,14 NS 0,37±0,16 NS >0,05 Vòng eo (cm) 0,09±0,22 NS -0,20±0,26 NS >0,05 Vòng mông (cm) 0,18±0,13 NS 0,026±0,13 NS >0,05 Tỷ số eo/mông 0,001±0,015 NS 0,003±0,001 NS >0,05 HA-Tâm thu (mmHg) -1,54±1,09 NS 0,29±0,95 NS >0,05 HA_Tâm trương (mmHg) -0,45±0,82 NS -1,36±0,92 NS >0,05 (NS) p>0,05: so sánh giữa T0 và T3, cùng nhóm ( t ghép cặp)
  12. 12 So với thời điểm trước khi tiến hành nghiên cứu, tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, các chỉ số cân nặng, BMI, % mỡ cơ thể, vòng mông và tỷ số vòng eo/vòng mông của các đối tượng ở từng nhóm nghiên cứu đều có xu hướng gia tăng, nhưng sự tăng này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 3 tháng nghiên cứu, vòng eo và huyết áp tâm trương của các đối tượng ở nhóm can thiệp giảm nhiều hơn so với nhóm chứng (-0,2cm; 0,09cm và -0,45mmHg; - 1,36mmHg), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Cũng tại thời điểm T3, khi đem so sánh sự thay đổi của các chỉ tiêu nhân trắc khác và huyết áp tâm thu giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, không tìm thấy sự khác biệt (p>0,05). 3.2.4. Sự thay đổi các chỉ tiêu lipid máu Bảng 3.15: Sự thay đổi nồng độ các chỉ tiêu lipid máu ở hai nhóm nghiên cứu Chỉ tiêu lipid máu Thời điểm Đối chứng (n=56) Can thiệp (n=55) T0 2,82 ± 1,97 2,73 ± 1,97 Triglycerid T3 2,75 ± 1,66 2,66 ± 1,85 NS (mmol/l) NS T3-T0 -0,11 ± 0,12 -0,01 ± 0,09 T0 5,75 ± 0,71 5,79 ± 0,82 Cholesterol _TP T3 5,75 ± 0,95 5,48 ± 0,92 a, * (mmol/l) T3-T0 0,04 ± 0,09 -0,31 ± 0,08 ** T0 4,07 ± 0,51 4,03 ± 0,51 LDL-Cholesterol T3 4,17 ± 0,79 3,46 ± 0,71 b, ** (mmol/l) T3-T0 0,09 ± 0,08 -0,41 ± 0,05 ** T0 1,22 ± 0,26 1,22 ± 0,27 HDL-Cholesterol T3 1,19 ± 0,23 1,22 ± 0,24 NS (mmol/l) T3-T0 -0,02 ± 0,03 -0,01± 0,03 NS (a); (b):p
  13. 13 2,66 mmol/l (p>0,05) ở nhóm can thiệp. Kết quả tương tự với chỉ tiêu HDL-C. Đối với chỉ tiêu cholesterol toàn phần và LDL-C, tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, ở nhóm can thiệp, so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu, sự thay đổi theo hướng có lợi cho sức khỏe: 5,79–5,48mmol/l (p
  14. 14 Hình 3.8: Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu cholesterol huyết thanh Tại thời điểm T3, cả hai nhóm chứng và can thiệp, tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu cholesterol toàn phần đều giảm so với thời điểm T0, nhưng chỉ có sự giảm tỷ lệ ở nhóm can thiệp là có ý nghĩa thống kê với p
  15. 15 điểm T0 (p0,05). Không có sự khác biệt về tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu HDL-C huyết thanh giữa hai nhóm nghiên cứu tại hai thời điểm ban đầu và kết thúc nghiên cứu (p>0,05). Bảng 3.16: Hiệu quả của can thiệp theo các chỉ tiêu lipid máu Chỉ tiêu lipid máu Thời điểm Đối chứng Can thiệp (n=56) (n=55) T0 56,9 52,6 Triglycerid T3 65,5 49,1 NS (>2,26 mmol/L) Chỉ số hiệu quả -15,1 6,7 Hiệu quả của can thiệp 21,8 T0 79,3 80,7 Cholesterol - TP T3 74,1 52,6 a, (*) (>5,2mmol/L) Chỉ số hiệu quả 6,6 34,8 Hiệu quả của can thiệp 28,2 T0 89,3 87,3 LDL - Cholesterol T3 7,.3 45,6 a, (**) (>3,38 mmol/L) Chỉ số hiệu quả 20,7 54,4 Hiệu quả của can thiệp 31,7 T0 8,6 7,0 HDL - Cholesterol T3 6,9 5,3 NS (
  16. 16 3.2.5. Khẩu phần ăn và thói quen luyện tập thể thao của hai nhóm đối tượng tại thời điểm kết thúc nghiên cứu. Không có sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng về mức tiêu thụ thực phẩm tại thời điểm kết thúc nghiên cứu (p>0,05). Số liệu về tính cân đối của khẩu phần tại thời điểm kết thúc nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu. Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, số đối tượng luyện tập thể thao một cách thường xuyên ở cả hai nhóm đều tăng hơn so với thời điểm ban đầu, tuy nhiên sự tăng này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Sự kết hợp giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng RLCHLPM 4.1.1. Mối nguy cơ của thừa cân, béo bụng, % mỡ cơ thể và tình trạng RLCHLPM: Sự kết hợp dương tính giữa tình trạng thừa cân với rối loạn chuyển hóa lipid trong nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa BMI với với tình trạng RLCHLPM. Bên cạnh tình trạng thừa cân, sự phân bố mỡ trong cơ thể (tình trạng béo bụng) là yếu tố nguy cơ cao, đáng quan tâm hơn cả đối với RLCHLPM. Để đánh giá mức độ thừa cân béo phì, người ta thường dùng chỉ số khối cơ thể, tổ chức y tế thế giới khuyến cáo BMI là một chỉ tiêu đo lường dịch tễ học về tình trạng béo phì hữu hiệu nhất trên cộng đồng. Tuy nhiên BMI chỉ là một chỉ tiêu thô, không phản ánh sự phân bố mỡ trong cơ thể:  Tầm quan trọng của phân bố mỡ ở trung tâm đã được biết đến từ những năm 50 khi Morris mô tả tỷ lệ tử vong do tim mạch tăng ở những người lái xe buýt với kích cỡ dây an toàn lớn.  Nghiên cứu theo chiều dọc đầu tiên ở Thụy Điển năm 1984 cho thấy tỷ số vòng eo/vòng mông cao có mối liên quan với đột quỵ. Bằng kỹ thuật thống kê hiện đại phân tích số liệu thu thập được từ một nghiên cứu dọc với cỡ mẫu đại diện gồm 9.206 đối tượng 20-69 tuổi tại các thành phố ở Úc cho thấy, đo lường tỷ số vòng eo/vòng mông tốt hơn so với vòng eo và BMI trong việc xác định nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, bệnh mạch vành trong tương lai và khẳng định tỷ số vòng eo/vòng mông là yếu tố chính của nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, bệnh mạch vành liên quan đến tình trạng béo phì.
  17. 17 Thống nhất với nhận định trên, trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nguy cơ mắc RLCHLPM sẽ tăng 6,4 lần khi bị béo bụng. 4.1.2. Sự kết hợp giữa một số thói quen sinh hoạt và tình trạng RLCHLPM. 4.1.2.1. Thói quen luyện tập thể thao và tình trạng RLCHLPM: Không giống với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Dung và Nguyễn Lương Hạnh, nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy sự kết hợp giữa thói quen luyện tập thể thao thường xuyên với tình trạng RLCHLPM. Sự khác biệt này có thể do trong khuôn khổ nghiên cứu của chúng tôi chỉ khai thác chủ yếu vào tính thường xuyên hay tần suất luyện tập, trong nghiên cứu của Nguyễn Lương Hạnh và Phạm Thị Dung lại tập trung nhiều đến cường độ luyện tập. Mà hiệu quả đối với bệnh tim mạch của một chương trình luyện tập được quy định bởi một loạt các yếu tố như: loại bài tập, cường độ và khối lượng vận động, tần số buổi tập và phương pháp luyện tập. Yếu tố nào là quan trọng nhất?. Các nghiên cứu trả lời câu hỏi này vẫn chưa thống nhất:  Ferguson và cộng sự cho thấy năng lượng tiêu hao sau mỗi bài tập có mối liên quan với tình trạng lipid máu.  Trong phân tích có hệ thống 31 nghiên cứu thử nghiệm nhằm xác định hiệu quả của tập luyện cho thấy cường độ tập của các chương trình tập luyện khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau lên các chỉ tiêu lipid máu, việc tập luyện thường xuyên không mang lại hiệu quả cao hơn so với thời gian tập luyện 3 lần/tuần.  Trong một nghiên cứu khác, tác giả đưa ra kết luận thời gian của mỗi lần tập là yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng chương trình luyện tập. Bên cạnh thời gian của mỗi lần tập, tần xuất tập thì quãng thời gian tập hay việc duy trì tập luyện hết sức quan trọng. Mặt khác, một số cơ chế liên quan giữa tập luyện và tình trạng cholesterol huyết thanh đó là tập luyện làm tăng kích thước của các hạt lipoprotein. Do vậy, rất có thể thói quen thường xuyên luyện tập thể thao trong nghiên cứu này đã mang lại hiệu quả đối với tình trạng lipid huyết thanh thông qua việc làm tăng kích thước các hạt lipoprotein, điều mà chúng tôi chưa đo lường được. 4.1.2.2. Thói quen uống rượu bia và tình trạng RLCHLPM: Trong nghiên cứu này, chưa tìm thấy sự kết hợp giữa việc tiêu thụ rượu và tình trạng RLCHLPM:  Khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của Nguyễn Lương Hạnh và Phạm Thị Dung cho thấy mối liên quan có ý nghĩa theo
  18. 18 chiều hướng bất lợi cho sức khỏe giữa lạm dụng rượu bia và tình trạng RLCHLPM cũng như hội chứng chuyển hóa.  Nghiên cứu cắt ngang ở Đài Loan trên 2.358 nam giới, sử dụng bộ câu hỏi tự điền để thu thập thông tin về chế độ ăn và thói quen sống. Người hiện đang uống rượu (một lần/tuần trong 6 tháng liên tiếp) có nguy cơ cao mắc béo bụng và TG cao. Nguy cơ mắc HCCH, TG cao phụ thuộc vào lượng rượu tiêu thụ. Bên cạnh mối liên quan giữa tiêu thụ rượu và tình trạng RLLPM theo chiều hướng bất lợi cho sức khỏe, nghiên cứu của chúng tôi cũng không tìm thấy tác động có lợi của rượu đối với nguy cơ bệnh tim mạch như trong nghiên cứu của Hendriks HF cho thấy tiêu thụ rượu ở mức 30g/ngày làm tăng nồng độ HDL-C và apoA-I, cùng với việc làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch ước tính vào khoảng 24,7% theo kết quả nghiên cứu sau này của De Oliveira ESER. Những lý do dẫn đến sự không thống nhất giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả của nghiên cứu trên có thể là:  Số liệu thu thập được chưa phản ánh một cách đầy đủ lượng rượu thực tế đối tượng tiêu thụ.  Ảnh hưởng bởi sai số nhớ lại có lẽ chỉ chiếm phần nhỏ trong nghiên cứu của chúng tôi do đã được khắc phục bằng cách hỏi ghi trực tiếp, bởi những điều tra viên có kinh nghiệm được tập huấn kỹ càng.  Ảnh hưởng lớn nhất rất có thể bởi chính bản thân đối tượng, tính chân thực của họ khi trả lời các thông tin liên quan đến lượng rượu tiêu thụ, người uống nhiều rượu có thể không thích nói thật việc tiêu thụ rượu của họ, thường theo xu hướng ít hơn so với thực tế.  Đơn vị đo lường, phương pháp đánh giá tiêu thụ rượu cũng khác nhau giữa các nghiên cứu. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc so sánh cũng như đánh giá các kết quả nghiên cứu với nhau.  Một số nhận định sau khi phân tích meta, chất lượng của phân tích phụ thuộc vào số liệu gốc được công bố rất có thể thừa hưởng sai số và nhiễu tiềm tàng. Hơn nữa, một vài nghiên cứu từ rất sớm, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chưa sẵn có, một số nghiên cứu chỉ dựa vào thông tin được ghi lại trong hồ sơ tử vong, điều này ảnh hưởng đến mối liên quan quan sát được. 4.1.2.3. Thói quen hút thuốc lá và tình trạng RLCHLPM: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự kết hợp giữa thói quen hút thuốc lá và tình trạng RLCHLPM, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Jacobson BH., nghiên cứu của O.A.Adedeji.
  19. 19 Mối liên hệ giữa thói quen hút thuốc lá và tình trạng RLCHLPM được thể hiện thông qua số điếu thuốc hút, trong nghiên cứu này, nguy cơ bị RLCHLPM sẽ tăng lên gấp 3,1 lần ở những người hàng ngày hút từ 20 điếu trở lên so với người không hút thuốc lá tương tự kết quả nghiên cứu của Nagoya J., nghiên cứu tại Ấn Độ. Nghiên cứu của chúng tôi, cũng như các nghiên cứu nêu trên chỉ mới đề cập đến số lượng điếu thuốc tiêu thụ còn loại thuốc hay lượng độc chất được cho là nguyên nhân gây nên sự biến đổi các chỉ tiêu lipid máu mà đối tượng tiêu thụ đều chưa được quan tâm nghiên cứu, rất có thể điều này là một trong các lý do mang đến sự không thống nhất giữa các kết quả nghiên cứu. 4.1.3. Sự kết hợp giữa khẩu phần ăn và tình trạng RLCHLPM: "Chế độ ăn ít chất béo" là câu thần chú cho chế độ ăn lành mạnh trong nhiều thập kỷ. Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả cho thấy phần trăm năng lượng từ lipid khẩu phần ở mức 20% tổng năng lượng ăn vào và hàm lượng cholesterol khẩu phần, không làm thay đổi nguy cơ mắc RLCHLPM, khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lương Hạnh và Phạm Thị Dung nhưng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu thực hiện tại Đại học Harvard cho thấy tổng lượng chất béo trong chế độ ăn uống không thực sự liên quan với trọng lượng cơ thể hay bệnh tật. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ kết luận nên thay việc giảm acid béo bão hòa và acid béo thể trans hơn giảm tổng chất béo khẩu phần. Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả cho thấy khi năng lượng từ acid béo no khẩu phần chiếm từ 7% trở lên sẽ làm tăng nguy cơ RLCHLPM lên gấp 2,7 lần và hàm lượng cholesterol khẩu phần ở mức 200mg không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lipid máu. Báo cáo sức khỏe Canada 2000 cho rằng cholesterol khẩu phần không phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến LDL-C và các mức lipoprotein khác. Nghiên cứu của Johnson cho thấy, thực đơn 600mg/ngày làm tăng LDL-C và apolipoprotein B có ý nghĩa so với thực đơn 200mg. Vậy câu hỏi đặt ra, có thực sự cholesterol khẩu phần không ảnh hưởng đến mức lipid huyết thanh hay ở mức 200mg chưa đủ để xác định sự kết hợp?. Các nước Châu Âu, Úc, Canada, New Zealand, Hàn Quốc và Ấn Độ không đưa ra giới hạn cao đối với cholesterol khẩu phần trong lời khuyên dinh dưỡng của họ. Hơn thế nữa còn có những số liệu dịch tễ học cho thấy không có mối liên quan giữa cholesterol khẩu phần và nguy cơ bệnh tim mạch. Mặc dù nhiều nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng sự thay đổi cholesterol khẩu phần có thể làm tăng LDL-C huyết tương ở những người nhạy cảm với cholesterol khẩu phần (khoảng ¼ dân số). Những bằng chứng từ các nghiên cứu dịch tễ học và từ những can thiệp lâm sàng sử dụng những mức cholesterol khác nhau ủng hộ cho các khuyến cáo về việc giới hạn cholesterol khẩu phần nên được xem xét
  20. 20 lại. Nhiều số liệu cho thấy ảnh hưởng của khẩu phần ăn cholesterol thấp lên mức LDL-C là rất ít so với khẩu phần khác và các thói quen sống, cần quan tâm cách nào khác để xem thực phẩm có lợi cho sức khỏe có thể được phối hợp trong khẩu phần để đáp ứng khuyến nghị cholesterol khẩu phần hiện nay. Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy sự kết hợp giữa việc tiêu thụ acid béo chưa no có một nối đôi và acid béo chưa no nhiều nối đôi với các chỉ tiêu lipid máu. Hành vi ăn uống của con người vốn dĩ vừa đa dạng vừa khó đo lường một cách chính xác, mà nguồn cung cấp acid béo chưa no chủ yếu là từ dầu thực vật, đây là một trong số những thực phẩm tiêu thụ, bằng kỹ thuật hỏi ghi 24 giờ qua, việc thu thập con số đo lường chính xác gặp nhiều khó khăn nhất, do thực phẩm này được sử dụng phần lớn trong khâu chế biến, số lượng dầu sử dụng thường bị che lấp ở những thức ăn thành phẩm, có thể chính điều này đã ảnh hưởng đến việc đo lường mối liên quan giữa MUFA và PUFA với tình trạng RLCHLPM trong nghiên cứu. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của chất xơ trong chế độ ăn với nguy cơ của bệnh tim mạch và mối liên quan giữa chất xơ với chuyển hóa lipid, chuyển hóa glucose và các giá trị sinh học khác. Phân tích 67 nghiên cứu thử nghiệm cho thấy, tiêu thụ 2-10g/ngày chất xơ hòa tan làm giảm nhẹ nhưng có ý nghĩa thống kê cholesterol máu. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tiêu thụ dưới 20g chất xơ/ngày, nguy cơ dẫn đến RLCHLPM sẽ tăng lên 2,1 lần. 4.2. Hiệu quả của sử dụng viên tỏi - folate đối với tình trạng RLCHLPM. 4.2.1. Sự chấp nhận can thiệp: Tỏi là một phần trong khẩu phần ăn của chúng ta trong nhiều thế kỷ qua, như một thực phẩm được sử dụng nói chung, tỏi nằm trong danh sách thực phẩm được công nhận rộng rãi là an toàn (GRAS) do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) phê duyệt. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các đối tượng tham gia nghiên cứu này, viên tỏi sử dụng trong liệu pháp can thiệp được kiểm nghiệm, phân tích đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn và cung cấp cho đối tượng sau khi có chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong nghiên cứu của chúng tôi khi đánh giá khả năng chấp nhận can thiệp của các đối tượng tham gia thông qua việc theo dõi tác dụng phụ của việc sử dụng viên tỏi:  Không có trường hợp nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác dụng phụ của tỏi, hơi thở và cơ thể có mùi tỏi là thường gặp và chiếm đa số (23 đối tượng) chiếm 41,8%, thấp hơn so với tỷ lệ 57% ở nhóm sử dụng tỏi tươi trong nghiên cứu của Christopher D.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1