Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU<br />
TỔNG HỢP 7 BÀI CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN<br />
DIỆU<br />
BÀI MẪU SỐ 1:<br />
Xuân Diệu là ông hoàng của tình yêu, dù đó là tình yêu gì đi chăng nữa thì nó vẫn ngọt<br />
ngào đầy xúc cảm. Ông còn được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Những<br />
sáng tác ,những bài thơ của ông đem đến cho người đọc một sự yêu đời, niềm vui về cuộc sống<br />
và một niềm khao khát cuộc sống đến mãnh liệt cùng với đó là một hồn thơ mới lạ,mang đến cho<br />
độc giả cái nhìn mới mẻ. Trong số đó, tiêu biểu có bài thơ Vội vàng là một trong những bài thơ<br />
hay thê hiện tư tưởng đáng quý đó của tác giả, và 13 câu đầu đã để lại những ấn tượng khó quên<br />
cho người đọc. Những tư tưởng triết lí cũng thế mà được gửi gắm chân thành tự nhiên.<br />
Để mang niềm yêu cuộc sống đến trào dâng, nhà thơ luôn có cảm xúc vội vàng trước cuộc<br />
sống ngắn ngủi. Mọi thứ trên đời mang vị ngọt tới nhưng chỉ một lần rồi thôi,ta đâu có đủ thời<br />
gian cho những quả ngọt đó được nếm một lần nữa. Không vội vàng, không chạy tới để ôm trọn<br />
những gì đang có thì làm sao mà cảm nhận hết vẻ đẹp của đời. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong<br />
bài thơ khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy<br />
cảm xúc. Đại từ mà tác giả Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên là tôi, chứ không phải “ta” hay chúng ta<br />
và cùng với đó là động từ “ muốn”- “ tôi muốn. Nhà thơ đang thể hiện cái tôi công khai, ngang<br />
nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, rất<br />
ít dám thể hiện cái Tôi của bản thân mình. Đây cũng chinh là một điểm mới của nhà thơ trong<br />
nền văn thơ hiện lúc bấy giờ.qua đó thể hiện khát khao mãnh liệt về cuộc sống .<br />
khi đọc những câu thơ của bài thơ Vội vàng ta bất giác nghĩ tới tuổi trẻ,niềm ham sống<br />
nhiệt thành của tuổi trẻ không bao giờ được đốt cháy như bây giờ. Vội vàng là bài thơ tiêu biểu<br />
cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu,khá đậm nét cho hồn thơ yêu đời, ham sống,<br />
“thiết tha, rạo rực, băn khoăn”. Qua vội vàng chúng ta cũng thấy được một cái tôi mạnh mẽ ,<br />
cuống nhiệt ưu ái cho xuân thì , và cũng là quan niệm sống mới mẻ và táo bạo. Vội vàng để màu<br />
đừng nhạt mất, để hương đừng bay đi, bởi tháng giêng ngon như một cặp môi gần và vội vàng vì<br />
thời gian không chờ đợi một ai “ xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua” và “ xuân còn non<br />
nghĩa là xuân sẽ già”. Một lối sống tích cực được tác giả gửi gắm qua bài thơ.với nhịp thơ nhịp<br />
nhàng nhưng nối tiếp nhau, đã tạo đà cho bài thơ thêm khởi sắc và đẹp đẽ.Xuân đấy, thức quý mà<br />
đất trời ban cho đấy, đâu còn nhiều thời gian mà con người ta có thể hưởng hết. Vậy nên nếu<br />
không mau chóng ôm trọn nó thì quả thật là đáng tiếc. Tôi muốn ôm tất cả vào lòng nhưng có<br />
phải muốn là được bởi vì<br />
“ lòng tôi rộng mà lượng trời cứ chật<br />
Không cho dài ngày tháng của nhân gian”<br />
Đấy, những khát khao cháy bỏng ấy , với phép đối rất chỉnh càng tạo ra khí thế dồn dập<br />
hối thúc moi người hãy nhanh nữa lên nếu không còn đâu thức trời đẹp mà chiêm ngưỡng mà<br />
hưởng thụ. Lòng thiết tha yêu cuộc sống đã đưa tác giả đi đến một quyết Ham sống, khát sống,<br />
Xuân Diệu càng băn khoăn hơn trước cuộc đời, thời gian. Xuân Diệu đã nhận ra quy luật tuyến<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 1<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
tính của thời gian, chống lại quy luật tuần hoàn của các cụ ngày xưa. Mỗi phút giây trôi qua đi sẽ<br />
không bao giờ trở lại, tuổi trẻ cũng chỉ đến một lần. Nhà thơ mở lòng ra để yêu đời, yêu cuộc<br />
sống nhưng không được đời bù đắp, vì thế mà ông băn khoăn buồn chán cho thân phận của mình.<br />
Cảnh vật thiên nhiên giờ đây cũng mang đầy tâm trạng buồn bã, băn khoăn, lo sợ..Chính vì thế<br />
cho nên:<br />
Ta muốn ôm<br />
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn<br />
Ta muốn biết mây đưa và gió lượn<br />
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu<br />
Ta muốn thâu một cái hôn nhiều<br />
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người.<br />
Được nhắc tới trong khổ thơ là hình ảnh thơ tươi mới, sức sống. Và có lẽ tình yêu cuộc<br />
sống của nhà thơ tăng dần theo từng từ muốn ôm đến riết là đã ghì chặt hơn. Những đọng từ<br />
mạnh được khai thác một cách triệt để. Và đã say – sự ngây ngất đến bất tỉnh vẫn chưa thỏa lòng<br />
– còn muốn thâu nghĩa là muốn thu hết tất cả để có sự hòa nhập một. Cường độ của sự mong<br />
muốn khát khao dần tăng lên và câu thơ cuối chính là một sự cuồng nhiệt nhất.<br />
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi.<br />
Không phải xuân xanh, không phải xuân chín, mà là xuân hồng. Màu hồng gợi cho ta màu<br />
của sự chín vừa đủ và non vừa tới.màu hồng màu của muôn hoa cỏ sắc trời màu của hạnh phúc<br />
và tình yêu lứa đôi.Hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu của đoạn thơ đã bộc lộ rõ lòng yêu đời cuồng<br />
nhiệt khiến nhà thơ phải hối hả, vội vàng đến với cuộc sống. Động từ cắn cũng trở nên táo bạo<br />
hơn bao giờ hết, không chỉ là chạm là nhìn mà phải “cắn” để cảm nhận được sự non tơ ngon lành<br />
mà cuộc sống ban tặng.<br />
Bài thơ Vội vàng mang đến quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đó chưa từng có<br />
.Ở Vội vàng, tác giả chỉ đề cập đến lối sống thiên về hưởng thụ chạy theo thời gian. Ông kêu gọi<br />
mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng, hãy tranh thủ thời<br />
gian, tuổi trẻ để sống đủ đầy nhất. Nhưng ông đã quên đi nghĩa vụ kêu mọi người phải<br />
cống hiến cho cuộc đời. Dẫu sao đây vẫn là một quan niệm tích cực, hối thúc mọi người không<br />
nê phí hoài tuổi trẻ và sự non tơ của cuộc sống ban tặng.<br />
Những ý nghĩa mà bài thơ mang lại còn vượt ra ngoài ý nghĩa gốc của nó. Không chỉ là<br />
sống một cuộc sống hối hả, sống không phí hoài tuổi trẻ mà còn là đừng bao giờ để tuổi trẻ trôi<br />
qua một cách phí phạm. Vì tuổi trẻ không bao giờ quay trở lại lần nữa để ta có thể hiểu ra giá trị<br />
của nó.<br />
<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 2<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 2:<br />
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.<br />
Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Bài thơ Vội vàng<br />
được rút ra từ tập Thơ thơ (1938) là sáng tác tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước Cách mạng<br />
tháng Tám. Thơ Xuân Diệu luôn chứa đựng một niềm khát khao giao cảm với đời.<br />
Vội vàng thể hiện giá trị nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu: cảm thức về thời gian chảy<br />
trôi của đời người. Nhà thơ kêu gọi mọi người hãy biết tận hưởng cuộc sống, phải sống “vội<br />
vàng”, cuống quýt để chạy đua với thời gian bằng tốc độ sống.<br />
Đoạn thơ trên là phần mở đầu trong bài thơ Vội vàng, thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế<br />
thiết tha của nhà thơ.<br />
2. Cái “tôi” tha thiết với cuộc đời trần thế<br />
Đại từ nhân xưng tôi bắt đầu bài thơ biểu hiện một tư thế đĩnh đạc của cá nhân giữa đất<br />
trời. Đây cũng chính là đặc điểm khác biệt của nhà thơ mới so với thơ ca trung đại. Cái “tôi” xuất<br />
hiện và đòi được tự khẳng định mình, đồng thời nó cũng mang đến những cảm xúc mới mẻ chưa<br />
từng có trong thơ ca trước đó. Động từ muốn đi sau đại từ tôi diễn tả ước vọng mãnh liệt muốn<br />
đoạt quyền năng của thiên nhiên để níu giữ những thời khắc đẹp nhất của đời người.<br />
Các động từ mạnh như tắt, buộc cho thấy xúc cảm mạnh mẽ đang dâng trào trong lòng nhà<br />
thơ: muốn tắt nắng, buộc gió vì nắng, gió sẽ làm phai tàn thanh sắc. Hương thơm, ánh sáng và<br />
màu sắc là những vật thể vô hình của tạo vật nhưng thông qua các giác quan, con người có thể<br />
cảm nhận được. Phải chăng tình yêu cuộc sống thiết tha, say đắm vô vàn đã thôi thúc nhà thơ bày<br />
tỏ ước muốn “ngông” đó? Người nghệ sĩ muốn giành quyền tạo hóa để lưu giữ mãi cái đẹp, để<br />
cái đẹp còn sống mãi muôn đời.<br />
3. Cái “tôi” hân hoan trước khu vườn mùa xuân tràn đầy hương hoa, sắc màu, âm<br />
thanh và ánh sáng.<br />
Các đại từ này đây xuất hiện đầu khổ thơ thứ hai là lời mời gọi hấp dẫn đưa du khách<br />
bước vào khu vườn trần thế của người “chủ nhân” quyền uy. Động từ sở hữu “của” điệp đi điệp<br />
lại, luyến láy như gọi mời thi nhân. Sai. phút ngỡ ngàng của cảm xúc là khoảnh khắc sáng bừng<br />
của nhãn quan. Con mắt nhà thơ tham lam ngắm nhìn và cảm nhận từng mùi hương, sắc nắng.<br />
Mỗi câu thơ như một tiếng hoan ca diễn tả sự sinh sôi đang trỗi dậy trong từng thớ cây, ngọn cỏ.<br />
Mọi vật đang ở độ căng tràn nhựa sống: đó là mật ngọt; của mùa xuân đang giục giã ong bướm<br />
bay đi hút nhụy, đó là hoa của đồng nộ xanh tốt, mỡ màng, là lá của cành tơ mơn mởn phơ phất<br />
tinh khôi, đó là khúc nhạc si mê, quyến rũ, là ánh nắng ban mai tinh khiết.<br />
Bức tranh mùa xuân hiện ra bằng vẻ đẹp của tháng giêng. Có lẽ đây 11 câu thơ hay nhất<br />
của bài thơ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Vẻ đẹp của thiên nhiên được so sánh với<br />
con người. Đó là một đặc trưng của nhà thơ lấy vẻ đẹp của con người làm thước đo cho thiên<br />
nhiên. Hình ảnh so sánh táo bạo này chưa từng xuất hiện ở một nhà thơ nào trước Xuân Diệu.<br />
Tháng giêng tinh khiết với mật ngọt đắm say, với cành tơ mơn mởn, với khúc nhạc tình tứ, với<br />
bình minh diễm lệ đã hóa thành “cặp mới gần” của người thiếu nữ.<br />
Ý nghĩa nhân sinh mới lạ thông qua việc sử dụng các biểu tượng:<br />
Hình ảnh biểu tượng: mùa xuân – tuổi trẻ. Dùng các hình ảnh biếu tượng thủ pháp nghệ<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 3<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
thuật quan trọng của văn học lãng mạn để biểu đạt những ý nghĩa vô tận trong cảm nhận của thi<br />
nhãn. Mùa xuân là biểu tượng của hạnh phúc, tình yêu và tuổi trẻ. Nhựa sống muôn loài của mùa<br />
xuân gợi liên tưởng sức sống mãnh liệt trong cơ thể con người, vì vậy mùa xuân luôn gắn liền với<br />
tuổi trẻ. Thiên nhiên đẹp nhất khi vào xuân, đời người dẹp nhất là tuổi trẻ. Chỉ có mùa xuân, tuổi<br />
trẻ mới đón nhận được đầy đủ vẻ đẹp ấy.<br />
Tình yêu là biểu tượng cho hạnh phúc thế gian. Con đường không phải tìm kiếm hạnh<br />
phúc ở cõi Niết bàn của Phật hay nơi thiên đường của Chúa mà hạnh phúc khởi phát từ trong<br />
lòng người và tồn tại trên mặt đất. Quan niệm nhân sinh thể hiện tư tưởng tiến bộ tiêu biểu trong<br />
nhận thức của thế hệ các nhà thơ mới: “Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”<br />
(Hoài Thanh).<br />
4. Tổng kết<br />
Con người khi nhận ra được vẻ đẹp có thực nơi trần gian thì phải biết nắm giữ, hưởng thụ<br />
cuộc đời vì từng giây, từng phút đi qua, con người không lấy lại được. Chính trong lúc say mê<br />
với khu vườn tình yêu, nhà thơ bàng hoàng nhận ra cái đẹp mong manh, cuộc đời ngắn ngủi nên<br />
phải sống gấp gáp, phải vội vàng chạy đua cùng thời gian. Nhận xét về hồn thơ Xuân Diệu, nhà<br />
phê bình Hoài Thanh cho rằng: “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng,<br />
sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình”. Người nghệ sĩ đứng trước cuộc<br />
đời chỉ muốn níu giữ thời tươi của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu sẽ còn ở lại mãi mãi với con<br />
người, mặt khác nhà thơ là người thấu hiểu quy luật của tự nhiên không khỏi đượm chút nuối<br />
tiếc, u buồn.<br />
Nhà thơ, bằng giác quan nhạy bén, các biện pháp láy, trùng điệp nhịp nhàng, linh hoạt, đã<br />
phát hiện ra vẻ đẹp của cuộc sống trần thế và phô bày nó như một bữa tiệc trần gian. Thời gian<br />
của đất trời không bao giờ ngừng trôi nhưng tuổi trẻ của con người không bao giờ trở lại. Vậy<br />
nên con người phải sống với hiện tại, phải “Sống trào sinh lực bốc men say”, phải “Sống toàn<br />
tâm, toàn ý, sống toàn hồn”. Đó cũng là triết lí sống, chất lượng sống của một nhà thơ luôn thiết<br />
tha giao cảm với đời.<br />
<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 4<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 3:<br />
"Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thư rộng lớn như Thế Lữ. mơ<br />
màng như Lưu Trọng Lư, hùng trúng như Huy Thông, trong sáng như Nquyền Nhược Pháp, ảo<br />
não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên.... và thiết tha, rạo rực,<br />
băn khoăn như Xuân Diệu” (Thi nhân Việt Nam).<br />
Khi đọc những câu văn này ta sẽ không hiểu tại sao Xuân Diệu lại được ưu ái như vậy.<br />
Giờ thì đã rõ! Đơn giản chỉ vì ông là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới nhất trong các nhà<br />
thơ mới’’. Xuân Diệu đã thể hiện đầy đủ nhất ý thức cá nhân của cái tôi mới và cũng mang đậm<br />
bản sắc riêng. Trong số những bài thơ của ông, chúng ta không thể không nhắc đến Vội Vàng.<br />
Bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu, in dấu khá đậm cho hồn thơ<br />
yêu đời, ham sống, “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”. Và quan trọng hơn thế nữa, qua Vội vàng<br />
chúng ta nhận ra một quan niệm sống rất mới mẻ - bức thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho<br />
người đọc.<br />
Vội vàng? Cái tên đã rất Xuân Diệu! Đây là một triết lí sống và cũng là tâm thế sống của<br />
nhà thơ: sống nhanh chóng, khẩn trương, mở rộng lòng mình đế ôm ghì, thâu tóm tất cả. Đã hơn<br />
một lần ta bắt gặp Xuân Diệu hối hả, cuống quýt, giục giã:<br />
Mau với chứ, vội vàng lên chứ<br />
Em, em ơi, tình non sắp già rồi!<br />
Thời gian, mùa xuân, tình yêu tuổi trẻ luôn thường trực, trở đi trở lại trong nhiều trang thơ<br />
của Xuân Diệu. Ở Vội vàng ông đã nhận ra một thiên đường ngay trên mặt đất, nhà thơ yêu cuộc<br />
sống trần thế xung quanh và tìm thấy trong cuộc sống đó biết bao điều hấp dẫn, đáng sống và biết<br />
tận hưởng những gì mà cuộc sống ban tặng. Đây là một quan niệm sống rất người, mang ý nghĩa<br />
tích cực và có giá trị nhân văn sâu sắc. Nhà thơ muốn nhắn nhủ đến người đọc hãy sống hết mình<br />
khi đang còn trẻ tuổi, đừng để thời gian trôi đi phí hoài. Hãy sống gấp gáp để tận hưởng cuộc<br />
sống tươi đẹp. Hãy luôn giữ cho mình mùa xuân tình yêu của tuổi trẻ.<br />
Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt<br />
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.<br />
Bức thông điệp mà Xuân Diệu gửi đến cho người đọc được triển khai qua từng phần của<br />
bài thơ, theo mạch cảm xúc trong tâm hồn thi sĩ. Ngay từ đầu chúng ta đã bắt gặp một thái độ<br />
sống rất ngông, rất lạ:<br />
Tôi muốn tắt nắng đi<br />
Cho màu đừng nhạt mất<br />
Tôi muốn buộc gió lại<br />
Cho hương đừng bay đi.<br />
Ý tưởng tắt nắng, buộc gió quả thật táo bạo, độc đáo mà chỉ Xuân Diệu mới nghĩ ra, xuất<br />
phát từ lòng yêu cuộc sống, thèm sống. Xuân Diệu muốn tắt, buộc nắng và gió cũng là để giữ lại<br />
cái đẹp, cái tươi thắm của sự vật, của màu, của hương. Xuân Diệu muốn thời gian là tĩnh tại mặc<br />
dù ông không nhìn đời với con mắt tĩnh. Cái vô lí đó chính là sự khao khát đến vô biên và tột<br />
cùng. Nhà thơ muốn níu giữ thời gian, cuộc sống ấy cho riêng mình.<br />
Mọi chuyện đều có nguyên do của nó! Xuân Diệu thiết tha với cuộc sống như thế bởi ông<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 5<br />
<br />